ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
SUY TIM
Ths. Phan Tấn Quang
ĐẠI CƯƠNG
Suy tim là nguyên nhân gây tử vong thường gặp
ở bệnh viện.
Quan niệm suy tim được nghiên cứu từ Harvey
(1628) phát hiện hệ tuần hoàn.
Đến thế kỷ 18, nhiều tác giả đã tìm được quan
hệ đồng nhất giữa tim và các phủ tạng khác như
phổi, gan (Albertini Wells, Portal Corvisart).
Hoffmann đã chứng minh tim là nguyên nhân
gây nên phù hai chi dưới.
ĐẠI CƯƠNG
Thế kỷ 20, Lanbry và Largeua, Merklen Lien đã
mô tả riêng biệt suy tim phải và suy tim trái.
Starling trên thực nghiệm đã tìm ra các quy luật
của cơ tim và từ 1942 Command đã xác nhận
nhờ thăm dò các buồng tim.
Mặc dù có rất nhiều tiến bộ về điều trị trong
lĩnh vực nội ngoại khoa, số người suy tim vẫn
tăng lên hàng năm và tiên lượng bệnh vẫn còn
rất xấu nhất là ở trẻ em.
ĐẠI CƯƠNG
Tại các nước phương Tây, ba nguyên nhân
thường gặp nhất của suy tim là bệnh động mạch
vành (ĐMV), bệnh tăng huyết áp (THA) và
bệnh cơ tim giãn.
Tại Việt Nam, bệnh van tim hậu thấp còn nhiều;
bệnh tim bẩm sinh không được phẫu thuật sớm
cũng là một nguyên nhân suy tim ở trẻ em Việt
Nam. Tuy nhiên suy tim do THA và bệnh ĐMV
ngày càng tăng, chiếm đa số suy tim ở người
lớn.
TẦN SUẤT BỆNH
TẦN SUẤT BỆNH SUY TIM (PHẦN 1000 DÂN SỐ)
Tuổi (năm)
Nam
Nữ
50-59
8
8
80-89
66
79
Mọi tuổi
7.4
7.7
Framingham Heart Study: Ho et al. 1993 J Am Coll Cardiol;22:6-13
ĐỊNH NGHĨA SUY TIM
Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó
cung lượng tim không đủ đáp ứng với nhu
cầu của cơ thể về mặt oxy trong mọi tình
huống sinh hoạt của bệnh nhân
PHÂN LOẠI SUY TIM
Hình thái định khu: Suy tim phải, trái, toàn bộ
Tình trạng tiến triển: Suy tim cấp, mạn tính
Lưu lượng tim: Suy tim giảm, tăng lưu lượng
Do tăng tiền gánh hoặc hậu gánh
Suy tim tâm thu và suy tim tâm trương
Lâm sàng thường dùng: Suy tim phải, trái, toàn bộ
NGUYÊN NHÂN SUY TIM TRÁI
Tăng huyết áp động mạch
Hở, hẹp van động mạch chủ đơn thuần hay
phối hợp
Nhồi máu cơ tim
Viêm cơ tim do nhiễm độc, nhiễm trùng.
Các bệnh cơ tim.
NGUYÊN NHÂN SUY TIM TRÁI(tt)
Nhịp nhanh kịch phát trên thất, cuồng nhĩ,
rung nhĩ nhanh, nhịp nhanh kịch phát thất.
Blốc nhĩ thất hoàn toàn.
Hẹp eo động mạch chủ.
Tim bẩm sinh: còn ống động mạch, thông liên
thất.
NGUYÊN NHÂN SUY TIM PHẢI
Hẹp van 2 lá là nguyên nhân thường gặp nhất.
Bệnh tâm phế mạn như: Hen phế quản, viêm
phế quản mạn, lao xơ phổi, giãn phế quản, nhồi
máu phổi (gây tâm phế cấp). Gù vẹo cột sống, dị
dạng lồng ngực.
Bệnh tim bẩm sinh như hẹp động mạch phổi,
tứ chứng Fallot, thông liên nhĩ, thông liên thất
giai đoạn muộn.
NGUYÊN NHÂN SUY TIM PHẢI(tt)
Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng tổn thương van
3 lá.
Một số nguyên nhân ít gặp như u nhầy nhĩ trái.
Tràn dịch màng ngoài tim và viêm màng ngoài
tim co thắt, triệu chứng lâm sàng giống suy tim
phải nhưng thực chất là suy tâm trương.
NGUYÊN NHÂN SUY TIM TOÀN BỘ
Suy tim trái và suy tim phải ở giai đoạn
cuối
Ngoài 2 nguyên nhân trên dẫn đến suy
tim toàn bộ còn gặp các nguyên nhân sau:
bệnh cơ tim giãn, cường giáp trạng, thiếu
Vitamine B1, thiếu máu nặng.
ĐẶC ĐIỂM SINH BỆNH HỌC
SỨC CO BÓP CƠ TIM
TIỀN GÁNH
CUNG
LƯỢNG
TIM
TẦN SỐ TIM
HẬU GÁNH
ĐẶC ĐIỂM SINH BỆNH HỌC
CUNG
LƯỢNG
TIM
= V NHÁT BÓP
X TẦN SỐ TIM
TIỀN GÁNH
HẬU GÁNH
SỨC CO BÓP CƠ TIM
ĐẶC ĐIỂM SINH BỆNH HỌC
1. TIỀN GÁNH
Là độ kéo dài của các sợi cơ tim sau tâm trương,
được thể hiện bằng thể tích và áp lực máu trong
tâm thất cuối tâm trương.
Tiền tải phụ thuộc vào: khối lượng máu lưu thông
toàn cơ thể, sức co bóp của tâm nhĩ, trương lực
hệ tĩnh mạch, áp lực trong lồng ngực, áp lực
trong khoang màng tim, sự vận động của cơ bắp
đẩy máu về tim, độ co dãn của tâm thất…
ĐẶC ĐIỂM SINH BỆNH HỌC
2. HẬU GÁNH
Là sức cản mà tim gặp phải trong quá trình co
bóp tống máu, đứng hàng đầu là sức cản ngoại vi,
hậu gánh tăng thì tốc độ các sợi cơ tim giảm; do
đó thể tích tống máu trong thì tâm thu giảm.
ĐẶC ĐIỂM SINH BỆNH HỌC
3. SỨC CO BÓP CƠ TIM
Sức co bóp cơ tim chịu ảnh hưởng của thần
kinh giao cảm trong cơ tim và lượng
catécholamin lưu hành trong máu, Digitalis
và các thuốc tăng cường co bóp nội tại khác,
tình trạng thiếu Oxy tế bào, thuốc ức chế co
bóp cơ tim cũng như sự nguyên vẹn của cơ
tim
ĐẶC ĐIỂM SINH BỆNH HỌC
4. TẦN SỐ TIM
Tần số tim tăng sẽ tăng cung lượng tim, tần
số tim chịu ảnh hưởng của thần kinh giao
cảm trong cơ tim và lượng catécholamin lưu
hành trong máu. Tần số tim quyết định thời
gian tâm trương, một yếu tố quan trọng
trong việc đổ đầy thất. Khi nhịp tim nhanh,
thời gian tâm trương bị rút ngắn nên đổ đầy
thất không đầy đủ.
ĐẶC ĐIỂM SINH BỆNH HỌC
Trong suy tim giai đoạn đầu, cung lượng tim
giảm sẽ có cơ chế bù trừ:
Máu ứ lại tâm thất làm các sợi cơ tim bị kéo
dài ra, tâm thất giãn, sức tống máu mạnh hơn
nhưng đồng thời cũng tăng thể tích cuối tâm
trương (theo qui luật Starling).
Dày thất do tăng đường kính các tế bào, tăng
số lượng ti lạp thể, tăng số đơn vị co cơ mới
đánh dấu bắt đầu sự giảm sút chức năng co bóp
cơ tim.
Biểu đồ đường cong Frank-Starling
ĐẶC ĐIỂM SINH BỆNH HỌC
Trong suy tim có sự tăng hoạt giao cảm và tăng
lượng Catecholamine lưu hành trong máu.
Lượng Noradrenaline trong máu của người suy
tim cao gấp 2 đến 3 lần so với người không suy
tim. Đôi khi Dopamine và cả Adrenaline tăng.
Suy tim càng nặng thì tình trạng tăng hoạt giao
cảm càng nhiều, lượng Catecholamine lưu hành
trong máu càng cao.
Hoạt hoá hệ RAA
SUY TIM
↑ tiền tải
↑ ứ đọng
↓ cung lượng tim
↓ huyết áp
↑
hậu tải
↓ tưới máu thận
↑ giữ muối,
nước
↑Aldosteron
Bộ máy cạnh cầu thận
↑ tiết Renin
↑
Angiotensin I
↑
Angiotensin II
↑ sức cản
ngoại vi
Co mạch mạnh
ĐẶC ĐIỂM SINH BỆNH HỌC
Tăng tiết Arginine – Vasopressine: hormone của tuyến
yên có tính chất gây co mạch và giữ nước. Ở người
bình thường, sự căng của các thụ thể ở tâm nhĩ sẽ ức
chế tiết Arginine –Vasopressine giúp làm giảm co mạch
và giảm giữ nước.
Ngoài ra còn có sự tham gia của Peptic lợi niệu nhĩ,
các Endothelin, các Cytokines…
Khi các cơ chế bù trừ này bị vượt quá, suy tim trở
nên mất bù và các triệu chứng lâm sàng của suy tim
sẽ xuất hiện.
SUY TIM TRÁI
SUY TIM TRÁI
TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG
Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất,
khó thở khi gắng sức, từng cơn, có khi khó
thở đột ngột, khó thở tăng dần.
Ho hay xảy ra vào ban đêm, khi bệnh nhân
gắng sức, ho khan, có khi có đàm lẫn máu.