Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 96 trang )

i
Đạ
ng
ườ
Tr

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


cK

họ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

inh

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH
TẾ VĨ MÔ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM

tế
ih
Đạ

NGUYỄN TRẦN THANH THANH

ọc
ế



Hu

Khóa học 2012 - 2016


i
Đạ
ng
ườ
Tr

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


cK

họ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

inh

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH
TẾ VĨ MÔ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM

tế

Nguyễn Trần Thanh Thanh
Lớp: K46 A Tài chính
Niên khóa: 2012 - 2016

ih
Đạ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Trần Thị Bích Ngọc

ọc
ế

Hu

Huế, tháng 5 năm 2016


i
Đạ
ng
ườ
Tr

LÔØI CAÛM ÔN

Việc được nhà trường và khoa Tài Chính – Ngân Hàng cho phép làm khoá luận lần


này, với tôi, là vinh dự cũng là cơ hội thử sức nghiên cứu trên nền tảng kiến thức và kỹ
năng được học trong suốt bốn năm qua tại trường Đại Học Kinh Tế Huế. Đề tài tốt
nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng tìm tòi cũng như những nỗ lực không ngừng của bản
thân, không thể thiếu sự giúp đỡ tận tình của gia đình, thầy cô, bạn bè…Sau đây, tôi xin
gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người.

họ

Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý Thầy Cô trường Đại
học kinh tế Huế nói chung và các Thầy Cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng nói riêng

cK

đã tâm huyết truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Trần Thị Bích Ngọc.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, tôi vẫn luôn được cô

inh

tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cũng như đưa ra nhiều ý kiến đánh giá chuyên
môn để tôi có thể hoàn thiện khoá luận của mình một cách tốt nhất.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè, đặc biệt là bố mẹ

tế

tôi, những người đã luôn bên cạnh và động viên tinh thần tôi, để tôi có thể hoàn thành
tốt chương trình Đại học cũng như khoá luận tốt nghiệp này

ih

Đạ

Sau những lời cảm ơn chân thành là sự nhìn nhận lại bản thân, mặc dù đã nỗ lực
hết mình để hoàn thành bài nghiên cứu nhưng không thể tránh khỏi sai sót. Vì vậy, rất
mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

ọc

Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

ế

Hu

Nguyễn Trần Thanh Thanh


i
Đạ
ng
ườ
Tr

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu phân tích tác động một chiều của một số nhân tố kinh tế vĩ mô bao gồm:

giá vàng trong nước, giá dầu thô thế giới, chỉ số chứng khoán Dow Jones Industrial

Average (đại diện cho thị trường chứng khoán Mỹ) và chỉ số chứng khoán Shanghai
composite (đại diện cho thị trường chứng khoán Trung Quốc) đến hai chỉ số chứng khoán
VN-index và HNX-index đại diện cho toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam giai
đoạn từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2016. Trong khoảng thời gian được lựa chọn nghiên
cứu này, đặc biệt là trong hai năm trở lại đây, sự biến động mạnh của bốn biến kinh tế

họ

vĩ mô này tác động khá lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Việt Nam, do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của bốn biến vĩ mô này là cần thiết nhằm

cK

đưa ra một số khuyến nghị kịp thời cho Chính phủ cũng như các nhà đầu tư trong giai
đoạn sắp tới.

Kết quả nghiên cứu bằng mô hình ECM cho thấy cả bốn biến vĩ mô này đều có ảnh

inh

hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam với tương tác mạnh yếu khác nhau (trừ ảnh
hưởng của chỉ số chứng khoán DJIA đến HNX-index). Trong dài hạn, giá vàng trong
nước có ảnh hưởng âm đến thị trường chứng khoán Việt Nam, ngược lại, giá dầu thô thế
thị trường chứng khoán Việt Nam.

tế

giới, chỉ số giá chứng khoán DJIA và Shanghai composite lại có ảnh hưởng dương đến

ih

Đạ
ọc
Hu
ế

i


i
Đạ
ng
ườ
Tr

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community)

ADF

Kiểm định Augmented Dickey - Fuller

ACF

Tự tương quan mẫu Autocorrelation Function

BPG

Kiểm định Breusch – Pagan – Godfrey


CP

Cổ phiếu

DJIA

Chỉ số chứng khoán Dow Jones Industrial Average

DMĐT

Danh mục đầu tư
Doanh nghiệp

cK

DN

họ

AEC

Mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model)

NĐT

Nhà đầu tư

NHNN

Ngân hàng nhà nước


NHTM

Ngân hàng thương mại

OPEC

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa

inh

ECM

tế

(Organization of Petroleum Exporting Countries)

ih
Đạ

Tự tương quan riêng phần (Partial Autocorrelation Function)

SSEC

Chỉ số chứng khoán Shanghai composite

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán


TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Partnership Agreement)
Thống kê Jarque – Bera

Hu

Thống kê JB

ọc

PACF

ế

ii


i
Đạ
ng
ườ
Tr

MỤC LỤC


TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..............................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ...........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................vii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1

họ

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2

cK

3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3

inh

5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................................... 3
5.2. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 3
5.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................ 4
6. Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 4

tế


PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 5

ih
Đạ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
NHÂN TỐ VĨ MÔ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ..................................... 5
1.1. Thị trường chứng khoán và chỉ số giá chứng khoán ........................................ 5
1.1.1. Thị trường chứng khoán ............................................................................... 5
1.1.2. Chỉ số giá chứng khoán ................................................................................. 5
1.2.1.1. Chỉ số giá chứng khoán VN-index............................................................ 6

ọc

1.2.1.2. Chỉ số giá chứng khoán HNX-index ......................................................... 6
1.2. Sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến TTCK .......................................... 7
1.2.1. Sự tác động của giá vàng đến TTCK ........................................................... 7

Hu

1.2.2. Sự tác động của giá dầu đến TTCK ............................................................. 8

ế

iii


i
Đạ
ng

ườ
Tr

1.2.3. Sự tác động của các TTCK khác trên thế giới ............................................ 9
1.2.3.1. Dow Jones Industrial Average (DJIA) .................................................... 10
1.2.3.2. Shanghai Stock Exchange Composite (SSEC) ....................................... 11

1.2.4. Sự tác động của một số nhân tố khác đến TTCK ..................................... 11

1.3. Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu ................................................... 13
1.3.1. Cơ sở lý luận về mô hình nghiên cứu ECM .............................................. 13
1.3.2. Cơ sở lý luận về phương pháp nghiên cứu................................................ 14
1.3.2.1. Chuỗi thời gian........................................................................................ 14
1.3.2.2. Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian ............................................... 16

họ

1.3.2.3. Kiểm định đồng liên kết (Cointegration Test) ........................................ 21
1.3.3. Giả thiết mô hình nghiên cứu ..................................................................... 23

cK

1.3.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình .......................................................... 24
1.4. Cơ sở thực tiễn về tác động của các nhân tố vĩ mô đến TTCK ..................... 25
1.4.1. Tổng hợp một số tiền nghiên cứu nước ngoài ........................................... 25

inh

1.4.2. Tổng hợp một số tiền nghiên cứu trong nước ........................................... 26
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ĐẾN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................................................ 28

tế

2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô và diễn biến thị trường chứng khoán
Việt Nam giai đoạn 2009 - 2016 ............................................................................... 28
2.1.1. Giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn tiềm ẩn rủi ro
(tháng 1/2009 – tháng 12/2010)............................................................................. 28

ih
Đạ

2.1.2. Giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa khiến thị trường
chứng khoán gặp nhiều khó khăn (tháng 1/2011 – tháng 11/2012) .................. 30
2.1.3. Giai đoạn tăng trưởng ổn định với nhiều tín hiệu tích cực (tháng
12/2012 – tháng 8/2014) ......................................................................................... 32
2.1.4. Giai đoạn tăng trưởng chững lại và nhiều diễn biến xấu trên TTCK
(tháng 9/2014 – tháng 3/2016)............................................................................... 35

ọc

2.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 37
2.2.1. Dữ liệu nghiên cứu....................................................................................... 37

Hu

2.2.1.1. Mô tả dữ liệu ........................................................................................... 37
2.2.1.2. Phân tích thống kê mô tả ......................................................................... 38

ế


iv


i
Đạ
ng
ườ
Tr

2.2.1.3. Kiểm định tính dừng các chuỗi dữ liệu ................................................... 40

2.2.2. Xây dựng mô hình ECM ............................................................................. 41
2.2.2.1. Lựa chọn độ trễ tối ưu ............................................................................. 41
2.2.2.2. Kiểm định đồng liên kết .......................................................................... 42
2.2.2.3. Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM ............................................................. 44

2.2.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình .......................................................... 47
2.2.3.1. Kiểm định tính dừng của phần dư ........................................................... 47
2.2.3.2. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư................................................ 47
2.2.3.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi của phần dư ................................ 48

họ

2.2.3.4. Kiểm định tự tương quan của phần dư.................................................... 48

cK

CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ MỘT
SỐ CHÍNH SÁCH ........................................................................................................ 50

3.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................... 50
3.1.1. Mô hình thể hiện mối quan hệ trong dài hạn ........................................... 50
3.1.2. Mô hình thể hiện mối quan hệ trong ngắn hạn ........................................ 55

inh

3.2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 57
PHẦN III: KẾT LUẬN ................................................................................................ 59
1. Kết luận chung ...................................................................................................... 59

tế

2. Hạn chế của đề tài ................................................................................................. 60
3. Hướng phát triển của đề tài ................................................................................. 60

ih
Đạ

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 62
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 65

ọc
Hu

ế

v


i

Đạ
ng
ườ
Tr

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Các thành phần của một chuỗi thời gian ...................................................... 16
Hình 2.1: Diễn biến chỉ số DJIA và SSEC giai đoạn 1/2009 – 12/2010 ..................... 29
Hình 2.2: Diễn biến chỉ số VN-index và HNX-index giai đoạn 1/2009 – 12/2010..... 30
Hình 2.3: Biến động giá dầu thô thế giới và giá vàng trong nước giai đoạn 1/2011 11/2012 .......................................................................................................................... 31

họ

Hình 2.4: Diễn biến chỉ số VN-index và HNX-index giai đoạn 1/2011 – 11/2012..... 32

cK

Hình 2.5: Diễn biến giá dầu thô thế giới giai đoạn 12/2012 – 8/2014 .......................... 33
Hình 2.6: Diễn biến chỉ số VN-index và HNX-index giai đoạn 12/2012 – 8/2014..... 34
Hình 2.7: Diễn biến chỉ số DJIA và SSEC giai đoạn 9/2014 – 3/2016 ....................... 36

inh

Hình 2.8: Diễn biến chỉ số VN-index và HNX-index giai đoạn 9/2014 – 3/2016 ....... 37
Hình 3.1: Diễn biến chỉ số VN-index và DJIA từ 1/2009 – 3/2016 ............................ 52

tế

Hình 3.2: Diễn biến chỉ số HNX-index và DJIA giai đoạn 1/2009 – 3/2016 .............. 53

Hình 3.3: Diễn biến chỉ số VN-index và SSEC giai đoạn 1/2009 – 3/2016 ................ 54

ih
Đạ

Hình 3.4: Diễn biến chỉ số HNX-index và SSEC giai đoạn 1/2009 – 3/2016 ............. 54

ọc
Hu

ế

vi


i
Đạ
ng
ườ
Tr

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Mô tả các biến kinh tế vĩ mô ........................................................................ 38
Bảng 2.2: Thống kê mô tả các biến kinh tế vĩ mô dưới dạng Logarit tự nhiên ............ 38
Bảng 2.3: Kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu .................................................. 40
Bảng 2.4: Độ trễ tối ưu của mô hình ............................................................................. 41
Bảng 2.5: Kết quả kiểm định đồng liên kết chuỗi LNVNI, LNGOLD, LNOIL, LNDJIA,

họ


LNSSEC ........................................................................................................................ 42
Bảng 2.6: Kết quả kiểm định đồng liên kết chuỗi LNHNXI, LNGOLD, LNOIL, LNDJIA,

cK

LNSSEC ........................................................................................................................ 43
Bảng 2.7: Kết quả ước lượng mô hình trong dài hạn .................................................... 44

inh

Bảng 2.8: Kiểm định tính dừng phần dư của thành phần dài hạn ................................. 45
Bảng 2.9: Kết quả ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn .......................................... 46
Bảng 2.10: Kết quả kiểm định tính dừng của phần dư.................................................. 47

tế

Bảng 2.11: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ...................................... 47
Bảng 2.12: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi của phần dư ....................... 48

ih
Đạ

Bảng 2.13: Kết quả kiểm định tự tương quan của phần dư .......................................... 48

ọc
Hu

ế


vii


i
Đạ
ng
ườ
Tr

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Thị trường chứng khoán không chỉ là kênh huy động vốn mạnh của các doanh nghiệp

mà còn là cơ hội kiếm lời rất lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đi
kèm với mức sinh lợi cao luôn là những rủi ro tiềm ẩn bởi thị trường chứng khoán không
tự hoạt động riêng lẻ mà luôn chịu tác động của các yếu tố bên ngoài, nhất là trong giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nền kinh tế không chỉ chịu ảnh hưởng bởi

họ

chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành
mà còn chịu ảnh hưởng bởi quy luật cung cầu nhiều loại hàng hoá quan trọng trên thế

cK

giới như vàng hay dầu mỏ. Ngoài ra, quan sát thực tế còn cho thấy, một sự biến động về
kinh tế hay chính trị của những nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc cũng gây ra ảnh
hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, trong khi thị trường chứng khoán chính là

thước đo sức khoẻ của một nền kinh tế.

inh

Việc thay đổi của các biến số kinh tế vĩ mô nói chung khi xảy ra đột ngột sẽ ảnh
hưởng lớn đến tâm lý các nhà đầu tư, làm xáo trộn thị trường chứng khoán. Vì vậy, phân
tích tác động và đo lường ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng

tế

khoán đại diện cho nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng là một
điều cần thiết. Bên cạnh đó, mỗi giai đoạn và điều kiện khác nhau nhân tố tác động và

ih
Đạ

mức độ tác động cũng không giống nhau. Do đó, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích ảnh
hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm
nghiên cứu sức ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam
trong giai đoạn mới từ năm 2009 đến nay, cung cấp cái nhìn chuẩn xác hơn về tình hình
hiện tại và tương lai của thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần đưa ra các giải

ọc

pháp khắc phục khi có sự tác động tiêu cực hay cơ hội phát triển tích cực lên thị trường
chứng khoán khi một hoặc nhiều yếu tố vĩ mô này thay đổi.

Hu

1


ế


i
Đạ
ng
ườ
Tr

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Đề tài vận dụng mô hình ECM để đo lường ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến chỉ

số chứng khoán VN-index và HNX-index đại diện cho TTCK Việt Nam trong ngắn hạn
và dài hạn, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về chính sách cho Chính phủ cũng như các
NĐT.

2.2. Mục tiêu cụ thể

họ

 Hệ thống hoá cơ sở lý luận về ảnh hưởng của một số biến kinh tế vĩ mô đến TTCK
Việt Nam.

cK

 Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô và sự biến động của TTCK Việt Nam giai đoạn
từ tháng 1/2009 đến tháng 3/2016.

 Đánh giá tác động mạnh yếu, theo hướng tích cực hay tiêu cực của mỗi nhân tố

inh

vĩ mô đến chỉ số chứng khoán VN-index và HNX-index.
 Đưa ra một số khuyến nghị về chính sách dựa trên kết quả đã nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu

tế

Đề tài hướng đến các đối tượng nghiên cứu là tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô
có sự biến động mạnh trong thời gian gần đây bao gồm: giá vàng trong nước, giá dầu thô

ih
Đạ

thế giới, chỉ số chứng khoán DJIA và chỉ số chứng khoán Shanghai composite đến TTCK
Việt Nam (đại diện bởi chỉ số chứng khoán HNX-index và VN-index).
4. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: môi trường kinh tế vĩ mô và TTCK Việt Nam

đến tháng 3/2016.

ọc

Về mặt thời gian: sử dụng số liệu chuỗi thời gian theo tháng giai đoạn từ tháng 1/2009

Đề tài lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu này vì giai đoạn từ năm 2000 đến 2005,


Hu

TTCK Việt Nam mới bước vào giai đoạn khởi đầu, số lượng mã CP đủ chuẩn giao dịch
2

ế


i
Đạ
ng
ườ
Tr

trên sàn vẫn còn ít, thanh khoản thị trường kém, đa phần NĐT trong nước còn chưa thực
sự hiểu được cách đầu tư cũng như phân tích xu hướng đầu tư chứng khoán. Giai đoạn
2006 – 2008 đánh dấu một diện mạo mới của TTCK Việt Nam khi khối lượng giao dịch
và khối lượng khớp lệnh liên tục tăng cao trong giai đoạn đầu, sau đó không ngừng giảm
điểm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Vì vậy, việc lựa
chọn khoảng thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 1/2009 là vì giai đoạn này TTCK đã
ổn định hơn và tránh giai đoạn “bong bóng” thị trường (2006 – 2008) khiến kết quả sai
lệch.

họ

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

cK


Tìm kiếm và đọc hiểu các tiền nghiên cứu trong và ngoài nước về phân tích tác động
của các nhân tố vĩ mô đến TTCK thông qua nhiều mô hình khác nhau như hồi quy, VAR,
ECM, VECM để nắm được lý thuyết mô hình nghiên cứu và phương pháp xử lý số liệu

inh

cũng như lựa chọn các biến vĩ mô thích hợp cho đề tài nghiên cứu của mình.
5.2. Phương pháp thu thập số liệu

 Dữ liệu các chỉ số chứng khoán Việt Nam được ấy từ Sở giao dịch chứng khoán thành

tế

phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

ih
Đạ

 Dữ liệu chỉ số chứng khoán DJIA, chỉ số chứng khoán Shanghai composite được tổng
hợp từ trang web Thị trường chứng khoán và thông tin tài chính quốc tế
(www.investing.com).

 Dữ liệu giá dầu thô thế giới được thu thập từ website của OPEC – Tổ chức các nước
xuất khẩu dầu lửa bao gồm các quốc gia ở Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ.

ọc

 Dữ liệu giá vàng trong nước được thu thập từ Báo cáo thường niên của Ngân hàng
nhà nước Việt Nam.


Hu

3

ế


i
Đạ
ng
ườ
Tr

5.3. Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) phân tích ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô

đến TTCK Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn.
Công cụ xử lý số liệu: Eview 8.0 và Excel 2016

(Phương pháp phân tích số liệu cụ thể sẽ được trình bày rõ hơn ở mục 3, chương 1)
6. Kết cấu đề tài

Đề tài được chia làm ba phần chính:

họ

Phần I: Đặt vấn đề. Mục đích phần này là khái quát về lý do chọn đề tài, đối tượng
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu

cK


Phần II: Nội dung nghiên cứu gồm có 3 chương
 Chương 1: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về ảnh hưởng của một số biến kinh tế vĩ

inh

mô đến TTCK Việt Nam và mô hình ECM
 Chương 2: tóm tắt tình hình kinh tế vĩ mô và TTCK Việt Nam giai đoạn từ 1/2009
– 3/2016 đồng thời trình bày kết quả nghiên cứu, xử lý số liệu.
 Chương 3: Thảo luận kết quả dựa trên số liệu đã xử lý ở chương 2 và đưa ra một

tế

số khuyến nghị dựa trên những kết quả đã thảo luận.
Phần III: Kết luận. Mục đích của phần III là kết luận đề tài đã làm được những gì, các

ih
Đạ

hạn chế của đề tài cũng như hướng phát triển của đề tài.

ọc
Hu

4

ế


i

Đạ
ng
ườ
Tr

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.1. Thị trường chứng khoán và chỉ số giá chứng khoán
1.1.1. Thị trường chứng khoán
TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi diễn ra quá trình phát hành, mua

bán chứng khoán và là kênh huy động các nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư vào các

họ

hoạt động của doanh nghiệp cũng như tài trợ cho các dự án tăng trưởng kinh tế của Chính
phủ.

cK

TTCK đo lường sự phát triển kinh tế của một quốc gia và được xem là hiệu quả nếu
giá chứng khoán điều chỉnh nhanh chóng mỗi khi xuất hiện thông tin mới khiến tâm lý
NĐT thay đổi hay sự điều tiết các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

inh

1.1.2. Chỉ số giá chứng khoán


Chỉ số giá chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường cổ
phiếu. Chỉ số này được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp tính nhất

tế

định. Thông thường danh mục sẽ bao gồm các cổ phiếu có những đặc điểm chung như
cùng niêm yết tại một Sở giao dịch, cùng ngành hoặc cùng mức vốn hóa thị trường.1

ih
Đạ

Chỉ số giá chứng khoán không chỉ được các nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu vì
mối liên kết chặt chẽ với nền kinh tế, xã hội của một quốc gia mà ngay cả những nhà đầu
tư và quản lý thị trường có thể thông qua đó để mô tả thị trường, so sánh lợi nhuận hoặc
ước tính tỷ suất sinh lời theo yêu cầu của mình trước khi đưa ra các quyết định đầu tư.

ọc

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được đại diện bằng hai chỉ số giá chứng
khoán chính là chỉ số VN-index trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Hu

Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Văn Điệp (2013), “Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động thị
trường chứng khoán: Bằng chứng thực nghiệm từ thị trường Việt Nam”
1

5


ế


i
Đạ
ng
ườ
Tr

và chỉ số HNX-index trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội. Trên thực tế, chỉ
số VN-index vẫn thường được sử dụng để nghiên cứu nhiều hơn so với chỉ số HNXindex.

Hiện nay có nhiều phương pháp phổ biến trong việc tính chỉ số giá chứng khoán như

phương pháp số bình quân đơn giản, phương pháp bình quân nhân đơn giản, phương
pháp Fisher, phương pháp Passcher, phương pháp Laspesyers
1.2.1.1. Chỉ số giá chứng khoán VN-index

họ

Chỉ số giá chứng khoán VN-index là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất

cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên SGDCK TPHCM.

cK

Công thức tính chỉ số giá chứng khoán VN-index theo phương pháp Passcher:

VN-index =


∑ 𝑃0𝑖 𝑄0𝑖

× 100

inh

Trong đó:

∑ 𝑃1𝑖 𝑄1𝑖

 ∑ 𝑃1𝑖 𝑄1𝑖 là tổng giá trị vốn hóa thị trường của các công ty được niêm yết ở thời
điểm hiện tại

tế

 ∑ 𝑃0𝑖 𝑄0𝑖 là tổng giá trị vốn hóa thị trường của các công ty được niêm yết ở thời
điểm gốc (ngày 28/07/2000)

ih
Đạ

1.2.1.2. Chỉ số giá chứng khoán HNX-index

Chỉ số chứng khoán HNX-index đo lường mức biến động giá của tất cả các CP niêm
yết và giao dịch trên SGDCK Hà Nội với ngày gốc được lựa chọn là 14/7/2005
Công thức tính chỉ số HNX-index:

ọc

 Giai đoạn từ 2005 – 2014: HNX-index tính theo công thức Passcher so sánh tổng giá

trị thị trường hiện tại với tổng giá trị thị trường các CP niêm yết tại thời điểm gốc.

Hu

6

ế


i
Đạ
ng
ườ
Tr

 Giai đoạn từ 2015 trở đi: HNX-index sẽ được tính toán dựa trên giá trị vốn hoá thị
trường có điều chỉnh tỷ lệ CP tự do chuyển nhượng (lớn hơn hoặc bằng 5%) của tất cả
các CP niêm yết và giao dịch tại SGDCK Hà Nội.2
HNX-index =

𝑀𝑉
x Điểm cơ sở
𝐻ệ 𝑠ố 𝑐ℎ𝑖𝑎

Trong đó:

 MV: Giá trị thị trường tại thời điểm hiện tại (𝑀𝑉 = ∑𝑛𝑖=1 𝑃𝑖 𝑄𝑖 )

họ


 N: Số CP trong rổ chỉ số
 𝑃𝑖 : Giá giao dịch gần nhất của CP i

cK

 𝑄𝑖 : Khối lượng CP i lưu hành đã điều chỉnh tỷ lệ CP tự do chuyển nhượng (trong
trường hợp tỷ trọng CP nào quá lớn sẽ được áp dụng kỹ thuật tỷ lệ vốn hoá tối đa)
 Hệ số chia: bằng giá trị thị trường của ngày cơ sở

inh

 Điểm cơ sở HNX-index là 100

Để bảo toàn tính lịch sử và tính liên tục, điểm chỉ số HNX-index phiên giao dịch đầu
tiên của năm 2015 sẽ được tính toán tiếp tục với điểm chỉ số đóng cửa phiên giao dịch
cuối cùng của năm 2014.

tế

1.2. Sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến TTCK

ih
Đạ

1.2.1. Sự tác động của giá vàng đến TTCK

Vàng có tính thanh khoản rất cao và khả năng phản ứng nhanh đối với sự thay đổi giá,
đồng thời sự biến động của giá vàng có ảnh hưởng đến phần lớn các nền kinh tế trên thế
giới, trong đó có TTCK. Các NĐT thường sử dụng chiến lược quản trị rủi ro đơn giản là
đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách đầu tư vào hai loại hàng hóa là vàng hoặc dầu,


ọc
Website SGDCK Hà Nội (www.hnx.vn)

Hu

2

7

ế


i
Đạ
ng
ườ
Tr

cả trực tiếp lẫn gián tiếp, để đề phòng rủi ro vì hai khoản đầu tư này thường có mối quan
hệ nghịch đảo với xu hướng biến động của TTCK.
Trong các cuộc khủng hoảng tài chính hay bất ổn về chính trị, khi giá CP luôn luôn

sụt giảm, làm giảm niềm tin của các NĐT thì giá vàng lại thường tăng mạnh và được
xem là “nơi tránh bão” để tránh thiệt hại cho các NĐT suốt những thời kỳ này.
Nhiều nghiên cứu kết luận có sự tồn tại của mối quan hệ nghịch biến giữa giá vàng và

giá chứng khoán và mối quan hệ này có xu hướng thay đổi theo thời gian. Theo John
Leyers (2007), mối quan hệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp các nước,


họ

trong dài hạn khoảng 15 năm thì có mối quan hệ nghịch biến, ngược lại trong ngắn hạn
thì có mối quan hệ đồng biến.

cK

1.2.2. Sự tác động của giá dầu đến TTCK
Mối quan hệ giữa giá dầu và TTCK là một trong những vấn đề mà các nhà kinh tế học
quan tâm không chỉ vì dầu là nguyên nhiên liệu đầu vào quan trọng mà còn có ảnh hưởng

inh

không nhỏ đến tình hình chính trị và sự phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới,
trong khi TTCK chính là thước đo sức khỏe của một nền kinh tế. Về mặt lý thuyết, đối
với đa phần các quốc gia nhập khẩu dầu ròng trên thế giới, giá dầu sẽ ảnh hưởng ngược

tế

chiều đến giá chứng khoán của một thị trường hay một nhóm ngành riêng lẻ thông qua
hai hướng sau:

ih
Đạ

Thứ nhất, giá dầu là yếu tố đầu vào cho hầu hết quá trình sản xuất hiện nay. Một sự
tăng lên của giá dầu sẽ làm tăng chi phí đầu vào của DN dẫn đến giảm lợi nhuận mà DN
tạo ra. Khi đó, cổ tức chi trả cho CP sẽ giảm khiến CP của những DN này trở nên kém
hấp dẫn hơn, trừ CP của các DN kinh doanh xăng dầu. Ngược lại, giá dầu giảm thông
thường là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế vì giá dầu rẻ sẽ kích thích sản xuất phát


ọc

triển làm tăng kỳ vọng tăng trưởng kinh tế trong tương lại và được phản ánh bằng sự
tăng giá CP ngay lập tức trên TTCK

Hu

8

ế


i
Đạ
ng
ườ
Tr

Thứ hai, theo Huang, Lee & Yang (2012), kỳ vọng từ giá dầu sẽ ảnh hưởng gián tiếp

lên thu nhập chứng khoán thông qua lãi suất chiết khấu. Đối với một quốc gia nhập khẩu
dầu ròng, giá dầu tăng sẽ tạo áp lực gia tăng lạm phát kỳ vọng (lạm phát do chi phí đẩy).
Khi tỷ lệ lạm phát kỳ vọng cao sẽ buộc NHTW tăng lãi suất chiết khấu để kìm hãm đà
tăng lạm phát, gây ảnh hưởng nghịch biến lên giá chứng khoán.
Tuy nhiên, mối quan hệ ngược chiều giữa giá dầu và giá chứng khoán sẽ thay thế bằng

quan hệ cùng chiều đối với các quốc gia xuất khẩu dầu ròng (như các quốc gia ở khu vực
Trung Đông) vì nền kinh tế của những nước này đa phần phụ thuộc vào việc xuất khẩu


họ

dầu. Một cú sốc giảm giá dầu thô (do nguồn cung tăng đột biến) sẽ khiến nền kinh tế các
nước này có khả năng lỗ nặng, gây ra tâm lý hoang mang cho các NĐT, đặc biệt là các

cK

NĐT nước ngoài, khiến họ lập tức bán tháo CP đang nắm giữ để rút khỏi thị trường.
1.2.3. Sự tác động của các TTCK khác trên thế giới
Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về sự tác động giữa các TTCK với nhau nhưng

inh

không thống nhất được chiều ảnh hưởng cụ thể mà tùy vào sự phát triển kinh tế của mỗi
thị trường và thời gian được chọn nghiên cứu khác nhau dẫn đến kết luận cũng khác
nhau. Nói cách khác, việc đánh giá sự tác động giữa các TTCK là câu hỏi thực nghiệm

tế

phải dựa trên dữ liệu về các chỉ số chứng khoán đại diện cho các thị trường đó để trả lời.
Ramchand & Susmel (1998) kiểm định giả thiết về mối tương quan tĩnh có điều kiện

ih
Đạ

giữa các TTCK quốc tế và kết luận rằng mối tương quan trong giai đoạn thị trường biến
động nhiều nhìn chung cao hơn so với giai đoạn thị trường biến động ít.
K. Forbes & R. Rigobon (2002) kiểm định sự lây lan giữa các TTCK trong giai đoạn
sụp đổ của TTCK Mỹ 1987, phá giá đồng peso của Mehico 1994 và khủng hoảng tiền tệ
Châu Á 1997 dựa trên hệ số tương quan điều chỉnh. Kết luận cho thấy, chính mối liên


ọc

kết chéo mạnh mẽ giữa các thị trường là nguyên nhân gây ra sự hiệu ứng khủng hoảng
đồng loạt trong những giai đoạn này.

Hu

9

ế


i
Đạ
ng
ườ
Tr

Yang & Min (2003) xem xét mối quan hệ dài hạn và mối quan hệ nhân quả ngắn hạn

giữa các TTCK ở Mỹ và Nhật cùng 5 thị trường mới nổi của Châu Á. Phân tích nhấn
mạnh mức độ liên kết giữa các quốc gia có xu hướng thay đổi theo thời gian, đặc biệt là
xung quanh các thời kỳ được đánh dấu bằng một cuộc khủng hoảng kinh tế
Yan Shang (2007) phân tích mối quan hệ giữa các thị trường Châu Á gồm Nhật,

Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc và Mỹ trong các giai đoạn trước, trong và sau khủng
hoảng kinh tế 1997. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm khủng hoảng, giá
chứng khoán ở các nước hầu như không có sự tương quan, nhưng sau khủng hoảng, các


họ

thị trường có xu hướng liên kết ngày càng tăng, trong đó thị trường Mỹ tác động mạnh
nhất đến chứng khoán Châu Á.

cK

1.2.3.1. Dow Jones Industrial Average (DJIA)
Dow Jones Industrial Average hay DJIA là chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones
do Charles Dow và đồng sáng lập viên của công ty Dow Jones & Company đưa ra để

inh

đánh giá khu vực công nghiệp của TTCK Hoa Kỳ vào thế kỷ 19.
Ngày nay, chỉ số này được tính theo phương pháp bình quân theo giá (price-weighted)
của 30 công ty lớn nhất ở Mỹ. Khi một công ty tăng trưởng âm và không đủ tiêu chuẩn

tế

đứng trong nhóm 30 blue-chip thì công ty đó sẽ bị thay thế bằng một công ty đang phát
triển mạnh khác.

DJIA =

ih
Đạ

Công thức tính chỉ số DJIA:

∑ 𝑃𝑖


𝐻ệ 𝑠ố 𝑐ℎ𝑖𝑎 𝐷𝑜𝑤

Trong đó:

ọc

 𝑃𝑖 : Giá giao dịch gần nhất của CP i

 Hệ số chia Dow sẽ được điều chỉnh trong trường hợp chia tách CP hay có sự thay

Hu

đổi các công ty trong nhóm 30 công ty được lựa chọn trước đó.

10

ế


i
Đạ
ng
ườ
Tr

1.2.3.2. Shanghai Stock Exchange Composite (SSEC)

SSEC hay chỉ số Shanghai composite được xem là chỉ số chính, đại diện cho nền


kinh tế Trung Quốc, đo lường hoạt động của các công ty được niêm yết trên sở giao dịch
chứng khoán Thượng Hải. Chỉ số này được xây dựng dựa trên các CP loại A và các CP
loại B.

 CP loại A là CP của các doanh nghiệp Trung Quốc, chỉ dành cho các NĐT là công
dân của đại lục, có hệ thống tiêu chuẩn QFII hạn chế NĐT nước ngoài được quyền
mua loại CP này.

họ

 CP loại B là CP của doanh nghiệp có trụ sở đặt tại Trung Quốc, các NĐT nước
ngoài đều có thể tự do mua bán loại CP này.

cK

Chỉ số giá chứng khoán SSEC cũng được tính theo công thức Passcher với thời điểm
gốc được chọn là ngày 19/12/1990

∑ 𝑃1𝑖 𝑄1𝑖

inh
SSEC =

∑ 𝑃0𝑖 𝑄0𝑖

× 100

1.2.4. Sự tác động của một số nhân tố khác đến TTCK

tế


Ngoài những nhân tố vĩ mô đã kể trên, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng
minh chỉ số giá chứng khoán còn chịu ảnh hưởng của nhiều biến kinh tế vĩ mô khác như

ih
Đạ

cung tiền, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ nợ công, tỷ lệ thất nghiệp, yếu tố chính trị hay
yếu tố tâm lý hành vi “bầy đàn” của các NĐT, v.v

 Cung tiền: Quan hệ cơ bản giữa cung tiền và TTCK là mối quan hệ cùng chiều
thông qua chính sách tiền tệ. Nếu Chính phủ thi hành chính sách tiền tệ mở rộng nghĩa
là tăng lượng tiền trong lưu thông thì việc tiêu dùng hàng hoá, các tài sản tài chính như

ọc

chứng khoán sẽ tăng lên làm gia tăng tính thanh khoản trên TTCK. Chính sách tiền tệ
mở rộng sẽ làm giảm lãi suất chiết khấu và tăng giá kỳ vọng thu nhập trên chứng khoán.

Hu

Ngược lại, nếu sử dụng chính sách tiền tệ thu hẹp thì với cơ chế tương tự, lãi suất chiết

11

ế


i
Đạ

ng
ườ
Tr

khấu trong mô hình định giá chứng khoán tăng lên làm giá chứng khoán giảm, NĐT sẽ
lựa chọn đầu tư vào các chứng khoán có thu nhập cố định thay vì đầu tư vào CP trên
TTCK.

 Lạm phát: Mối quan hệ giữa lạm phát và TTCK thông thường là mối quan hệ ngược

chiều. Khi lạm phát cao, đồng tiền mất giá khiến NĐT chuyển sang nắm giữ vàng, bất
động sản, ngoại tệ mạnh…thay vì đầu tư khiến DN thiếu vốn để mở rộng sản xuất, tăng
trưởng của nền kinh tế nhìn chung sẽ chậm lại. Đồng thời, mức chia cổ tức trên mỗi CP
dù cao nhưng giá trị thực là thấp cũng là lý do khiến TTCK không còn là kênh đầu tư

họ

hấp dẫn.

 Tâm lý hành vi của NĐT: Phần đông các NĐT tham gia vào TTCK, nhất là ở

cK

những TTCK vẫn còn non trẻ như Việt Nam, đều chưa thực sự hiểu hết về cơ chế vận
hành thị trường cũng như phân tích và dự đoán xu hướng biến động để lựa chọn DMĐT
thích hợp của mình. Tuy nhiên vì số lượng những NĐT này khá lớn nên chỉ cần một

inh

hành động mua hoặc bán trên thị trường sẽ tạo ra ảnh hưởng liên hoàn lên tâm lý của

nhiều NĐT khác, dẫn đến TTCK không phản ánh đúng thực chất của nền kinh tế và
nhiều lúc tăng trưởng dưới mức tiềm năng. Theo nghiên cứu của Dung (2013), khi giá

tế

chứng khoán tăng lên từng ngày thì NĐT có xu hướng giả định giá ngày mai sẽ tiếp tục
tăng lên, các NĐT đổ xô đi mua chứng khoán và kết quả là giá càng lên cao. Ngược lại
khi “gió đổi chiều”, thị trường tuột dốc không phanh khiến các NĐT tranh nhau bán làm

ih
Đạ

giá giảm kịch sàn khiến nhiều trường hợp TTCK buộc phải đóng cửa sớm do cơ chế ngắt
tự động.

Ngoài ra, các hành động lũng đoạn, rủi ro đạo đức do thông tin bất cân xứng, ý kiến
của các chuyên gia phân tích, … cũng tác động đến tâm lý NĐT và tạo ra biến động

ọc

trong giá CP.

 Tỷ lệ nợ công và tỷ lệ thất nghiệp: Các yếu tố phi kinh tế như tỷ lệ nợ công hay tỷ

Hu

lệ thất nghiệp cũng có một tầm ảnh hưởng nhất định đến TTCK vì những chỉ tiêu này

12


ế


i
Đạ
ng
ườ
Tr

phản ánh tình hình kinh tế của một quốc gia. Nếu một quốc gia có tỷ lệ nợ công/GDP
cao hoặc tỷ lệ thất nghiệp lớn cho thấy nền kinh tế nước này đang chìm sâu vào nợ nần,
khủng hoảng và bất ổn vì vậy TTCK của những quốc gia này thường không đủ sức hấp
dẫn các NĐT trong nước và quốc tế.
 Môi trường chính trị, xã hội và pháp luật: Các yếu tố phi kinh tế như chính trị,

chính sách xã hội và luật phát cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của TTCK nói chung.
Một quốc gia có môi trường chính trị không ổn định, chiến tranh và khủng bố liên miên
sẽ khiến nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng và không thể duy trì được TTCK. Hoặc là,

họ

sự thay đổi trong hệ thống pháp luật cũng như hệ thống chính sách có thể kéo theo các
tác động đến hoạt động DN làm giá chứng khoán tăng hoặc giảm, nhất là trong các thời

cK

điểm nhạy cảm.

1.3. Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu
1.3.1. Cơ sở lý luận về mô hình nghiên cứu ECM


inh

Cơ sở vững chắc của mô hình hiệu chỉnh sai số ECM là dựa trên khái niệm có tồn tại
một mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa các biến có liên quan. Mô hình ECM giải
thích các tác động trong ngắn hạn và dài hạn của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

tế

Giả sử ta có phương trình tuyến tính giữa hai biến 𝑌𝑡 và 𝑋𝑡 có dạng:
𝑌𝑡 = 𝛽1 + 𝛽2 𝑋𝑡 + 𝜀𝑡

ih
Đạ

(1.1)

Phần dư rút ra từ phương trình (1.1) có dạng: 𝜀̂𝑡 = 𝑌𝑡 − 𝛽̂1 − 𝛽̂2 𝑋𝑡
Nếu phần dư 𝜀̂𝑡 có tính dừng thì giữa hai biến 𝑌𝑡 và 𝑋𝑡 có tồn tại mối quan hệ đồng
liên kết dài hạn. Mô hình ECM lúc này sẽ có dạng:

ọc

Δ𝑌𝑡 = 𝛼0 + 𝛼1 Δ𝑋𝑡 + 𝜋𝜀̂𝑡−1 + 𝑢𝑡

(1.2)

Hay có thể viết lại: Δ𝑌𝑡 = 𝛼0 + 𝛼1 Δ𝑋𝑡 + 𝜋(𝑌𝑡−1 − 𝛽̂1 − 𝛽̂2 𝑋𝑡−1 ) + 𝑢𝑡

Hu


13

ế


i
Đạ
ng
ườ
Tr

Điều kiện áp dụng mô hình ECM: các chuỗi dữ liệu đưa vào mô hình phải là chuỗi

dữ liệu chưa dừng và sai phân của nó có cùng bậc tích hợp.
 Mô hình ECM tổng quát có dạng sau: 3
𝑛

𝑚

Δ𝑌𝑡 = 𝛼0 + ∑ 𝛼𝑖 Δ𝑌𝑡−𝑖 + ∑ 𝛽𝑗 Δ𝑋𝑡−𝑗 + 𝜋𝐸𝐶𝑇𝑡−1 + 𝑢𝑡
𝑖=1

(1.3)

𝑗=1

Trong đó:

 Δ𝑌𝑡 , Δ𝑌𝑡−𝑖 là sai phân của biến phụ thuộc và các trễ t-i của nó.


họ

 Δ𝑋𝑡−𝑗 là sai phân của các biến độc lập với độ trễ t – j.
 𝐸𝐶𝑇𝑡−1 là phần dư thu được từ phương trình tuyến tính giữa tất cả các biến 𝑌𝑡 , 𝑋𝑡

cK

tương tự như phần dư từ phương trình (1.1) và lấy độ trễ là t -1
Hệ số 𝜋 trong công thức (1.3) chính là hệ số của biến hiệu chỉnh sai số cho biết bao
nhiêu phần trăm của sai số được điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn. Theo Asteriou và

inh

Hall (2007), hệ số 𝜋 giúp những nhà làm chính sách ước lượng mức độ biến động và tìm
cách đưa các biến kinh tế về trạng thái cân bằng của nó.
 Nếu 𝜋 = 1 nghĩa là sự điều chỉnh đã diễn ra một cách nhanh chóng và đầy đủ.

tế

 Nếu 𝜋 = 0 nghĩa là không xảy ra sự điều chỉnh.
1.3.2. Cơ sở lý luận về phương pháp nghiên cứu

a. Khái niệm

ih
Đạ

1.3.2.1. Chuỗi thời gian


Chuỗi thời gian là một chuỗi các điểm dữ liệu của một biến được đo lường, quan sát,
thu thập theo từng mốc thời gian liền nhau với một tần suất thời gian thống nhất như

ọc

theo năm, theo quý, theo tháng, theo ngày, theo tuần, v.v. Một chuỗi thời gian gồm dãy

Phạm Trí Cao (2008), Kinh tế lượng ứng dụng phần nâng cao

Hu

3

14

ế


i
Đạ
ng
ườ
Tr

các giá trị quan sát X được ký hiệu: {X1, X2, X3…Xn-1, Xn} với X1 là giá trị quan sát tại
thời điểm đầu tiên và Xn là giá trị quan sát tại thời điểm cuối cùng.
Thông thường, dữ liệu tài chính được thu thập dưới dạng chuỗi thời gian với số lượng

quan sát lớn để tiến hành phân tích, nghiên cứu.
b. Các thành phần của một chuỗi thời gian


Một chuỗi thời gian thường có 4 thành phần chính: xu hướng, mùa vụ, ngẫu nhiên và

chu kỳ

inh

cK

họ
Hình 1.1: Các thành phần của một chuỗi thời gian
Nguồn: QMS 320

tế

Thành phần xu hướng (trend): một chuỗi thời gian được xem là có tính xu hướng khi
các quan sát Xt của nó thể hiện sự tăng lên hay giảm xuống theo thời gian trong một

ih
Đạ

khoảng thời gian đủ dài. Về mặt đồ thị, tính xu hướng của chuỗi thời gian có thể được
biểu diễn dưới dạng một đường thẳng hoặc đường cong trơn.

Thành phần mùa vụ (seasonal): là sự thay đổi lặp đi lặp lại tính theo mùa trong năm.
Thành phần này có tính ngắn hạn với chu kỳ lặp lại thường là một năm. Ví dụ như lượng

dịp lễ Tết, v.v

ọc


khách du lịch thường tăng mạnh vào mùa hè, giá hàng hóa, thực phẩm thường cao vào

Hu

Thành phần chu kỳ (cyclical): là sự tăng lên hay giảm xuống của các quan sát chuỗi
dự liễu trong khoảng thời gian dài (thường là từ 2 – 10 năm). Thành phần chu kỳ thường
15

ế


×