Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Những nguyên tắc của trọng tài thương mại theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.83 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TẠ THỊ MINH LOAN

NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hƣơng

HÀ NỘI - 2007

MỤC LỤC
Trang


Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về nguyên tắc của trọng tài thƣơng mại


5

1.1.

Trọng tài - phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại quan
trọng trong nền kinh tế thị trƣờng

5

1.1.1.

Khái niệm, bản chất, ƣu thế của trọng tài trong giải quyết tranh
chấp thƣơng mại

5

1.1.1.1. Khái niệm trọng tài thƣơng mại

5

1.1.1.2. Bản chất của trọng tài thƣơng mại

6

1.1.1.3. Ƣu thế của trọng tài trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại

9

1.1.2.


Sự cần thiết phải có trọng tài thƣơng mại - trọng tài phi chính
phủ ở Việt Nam

12

1.2.

Khái luận về nguyên tắc của trọng tài thƣơng mại

15

1.2.1.

Khái niệm và vai trò nguyên tắc của trọng tài thƣơng mại

15

1.2.1.1. Khái niệm nguyên tắc của trọng tài thƣơng mại

15

1.2.1.2. Vai trò của nguyên tắc của trọng tài thƣơng mại

16

1.2.2.

18

Nguyên tắc của trọng tài thƣơng mại


1.2.2.1. Nguyên tắc độc lập của trọng tài

19

1.2.2.2. Nguyên tắc thỏa thuận

21

1.2.2.3. Nguyên tắc công bằng

23

1.2.2.4. Nguyên tắc tính hợp pháp của phán quyết trọng tài

23

1.3.

Cơ sở lý luận của nguyên tắc của nguyên tắc trọng tài thƣơng
mại theo pháp luật Việt Nam

24

1.3.1.

Đặc điểm của pháp luật thƣơng mại

24


1.3.2.

Yêu cầu của giải quyết tranh chấp thƣơng mại

28

1.3.3.

Yếu tố thuộc tính trong bản chất của trọng tài thƣơng mại

31

1.4.

Cơ chế thực hiện nguyên tắc của Trọng tài thƣơng mại theo
pháp luật Việt Nam

32


1.4.1.

Cụ thể hóa các nguyên tắc trong pháp luật trọng tài

32

1.4.2.

Hoạt động của trọng tài, trọng tài viên


33

1.4.3.

Hoạt động của các bên trong giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài

35

1.4.4.

Mối quan hệ giữa trọng tài và các cơ quan, tổ chức liên quan

35

Chƣơng 2: Nguyên tắc của trọng tài thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam

38

2.1.

Quy định về nguyên tắc độc lập của trọng tài trong pháp luật
trọng tài Việt Nam

38

2.1.1.

Địa vị pháp lý của trọng tài thƣơng mại


38

2.1.2.

Quy định về công nhận trọng tài viên

40

2.1.3.

Quy định về quan hệ giữa tòa án và trọng tài

41

2.1.4.

Quy định về nguyên tắc độc lập của trọng tài trong pháp luật
trọng tài một số quốc gia khác

44

2.2.

Quy định về nguyên tắc thỏa thuận trong pháp luật trọng tài
Việt Nam

48

2.2.1.


Thỏa thuận trọng tài

48

2.2.2.

Quyền tự định đoạt của các bên

51

2.2.3.

Quy định về nguyên tắc thỏa thuận trong pháp luật trọng tài một
số quốc gia khác

56

2.3.

Quy định về nguyên tắc công bằng trong pháp luật trọng tài
Việt Nam

59

2.3.1.

Quy định về tiêu chuẩn trọng tài viên

59


2.3.2.

Quyền bình đẳng giữa các bên

61

2.3.3.

Quy định về nguyên tắc công bằng trong pháp luật trọng tài một
số quốc gia khác

63

2.4.

Quy định về nguyên tắc tính hợp pháp của phán quyết trọng tài
trong pháp luật trọng tài Việt Nam

65

2.4.1.

Quy định về phán quyết của trọng tài

65

2.4.2.

Thi hành phán quyết trọng tài


67


2.4.3.

Quy định về nguyên tắc tính hợp pháp của phán quyết trọng tài
trong pháp luật trọng tài một số quốc gia trên thế giới

68

Chƣơng 3: Nhận thức về nguyên tắc trọng tài thƣơng mại ở Việt Nam và

71

một số kiến nghị

3.1.

Nguyên tắc độc lập của trọng tài

71

3.1.1.

Nhận thức về nguyên tắc độc lập của trọng tài

71

3.1.2.


Đánh giá về nguyên tắc độc lập của trọng tài

77

3.1.3.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả nguyên tắc độc lập
của trọng tài

78

3.2.

Nguyên tắc thỏa thuận

80

3.2.1.

Nhận thức về nguyên tắc thỏa thuận

80

3.2.2.

Đánh giá về nguyên tắc thỏa thuận

85

3.2.3.


Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả nguyên tắc thỏa thuận

86

3.3.

Nguyên tắc công bằng

87

3.3.1.

Nhận thức về nguyên tắc công bằng

87

3.3.2.

Một số đánh giá về tình hình áp dụng nguyên tắc công bằng

91

3.3.3.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của nguyên tắc
công bằng

92


3.4.

Nguyên tắc tính hợp pháp của phán quyết trọng tài

93

3.4.1.

Nhận thức về nguyên tắc tính hợp pháp của phán quyết trọng tài

93

3.4.2.

Đánh giá về nguyên tắc tính hợp pháp của phán quyết trọng tài

96

3.4.3.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của nguyên tắc tính
hợp pháp của phán quyết trọng tài

97

3.5.

Nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật trọng tài thƣơng mại

98


kết luận

101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

103

PHỤ LỤC

106


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng trong xu hƣớng hội nhập kinh tế
quốc tế đã tạo điều kiện cho các quan hệ thƣơng mại phát triển, đồng thời các tranh
chấp phát sinh từ những quan hệ này gia tăng nhanh chóng với tính chất ngày càng
phức tạp. Thực tế đã đặt ra nhu cầu hoàn thiện những phƣơng thức giải quyết tranh
chấp thƣơng mại hiệu quả và phù hợp thông lệ quốc tế.
Trên thế giới, lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt
động thƣơng mại đã trở thành phổ biến. Tại Việt Nam, phƣơng thức trọng tài đã
đƣợc chú trọng phát triển, song chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Thực
trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà một trong số đó là các nguyên tắc
trong tổ chức, hoạt động của trọng tài chƣa đƣợc pháp luật quy định rõ và quán
triệt sâu sắc trong thực tế.
Việc làm rõ cơ sở khoa học của nguyên tắc trọng tài, những nội dung cấu
thành các nguyên tắc đó, cơ chế đảm bảo thực hiện các nguyên tắc này trong thực

tế từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về trọng tài là việc làm có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển của phƣơng thức này tại Việt
Nam. Đề tài: "Những nguyên tắc của trọng tài thƣơng mại theo pháp luật Việt
Nam" đƣợc thực hiện nhằm góp phần đạt đƣợc mục đích đó.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến pháp luật về trọng tài thƣơng mại đã có một số công trình
nghiên cứu dƣới các góc độ và mức độ khác nhau. Có các công trình nhƣ: "Hoàn
thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay" Của TS. Đào Văn
Hội (Nxb chính trị quốc gia, 2004); TS.LS Nguyễn Chúng với "Kinh nghiệm thực
tế giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại - hàng hải" (Nxb chính trị quốc gia);
T.S. Phan Chí Hiếu có bài "Thủ tục giải quyết các yêu cầu liên quan đến hoạt động


trọng tài thương mại Việt Nam" trong Luật học số Đặc san về Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004; PGS.TS Dƣơng Đăng Huệ có bài "Pháp lệnh trọng tài thương mại
năm 2003 - Động lực mới cho sự phát triển của trọng tài phi chính phủ ở nước ta".
Ngoài ra, có một số luận văn cao học và luận án tiến sĩ luật học tập trung
nghiên cứu về trọng tài thƣơng mại nhƣ: "Pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu
tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài" (Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thanh Hà năm
2006); "Hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại của Việt Nam trong điều kiện
hội nhập quốc tế " (Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Đình Thơ năm 2007). Các bài
viết, công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập vấn đề trọng tài ở nhiều khía cạnh và
mức độ khác nhau. Có công trình mang tính tổng hợp về phƣơng thức trọng tài, có
công trình chỉ đề cập một phần của phƣơng thức này. Tuy nhiên chƣa có công trình
nghiên cứu mang tính hệ thống về những nguyên tắc của trọng tài thƣơng mại Việt
Nam
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Luận văn tập trung làm sáng tỏ bản chất, cơ sở lý luận của các nguyên tắc
cơ bản trong hoạt động trọng tài; đánh giá thực trạng áp dụng các nguyên tắc, từ đó

đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về trọng tài nhằm đảm bảo thi hành
hiệu quả các nguyên tắc đó trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng
phƣơng thức trọng tài.
* Nhiệm vụ
- Luận văn có nhiệm vụ làm sáng tỏ cơ sở lý luận của những nguyên tắc
trong tổ chức và hoạt động của trọng tài thƣơng mại; đánh giá vai trò của các
nguyên tắc đó đối với hiệu quả hoạt động của trọng tài.
- Phân tích và đánh giá những quy định của pháp luật trọng tài, quán triệt
các nguyên tắc trọng tài và những vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động trọng
tài.


- Kiến nghị giải pháp hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực thi có hiệu quả
những nguyên tắc của trọng tài thƣơng mại.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu lý luận chung về nguyên tắc của trọng tài thƣơng
mại, quy định của pháp luật trọng tài về những nguyên tắc trong tổ chức, hoạt động
của trọng tài thƣơng mại Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa vào phƣơng pháp luận duy vật biện chứng nhằm chứng
minh những tác động ảnh hƣởng của các nguyên tắc tới hiệu quả tổ chức, hoạt
động của phƣơng thức trọng tài. Phƣơng pháp duy vật lịch sử để xem xét quá
trình ghi nhận các nguyên tắc qua từng giai đoạn của pháp luật trọng tài.
Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
sau: phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp diễn
dịch, phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp điều tra xã hội.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu tập trung về những nguyên tắc trong tổ
chức, hoạt động của trọng tài thƣơng mại Việt Nam. Nó vừa mang tính nghiên cứu
lý luận vừa mang tính đánh giá thực tiễn.

- Làm rõ nội dung, cơ sở khoa học của các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt
động của phƣơng thức trọng tài; vai trò của các nguyên tắc này đối với sự tồn tại
và phát triển của trọng tài.
- Chỉ ra vƣớng mắc, bất cập trong thực tiễn vận dụng các quy định pháp
luật về những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động trọng tài.
- Đề xuất các kiến nghị nhằm quán triệt và áp dụng hiệu quả những nguyên
tắc cơ bản trong hoạt động trọng tài.


7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm ba chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nguyên tắc của trọng tài thƣơng mại.
Chương 2: Nguyên tắc của trọng tài thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam.
Chương 3: Nhận thức về nguyên tắc trọng tài thƣơng mại ở Việt Nam và
một số kiến nghị.


Chƣơng 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC
CỦA TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI

1.1. TRỌNG TÀI - PHƢƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI
QUAN TRỌNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

1.1.1. Khái niệm, bản chất, ƣu thế của trọng tài trong giải quyết tranh
chấp thƣơng mại
1.1.1.1. Khái niệm trọng tài thƣơng mại
Thƣơng mại phát triển kéo theo hệ quả các tranh chấp thƣơng mại cũng

phát sinh ngày càng nhiều, vì vậy cần có một phƣơng thức giải quyết tranh chấp
phù hợp nhất với lĩnh vực thƣơng mại. Trọng tài thƣơng mại là phƣơng thức đáp
ứng đƣợc yêu cầu này.
Định nghĩa trọng tài đã đƣợc tiếp cận từ góc độ của pháp luật quốc gia và
pháp luật quốc tế.
Với quan niệm trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp OKEZIE
CHUKURERIJE cho rằng: "Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các
bên với nhau, được thực hiện thông qua một cá nhân do các bên lựa chọn hoặc bởi
việc dựa trên những thủ tục hay những tổ chức nhất định được lựa chọn bởi chính
các bên" [33, tr. 2].
Dƣới góc độ tố tụng, trọng tài đƣợc định nghĩa: "Trọng tài là quá trình giải
quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn trong đó bên thứ ba trung lập
(trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra quyết định có tính chất bắt
buộc đối với các bên trong tranh chấp ấy" [32, tr. 6].
Coi trọng tài là cơ chế giải quyết tranh chấp nghĩa là tiếp cận khái niệm này
dƣới góc độ hình thức của trọng tài thông qua các Trung tâm trọng tài thƣơng mại


là cơ quan tài phán độc lập có chức năng giải quyết tranh chấp thƣơng mại. Định
nghĩa này chƣa bao trùm đƣợc hình thức trọng tài vụ việc. Mặt khác, đối tƣợng
đƣợc các bên giao cho quyền năng phán quyết là trọng tài viên đƣợc lựa chọn mà
không phải là Trung tâm trọng tài.
Dƣới góc độ phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, Pháp
lệnh Trọng tài thƣơng mại năm 2003 định nghĩa trọng tài là: "Trọng tài là phương
thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên
thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự thủ tục tố tụng do pháp lệnh này qui
định" (Điều 2).
Cách tiếp cận này đã chỉ rõ về mặt bản chất của trọng tài chứa đựng yếu tố
thỏa thuận và yếu tố tài phán. Trọng tài đƣợc định nghĩa là phƣơng thức giải quyết
tranh chấp bao quát đƣợc cả về tổ chức và tố tụng trọng tài.

Trọng tài chủ yếu đƣợc sử dụng trong lĩnh vực tƣ cụ thể là lĩnh vực thƣơng
mại. Với những đặc điểm đó trọng tài rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp
thƣơng mại. Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại năm 2003 đƣa ra khái niệm "hoạt
động thƣơng mại" gồm hầu nhƣ toàn bộ các hoạt động của thƣơng nhân nhằm mục
đích lợi nhuận. Khái niệm này bao quát đƣợc nội dung tƣơng tự khái niệm thƣơng
mại trong Luật mẫu của UNCITRAL về thƣơng mại và tạo điều kiện cho trọng tài
mở rộng thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại
Nhƣ vậy, có thể khẳng định:
Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp, mà ở đó
các bên thỏa thuận đưa tranh chấp ra trước một bên thứ ba độc lập xem xét và
quyết định vụ việc. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, bắt buộc thi hành
và được cưỡng chế bởi cơ chế thi hành án của Nhà nước.
1.1.1.2. Bản chất của trọng tài thƣơng mại
Trọng tài thƣơng mại là sản phẩm tất yếu của kinh tế thị trƣờng và sự phát
triển của phƣơng thức giải quyết tranh chấp này chịu sự tác động lớn từ trình độ


phát triển của nền kinh tế. Khác với toà án, trọng tài thƣơng mại là tổ chức phi
chính phủ, có tƣ cách pháp nhân. Quyền lực của trọng tài thƣơng mại đƣợc tạo
dựng bởi ý chí của các bên tranh chấp - đây là quyền lực mang tính đại diện do các
bên thỏa thuận trao cho. Phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực của
Nhà nƣớc mà mang tính quyền lực hợp đồng. Bản chất của trọng tài đã thể hiện sự
độc lập của nó trong hệ thống các phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại.
Vậy bản chất của trọng tài đƣợc thể hiện qua những yếu tố chủ yếu nào?
Trước hết, trọng tài có đặc trƣng là bắt nguồn từ sự thỏa thuận. Căn cứ
quyền năng của trọng tài đƣợc bắt nguồn từ sự đồng nhất ý chí của hai bên thông
qua một thỏa thuận đƣợc qui định ở đa số pháp luật trọng tài quốc gia, tổ chức
trọng tài quốc tế phải bằng hình thức văn bản để xác nhận chắc chắn ý muốn của cả
hai bên trao cho trọng tài quyền phán quyết đối với vụ việc. Thỏa thuận trọng tài là
cơ sở cho mọi hoạt động tố tụng trọng tài, thông qua nó các bên đặt niềm tin vào sự

công bằng, công lí và khách quan của trọng tài. Vì vậy, trọng tài chỉ đƣợc giải
quyết vụ tranh chấp trên cơ sở có thỏa thuận trọng tài và do các bên đƣa ra yêu cầu
đích xác tới một trọng tài hoặc là trọng tài vụ việc hoặc là trọng tài thƣờng trực.
Thỏa thuận trở thành nguyên tắc quan trọng của trọng tài thể hiện sự đảm bảo đối
với các bên về quyền tự quyết của họ trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Tính thỏa thuận của trọng tài là điểm thể hiện sự khác biệt đối với tòa án
bởi tòa án là cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nƣớc có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp thƣơng mại nếu tranh chấp đó không bị ràng buộc bởi một thỏa thuận
trọng tài. Tòa án xét xử nhân danh quyền lực nhà nƣớc nhƣng trƣớc một vụ việc
tranh chấp thƣơng mại có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực thì thẩm quyền của tòa
án bị loại trừ. Điều này khẳng định sự công nhận của Nhà nƣớc trƣớc sự tự do lựa
chọn cơ quan tài phán của các bên tranh chấp.
Thứ hai, tính tài phán của trọng tài là một yếu tố quan trọng trong bản chất
trọng tài thƣơng mại. Đƣa ra phán quyết và buộc các bên thi hành thể hiện tính tài
phán của trọng tài. Trọng tài không chỉ là ngƣời thứ ba trung lập hòa giải và đƣa ra


khuyến nghị với các bên mà trọng tài đƣợc quyền quyết định vụ việc theo lẽ công
bằng. Phán quyết đƣợc đƣa ra nhân danh quyền lực đại diện của các bên trao cho
trọng tài.
Có thể thấy sự hoàn thiện của các thuộc tính của trọng tài trong lịch sử hình
thành và phát triển của nó. Khi có tranh chấp các bên không thể tự giải quyết đƣợc phải
đƣa vụ việc ra bên thứ ba trung lập. Trong giai đoạn đầu, việc giải quyết của ngƣời
thứ ba chỉ dừng lại ở việc xem xét nội dung tranh chấp hƣớng các bên tới cách hiểu
chung nhất và đƣa ra ý kiến tham khảo cho các bên. Điều này chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu của giải quyết tranh chấp là dứt điểm, nhanh chóng nên các bên đã chấp nhận lựa
chọn quyết định của bên thứ ba là phán quyết cuối cùng nhằm kết thúc vụ tranh chấp.
Phán quyết này phải không trái với quy định pháp luật song quan trọng hơn nó phải
đảm bảo sự công bằng cho các bên dƣới khía cạnh thƣơng mại. Một phán quyết mang
tính thƣơng mại sẽ có giá trị tự nguyện thi hành cao hơn phán quyết đơn thuần tuân

theo qui định của pháp luật vì các bên tranh chấp là những nhà kinh doanh dễ dàng
chấp nhận nó hơn.
Nhƣ vậy, bản chất của trọng tài thƣơng mại có sự kết hợp giữa hai yếu tố
thỏa thuận và tài phán. Thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và phán quyết phải
đƣợc đƣa ra trên cơ sở những vấn đề đã đƣợc thỏa thuận. Thẩm quyền của trọng tài
không bị giới hạn bởi yếu tố địa lý, hệ thống pháp luật hay chế độ chính trị. Tuy
vậy, Nhà nƣớc vẫn giành cho mình quyền năng xét xử trong những lĩnh vực nhất
định nhằm bảo vệ không chỉ quyền lợi của các bên trong tranh chấp mà còn bảo vệ
trật tự công cộng, quyền lợi của những ngƣời liên quan, đa số các quốc gia trên thế
giới chỉ qui định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài trong lĩnh vực luật
tƣ.
Bản chất của trọng tài thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam thể hiện đầy đủ
những thuộc tính nêu trên và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại năm 2003 khẳng định:
''Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh


chấp các bên có thỏa thuận trọng tài"
Điều 6 Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại năm 2003 khẳng định: "Quyết định
trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành trừ trường hợp tòa án hủy quyết
định trọng tài theo qui định của Pháp lệnh này".
Việc công nhận trọng tài thƣơng mại là tổ chức phi chính phủ là bƣớc tiến
trong lịch sử phát triển của trọng tài Việt Nam. Đồng thời tạo ra cơ hội cho trọng
tài thƣơng mại đƣợc phát triển mạnh mẽ và có khả năng hội nhập với xu hƣớng
chung của trọng tài trên thế giới.
1.1.1.3. Ƣu thế của trọng tài trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại
Xuất phát từ bản chất, trọng tài thƣơng mại có những ƣu thế nổi bật so với
các phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng lƣợng, hòa giải, tòa án nhƣ sau:
Thứ nhất, trọng tài có tính chất linh hoạt với quyền tự do định đoạt của các
bên cao hơn hẳn so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án. Nếu nhƣ tòa

án bị ràng buộc bởi hàng loạt qui định chặt chẽ về tố tụng và tổ chức, trọng tài có
nhiều hình thức để các bên lựa chọn. Tòa án dựa vào quyền lực của Nhà nƣớc,
nhân danh Nhà nƣớc phải tuân thủ triệt để những qui định pháp luật mà không có
nhiều qui định mang tính tùy nghi để các bên lựa chọn. Trọng tài là cơ quan tài
phán tƣ đƣợc giao quyền lực dựa trên sự thỏa thuận của các bên, vì vậy tính linh
hoạt trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại cũng đƣợc các bên đƣa vào quá trình
giải quyết của trọng tài thƣơng mại. Các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn hình
thức trọng tài, thời gian, địa điểm, ngôn ngữ, qui tắc tố tụng trong trƣờng hợp trọng
tài vụ việc... Đối với tòa án địa điểm xét xử đƣợc qui định chặt chẽ quyền lựa chọn
của các bên chỉ giới hạn ở những trƣờng hợp nhất định; ngôn ngữ xét xử là ngôn
ngữ quốc gia nơi xét xử.
Thứ hai, thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, đảm bảo tốc độ giải quyết tranh
chấp.
Tranh chấp thƣơng mại có ảnh hƣởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh


doanh của các bên. Nếu tập trung nhiều thời gian và công sức vào việc giải quyết
tranh chấp có nguy cơ lỡ cơ hội kinh doanh, bởi vậy tốc độ giải quyết nhanh chóng
là lợi thế rất lớn của trọng tài.
Các bên tự xây dựng quy tắc tố tụng trọng tài trong trƣờng hợp trọng tài vụ
việc, mức thuận tiện đơn giản, thời gian giải quyết do chính họ quyết định; Đối với
trọng tài thƣờng trực, các trung tâm thƣờng cố gắng xây dựng các bản quy tắc ngắn
gọn thuận tiện nhất có thể nhằm thu hút các nhà kinh doanh.
Trọng tài có thể xét xử dựa trên tài liệu chứng cứ do các bên cung cấp mà
không bắt buộc sự có mặt của các bên nếu họ có yêu cầu, điều này tạo thuận lợi
cho các bên tranh chấp có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một
cách bình thƣờng không bị gián đoạn, đồng thời tránh những áp lực tâm lí có thể
phải gánh chịu khi ra trƣớc phiên họp.
Phán quyết của trọng tài là chung thẩm bắt buộc các bên thi hành và đƣợc
đảm bảo cƣỡng chế theo cơ chế thi hành án của Nhà nƣớc. Cơ hội để hủy phán

quyết của trọng tài là rất hạn chế, pháp luật qui định chặt chẽ giới hạn trong những
vi phạm nhất định về tố tụng trọng tài, thỏa thuận trọng tài. Các hình thức hòa giải,
thƣơng lƣợng không có đƣợc ƣu thế này vì không đƣợc đƣa ra quyết định cuối
cùng nên vụ tranh chấp có nguy cơ không đƣợc giải quyết triệt để, tòa án xét xử
theo nguyên tắc hai cấp và có những thủ tục đặc biệt nhƣ giám đốc thẩm, tái thẩm
dẫn đến quá trình giải quyết tốn thời gian và công sức của các bên.
Thứ ba, đảm bảo bí mật kinh doanh, uy tín nghề nghiệp, tạo khả năng tiếp
tục duy trì mối quan hệ sau khi giải quyết tranh chấp.
Tố tụng trọng tài áp dụng nguyên tắc xét xử không công khai, phiên họp
trọng tài chỉ có các bên tranh chấp tham dự nếu các bên đồng ý thì trọng tài viên có
thể cho phép ngƣời khác tham dự. Trọng tài viên phải có nghĩa vụ giữ bí mật liên
quan tới vụ tranh chấp - đây là tiêu chuẩn đạo đức quan trọng của trọng tài viên
trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại. Phán quyết của trọng tài chỉ đƣợc công bố
rộng rãi nếu đƣợc các bên cho phép. Ƣu điểm này là lợi thế của trọng tài, đặc biệt


trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp liên quan tới bí mật kinh doanh. Các
bên trong tranh chấp sẽ tránh đƣợc dƣ luận không tốt phát sinh khi theo đuổi vụ
kiện. Các bên giữ đƣợc nội dung vụ tranh chấp, kết quả giải quyết tranh chấp nên
có thể bảo vệ đƣợc uy tín nghề nghiệp trên thƣơng trƣờng.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có chứa đựng yếu tố thỏa thuận, các
bên có cơ hội đồng thuận với nhau về nhiều vấn đề. Trọng tài là phƣơng thức giải
quyết tranh chấp có sự xuất hiện của ngƣời thứ ba trung lập. Ngƣời thứ ba này sẽ
mở ra cơ hội giải quyết mâu thuẫn giữa các bên, tạo không khí thân thiện khiến các
bên cởi mở hơn trong quá trình giải quyết bất đồng. Phán quyết của trọng tài ít
nhiều chứa đựng tính thƣơng mại, mềm dẻo trung hòa đƣợc lợi ích nên các bên tự
nguyện thi hành nhiều hơn. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không bị chi phối
bởi tâm lí thắng thua căng thẳng nhƣ tại tòa án, các bên sẽ có sự nhƣợng bộ nhất
định trong việc bảo vệ quyền lợi của mình nhằm đạt đƣợc sự đồng thuận. Tất cả
những điều đó sẽ tạo ra cơ hội cho hai bên tiếp tục quan hệ bạn hàng sau khi giải

quyết tranh chấp.
Thứ tư, trọng tài phù hợp để giải quyết tranh chấp quốc tế.
Quyền lực của trọng tài là quyền lực tƣ rất phù hợp để giải quyết các tranh
chấp có yếu tố nƣớc ngoài. Trọng tài không bị chi phối bởi bất cứ quyền lực nào
ngoài quyền lực đƣợc các bên giao cho, nó độc lập với những yếu tố chính trị, tƣ
tƣởng của một quốc gia hoặc lãnh thổ nhất định. Các bên tranh chấp đều không an
tâm nếu vụ việc đƣợc đƣa ra giải quyết tại tòa án quốc gia - nơi phải chịu những
ràng buộc nhất định với yếu tố chính trị, giai cấp. Tâm lí này dẫn đến các bên trong
quan hệ kinh tế có yếu tố nƣớc ngoài thƣờng chọn trọng tài để giải quyết tranh
chấp.
Trƣớc đây, tồn tại quan điểm hạn chế quyền lực trọng tài trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia, đặt vấn đề chủ quyền quốc gia lên trọng tài để can thiệp vào quá trình
trọng tài vì cho rằng trọng tài là thiết chế của những nƣớc tƣ bản phát triển và
nhằm phục vụ cho những quốc gia này. Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế, cơ
hội giao thƣơng rộng rãi kéo theo sự gia tăng của tranh chấp


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƢỚC

1. Chính phủ (1994), Nghị định số 116/CP ngày 5-9 quy định về tổ chức và hoạt
động của Trọng tài kinh tế, Hà Nội.
2. Chính phủ (2004), Nghị định số 25/ 2004/NĐ-CP ngày 15-01 qui định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh trọng tài thương mại, Hà Nội.
3. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.
4. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.
5. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31-7
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một
số quyết định của Pháp lệnh trọng tài thương mại, Hà Nội.

6. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh trọng tài thương mại, Hà Nội.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

7. Nguyễn Hoàng An (2005), "Để tránh đi đến một thỏa thuận "bất đắc dĩ"", Dân
chủ và pháp luật, Số chuyên đề về trọng tài thƣơng mại quốc tế.
8. Bộ Tƣ pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan
hợp tác quốc tế Nhật Bản (2004), Kỷ yếu các tọa đàm tổ chức tại Việt
Nam trong khuôn khổ dự án JICA 2000- 2003, Quyển 2.
9. Nguyễn Minh Chí, (2005), "Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam những chặng
đƣờng phát triển", Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề Trọng tài thƣơng
mại quốc tế năm 2005.
10. Nguyễn Minh Chí (2006), "Thực trạng và phƣơng hƣớng hoạt động của Trung
tâm trọng tài quốc tế Việt Nam", Hội thảo khoa học: Trọng tài, Bộ Tƣ
pháp tổ chức.
11. Công ước NEWYORK 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng


tài nước ngoài.
12. Nguyễn Minh Đoan (chủ biên) (2006), Các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ
ngh Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
13. Dƣơng Văn Hậu, (1999), Trọng tài thương mại Việt Nam trong tiến trình đổi
mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đào Văn Hội (2004), Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở
nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Hội luật gia Việt Nam (2002), Tờ trình Số 439/HLGVN ngày 1/2 về dự án Pháp
lệnh trọng tài, Hà Nội.
16. Nguyễn Hồng Khởi (2006), "Hai giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của Trung tâm trọng tài thƣơng mại Hà Nội khi Việt Nam là thành viên
của tổ chức thƣơng mại thế giới", Kỷ yếu hội nghị khoa học của Bộ Tƣ
pháp: Tọa đàm về thực trạng sử dụng trọng tài thương mại tại Việt Nam,

Hà Nội.
17. Hoàng Thế Liên, (2000), "Giới thiệu khái quát về phƣơng thức giải quyết tranh
chấp chủ yếu tại Việt Nam trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế và đầu tƣ",
Trong sách: Giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
18. Đặng Thị Bích Liễu (1998), Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường
trọng tài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Luật lệ trọng tài thương mại - kinh tế (1993), tập 1, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh.
20. Luật lệ trọng tài thương mại - kinh tế (1993), tập 2, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh.
21. Luật lệ trọng tài thương mại - kinh tế (1993), tập 3, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh


22. Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế năm 1985.
23. Trần Quang Mỹ (2006), "Trọng tài thƣơng mại ở Việt Nam, thực trạng và
phƣơng hƣớng nâng cao hiệu lực hoạt động", Kỷ yếu hội nghị khoa học
của Bộ Tƣ pháp: Tọa đàm về thực trạng sử dụng trọng tài thương mại tại
Việt Nam, Hà Nội.
24. Nhà pháp luật Việt - Pháp, Xây dựng pháp luật trọng tài, Hội thảo khoa học..
25. Nhà pháp luật Việt Pháp, Trọng tài quốc tế, Hội thảo khoa học.
26. Quy tắc tố tụng trọng tài UNCITRAL năm 1976.
27. Quy tắc tố tụng thống nhất của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
28. Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh.
29. Trần Hữu Huỳnh (2003), "Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại những thử thách phía
trƣớc", Nghiên cứu lập pháp, (4), tr. 61-66.
30. Sở Tƣ pháp Hà Nội (2006), "Báo cáo của Sở Tƣ pháp Hà Nội", Kỷ yếu hội
nghị khoa học của Bộ Tƣ pháp: Tọa đàm về thực trạng sử dụng trọng tài
thương mại tại Việt Nam, Hà Nội.

31. Trung tâm Thƣơng mại quốc tế và Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
(2003), "Trọng tài và các phƣơng thức giải quyết tranh chấp lựa chọn",
Kỷ yếu hội nghị khoa học của Bộ Tƣ pháp: Tọa đàm về thực trạng sử
dụng trọng tài thương mại tại Việt Nam, Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

32. Black’slaw dictionary (1990.
33. OKEZEICHUKWUMERRIJE (1994), Choice of law in international
commercial arbitration, Queron books westport, connecticut law.
TRANG WEB

34.
35.


36.




×