Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Hợp đồng đưa người việt nam đi làm việc ở nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.93 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

HîP §åNG §¦A NG¦êI VIÖT NAM §I lµm viÖc
ë N¦íC NGOµI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

HîP §åNG §¦A NG¦êI VIÖT NAM §I lµm viÖc
ë N¦íC NGOµI
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾN VINH

HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC


Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG ĐƢA NGƢỜI VIỆT NAM ĐI
LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA
PHÁP LUẬT VIỆT NAM ......................... Error! Bookmark not defined.
1.1.

Hợp đồng về đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoàiError! Bookmark

1.1.1. Khái niệm ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Đặc điểm ...................................................... Error! Bookmark not defined.

1.1.3. Các loại hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoàiError! Bookmark no
1.1.4. Tầm quan trọng của hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.

Lƣợc sử quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về đƣa
ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài .. Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Giai đoạn trước năm 1990 ............................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến 2007 ................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Giai đoạn từ năm 2007 trở đi ....................... Error! Bookmark not defined.
1.3.

Pháp luật của nƣớc ngoài về hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm
việc ở nƣớc ngoài và những gợi mở cho Việt NamError! Bookmark not defined.


Kế t luâ ̣n chƣơng 1 ................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG

ĐƢA NGƢỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀIError! Bookmark no
2.1.

Thực trạng quy định của pháp luật về hợp đồng đƣa ngƣời Việt
Nam đi lao động ở nƣớc ngoài ................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Giao kết hợp đồng ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hiệu lực của việc giao kết hợp đồng ............ Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng .......... Error! Bookmark not defined.
2.2.

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên và việc thực hiện hợp đồngError! Bookmark


2.2.1. Quyề n và nghiã vu ̣ của các doanh nghiê ̣p , tổ chức đưa người lao đô ̣ng
đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo hợp đồng (bên A)Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Quyề n và nghiã vu ̣ của người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo
hợp đồng (bên B)........................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Các loại tiền, phí và việc bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở
nước ngoài .................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.

Giải quyết các tranh chấp, vi phạm phát sinh từ hợp đồngError! Bookmark not de

2.3.1. Giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồngError! Bookmark not defined.
2.3.2. Xử lý những vi phạm phát sinh từ hợp đồng Error! Bookmark not defined.

2.4.

Thực trạng về việc giao kết và thực hiện hợp đồng đƣa ngƣời
Việt Nam đi lao động nƣớc ngoài .............. Error! Bookmark not defined.

2.4.1. Những thuận lợi cơ bản của Việt Nam khi tiến hành hoạt động đưa
người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc làError! Bookmark not defined.
2.4.2. Những khó khăn cơ bản của Việt Nam khi tiến hành các hoạt động
đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc làError! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 2 ................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐƢA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI ............ Error! Bookmark not defined.
3.1.

Phƣơng hƣớng hoàn thiêṇ pháp luâ ̣t Việt Nam điều chỉnh về hợp
đồng đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoàiError! Bookmark not

3.2.

Các kiến nghị và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt
Nam điều chỉnh về hợp đồng đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm
việc ở nƣớc ngoài.......................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.1.

Các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t Việt Nam
điều chỉnh về hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài..................................................... Error! Bookmark not defined.


3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về điều chỉnh về hợp

đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.Error! Bookmark not de
Kết luận chƣơng 3 ................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn
được gọi là hoạt động xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động là một hình thức
kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có
thời hạn, nhằm phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp ở các
quố c gia, vùng lãnh thổ đang rơi vào tình trạng thiếu lao động hoặc giá nhân công
tại chỗ quá cao.
Ngược dòng thời gian, từ những năm đầu của thập niên 80, Việt Nam vừa
trải qua sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề,
trong bối cảnh có sự giúp đỡ từ các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô (cũ),
Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), Tiệp Khắc (cũ) và Bungari, việc đưa người Việt
Nam sang làm việc và lao động tại các quốc gia này được tiến hành. Đây được
xem là sự bắt đầu của hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam. Kết quả đã
đem lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển đất nước ta. Theo thống kê của Bộ Lao
động- Thương binh và Xã hội, từ năm 1980 đến 1989, ngân sách nhà nước đã thu
được khoảng 800 tỷ đồng và hơn 300 triệu USD [13], một khoản tiền lớn tại thời
điểm lúc đó. Ngoài giảm bớt số người thất nghiệp trong nước, người lao động
được tiếp cận với công nghệ mới và gửi về nước một khối lượng hàng hóa tiêu
dùng khá lớn, giúp cải thiện cuộc sống gia đình tại Việt Nam trong thời kỳ khó
khăn. Thời điểm những năm đầu thập niên 90, khi Liên Xô (cũ) bị sụp đổ, nước

ta bắt đầu thời kì đổi mới. Hoạt động xuất khẩu lao động đã phát triển mạnh mẽ,
mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Bước sang thế kỷ XXI,
có sự tăng đột biến lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng, nhiều nhất tại ba thị trường Đài Loan, Malaysia và Hàn Quốc, số lao động
đưa đi hàng năm và hiệu quả năm sau đều cao hơn năm trước. Số liệu của Cục
Quản lý Lao động ngoài nước cho thấy, riêng năm 2014, lần đầu tiên Việt Nam
đưa được 106.840 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đây là một

1


con số kỷ lục từ trước đến nay. Đây là một con số nói lên được tiềm năng to lớn
của việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài của Việt Nam [17].
Đặt trong sự phát triển vượt bậc và mạnh mẽ đó, người lao động cũng như
các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng đóng vai trò chính và vô cùng quan trọng. Hai thành phần này tồn tại
song song, có sự liên hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình thực
hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong bối cảnh mối
quan hệ này tốt đẹp và bền vững sẽ mang đến những lợi ích không nhỏ cho đất
nước, cho người lao động và cho các doanh nghiệp như: giải quyết nhu cầu việc
làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho
những người lao động, tăng nguồn ngoại tệ cho Việt Nam và mang lại nhiều lợi ích
kinh tế, xã hội khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó là những hạn chế xuất phát cả từ phía
người lao động và các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
như vấn đề chi phí môi giới quá cao, vi phạm hợp đồng, thiếu trách nhiệm đối với
người lao động ở nước ngoài, nạn lừa đảo và buôn người, bỏ trốn và lưu trú bất hợp
pháp... Những hạn chế này đã tồn tại trong suốt một thời gian dài mà không thể tìm
cách khắc phục triệt để, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của hoạt động xuất
khẩu lao động. Luật người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
2006 sau hơn 09 năm ban hành và thực hiện cũng như hàng loạt các thông tư, nghị

định liên quan vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế và dường như chưa đủ khả năng để
giải quyết, khắc phục được những vấn đề khó khăn trên.
Việt Nam hiện nay đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhằm thực hiện
đúng lộ trình hội nhập với thế giới. Việc duy trì và phát triển hoạt động đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của nước ta đang đứng trước
những thách thức to lớn bởi thị trường hạn hẹp, biến động khó lường, ngày càng
cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy, cần phải có sự điều chỉnh pháp luật để khắc phục
và giải quyết triệt để những hạn chế trong mối quan hệ giữa người lao động và
doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
một cách bền vững hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo

2


hợp đồng. Chính từ những thực trạng đó, người viết đã chọn thực hiện đề tài: “HỢP
ĐỒNG ĐƯA NGƯỜI VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước yêu cầ u gi ải quyết việc làm trong nước và đáp ứng nhu cầu tuyển
dụng lao động Việt Nam của phiá đối tác nước ngoài , đã có nhiều tổ chức, cơ quan
nghiên cứu và cá nhân tìm hiểu về pháp luật đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài. Cho đến nay, đã có nhiề u cuô ̣c hô ̣i thảo , nhiề u công trin
̀ h , bài
viế t về vấ n đề đưa người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c ở nước ngoài

. Trong đó có mô ̣t số

công trình đáng lưu ý như : các bài tham luận trong Hô ̣i thảo quố c tế về viê ̣c gia
nhâ ̣p tổ ch ức Thương mại quốc tế (WTO) đố i với thi ̣trường lao đô ̣ng Viê ̣t Nam do
trường ĐHKHXH và Nhân văn tổ chức ngày


30 tháng 11 năm 2007 tại Hà Nội ;

Luâ ̣n văn của Tha ̣c si ̃ Nguyễn Thi ̣Hoa Tâm năm 2004 về “Xuất khẩu lao động theo
quy đi ̣nh c ủa của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” ;
Bài “Xuất khẩu lao động Viê ̣t Nam trước yêu cầ u hội nhập” của TS. Nguyễn Quố c
Luâ ̣t đăng trên báo Người lao đô ̣ng ngày25 tháng 1 năm 2008; Bài “Để nâng cao chấ t
lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài”trên trang ngày
14 tháng 2 năm 2008 - Nguồ n từ Molisa – Bô ̣ lao đô ̣ng, Thương binh và Xã hội; Bài
“Lại xuất khẩu lao động kiểu “đem con bỏ chợ” đăng trên trang ;
Bài “Quan hê ̣ lao động trong thời đại công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa và nề n kinh tế thi ̣
trường” của TS. Lưu Biǹ h Nhưỡng trong Ta ̣p chí Luâ ̣t ho ̣c số tháng 2 năm 2008; Bài
“Pháp luật lao động trong quá trình toàn cầ u h

óa” của Th .S Pha ̣m Tro ̣ng Nghiã

trong ta ̣p chí Nghiên cứu Lâ ̣p pháp số 18 tháng 11 năm 2008 Bài “Lao động di trú:
Một xu hướng toàn cầu, một nỗ lực toàn cầu” của tác giả Phạm Hồng Thái – Vũ
Công Giao trong Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam năm 2011 của
Nhà Xuất bản Lao động - Xã hội...
Ở mức độ nhấ t đinh
̣ , các công trình nêu trên đã phân tích , đánh giá và đưa ra
những kiế n nghi liên
quan đế n việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đưa người
̣
lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc thông qua hình thức hợp đồng. Nhưng hầ u
như các bài viết nói trên chưa đánh giá được một cách toàn diện những bấ t câ ̣p của

3



pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do còn thiếu các thông tin đầy
đủ về tình hình người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cuộc sống, những khó khăn
và thuận lợi trong công việc của họ tại quốc gia đến làm việc.
Do đó, đề tài luận văn “Hợp đồng đưa người Việ t Nam đi làm viê ̣c ở nước
ngoài” sẽ là mô ̣t công trình nghiên cứu các vấn đề xoay quanh hợp đồng đưa người
đi làm việc ở nước ngoài từ giai đoạn xác lập, thực hiện hợp đồng cũng như giải
quyết tranh chấp và các vi phạm trong hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài kể từ khi Luâ ̣t về vấ n đề này có hiê ̣u lực(01/7/2007) cho đế n nay. Trên cơ
sở đó đánh giá những tác đô ̣ng, ảnh hưởng của pháp luật Việt Nam với thực tiễn điều
chỉnh quan hệ đưa người Việt Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm đề
xuất những giải pháp, kiế n nghi ̣khả thi hướng tới việc hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t Việt Nam
về đưa người lao đô ̣ng Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo hơ ̣p đồ ng , phù hợp
với xu thế vận động của thị trường lao động quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của tác giả khi nghiên cứu đề tài “Hợp đồng đưa người Việt Nam
đi làm viê ̣c ở nước ngoài” là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
hoạt động đưa người Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo hợp đồng theo từng
giai đoạn cụ thể . Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả và hạn chế của pháp luật
Việt Nam về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian qua . Từ
đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t Việt Nam , cũng như nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật Việt Nam trong điều kiện thực tiễn hiện nay nhằm tạo điều
thuận lợi cho người lao động, các doanh nghiệp, tổ chức đưa người đi lao động
nước ngoài, giải quyết những tranh chấp và vi phạm hợp đồng phát sinh trong quá
trình thực hiện hợp đồng.
Với mu ̣c đích đó, nhiê ̣m vu ̣ của luâ ̣n văn được xác định cụ thể như sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến việc đưa người

Việt


Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo hợp đồng và việc điều chỉnh bằng pháp luật Việt
Nam đối với vấn đề này;

4


- Phân tích , đánh giá thực tra ̣ng ban hành và thực hiện pháp luâ ̣t Việt Nam
hiê ̣n hành điều chỉnh về hợp đồng đưa người lao đô ̣ng Việt Nam đi làm viê ̣c ở
nước ngoài ;
- Nhận xét về những bấ t câ ̣p của pháp luâ ̣t Việt Nam điều chỉnh về hợp đồng
đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiê ̣n pháp luật lao động Việt Nam
điều chỉnh về đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu đã được xác định ở phần trên

, đố i

tươ ̣ng nghiên cứu của đề tài được xác định là :
- Nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng đưa người lao động
Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài ;
- Nghiên cứu thực trạng quan hê ̣ hợp đồng giữa các bên trong hoa ̣t đô ̣ng đưa
người lao đô ̣ng Việt Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài

, trong đó chủ yếu nghiên cứu

những khía cạnh chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật Việt Nam như: quan hệ
giữa chủ thể thực hiện dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài theo
hợp đồng (doanh nghiệp dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp) và người lao động với

mục đích tìm kiếm, giới thiệu và môi giới lao động; quan hệ giữa cơ quan nhà nước
có thẩm quyền của Việt Nam với chủ thể đưa người lao động Việt Nam ra nước
ngoài nhằm thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành...
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong điều kiện thời gian và quy mô còn nhiều hạn chế

, đồng thời để phù

hợp với đối tượng nghiên cứu đã được xác định , tác giả chủ yếu tập trung vào việc
nghiên cứu trong phạm vi các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t Việt Nam về hợp đồng đưa
người lao đô ̣ng Việt Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài với hai hình thức : (i) thông qua
các doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài và (ii) thông qua hình thức đưa tu nghiệp sinh, thực
tập sinh đi thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài.

5


Theo đó, những hình thức hợp đồng khác theo quy định trong Luật đưa
người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài tạm thời sẽ chưa được đề cập trong phạm
vi của luận văn. Ví dụ như, hình thức thông qua các doanh nghiệp trúng thầu, nhận
thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài được phép đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài, hình thức thông qua hợp đồng cá nhân người lao động trực
tiếp ký kết với chủ sử dụng lao động nước ngoài.
Đồng thời, những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng do pháp luật của quốc gia tiếp nhận lao động
điều chỉnh, hoặc được sự điều chỉnh của các hiệp định quốc tế về lao động, của các
Công ước quốc tế về lao động di trú sẽ không được nghiên cứu trong phạm vi của
đề tài này. Một trong những nguyên nhân đó là do pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này

quá đa dạng nên tác giả chưa thể đầu tư nghiên cứu toàn diện trong phạm vi luận
văn thạc sỹ. Một nguyên nhân khác là việc thu hẹp phạm vi nghiên cứu như trên sẽ
giúp tác giả có điều kiện tập trung sâu hơn vào một số vấn đề rất phức tạp của lĩnh
vực này, mặc dù đã được pháp luật lao động Việt Nam điều chỉnh nhưng vẫn còn
nhiều bất cập. Cụ thể là vấn đề xoay quanh hợp đồng đưa người đi làm việc ở nước
ngoài như hình thức thông qua các doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được
phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và thông qua hình
thức đưa tu nghiệp sinh, thực tập sinh đi thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài cụ
thể là điều kiện giao kết, quyền và nghĩa vụ các bên và việc thực hiện hợp đồng,
giải quyết tranh chấp và vấn đề xử lý vi phạm xoay quanh hai hình thức này theo
pháp luật Việt Nam…
Với việc thu hẹp đối tượng và phạm vi nghiên cứu như đã nêu, tác giả
mong muốn sẽ giải quyết được tương đối toàn diện những vấn đề được đưa vào
nghiên cứu trong luận văn dưới các góc độ lý luận, thực trạng ban hành và thực
hiện pháp luật, cũng như đề xuất được những kiến nghị khả thi góp phần hoàn
thiện pháp luật lao động Việt Nam khi điều chỉnh về hợp đồng đưa người Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài.

6


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vâ ̣n du ̣ng phương pháp luâ ̣n của chủ
nghĩa Mác – Lênin với phương pháp duy vâ ̣t biê ̣n chứng để giải quyế t các vấ n đề
về hợp đồng đưa người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c ở nước ngoài
kết hợp và linh hoạt các phương pháp nghiên cứu như

. Đồng thời , sử du ̣ng

: phân tić h , thố ng kê , khảo


sát thực tiễn...
6. Ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng của đề tài
Nghiên cứu đề tài “Hợp đồng đưa người Vi ệt Nam đi làm viê ̣c ở nước
ngoài” có ý nghĩa trên hai phương diện lý luận và thực tiễn . Trong phạm vi nghiên
cứu đã được xác định , tác giả đi sâu vào viê ̣c nghiên cứu thực tra ̣ng và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện pháp luâ ̣t lao động Việt Nam hiê ̣ n hành điều chỉnh hợp đồng
đưa người lao đô ̣ng Việt Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài .
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các cơ quan lâ ̣p pháp có thêm tư
liệu tham khảo phục vụ cho công tác hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t . Đồng thời, đề tài cũng
phục vụ cho việc học tập , nghiên cứu của những sinh viên luật học quan tâm đế n
vấn đề này trong quá trình được đào tạo tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
và các trường đại học thuộc chuyên ngành luật học cũng như những chuyên ngành
khác nếu liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục , lời nói đầu , kết luận, tài liệu tham khảo , luâ ̣n văn được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1:

Tổng quan về hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài.

Chương 2:

Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng đưa người Việt
Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài .

Chương 3:

Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm

việc ở nước ngoài.

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt
1.

Báo Đời sống & Pháp luật (2014) “Góc khuất bi ai của lao động Việt bỏ tiền
đi làm chui ở Trung Quốc”, Đăng tại: .

2.

Báo Đời sống & Pháp luật (2014) “Bức tranh toàn cảnh về lao động chui VIệt
Nam ở nước ngoài”. .

3.

Báo Người lao động (2008), Lao động xuất khẩu lại đi… tàu bay giấy!, Đăng
tại: www.nguoilaodong.com.

4.

Báo Người lao động (2008), Lừa đảo xuất khẩu lao động gia tăng: Nhà quản
lý nói gì?, Đăng tại: www.nguoilaodong.com.

5.


Báo Nhân dân điện tử (2014) “Biến tướng phí "đen" trong xuất khẩu lao
động”, Đăng tại: www.nhandan.com.vn.

6.

Báo điện tử VnEconomy thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam (2011),
Chuyện khó tin về lao động Việt tại Nga, Đăng tại: www.vneconomy.vn.

7.

BBC tiếng Việt (2011) “Kiều hối về Việt Nam giảm”. Đăng tại:
www.bbc.co.uk/vietnamese.

8.

Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 về xuất khẩu lao
động và chuyên gia, Hà Nội.

9.

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Tòa án nhân tối cao (2006), Thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT/BLĐTBXHBCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 04 tháng 08 năm 2006 Hướng dẫn việc truy
cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
xuất khẩu lao động ở nước ngoài, Hà Nội.

10. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(2007), Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 04
tháng 9 năm 2007 quy định việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh
nghiệp và tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng, Hà Nội.


8


11. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư số 21/2007/TTBLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2007 Hướng dẫn chi tiết một số điều của
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và
Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội.
12. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2008), Quyết định số 61/2008/QĐBLĐTBXH ngày 12 tháng 08 năm 2008 về mức tiền môi giới người lao động
hoàn trả cho doanh nghiệp tại một số thị trường, Hà Nội.
13. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2012), Lợi ích của Xuất khẩu Lao
động, www.molisa.gov.vn.
14. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 22/2013/TTBLĐTBXH ngày 15/10/2013 quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng
lao động và Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Hà Nội.
15. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Công văn số 5251/LĐTBXHQLLĐNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 về việc giảm mức chi phí đối với người
lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan, Hà Nội.
16. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2014), Văn bản số 327/LĐTBXHQLLĐNN ngày 14 tháng 2 năm 2014, Hà Nội.
17. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2015), Điểm nhấn xuất khẩu lao động
năm 2015, www.molisa.gov.vn.
18. Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư liên
tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04 tháng 9 năm 2007 quy định cụ
thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội.
19. Chính phủ (2006), Quyế t đi ̣nh số 33/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm
2006 về mục tiêu phấ n đấ u đưa người lao động đi làm viê ̣c ở nước ngoài đến
năm 2010, Hà Nội.
20. Chính phủ (2007), Quyế t đi ̣nh 110/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
chương trình mục tiêu quố c gia về viê ̣c làm đế n năm 2010, Hà Nội.


9


21. Chính phủ (2007), Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội.
22. Chính phủ (2007), Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2007
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài, Hà Nội.
23. Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,
đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội.
24. Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
(2013), Thông tin Thị trường Hàn Quốc, Đăng tại: www.dolab.gov.vn.
25. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
(2015), Báo cáo số 01/BC-QLLĐNN ngày 18/01/2015 của Cục quản lý việc
làm ngoài nước – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tổng kết công tác
năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015, Hà Nội.
26. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
(2015), Văn bản số 18/QLLĐNN-ĐL-CM ngày 8 tháng 1 năm 2015, Hà Nội.
27. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
(2015), Văn bản số 19/QLLĐNN-ĐL-CM ngày 8 tháng 1 năm 2015, Hà Nội.
28. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
(2015), Văn bản số 20/QLLĐNN-ĐL-CM ngày 8 tháng 1 năm 2015, Hà Nội.
29. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
(2015), Văn bản số 21/QLLĐNN-ĐL-CM ngày 8 tháng 1 năm 2015, Hà Nội.
30. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
(2015), Văn bản số 22/QLLĐNN-ĐL-CM ngày 8 tháng 1 năm 2015, Hà Nội.
31. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
(2015), Văn bản số 23/QLLĐNN-ĐL-CM ngày 8 tháng 1 năm 2015, Hà Nội.

32. Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế,
xã hội và văn hóa năm 1966.

10


33. Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (1990), Công ước quốc tế về quyền của người
lao động di cư và các thành viên trong gia đình năm 1990 được Đại hội đồng
Liên hợp quốc thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1990 có hiệu lực vào ngày 01
tháng 7 năm 2003.
34. Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam (2014), Báo cáo Tình hình Buôn người năm
2014, vietnamese.vietnam.usembassy.gov, (truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2015).
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Lê Đạt (2009), Hậu xuất ngoại: Thất nghiệp, www.tienphong.vn.
39. Văn Phúc Hậu (2010), Xuất khẩu lao động - Có hợp đồng, thiếu nhân lực, Báo
Sài Gòn online, Đăng tại: .
40. Vũ Thu Hiền (2014), “Đặc san về chủ đề tranh chấp lao động và giải quyết
tranh chấp lao động”, Đặc san về tuyên truyền pháp luật tháng 2/2014 của Hội
đồng phối hợp phổ biến và giáo dục pháp luật trung ương.
41. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 370/HĐBT ngày 9 tháng 11 năm
1991 ban hành Quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài, Hà Nội.
42. Hội Luật gia Việt Nam (2008), Những điều cần biết về người lao động di trú,
NXB Hồng Đức.
43. Lan Hương (2008), Những lãnh địa “cắt cứ” trong tuyển xuất khẩu lao động,

www.dantri.com.vn.
44. Khanh Lê (2014), Hoạt động xuất khẩu lao động trong năm 2014: Những tín
hiệu tích cực, Đăng tại .
45. Nguyễn Mai (2010), Xử phạt nhẹ doanh nghiệp nhờn thuốc, Đăng tại:
.
46. Phạm Trọng Nghĩa (2008), “Pháp luâ ̣t lao đô ̣ng trong quá trin
̀ h toàn cầ u hóa” ,
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (11).

11


47. Nguyễn Thị Phượng, (2009), Hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thực
trạng và một số khuyến nghị, www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com.
48. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động, Hà Nội.
49. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
50. Quốc hội (2006), Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng, Hà Nội.
51. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
52. Duy Quốc (2005), Thêm nhiều cơ hội cho người đi XKLĐ, Báo Người Lao
động, Đăng tại: .
53. Duy Quốc (2005), Xấu mặt lao động Việt, Báo Người lao động. Đăng tại:
/>54. Phạm Hồng Thái – Vũ Công Giao (2011), Lao động di trú: Một xu hướng toàn
cầu, một nỗ lực toàn cầu, Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt
Nam, NXB Lao động - Xã hội.
55. Phạm Thanh (2013), Bắt “bệnh” nạn lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc,
Báo điện tử Dân trí. www.dantri.com.vn, (Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2015).
56. Tổ chức lao động quốc tế (1949), Công ước ILO số 97 về Di cư để làm việc,
(ILO Migration for Employment Convention (Revised) (No. 97)).
57. Tổ chức lao động quốc tế (1975), Công ước số 143 (1975) về lao động di cư.

58. Phương Trang (2014), Công bố danh tính 366 lao động Việt Nam cư trú trái
phép ở Hàn Quốc, Báo điện tử VnExpress. www.vnexpress.net, (Truy cập
ngày 20 tháng 4 năm 2015).
59. Nguyễn Lương Trào (2008), “Nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đáp
ứng yêu cầu thị trường lao động quốc tế”, www.tapchicongsan.org.vn.
60. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2010), Báo cáo kết quả giám sát việc tổ chức,
thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội.
61. Hải Yến (2009), Chiến lược xuất khẩu lao động ở Philippines, www.anninhthudo.vn.
II. Tài liệu tiếng Anh
62. Verité (2014), “Forced labor in the production of electronic goods in Malaysia”
page 102, 171, 148. www.verite.org.

12



×