Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quyền của phụ nữ theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.14 KB, 20 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này hoàn toàn là kết quả nghiên cứu
của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Nguyễn Minh Đoan.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn này, tác giả có
tham khảo một số bài viết, chuyên đề, các tài liệu của các tác giả khác, các
nguồn trích dẫn, tham khảo đã được chỉ ra trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Mai Hiên

DANH MỤC BẢNG BIỂU
2


LOẠI

TÊN

TRANG

Tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp các nhiệm

54

BẢNG
2.1

kỳ từ 1985 - 2009
2.2



Thu nhập thực tế hàng tháng của lao động nữ ở các

67

doanh nghiệp ngoài nhà nước
2.3

Số vụ và bị cáo bị đưa ra xét xử về tội hiếp dâm,

85

hiếp dâm trẻ em
BIỂU ĐỒ
2.1

Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội trong các nhiệm kỳ từ

53

1976 - 2007
2.2

Tỷ lệ phụ nữ và nam giới trong các cấp uỷ Đảng

55

nhiệm kỳ 2001 – 2006

PHỤ LỤC

2.1

Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ
2004 – 2009 ở 17 tỉnh, thành phố trên toàn quốc

3

106


Môc lôc
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

2

Danh mục bảng biểu

3

MỞ ĐẦU

6

Chương 1: một số vấn đề lý luận về quyền của phụ nữ ở việt nam
1.1.

Quyền của phụ nữ và pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt
Nam


11
11

1.1.1.

Khái niệm quyền của phụ nữ

11

1.1.2.

Pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam

13

1.1.3.

Vai trò của pháp luật trong việc ghi nhận quyền của phụ nữ

15

1.2.

Các quyền của phụ nữ theo quy định của pháp luật quốc tế và
Việt Nam

1.3.

16


Quá trình hình thành, phát triển quyền của phụ nữ và các quy
định pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam và các tiêu chí

27

để đánh giá chúng
1.3.1.

Quá trình hình thành, phát triển quyền của phụ nữ và các quy
định pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam

1.3.2.

Các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về
quyền của phụ nữ ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về
các quyền của phụ nữ ở việt nam

27

38
47

2.1.

Trong lĩnh vực chính trị

48


2.2.

Trong lĩnh vực kinh tế, lao động

58

2.3.

Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá
thông tin và thể thao

2.4.

71

Trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ gia đình

81

Chương 3: những giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về quyền

90

4


của phụ nữ ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

3.1.


Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt
Nam

3.2.

Những giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về
quyền của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

3.3.

Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
quyền của phụ nữ ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay

90

92

97

KẾT LUẬN

104

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

107

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đất nước Việt Nam sau 20 năm đổi mới cùng với những thành tựu to lớn

về kinh tế, chính trị – xã hội thì những thành tựu về bình đẳng giới và tiến bộ
của phụ nữ cũng rất đáng được trân trọng. Một minh chứng cho sự thay đổi này
5


là tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khoá XI chiếm tỷ lệ 27,31% đã đưa Việt Nam dẫn
đầu các nước Châu á về tỷ lệ nữ trong Quốc hội. Kết quả trên đánh dấu sự quyết
tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ quyền của phụ nữ và mục tiêu vì
sự bình đẳng giới ở Việt Nam. Những thành tựu đó là kết quả trực tiếp, tất yếu
từ sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động phụ nữ, từ hệ
thống pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới ngày càng
được hoàn thiện, từ tinh thần vượt khó, phát huy nội lực phấn đấu vươn lên của
các tầng lớp phụ nữ.
Ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước, Nhà nước Việt Nam đánh giá cao những cống hiến này. Ở Việt
Nam việc bảo vệ quyền của phụ nữ không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, mà
còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình và của từng công dân. Ngay
từ Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam độc lập đã
thể hiện tính dân chủ, không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo.
Nguyên tắc bình đẳng đã được nhắc đến hai lần trong Điều 6, Điều 7 và đặc biệt
là Điều 9 đã ghi nhận: “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”.
Cho đến nay, quyền của phụ nữ đã được pháp luật ghi nhận và chiếm một vị trí
đáng kể trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Ở hầu hết các ngành luật của Việt
Nam như: Luật Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động, Luật
Hình sự, Luật Tố tụng hình sự… đều đã ghi nhận và bảo vệ các quyền của phụ
nữ. Đặc biệt vào ngày 29/7/1980 Việt Nam đã quyết định gia nhập Công ước
quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (gọi là công ước
CEDAW) và có hiệu lực chính thức ở Việt Nam vào ngày 09/03/1982.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì quyền của phụ nữ ở Việt Nam còn
nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết. Trên thực tế không thể phủ nhận rằng,

khoảng cách giới, sự phân biệt đối xử về giới hay nói cách khác là sự phân biệt
đối xử với phụ nữ vẫn còn tồn tại trong đời sống xã hội. Những khoảng cách hay
sự phân biệt đối xử đó có nguyên nhân từ tư tưởng định kiến giới, coi trọng nam
giới hơn phụ nữ; từ nhận thức về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội
chưa sâu sắc, toàn diện, còn cào bằng và chưa xuất phát trên quan điểm bình
6


đẳng giới. Vì vậy, để tiếp tục sự nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ và đảm bảo tốt
nhất quyền của phụ nữ trong việc tham gia vào công tác chính trị, quản lý nhà
nước - xã hội, lao động việc làm… Đảng và Nhà nước cần có những giải pháp
hữu hiệu hơn nữa để giảm bớt, đi đến xoá bỏ sự bất bình đẳng giới ở nước ta
hiện nay. Do đó, hoàn thiện pháp luật về quyền của phụ nữ và đảm bảo quyền đó
được thực hiện trên thực tiễn được coi là xu hướng tất yếu, là việc làm cần thiết
cả về lý luận lẫn thực tiễn của Việt Nam hiện nay.
Để góp phần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và
hoàn thiện cơ sở pháp lý của quyền phụ nữ, tôi đã chọn đề tài: “Quyền của phụ
nữ theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến thời điểm hiện nay, vấn đề nghiên cứu pháp luật về quyền của
phụ nữ đã được các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đề cập đến ở các góc độ
khác nhau. Có rất nhiều chương trình, dự án cũng như các đề tài khoa học viết
về phụ nữ hoặc bình đẳng giới. Đặc biệt trước khi xây dựng và ban hành Luật
Bình đẳng giới, các tổ chức cá nhân của các cơ quan như Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam, Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, các trường đào tạo đã có
nhiều bài viết, hội thảo chuyên đề về quyền của phụ nữ và bình đẳng giới. Các
bài viết, tham luận tại các hội thảo chuyên đề cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề
cập đến quyền của phụ nữ ở từng lĩnh vực hoặc đưa ra những giải pháp về khía
cạnh pháp luật để thực thi các quyền này của phụ nữ. Ở tầm vĩ mô, thời gian qua
Việt Nam cũng đã có nhiều chương trình, dự án tài trợ cho hoạt động nghiên cứu

và phân tích chính sách về quyền của phụ nữ. Chẳng hạn, Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam có dự án “Hỗ trợ xây dựng Luật bình đẳng giới và văn bản hướng dẫn
thi hành” do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ hay dự án “Tăng cường khả năng tư
vấn cấp Bộ” do Thuỵ Điển tài trợ cho Ban vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn… được đánh giá là các chương trình, đề tài lớn nghiên
cứu mang tính khái quát, tổng hợp nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề quyền phụ
nữ.

7


Ngoài ra còn rất nhiều ấn phẩm, tác phẩm của các nhà nghiên cứu, các
chuyên gia viết về đề tài này như các bài viết: “Hoàn thiện pháp luật về lao động
nữ ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Dương Thị Ngọc Lan; “Bảo hiểm xã hội
đối với lao động nữ - cụ thể công ước CEDAW khi dự thảo Luật Bảo hiểm xã
hội” của tác giả Nguyễn Kim Phượng; “Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em trong
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Bắc; “Bảo
vệ quyền phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của tác giả Bùi Thị
Mừng. Gần đây nhất phải kể đến đề tài “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền
của phụ nữ trong một số lĩnh vực ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Mai Thị
Diệu Thuý và một số bài viết đăng trên Tạp chí Luật học như “Pháp luật Việt
Nam với việc thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ” số tháng 3 năm 2006. Trong các công trình của mình, mỗi tác giả đều
có những phân tích, nhận định vấn đề quyền của phụ nữ ở những khía cạnh khác
nhau nhưng chưa khái quát được dưới góc độ chung nhất các vấn đề về quyền
của phụ nữ và pháp luật về quyền của phụ nữ. Do vậy, vấn đề quyền của phụ nữ
ở Việt Nam vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống
pháp luật cũng như quá trình thực hiện có hiệu quả quyền của phụ nữ Việt Nam
trên thực tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là góp phần làm rõ hơn một số vấn
đề lý luận về quyền phụ nữ và pháp luật về quyền phụ nữ, đánh giá một cách có
hệ thống và tương đối toàn diện về quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam,
từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về các quyền của
phụ nữ nhằm bảo đảm sự bình đẳng giới ở Việt Nam.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau đây:
- Làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt
Nam.
- Đánh giá các quy định pháp luật về quyền của phụ nữ trên những tiêu
chí nhất định và quá trình thực hiện chúng trên thực tế để làm sáng tỏ nội dung

8


cũng như chỉ ra những hạn chế, những điểm bất hợp lý trong các quy định của
pháp luật và việc thực hiện chúng trên thực tế.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thực hiện các quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về quyền của phụ
nữ, pháp luật về quyền của phụ nữ và thực tiễn thực hiện các quyền đó trên thực
tế ở Việt Nam từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về quyền của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập tập trung nghiên cứu những vấn đề
sau:
- Một số vấn đề lý luận về quyền của phụ nữ và pháp luật về quyền của
phụ nữ ở Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền
phụ nữ trong một số lĩnh vực pháp luật cụ thể như: lĩnh vực chính trị, lĩnh vực
kinh tế, lao động, lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá,

thông tin và thể thao và lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ gia đình.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện các quyền đó trên thực tế ở Việt
Nam hiện nay;
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của Chủ nghĩa Mác –
Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước
Việt Nam về quyền con người nói chung, quyền phụ nữ nói riêng vì sự tiến bộ
của phụ nữ và mục tiêu bình đẳng giới cao cả.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã áp dụng một số phương pháp cụ
thể như: Phương pháp phân tích để làm sáng tỏ những nội dung thuộc phạm vi
nghiên cứu; phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ mức độ tương quan
giữa những quy định của pháp luật quốc tế với pháp luật Việt nam và đặc biệt là
9


thông qua phương pháp này để có được những đánh giá khách quan giữa quy
định của pháp luật với thực tiễn thực hiện các quy định ấy; phương pháp tổng
hợp và thống kê được sử dụng để khái quát hoá nội dung nghiên cứu một cách
hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Đồng
thời phương pháp này được dùng để thu thập và cung cấp một số số liệu liên
quan đến việc thực thi quyền của phụ nữ trên thực tiễn; phương pháp xã hội học
được dùng để đánh giá, phân tích những điều kiện kinh tế, chính trị xã hội với
việc thực hiện quyền của phụ nữ ở Việt Nam...
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
- Phân tích làm rõ hơn khái niệm về quyền của phụ nữ và pháp luật về
quyền của phụ nữ ở Việt Nam.
- Đánh giá một cách khái quát những thành tựu, cũng như những hạn chế,
bất cập của các quy định pháp luật và quá trình thực hiện pháp luật về các quyền

của phụ nữ ở Việt Nam. Phân tích những nguyên nhân, điều kiện làm cản trở
việc thực hiện các quyền của phụ nữ ở nước ta.
- Đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện một số các quy định pháp luật về
quyền của phụ nữ ở Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện
pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận mục lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 3 chương
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về quyền của phụ nữ ở Việt Nam
Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về các
quyền của phụ nữ ở Việt Nam
Chương 3. Những giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về quyền của phụ
nữ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Chương 1
10


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM
1.1. Quyền của phụ nữ và pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm quyền của phụ nữ
Theo cách hiểu thông thường thì quyền là “điều mà pháp luật hoặc xã hội
công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi” [72, tr.786]. Hiện nay
trong khoa học luật khái niệm quyền của phụ nữ hiện chưa có một cách hiểu
thống nhất và chính thống. Còn rất nhiều ý kiến xung quanh khái niệm này
nhưng các nhà khoa học cũng như những nhà làm công tác thực tiễn đều thống
nhất rằng quyền của phụ nữ không thể tách rời quyền con người. Khái niệm
quyền con người từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng như
trong đời sống xã hội. Có nhiều trường phái nghiên cứu khi tiếp cận khái niệm

quyền con người. Chẳng hạn, trường phái pháp luật tự nhiên thì cho rằng quyền
con người là đặc quyền tự nhiên, khẳng định quyền con người là tự nhiên, vốn
có, nhằm đối lập, phủ nhận quyền con người do vương quyền và thần quyền ban
phát, tặng cho. Trường phái thứ hai lại cho rằng, con người cũng như quyền con
người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Họ quan niệm: Quyền con người
không phải là một khái niệm trừu tượng, cũng không chỉ là quyền cá nhân con
người mang tính tự nhiên, bẩm sinh mà luôn gắn liền với cuộc đấu tranh chống
áp bức bóc lột, chống bất công trong xã hội, chịu sự giới hạn của chế độ kinh tế,
đặc biệt là chế độ chính trị – nhà nước [53, tr.15]. Khái niệm quyền con người
vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu và tranh luận nhưng qua nghiên cứu ý kiến của
các nhà khoa học, chúng tôi nhất trí với cách hiểu sau về quyền con người:
“Quyền con người là những đặc quyền (quyền tự nhiên) của con người được
pháp luật công nhận, điều chỉnh do cá nhân con người nắm giữ trong mối quan
hệ với nhà nước và với những cá nhân con người khác” [79, tr.16]. Làm sáng tỏ
thuộc tính của quyền con người sẽ giúp hiểu rõ bản chất của quyền của phụ nữ,
vì quyền của phụ nữ là một bộ phận của quyền con người nhưng có những thuộc
tính đặc biệt do liên quan đến phụ nữ. Thuộc tính cơ bản của quyền con người là
bao gồm những giá trị gắn với mỗi con người, vừa với tư cách là cá nhân, vừa
với tư cách là thành viên xã hội. Giá trị đó phải được xã hội hoá bằng cách thể
11


chế hoá thành các quyền năng cụ thể, có tính phổ cập, cần thiết cho mọi người.
Quyền con người vừa là thuộc tính tự nhiên của con người, vừa là giá trị nảy
sinh trong đời sống cộng đồng, gắn liền với một nhà nước cụ thể, với một chế độ
chính trị, pháp luật cụ thể. Dựa trên những tiêu chí khác nhau có thể có nhiều
cách phân loại nội dung quyền con người. Theo cách tiếp cận quyền con người
của khoa học pháp lý thì quyền con người được chia thành những nhóm chính
sau:
+ Các quyền tự do dân chủ về chính trị bao gồm: Quyền tham gia quản lý

nhà nước và xã hội; quyền bầu cử, ứng cử, quyền bình đẳng nam nữ, quyền tự
do tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí…
+ Các quyền dân sự (quyền tự do cá nhân) bao gồm: Quyền tự do đi lại cư
trú trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, quyền được an toàn về thư tín, điện thoại, quyền khiếu
nại, tố cáo…
+ Các quyền trong lĩnh vực kinh tế – xã hội bao gồm: Quyền lao động,
quyền tự do kinh doanh, quyền được bảo hộ hôn nhân và gia đình, quyền sở hữu
hợp pháp và quyền thừa kế, được bảo vệ sức khoẻ, quyền được giáo dục đào
tạo, quyền nghiên cứu, phát minh… và một số quyền mang tính chất ưu tiên như
quyền trẻ em, quyền người già, người cô đơn không nơi nương tựa.
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm quyền con người, chúng ta nhận thấy
mối quan hệ tất yếu giữa việc nghiên cứu quyền con người với quyền của phụ
nữ. Hiện nay cũng chưa có một định nghĩa nào nói đến quyền của phụ nữ mặc
dù ở Việt Nam Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội khoá XI thông qua và có
hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Luật Bình đẳng giới không chỉ ra thế nào
là quyền của phụ nữ mà đưa ra những nguyên tắc và biện pháp để thực hiện bình
đẳng giới ở Việt Nam. Mục đích của cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới cũng là
cuộc đấu tranh cho quyền của phụ nữ trên thực tế.
Xuất phát từ mối quan hệ giữa quyền con người với quyền của phụ nữ và
đặc điểm riêng của quyền phụ nữ ta có thể đưa ra khái niệm quyền của phụ nữ
như sau: Quyền của phụ nữ là quyền con người của phụ nữ. Quyền của phụ nữ
12


là những đặc quyền được pháp luật công nhận, điều chỉnh, hay nói cách khác,
phụ nữ có quyền quyết định những gì thuộc về họ và pháp luật bảo vệ những
quyền đó. Khi tiếp cận khái niệm quyền của phụ nữ, quyền con người được hiểu
theo nghĩa xác định hơn, nó phản ánh những quyền cụ thể của một đối tượng cụ
thể. Quyền của phụ nữ được quy định trong pháp luật luôn có sự xem xét những

yếu tố về tâm sinh lý của giới nữ, quan điểm về thuần phong mỹ tục, về văn hoá
của một dân tộc để xây dựng nên một khung quy tắc về hành vi ứng xử quan hệ
giao tiếp giữa người nam và nữ, sao cho vừa thể hiện lối sống bình đẳng văn
minh đồng thời vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, tránh xảy ra sự xung đột và
biến đổi xã hội gay gắt. Do đó quyền của phụ nữ không chỉ được hiểu đơn thuần
như quyền con người nhưng cũng không thể tách rời quyền con người.
Xuất phát từ thực tế thực hiện các quyền của phụ nữ hiện nay mà cuộc
đấu tranh cho quyền con người nói chung còn nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có
sự phát huy sức mạnh và sự phối hợp trách nhiệm của cả cộng đồng. Đã có
nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người nhưng quyền của phụ nữ vẫn là mục
tiêu phấn đấu của không chỉ mỗi quốc gia mà còn của cả nhân loại. Mỗi quốc
gia sẽ xây dựng những quy phạm pháp luật riêng để bảo vệ quyền cho phụ nữ.
Có như vậy người phụ nữ mới thực sự được bình đẳng, được bảo vệ và có điều
kiện phát triển.
1.1.2. Pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam
“Quyền con người không phải là một nhân tố đầu tiên có trước Nhà nước
mà phải bằng pháp luật Nhà nước ghi nhận và thiết định mới trở thành hiện
thực” [79, tr.18]. Như vậy, quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ nói
riêng một mặt mang tính chất tự nhiên (quyền tự nhiên), người ta sinh ra đã có
các quyền đó, nhà nước không thể không ghi nhận nhưng mặt khác khi chưa
được nhà nước, pháp luật ghi nhận thì “các quyền tự nhiên” chưa có điều kiện
trở thành hiện thực. Hay nói cách khác, chỉ có pháp luật mới là công cụ hữu hiệu
để bảo vệ quyền con người, quyền của phụ nữ. Pháp luật phải ghi nhận các
quyền của phụ nữ và đảm bảo thực hiện các quyền đó trên thực tế. Ngay tại
Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc được thông qua ngày 10 tháng 12
13


năm 1948 cũng đã xác định nguyên tắc có tính chất khái quát về nhân quyền như
sau: Tất cả mọi người đều có những quyền bình đẳng và không thể chuyển

nhượng. Đó là

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. CÁC VĂN BẢN NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG
1. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW về
chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến
năm 2001, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 11-NQ/TW về
công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
Hà nội.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
5. Ban Dân vận Trung ương (2006), Công ước về xoá bỏ tất cả những hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Hà Nội
6. Bộ Nội vụ (2005), Quyết định số 104/2005/QĐ-BNV ngày 03/10/2005 về việc
ban hành Quy chế cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước
ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước, www.luatvietnam.com.vn
7. Bộ Nội vụ (2006), Quyết định số 04/2006/QĐ-BNV ngày 25/01/2006 về việc
sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 Quy chế cử cán bộ, công chức đi đào
tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước,
www.luatvietnam.com.vn

14


8. Chính phủ (2003), Nghị định số 19/2003/NĐ-CP ngày 07/3/2003 quy định
trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc bảo

đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà
nước, www.luatvietnam.com.vn
9. Chính phủ (1996), Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về những quy định
riêng đối với lao động nữ, www.luatvietnam.com.vn
10. Chính phủ (2001), Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/1/2003 về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo
Nghị

định

số

12/CP

ngày

26/01/1995

của

Chính

phủ,

www.luatvietnam.com.vn
11. Chính phủ (2003), Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân
số, www.luatvietnam.com.vn
12. Liên Hiệp Quốc (1946), Hiến chương Liên Hiệp Quốc, www.mof.gov.vn

13. Quốc hội (2000), Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1995, Hà Nội
14. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Quốc hội (2002), Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1999, Hà Nội
16. Quốc hội (2002), Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2002, Hà Nội
17. Quốc hội (1995), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, www.luatvietnam.com.vn
18. Quốc hội (2002), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(năm 1946, 1959, 1980, 1992 và sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến
pháp 1992), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
19. Quốc hội (2006), Luật Công nghệ thông tin của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, www.luatvietnam.com.vn
15


20. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, www.luatvietnam.com.vn
21. Quốc hội (2004), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, www.luatvietnam.com.vn
22. Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, www.luatvietnam.com.vn
23. Quốc hội (1999), Luật Báo chí của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, www.luatvietnam.com.vn
24. Quốc hội (2001), Luật Bầu cử đại biểu Quốc của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1997 và

sửa đổi bổ sung năm 2001,


www.luatvietnam.com.vn.
25. Quốc hội (2007), Luật Bình đẳng giới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2007, Nxb Lao động xã hội hội, Hà Nội
26. Quốc hội (2001), Luật Di sản văn hoá của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, www.luatvietnam.com.vn.
27. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, www.luatvietnam.com.vn
28. Quốc hội (2006), Luật Điện ảnh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, www.luatvietnam.com.vn
29. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
30. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2000, Hà Nội
31. Quốc hội (2000), Luật Khoa học và Công nghệ của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, www.luatvietnam.com.vn
32. Quốc hội (2007), Luật Phòng chống bạo lực gia đình của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2007, Hà Nội
33. Quốc hội (2001), Luật Tổ chức Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, www.luatvietnam.com.vn

16


34. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, www.luatvietnam.com.vn
35. Quốc hội (2001), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Quốc
hội

của


nước

Cộng

hòa



hội

chủ

nghĩa

Việt

Nam,

www.luatvietnam.com.vn
36. Quốc hội (2004), Luật Xuất bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, www.luatvietnam.com.vn
37. Thống sứ Bắc Kỳ (1931), Bộ Dân luật Bắc Kỳ, www.thuvienphapluat.com
38. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày
18/4/2005 về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông
thôn, www.luatvietnam.com.vn
39. Thủ tuớng Chính phủ (2004), Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 08/01/2004
hướng dẫn tiêu chuẩn, cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và
quy trình công tác nhân sự Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân nhiệm
kỳ 2004 –2009, www.luatvietnam.com.vn

40. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày
10/01/2006 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình,
www.luatvietnam.com.vn
41. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg ngày
21/01/2002 phê duyệt chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt
Nam đến năm 2010, www.luatvietnam.com.vn
42. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2005) Pháp lệnh Cán bộ công chức của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
43. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Dân số của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, www.luatvietnam.com.vn
44. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2000), Pháp lệnh Thể dục thể thao của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, www.luatvietnam.com.vn
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
17


45. TS. Lê Mai Anh (2004), “Thực hiện các quyền bình đẳng cơ bản của phụ nữ
theo CEDAW tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Luật học, số (3)
46. Lê Thị Thu Ba (2005), Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về
bình đẳng giới, Báo cáo chuyên đề tại hội thảo chính sách và pháp luật
về bình đẳng giới, Hà Nội.
47. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Hệ
thống chính sách và đạo luật cơ bản tác động đến quá trình phát triển
cân bằng giới ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội
48. Thanh Bình (2002), “Bạo lực đối với phụ nữ, cần có những quy định cụ thể”,
Báo Pháp luật Bộ Tư pháp, số (4).
49. Luật gia Lê Thị Châu, Lê Thị Phúc (1999), Địa vị pháp lý của lao động nữ
theo Bộ luật Lao động, Nxb Lao động, Hà Nội.

50. Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường (2002), “Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000”, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội
51. Ths. Bùi Thị Đào (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ
nữ ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học số (3).
52. PGS-TS Nguyễn Đăng Dung (2001) “Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy
nhà nước” Nxb Giao thông vận tải, Hà nội, tr 105
53. PGS – TS Trần Ngọc Đường “Quyền con người quyền công dân trong nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”(2004), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội
54. Phạm Hồng Hải (2001) “Bộ luật Hình sự 1999 với vấn đề bảo vệ quyền lợi
của phụ nữ và trẻ em”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số (3).
55. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Vì quyền trẻ em và sự
bình đẳng của phụ nữ, Hà Nội.
56. Nguyễn Thị Hồi (2006), Chuyên đề: Việc thực hiện một số quyền chính trị
của phụ nữ theo CEDAW ở Việt Nam, Hà Nội

18


57. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1999), Báo cáo Quốc gia lần thứ II về tình
hình thực hiện Công ước Liên hợp quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
58. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2001), Quyền bình đẳng của phụ nữ trong
pháp luật Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
59. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam - Cơ quan hợp tác quốc tế Thuỵ Điển
(2004), Giới và quyền của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam, Hà Nội.
60. Dương Thị Ngọc Lan (2000), Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lao
động nữ ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội.
61. Dương Thanh Mai (2004), Công ước của Liên Hợp Quốc và pháp luật Việt

Nam về xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
62. Bùi Thị Mừng (2004), Bảo vệ quyền của phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam năm 2000, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội.
63. Hoàng Thị Kim Quế (2001), “Những đặc thù và sự phát triển của pháp luật
về phụ nữ, hôn nhân và gia đình ở nước ta”, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, (3)
64. Lê Minh Tâm “Xây dựngvà hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
2003.
65. Lê Minh Tâm, Về khái niệm hiệu quả pháp luật và những tiêu chí xác định
hiệu quả pháp luật, Tạp chí Nhà nước và pháp luật 11/2000.
66. Ngô Bá Thành (1998) “Về quyền làm chủ của phụ nữ Việt Nam”, Tạp chí
khoa học về phụ nữ số (3)
67. Lê Thi “Bạo lực một trong những nguyên nhân hạn chế sự tiến bộ của phụ
nữ”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 3 năm 2001
68. Mai Thị Diệu Thuý (2007), Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của phụ
nữ trong một số lĩnh vực ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật
học, Hà Nội

19


69. Toà án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết ngành toà án năm 2003 và
phương hướng nhiệm vụ ngành toà án năm 2004, Hà nội.
70. Toà án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết ngành toà án năm 2004 và
phương hướng nhiệm vụ ngành toà án năm 2005, Hà nội.
71. Toà án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tham luận của toà hình sự, dân sự,
kinh tế, lao động, hành chính, Hà nội.
72. Trung tâm từ điển học (1997) Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

73. Trung tâm nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ (1999), Báo cáo tóm tắt kết quả
điều tra xã hội học về hộ gia đình và quyền sử dụng đất tại thành phố
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
74. Trường Đại học Luật Hà nội (2005), Đặc san các vấn đề pháp luật về bình
đẳng giới, Tạp chí Luật học
75. Trường Đại học Luật Hà nội (2007), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp
luật, Nxb Tư pháp, Hà nội.
76. Trường Đại học Luật Hà nội (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học - Việt Nam
với việc thực hiện Công ước về xoá bỏ tất cả những hình thức phân biệt
đối xử với phụ nữ (CEDAW), Hà nội.
77. Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2001), Số liệu thống kê
về giới ở Việt Nam, Hà nội
78. Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2005), Báo cáo đánh
giá việc thực hiện và tác động của dự án “Tăng tỷ lệ nữ tham gia Hội
đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004 - 2009”, Hà nội.
79. Viện thông tin khoa học xã hội, Trung tâm nghiên cứu quyền con người
(1995), Quyền con người trong thế giới hiện đại, Nhà in viện thông tin
khoa học xã hội
80. Website của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, www.mattran.org.vn
81. Website của Bộ Tư pháp, www.moj.gov.vn
82. Website của Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, www.hoilhpn.org.vn
83. Website của Báo Thể thao Việt Nam, www.thethaovietnam.com.vn

20


21




×