Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần dược phẩm vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

VŨ KIM DUNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC PHẨM VĨNH PHÚC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: CB140591

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM CẢNH HUY

HÀ NỘI - 2016


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

MỤC LỤC
MỤC LỤC ________________________________________________________ i
DANH MỤC CÁC HÌNH, CÁC BẢNG BIỂU __________________________ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ___________________________________ vi
PHẦN MỞ ĐẦU ___________________________________________________ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ___________________________________________ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài _________________________________________ 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ___________________________________ 1


4. Những đóng góp của luận văn ______________________________________ 1
5. Phương pháp nghiên cứu __________________________________________ 1
6. Kết cấu của luận văn ______________________________________________ 2
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP _____________________________________ 4
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh __________________ 4
1.1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh _____________________________________ 4
1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh __________________________________________ 4
1.1.1.2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường __________________ 5
1.1.1.3. Các hình thức cạnh tranh chủ yếu _______________________________ 7
1.1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ____________ 10
1.1.2.1 Năng lực cạnh tranh__________________________________________ 10
1.1.2.2 Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ____________________________ 11
1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp _________ 12
1.2.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần __________________________ 12
1.2.1.1. Thị phần của Doanh nghiệp ___________________________________ 12
1.2.1.2 Tốc độ tăng trương thị phần hằng năm ___________________________ 13
1.2.2. Chất lƣợng của sản phẩm và các quá trình sản xuất _______________ 13
1.2.3. Giá cả sản phẩm, dịch vụ ______________________________________ 13
1.2.4. Hiệu quả kinh doanh _________________________________________ 14
1.2.5. Khả năng đổi mới của doanh nghiệp ____________________________ 15
1.2.6. Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng ______________________ 15
Học viên: Vũ Kim Dung

i

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc


1.2.7. Khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ quá
trình kinh doanh __________________________________________________ 16
1.2.8. Thƣơng hiệu và uy tín của doanh nghiệp. ________________________ 17
1.2.9. Khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế
quốc tế __________________________________________________________ 17
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp _____ 18
1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài __________________________ 18
1.3.1.1 Môi trường vĩ mô ____________________________________________ 18
1.3.1.2 Môi trường vi mô ____________________________________________ 21
1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trƣờng bên trong __________________________ 22
1.3.2.1 Nguồn nhân lực _____________________________________________ 22
1.3.2.2 Năng lực tài chính ___________________________________________ 23
1.3.2.3 Năng lực quản lý và điều hành _________________________________ 23
1.3.2.4 Uy tín, thương hiệu của Doanh nghiệp ___________________________ 24
1.3.2.5 Máy móc thiết bị, công nghệ ___________________________________ 25
1.3.2.6 Năng lực Marketing __________________________________________ 25
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ____________________________________________ 26
CHƢƠNG 2______________________________________________________ 28
PHÂN TÍCH, THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM VĨNH PHÚC ______________________________ 28
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần dƣợc phẩm Vĩnh Phúc _______ 28
2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển ______________________ 28
2.1.1.1. Thông tin chung_____________________________________________ 28
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ____________________ 32
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh ________________________________ 35
2.1.2.1 Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu ___________________________________ 35
2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh chính __________________________________ 36
2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua ______ 36
2.1.3.1 Những mặt làm được của Công ty________________________________ 37

2.1.3.2 Những mặt còn hạn chế của Công ty _____________________________ 41
Học viên: Vũ Kim Dung

ii

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

2.1.4. Tình hình đầu tƣ thực hiện các dự án của Công ty ________________ 42
2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Dƣợc phẩm
Vĩnh Phúc _______________________________________________________ 42
2.2.1 Khả năng duy trì và mở rộng thị phần ___________________________ 42
2.2.2 Chất lƣợng sản phẩm và các quá trình sản xuất ___________________ 43
2.2.3 Giá cả sản phẩm, dịch vụ ______________________________________ 44
2.2.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh ________________________________ 44
2.2.5 Năng suất lao động ___________________________________________ 45
2.2.6 Khả năng đổi mới của doanh nghiệp _____________________________ 46
2.2.7 Thƣơng hiệu và uy tín của doanh nghiệp _________________________ 48
2.2.8 Khả năng liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp khác ____________ 49
2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dƣợc
phẩm Vĩnh Phúc __________________________________________________ 49
2.3.1 Các yếu tố bên trong __________________________________________ 49
2.3.1.1 Trình độ quản lý _____________________________________________ 50
2.3.1.2 Nguồn nhân lực ____________________________________________ 710
2.3.1.3 Công nghệ hạ tầng và cơ sở vật chất _____________________________ 54
2.2.3.4. Khả năng tài chính của Công ty ________________________________ 55
2.2.3.5 Thương hiệu và uy tín của Công ty ______________________________ 59
2.2.3.6 Năng lực Marketing của Công ty ________________________________ 60

2.3.2 Phân tích môi trƣờng bên ngoài của Công ty ______________________ 64
2.3.2.1 Môi trường vĩ mô ____________________________________________ 64
2.2.4.2 Môi trường ngành ___________________________________________ 69
2.4. Tổng hợp các điểm mạnh và điểm yếu về năng lực cạnh tranh của công ty
cổ phần Dƣợc phẩm Vĩnh Phúc _____________________________________ 81
2.4.1 Điểm mạnh của Công ty _______________________________________ 81
2.4.2 Điểm yếu của Công ty _________________________________________ 81
2.4.3 Những nguyên nhân còn yếu kém _______________________________ 82
2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan _______________________________________ 83
2.4.3.2 Nguyên nhân khách quan ______________________________________ 83
Học viên: Vũ Kim Dung

iii

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ____________________________________________ 84
CHƢƠNG 3______________________________________________________ 85
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM VĨNH PHÚC ___________________________ 85
3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển của công ty cổ phần dƣợc phẩm Vĩnh
Phúc ____________________________________________________________ 85
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Công ty ________________________________ 85
3.1.2. Định hƣớng phát triển của Công ty _____________________________ 86
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần
dƣợc phẩm Vĩnh Phúc _____________________________________________ 86
3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính __________________________ 86

3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và điều hành ________________ 89
3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực Marketing, quảng bá thƣơng hiệu _____ 92
3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực công nghệ _________________________ 95
3.2.5. Giải pháp nâng cao năng lực nguồn nhân lực _____________________ 97
KẾT LUẬN _____________________________________________________ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO _________________________________________ 103

Học viên: Vũ Kim Dung

iv

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

DANH MỤC CÁC HÌNH, CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BẢNG/ HÌNH

TRANG

Hình 1.2 Mô hình gồm 5 lực lượng của Michel Poter

29

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

40

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty


45

Bảng 2.2: Năng suất lao động

54

Bảng 2.3. Bảng cơ cấu lao động trong công ty

59

Bảng 2.4. Bảng trình độ lao động trong công ty

59

Bảng 2.5. Bảng thu nhập bình quân

60

Bảng 2.6 Tỷ lệ chi trả cổ tức

62

Bảng 2.7: Các khoản phải trả

64

Bảng 2.8: Các khoản phải thu

65


Bảng 2.9: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vốn chủ sở hữu tổng
tài sản và trên chi phí của công ty

66

Học viên: Vũ Kim Dung

v

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ

VIẾT TẮT
ASIAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CTCP

Công ty Cổ phần

DN

Doanh nghiệp


ĐHĐCĐ

Đại hội đại cổ đông

EU

Liên minh châu âu

FDA

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ

GMP

Thực hành tốt sản xuất thuốc

GLP

Hệ thống an toàn chất lượng phòng thí nghiệm

GSP

Thực hành tốt bảo quản thuốc

GDP

Thực hành tốt phân phối thuốc

GPP


Thực hành tốt quản lý nhà thuốc

HĐQT

Hội đồng quản trị

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

LTCT

Lợi thế cạnh tranh

PR

Quan hệ công chúng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SOP

Quy trình điều hành chuẩn

TBCN

Tư bản chủ nghĩa


TPCN

Thực phẩm chức năng

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

VINPHACO

Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc

WHO

Tổ chức y tế thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Học viên: Vũ Kim Dung

vi

Viện Kinh tế và Quản lý



Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường dược phẩm Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng có
tiềm năng lớn và liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, đáp ứng ngày càng
cao nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh của nhân dân. Thuốc sản xuất trong nước
ngày càng khẳng định chất lượng và hiệu quả điều trị. Là một đơn vị sản xuất kinh
doanh Dược phẩm, Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc (Vinphaco) luôn "Lấy
lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động", do đó hiện nay công ty đang là
một trong những doanh nghiệp sản xuất dược phẩm hàng đầu Việt Nam, có sản
lượng thuốc tiêm vào thị trường đứng đầu cả nước. Các sản phẩm thuốc do
Vinphaco sản xuất đều có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đã có mặt tại hầu hết 63 tỉnh
thành trên cả nước, góp phần đáng kể vào sự nghiệp chung chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cho cộng đồng, đồng thời có một phần xuất khẩu sang thị trường các nước
Đông Nam Á.
Tuy vậy công nghiệp dược Việt Nam chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu
cầu sử dụng thuốc tân dược của người dân và 50% còn lại phải nhập khẩu, chưa kể
nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và các hoạt chất để sản xuất thuốc. Do hầu hết các
doanh nghiệp đều sản xuất các dòng thuốc phổ biến có giá rẻ nên các công ty dược
nội địa cạnh tranh quyết liệt trong phân khúc thị trường hạn hẹp, trong khi biệt dược
có giá trị cao đều do Doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh.
Mặt khác, người dân nói chung và không ít thầy thuốc nói riêng vẫn còn có
quen dùng thuốc ngoại đắt tiền để chữa bệnh trong khi hiệu quả so với thuốc sản
xuất tại Việt Nam là tương đương. Chính những thói quen này gây tốn kém, lãng
phí kinh phí cho chữa bệnh rất lớn, vì thuốc nhập ngoại thường có giá thành đắt hơn
nhiều trong khi đó thuốc sản xuất tại Việt Nam thì được sử dụng rất thấp.
Đứng trước thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện nay, việc nâng

cao năng lực cạnh tranh của các công ty cổ phần dược phẩm nói chung và công ty
cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc nói riêng là rất quan trọng. Qua đó sẽ nâng cao vị
thế, chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường của Công ty. Nhận thức được vấn
Học viên: Vũ Kim Dung

1

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

đề này và qua quá trình học tập rèn luyện cùng với sự hướng dẫn của Thầy giáo –
TS. Phạm Cảnh Huy em xin chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh cho Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc” cho luận văn tốt nghiệp
Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của mình
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
dược phẩm Vĩnh Phúc trong hoạt động kinh doanh, phân tích môi trường vĩ mô,
môi trương nghành, phân tích nội bộ, tổng hợp các cơ hội và nguy cơ nhằm tìm ra
các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội, thách thức và từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao năng lực canh tranh của đơn vị trong hoạt động kinh doanh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược
phẩm Vĩnh Phúc trong hoạt động kinh doanh dược phẩm.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc trong hoạt động kinh doanh dược phẩm từ
năm 2013 đến năm 2015, đồng thời dựa vào định hướng phát triển của ngành dược
để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
dược phẩm Vĩnh Phúc trong hoạt động kinh doanh dược phẩm.

4. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn là hệ thống hoá và phát triển một số vấn đề lý luận về cạnh tranh,
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và những đặc điểm cơ bản của ngành Dược
phẩm;
- Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm
Nam Hà trong hoạt động kinh doanh dược phẩm, nêu ra những cơ hội, thách thức,
điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần dược phẩm Vĩnh Phúc trong hoạt động kinh doanh.

Học viên: Vũ Kim Dung

2

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp
khác nhau. Đó là các phương pháp nghiên cứu tài liệu, hệ thống hoá, phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích, nghiên cứu điển hình, quan sát thực tế và các số
liệu điều tra thu thập, phân tích tư liệu thực tế để đánh giá thực trạng và đề xuất các
giải pháp nhằm năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc
trong hoạt động kinh doanh dươc phẩm.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.

Chƣơng 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
dược phẩm Vĩnh Phúc.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần dược phẩm Vĩnh Phúc

Học viên: Vũ Kim Dung

3

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh trong các lĩnh vực
kinh tế và xã hội. Một trong những khó khăn là không có một sự thống nhất rộng rãi
về định nghĩa khái niệm này. Lý do là thuật ngữ này được sử dụng để đánh giá cho
tất cả các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia và cả các khu vực liên quốc gia.
Nhưng những mục tiêu cơ bản được đặt ra khác nhau phụ thuộc vào góc độ xem xét
là của quốc gia hay doanh nghiệp. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu
chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh trong môi trường
quốc gia hay quốc tế thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống vật
chất và phúc lợi cho nhân dân. Ở đây, thuật ngữ cạnh tranh được tiếp cận dưới góc
độ trong lĩnh vực kinh tế, một dạng cụ thể của cạnh tranh.

Cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao...và có nhiều
quan niệm khác nhau dưới các góc độ khác nhau:
Trong Từ điển thuật ngữ kinh tế học (2001, trang 42), cạnh tranh là: “sự đấu
tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi
hai bên hay nhiều bên cố gắng dành lấy thứ mà không phải ai cũng dành được”.
Theo nhà kinh tế học Michael E. Porter (2009, trang 31) thì: “Cạnh tranh
(kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là
khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có”.
Theo từ điển bách khoa của Việt Nam 1, (1995 trang 357) thì: “Cạnh tranh
(trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa,
giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối
quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi
nhất”.
Học viên: Vũ Kim Dung

4

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và
các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của
khách hàng.
Ở Việt Nam, đề cập đến “cạnh tranh” là đề cập đến việc dành lợi thế về giá
cả hàng hoá - dịch vụ và đó là phương thức để dành lợi nhuận cao nhất cho các chủ
thể kinh tế. Nói khác đi là dành lợi thế để hạ thấp các yếu tố “đầu vào” của chu
trình sản xuất kinh doanh và nâng cao giá của “đầu ra” sao cho mức chi phí thấp

nhất.
Ngày nay, hầu như tất cả các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và
xem cạnh tranh không chỉ tác động thúc đẩy sự phát triển mà còn là yếu tố quan
trọng lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - xã hội, tạo động lực cho nền kinh tế thị
trường. Vì vậy, khái niệm tổng quát về cạnh tranh có thể được hiểu như sau: Cạnh
tranh là cuộc đấu tranh sinh tồn diễn ra gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể tham
gia thị trường, theo đó các chủ thể kinh tế huy động tổng lực (nội lực và ngoại lực)
của mình trên cơ sở sử dụng các công cụ cạnh tranh nhằm giành được ưu thế
trên thương trường để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận.
1.1.1.2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
a. Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp
Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường. Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh
nghiệp không thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vươn nên để chiếm ưu thế và
chiến thắng. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng
sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại ,
tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình
để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới
khác biệt có sức cạnh tranh cao.

Học viên: Vũ Kim Dung

5

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc


Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “ bản
lĩnh” của mình trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững
mạnh và phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường.
Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinh tế nói
chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh là quy luật khách quan của kinh tế thị trường, mà kinh tế thị trường là
kinh tế TBCN. Kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu và Việt Nam đang xây
dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự
quản lý vĩ mô của nhà nước, lấy thành phần kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Dù ở bất
kỳ thành phần kinh tế nào thì các doanh nghiệp cũng phải vận hành theo quy luật
khách quan của nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp nằm ngoài quy luật vận
động đó thì tất yếu sẽ bị loại bỏ, không thể tồn tại. Chính vì vậy chấp nhận cạnh
tranh và tìm cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình chính là doanh nghiệp
đang tìm con đường sống cho mình.
b. Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng
Trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt thì
người được lợi nhất là khách hàng. Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng không
phải chịu một sức ép nào mà còn được hưởng những thành quả do cạnh tranh mang
lại như: chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lượng phục vụ cao
hơn... Đồng thời khách hàng cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh bằng những
yêu cầu về chất lượng hàng hoá, về giá cả, về chất lượng phục vụ... Khi đòi hỏi của
người tiêu dùng càng cao làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay
gắt hơn để giành được nhiều khách hàng hơn.
c. Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế
Canh tranh là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã hội.
Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh nghiệp phát
triển có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên ở đây cạnh tranh phải là cạnh tranh
hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để cùng phát
triển, cùng đi lên thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững. Còn cạnh tranh

Học viên: Vũ Kim Dung

6

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

độc quyền sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh doanh
không bình đẳng dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã hội,
làm cho nền kinh tế không ổn định. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành lệnh chống độc
quyền trong cạnh tranh, trong kinh doanh để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Cạnh tranh hoàn hảo sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Do đó
buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn phương án kinh doanh có chi phí thấp nhất,
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Như vậy cạnh tranh tạo ra sự đổi mới mang lại
sự tăng trưởng kinh tế.
1.1.1.3. Các hình thức cạnh tranh chủ yếu
a. Theo tính chất cạnh tranh
Có hai hình thức cạnh tranh:
- Cạnh tranh lành mạnh (cạnh tranh mà có “sân chơi” bình đẳng).
- Cạnh tranh không lành mạnh (cạnh tranh mà có “sân chơi” không bình đẳng).
b. Theo mức độ cạnh tranh
Có hai hình thức cạnh tranh:
- Cạnh tranh hoàn hảo (cạnh tranh thuần túy).
- Cạnh tranh không hoàn hảo.
Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh mà trong đó người bán và
người mua không có ảnh hưởng lên giá thị trường, giá cả thị trường là do quan hệ
cung cầu trên thị trường quyết định. Các sản phẩm bán ra có tính chất đồng nhất
cao. Điều kiện tham gia hay rút lui khỏi thị trường rất dễ dàng. Hình thức cạnh tranh

hoàn hảo khó tìm thấy hiện nay.
Cạnh tranh không hoàn hảo: Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh
tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất, mà ở đó các doanh nghiệp có đủ sức
mạnh và thế lực có thể chi phối được giá cả sản phẩm của mình trên thị trường.
Cạnh tranh không hoàn hảo có hai loại: Độc quyền nhóm và cạnh tranh mang
tính độc quyền.
- Độc quyền nhóm: Tồn tại trong các ngành sản xuất mà ở đó chỉ có một ít
người sản xuất, mỗi người đều nhận thức được rằng giá cả các sản phẩm của mình
Học viên: Vũ Kim Dung

7

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động của
những kẻ cạnh tranh quan trọng trong ngành đó.
- Cạnh tranh mang tính độc quyền: Là hình thức cạnh tranh mà trong đó các
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng việc bán các sản phẩm phân biệt (đã được
làm cho khác sản phẩm của các doanh nghiệp khác), các sản phẩm này có thể thay
thế cho nhau ở mức độ cao nhưng không phải là thay thế hoàn hảo. Người bán có
thể thu hút khách hàng bằng các cách hữu hiệu như quảng cáo, khuyến mại, dịch vụ
hậu mãi... Loại hình cạnh tranh này rất phổ biến hiện nay.
c. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường
Có ba hình thức cạnh tranh:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua.
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau.
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau.

Cạnh tranh giữa người bán với người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo
“luật” mua rẻ - bán đắt. Người mua luôn muốn mua được rẻ, ngược lại, người bán
luôn có tham vọng bán đắt. Sự cạnh tranh này được thực hiện trong quá trình “ mặc
cả” và cuối cùng giá cả được hình thành và hành động bán, mua được thực hiện.
Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở
quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó mà mức cung cấp nhỏ hơn
nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh càng trở nên quyết liệt và giá hàng hoá, dịch
vụ đó sẽ càng tăng. Kết quả cuối cùng là người bán thu được lợi nhuận cao, còn
người mua thì phải mất thêm một số tiền. Đây là cuộc cạnh tranh mà những người
mua tự làm hại chính mình.
Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh chính trên vũ
đài thị trường, đồng thời cũng là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất, có ý nghĩa sống còn
đối với các doanh nghiệp. Tất cả các Doanh nghiệp đều muốn giành giật lấy lợi thế
cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ. Kết quả để đánh giá doanh nghiệp nào
chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là việc tăng doanh số tiêu thụ, tăng tỉ lệ thị
phần. Cùng với nó là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất. Trong

Học viên: Vũ Kim Dung

8

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, bởi thế, đã bước vào kinh
doanh thì bắt buộc phải chấp nhận.
Thực tế cho thấy, khi sản xuất hàng hoá càng phát triển, số người bán càng
tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt. Trong quá trình ấy, một mặt sản xuất hàng

hoá với qui luật cạnh tranh sẽ lần lượt gạt ra khỏi thị trường những doanh nghiệp
không có chiến lược cạnh tranh thích hợp. Nhưng mặt khác, nó lại mở đường cho
những doanh nghiệp nắm chắc “ vũ khí” cạnh tranh thị trường và dám chấp nhận
“luật chơi” phát triển.
d. Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ
Có hai hình thức cạnh tranh:
- Cạnh tranh trong nước.
- Cạnh tranh quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập ngày nay thì cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên
gay gắt, cạnh tranh quốc tế đòi hỏi các chủ thể phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế,
thông lệ quốc tế.
e. Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế
Có hai hình thức cạnh tranh:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng
sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh
này, các doanh nghiệp thôn tính nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng
phạm vi hoạt động của mình trên thị trường; những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải
thu hẹp kinh doanh, thậm chí bị phá sản.
Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, hay
đồng minh các doanh nghiệp trong ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi
nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này, các doanh nghiệp luôn say mê với
những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang
ngành nhiều lợi nhuận. Sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này
sau một thời gian nhất định, vô hình chung hình thành nên sự phân phối vốn hợp lý
giữa các ngành sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng là, các doanh nghiệp đầu tư ở các
Học viên: Vũ Kim Dung

9

Viện Kinh tế và Quản lý



Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

ngành khác nhau với số vốn bằng nhau chỉ thu được lợi nhuận như nhau, tức là hình
thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho tất cả các ngành.
1.1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.2.1. Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là khả năng dành chiến thắng trong sự ganh đua giữa
các chủ thể trong cùng một môi trường và khi cùng quan tâm tới một đối tượng.
Trên giác độ kinh tế, năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như
năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh
tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung
cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua
bán, v.v..... Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra
được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ
cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp
so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng để
thu lợi ngày càng cao.
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam 3 (2003, trang 41) “Năng lực cạnh tranh
là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh hoặc một nước dành thắnglợi
(kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị
trường tiêu thụ”.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của
khách hàng. Bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài,
doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải

tiến vị trí của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Năng lực canh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh
nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không
chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị
Học viên: Vũ Kim Dung

10

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

doanh nghiệp…, mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của
sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp gắn với thị phần mà nó nắm giữ, với hiệu quả sản xuất kinh doanh…
Theo báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu (1997) của Diễn đàn Kinh

tế

Thế giới (WEF) do các giáo sư đại học Harvard như Michael E. Porter, Jeffrey
Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây
dựng thì năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có
thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, bảo
đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu
của doanh nghiệp, đồng thời đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra
1.1.2.2. Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là thế mạnh của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác mà
nhờ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khách hàng khi lựa chọn
mua một sản phẩm nào đó họ luôn so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được.

Lợi thế cạnh tranh hướng tới điều này.
Theo Từ điển Thuật ngữ kinh tế học (2001, trang 323) thì “Lợi thế cạnh tranh
là tài sản tích lũy và đặc trưng của xí nghiệp (chi phí thấp, nhãn hiệu cải tiến, chủ
động cung cấp nguyên liệu, v.v.) cho phép xí nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn đối
thủ”.
Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được
để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Nói đến lợi thế cạnh tranh là nói đến lợi
thế mà một doanh nghiệp đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của
họ.
Giáo sư Michael E. Porter (2009) cho rằng lợi thế cạnh tranh là những gì làm
cho doanh nghiệp nổi bật hay khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Đó là những
thế mạnh mà tổ chức có hoặc khai thác tốt hơn những đối thủ cạnh tranh:
- Chi phí: Theo đuổi mục tiêu giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể được.
Doanh nghiệp nào có chi phí thấp thì doanh nghiệp đó có nhiều lợi thế hơn
trong quá trình cạnh tranh, tạo điều kiện để tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình
quân trong ngành.
Học viên: Vũ Kim Dung

11

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

- Sự khác biệt hóa: Là lợi thế cạnh tranh có được từ những khác biệt xoay
quanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra thị trường. Những khác
biệt này có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức như: sự điển hình về thiết kế hay
danh tiếng sản phẩm, công nghệ sản xuất, đặc tính sản phẩm, dịch vụ khách hàng,
mạng lưới bán hàng, phong cách chuyên nghiệp, thương hiệu... và bồi đắp sự hài

lòng của khách hàng. Từ đó mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận…
1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.
Chính vì năng lực cạnh tranh được phân tích dưới nhiều góc độ và xuất phát từ
những quan điểm khác nhau, cho nên các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp cũng khác nhau, phụ thuộc vào mục đích đánh giá, phương pháp luận,
phương pháp đánh giá và mức độ sẵn có của số liệu về doanh nghiệp. Các nhà khoa
học đưa ra nhiều phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
nhưng nhìn chung các quan điểm đó đều xoay quanh các tiêu chí cơ bản sau:
1.2.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần
Khả năng duy trì và mở rộng thị trường của doanh nghiệp được thể hiện trên 2
khía cạnh đó là thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần. Thị phần lớn tạo điều kiện
cho doanh nghiệp hạ thấp chi phí sản xuất do có lợi thế về quy mô, đồng thời củng
cố lòng tin của khách hàng. Tuy nhiên nếu chỉ xét thị phần của doanh nghiệp trong
một thời kỳ nhất định thì chưa thấy hết năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong một thời kỳ cụ thể, thị phần chủ yếu thể hiện vị thế của doanh nghiệp tại thời
điểm đó hơn là thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Cần nghiên cứu
sự biến đổi (tăng, giảm) của thị phần trong các thời kỳ khác nhau để hiểu rõ năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.1.1 Thị phần của doanh nghiệp:
- Thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường là tỷ lệ % giữa doanh số
của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường.
Doanh số của DN
Thị phần của DN

* 100%

=
Doanh số của toàn bộ thị trường

Học viên: Vũ Kim Dung


12

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

- Thị phần của doanh nghiệp so với phần khúc mà nó phục vụ là tỷ lệ % giữa
doanh số của doanh nghiệp so với toàn phân khúc.
Doanh số của DN
Thị phần của DN

=

* 100%
Doanh số của toàn phân khúc

1.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng thị phần hàng năm (Thn):
Thn = Thị phần năm sau – Thị phần năm trước
Nếu Thn > 0: Tức là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tăng nên có khả
năng mở rộng thị phần
Nếu Thn < 0: Tức là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giảm nên không có
khả năng giữ vững được thị phần.
1.2.2 Chất lƣợng của sản phẩm và các quá trình sản xuất
Chất lượng sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu, những thuộc tính của sản
phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác
định với công dụng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm đã trở thành một vũ khí
cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường bởi nó biểu hiện sự thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm. Chất lượng sản phẩm càng cao tức là

mức độ thỏa mãn nhu cầu càng tăng, làm tăng khả năng thắng thế trong cạnh tranh
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó chất lượng sản phẩm cao sẽ làm tăng uy tín cho
nhãn mác sản phẩm của doanh nghiệp và do vậy doanh nghiệp có khả năng định giá
cao hơn, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Mặt khác, chất lượng của các quá trình trong nội bộ doanh nghiệp (thu mua
đầu vào, sản xuất, marketing và dịch vụ bán hàng) được nâng cao sẽ làm tăng hiệu
quả, hạ thấp chi phí đơn vị sản phẩm.
1.2.3. Giá cả sản phẩm, dịch vụ
Đối với người mua "Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà
người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay
dịch vụ đó", còn đối với người bán " Giá cả của một hàng hóa, dịch vụ là khoản thu
Học viên: Vũ Kim Dung

13

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

nhập mà người bán nhận được từ việc tiêu thụ sản phẩm đó". Chính vì vậy, giá cả
vừa quan trọng cho cả người mua và người bán.
Trong cạnh tranh, giá cả có vai trò rất quan trọng. Nếu như chênh lệch về giá
giữa các doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụng
sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đã đem lại
lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vì lẽ đó sản phẩm của
doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và cũng có
nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh ngày càng cao. Bên cạnh
đó giá cả cũng thể hiện được lợi thế về chi phí và khả năng hạ giá thành của sản
phẩm của doanh nghiệp.

1.2.4. Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là biểu hiện cơ bản nhất thể hiện năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Yếu tố này thể hiện trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của doanh
nghiệp nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các yếu tố vật chất cũng như phi vật
chất của doanh nghiệp. Nếu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cao thì doanh
nghiệp có khả năng tái sản xuất mở rộng, mở rộng phần thị trường tiềm năng, nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ vào quy mô sản xuất ngày càng được
mở rộng, tạo lợi thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Doanh thu, tỷ suất lợi
nhuận, tỷ trọng chi phí là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tính hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Lợi nhuận của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận =

x 100
Doanh thu của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này cho thấy nếu thu được 100 đồng doanh thu thì sẽ có bao nhiêu
đồng lợi nhuận trong đó. Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn hiệu
quả, đồng thời phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là cao.
Tổng chi phí
Tỷ trọng chi phí =

x 100
Tổng doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thì phải mất bao nhiêu
Học viên: Vũ Kim Dung

14


Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

đồng chi phí. Nếu chỉ tiêu này quá cao thì chứng tỏ doanh nghiệp có thể sử dụng
nguồn lực là chưa hiệu quả và cần có biện pháp giảm chi phí để tăng năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp.
1.2.5. Khả năng đổi mới của doanh nghiệp
Tiêu chí này biểu hiện sự nhạy bén của lãnh đạo doanh nghiệp. Muốn thành
công, muốn chiến thắng đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp phải chủ động dự đoán
trước được những biến động của thị trường, đi trước đối thủ cạnh tranh trong việc
đáp ứng những thay đổi nhu cầu đó. Không chỉ thế, doanh nghiệp cần phải tìm ra
những loại sản phẩm mới thay thế sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh đang bán trên thị
trường, thậm chí phải thường xuyên thay đổi sản phẩm của chính doanh nghiệp theo
xu hướng tốt hơn về chất lượng và rẻ hơn về giá thành. Sự ra đời của các sản phẩm
thay thế cho phép doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy lùi sự xâm lấn
của đối thủ trên thị trường mà doanh nghiệp đang tham gia. Khả năng đổi mới của
doanh nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp đứng vững trong thị trường cạnh tranh.
Khả năng đổi mới của doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều khía cạnh: Khả
năng đổi mới của doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức, quản lý, quá trình sản xuất, các
chiến lược mà doanh nghiệp xây dựng và thực hiện cũng như sự cải tiến hoặc sáng
tạo mới các sản phẩm, dịch vụ.
1.2.6. Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Muốn có năng lực cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp cần phải xác định và thoả
mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng đáp ứng nhu
cầu khách hàng của doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều khía cạnh:
- Khả năng cung cấp cho khách hàng đúng hàng hoá, dịch vụ họ cần, vào đúng
thời điểm mà họ muốn. Để phân tích đánh giá chỉ tiêu này cần tập trung và phân
tích hệ thống phân phối sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

- Sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cung
ứng được nhiều loại và chủng loại sản phẩm sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách hàng và do đó có năng lực cạnh tranh cao hơn.
- Thời gian đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này tuỳ thuộc vào hoạt
động đặc thù của doanh nghiệp, thời gian đáp ứng nhu cầu được tính toán khác
Học viên: Vũ Kim Dung

15

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

nhau. Thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng càng được rút ngắn, năng lực cạnh
tranh càng cao.
- Sự hoàn hảo của dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng đang ngày càng trở
thành nhân tố quan trọng thu hút sự trở lại của khách hàng, tăng uy tín cho doanh
nghiệp, nuôi dưỡng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh
nghiệp và bản thân doanh nghiệp.
1.2.7. Khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ
quá trình kinh doanh
Nếu doanh nghiệp có khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực
phục vụ quá trình kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra được các lợi thế cạnh
tranh so với đối thủ cạnh tranh và do đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ
quá trình kinh doanh được thể hiện trên nhiều khía cạnh:
- Khả năng tiếp cận và xử lý các nguồn thông tin hữu ích phục vụ quá trình ra
quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Các thông tin này bao gồm: thông tin về
năng lực cạnh tranh của các hàng hoá, dịch vụ cùng loại (về chất lượng, giá cả, bảo

đảm các tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường, tốc độ cung ứng...); thông tin về cung cầu
và giá cả thị trường; thông tin về các công nghệ mới, thích hợp thông tin về hoạt
động và cả thủ đoạn của đối thủ cạnh tranh; thông tin về hệ thống luật lệ, chính sách
trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam và của các nước mà doanh nghiệp đang tham
gia kinh doanh...
- Khả năng thu hút và phát triển nguồn lực có trình độ cao, chuyên sâu vào
từng hoạt động được giao. Việc đánh giá khả năng này thông qua việc phân tích tình
hình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lao động có trình độ và tay
nghề cao; nhất là phân tích năng suất lao động.
- Khả năng tiếp cận và sử dụng với hiệu suất cao các nguồn lực vật chất cũng
là chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ưu thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thu mua các yếu tố đầu vào có
chất lượng với mức giá cả hợp lý. Doanh nghiệp càng có khả năng tiếp cận các yếu
tố đầu vào có chất lượng và sử dụng chúng càng hiệu quả thì không những làm
Học viên: Vũ Kim Dung

16

Viện Kinh tế và Quản lý


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

giảm giá thành sản phẩm mà còn tăng chất lượng, tăng năng lực cạnh tranh.
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện thông qua quy mô, cơ cấu tài
sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, khả năng huy động các nguồn lực tài chính bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp phục vụ các mục tiêu kinh doanh, khả năng sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.2.8. Thƣơng hiệu và uy tín của doanh nghiệp.

Uy tín của doanh nghiệp với các đối tác kinh doanh (người cung ứng, khách
hàng, đối tác liên minh....) cũng là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế và góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chữ “tín” trong kinh doanh ngày
nay càng có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp làm giảm thiểu các chi phí giao dịch,
nuôi dưỡng các mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp và đối tác.
Một vấn đề rất quan trọng liên quan đến nâng cao uy tín của doanh nghiệp là
khả năng doanh nghiệp sẽ phát triển thành công các thương hiệu mạnh. Nếu sản
phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua
nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp gia tăng.
Nhưng đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ ở số lượng các thương
hiệu mạnh và doanh nghiệp đang có mà quan trọng là đánh giá được khả năng phát
triển thương hiệu của doanh nghiệp. Khả năng đó cho thấy sự thành công tiềm tàng
của doanh nghiệp trong tương lai. Nếu doanh nghiệp có khả năng phát triển thương
hiệu thành.
1.2.9. Khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập
kinh tế quốc tế
Mỗi doanh nghiệp tồn tại trong mối liên hệ nhiều chiều với các đối tượng hữu
quan trong môi trường kinh doanh. Trong kinh doanh thường xuất hiện các nhu cầu
liên kết và hợp tác qua nhiều đối tác với nhau làm tăng năng lực cạnh tranh. Khả
năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh
doanh mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng vận hành liên minh đó một
cách có kết quả và hiệu quả cao, đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Khả năng liên kết
và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt
Học viên: Vũ Kim Dung

17

Viện Kinh tế và Quản lý



Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty CP dược phẩm Vĩnh Phúc

các cơ hội kinh doanh trên thương trường.
Tuy nhiên, trong phạm vi và giới hạn đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ chỉ phân tích
và đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh dược phẩm của Công
ty cổ phần dược phẩm Nam hà dựa trên một số các tiêu chí trong bộ tiêu chí đã nêu
ở trên để phù hợp với cấp độ kinh doanh của ngành dược phẩm.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp
1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài
Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp,
có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chúng tạo ra những cơ hội cũng như thách thức cho doanh nghiệp. Môi trường bên
ngoài gồm:
- Môi trường vĩ mô;
- Môi trường vi mô (môi trường ngành).
1.3.1.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là tổng hợp các nhân tố kinh tế, chính trị pháp luật, văn hoá - xã hội, tự nhiên, công nghệ, tự nhiên... Các nhân tố có thể tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp và doanh nghiệp không thể thay đổi
nó mà cần phải biết thích nghi một cách sáng tạo.
a. Môi trường kinh tế:
- Mức tăng trưởng kinh tế hàng năm được đánh giá thông qua mức tăng GDP
và mức tăng thu nhập bình quân đầu người/năm. Mức tăng trưởng kinh tế ảnh
hưởng trực tiếp đến quy mô và đặc trưng của các cơ hội cũng như thách thức đối
với doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm
hàng hoá, khai thác dịch vụ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ đó tạo ra triển
vọng phát triển cho các doanh nghiệp và làm giảm bớt đi áp lực cạnh tranh trong
phạm vi của những ngành riêng biệt. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái sẽ
làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ khai thác, đồng thời làm tăng
các lực lượng cạnh tranh. Sự giảm sút của nền kinh tế cũng làm cho cuộc chiến về
giá sẽ trở nên khốc liệt hơn trong các ngành đang nằm trong thời kỳ trưởng thành.


Học viên: Vũ Kim Dung

18

Viện Kinh tế và Quản lý


×