Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường cao đẳng du lịch hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.98 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM

ĐỖ THỊ MINH

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
MÔN NGHIỆP VỤ LỄ TÂN KHÁCH SẠN
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2008


đại học quốc gia hà nội
khoa s- phạm
đỗ thị minh

biện pháp quản lý hoạt động dạy - học
môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn
tại tr-ờng cao đẳng du lịch hà nội

luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục
Chuyên ngành: quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Đức

Hà Nội - 2008



LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả bản luận văn xin được bày tỏ lòng

cảm

ơn đến:
- Tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ, cán bộ, giảng viên trong Khoa
Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
- Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các Phòng, Khoa, Bộ môn, Trung tâm và các
đồng nghiệp ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cùng gia đình, bạn bè và những
người thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình chuẩn bị



liệu, nghiên cứu hoàn thành bản luận văn này.
- Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phó giáo sư, Tiến sỹ

Trần

Khánh Đức, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hết lòng giúp đỡ hướng
dẫn em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bản luận văn này.
Tuy nhiên, do trình độ, sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn, bản luận
văn khó tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết, tôi mong nhận được những ý
kiến đóng góp chân thành của các thầy cô và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, tháng 10 năm 2008

Đỗ Thị Minh



MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

1

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3

3.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4

4.

Giả thuyết khoa học

4


5.

Phạm vi nghiên cứu

4

6.

Phương pháp nghiên cứu

4

7.

ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

5

8.

Cấu trúc luận văn

5

Chương 1. Cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy - học

7

1.1.


Tổng quan vấn đề nghiên cứu

7

1.1.1.

Các nhà nghiên cứu giáo dục nước ngoài

7

1.1.2.

Các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam

8

1.2.

Một số khái niệm cơ bản

10

1.2.1.

Quản lý

10

1.2.2.


Hoạt động dạy - học

13

1.2.3.

Quá trình dạy học

14

1.3.

Cơ sở lý luận về quá trình dạy - học

14

1.3.1.

Cấu trúc

14

1.3.2.

Bản chất của quá trình dạy - học

17

1.3.3.


Các đặc điểm của quá trình dạy - học

18

1.4.

Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy - học

20

1.4.1.

Mục đích quản lý

20

1.4.2.

Nội dung và các chức năng quản lý

20

1.4.3.

Quản lý quá trình dạy - học

24

1.4.4.


Phương pháp quản lý

26

1.4.5.

Đánh giá hiệu quả quản lý

29


Tiểu kết chương 1

30

Chương 2. Thực trạng của hoạt động dạy - học và quản lý hoạt
động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại
trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

31

2.1.

Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Trường
Cao đẳng Du lịch Hà Nội

31

2.1.1.


Lịch sử phát triển

31

2.1.2.

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ

33

2.1.3.

Cơ cấu tổ chức

33

2.1.4.

Cơ sở vật chất

34

2.1.5.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên

36

2.1.6.


Quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo

36

2.1.7.

Đối tượng tuyển sinh và loại hình đào tạo

37

2.1.8.

Nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp

38

2.1.9.

Sơ đồ đào tạo

38

2.2.

Thực trạng hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân
khách sạn

40


2.2.1.

Vị trí, tính chất và ý nghĩa của môn học trong chuyên
ngành đào tạo

40

2.2.2.

Mục tiêu môn học

40

2.2.3.

Nội dung chương trình, học liệu

41

2.2.4.

Hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, phương
pháp học

42

2.2.5.

Kiểm tra - đánh giá


48

2.3.

Thực trạng quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ
tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

54

2.3.1.

Lập kế hoạch

54

2.3.2.

Chuẩn bị các điều kiện bảo đảm (chương trình, giảng viên,
cơ sở vật chất)

55

2.3.3.

Quản lý quá trình dạy - học

60

2.3.4.


Kiểm tra - đánh giá

61


2.4.

Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy - học
môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du
lịch Hà Nội

61

2.4.1.

ưu điểm

61

2.4.2.

Hạn chế

63

Tiểu kết chương 2

66

Chương 3. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp

vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà
Nội

67

3.1.

Định hướng phát triển của nhà trường trong các năm tới

67

3.2.

Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

68

3.2.1.

Đảm bảo tính mục tiêu

68

3.2.2.

Đảm bảo tính thực tiễn

68

3.2.3.


Đảm bảo tính hệ thống

68

3.2.4.

Đảm bảo tính khả thi

69

3.3.

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ
lễ tân khách sạn

69

3.3.1.

Nhóm biện pháp 1: Quản lý xây dựng chương trình môn học

69

3.3.2.

Nhóm biện pháp 2: Quản lý quá trình dạy - học

82


3.3.3.

Nhóm biện pháp 3: Quản lý các điều kiện đảm bảo

84

3.4.

Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

89

Tiểu kết chương 3

92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

93

1.

Kết luận

93

2.

Khuyến nghị


95

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

97


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI đã chứng kiến rất nhiều biến đổi
sâu sắc của loài người. Bên cạnh sự phát triển của kinh tế tri thức, công nghệ, đặc
biệt là công nghệ thông tin, mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới cũng đã có
những thay đổi sâu sắc về bản chất. Tuy nhiên một lần nữa con người được đặt vào
vị trí trung tâm của sự phát triển, con người được xem là nguồn lực vô tận, là nhân
tố quyết định đến mục tiêu của sự phát triển. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta
đã thực sự quan tâm đến nguồn lực con người, coi nguồn lực con người chính là
nhân tố quyết định sự phát triển bền vững. Xuất phát từ quan điểm trên, giáo dục đào tạo được coi là chính sách quốc gia quan trọng nhất trong tiến trình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Phát triển giáo dục - đào
tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Do đó, việc đầu tư cho giáo dục - đào tạo là yếu tố cơ bản
để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Nghị quyết Trung ương II khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và
đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh về chất lượng và hiệu quả đào tạo,
về số lượng và quy mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường nhằm
nhanh chóng đưa giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu đối mới của đất nước, thực
hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước”.
Như vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay ở nước ta là đảm bảo và nâng cao chất
lượng trong giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là đối với các cơ sở đào tạo nghề nghiệp

mang tính ứng dụng. Chủ trương đối mới hoạt động dạy - học theo hướng tích cực
trong đào tạo nghề nghiệp đã và đang được các cơ sở đào tạo triển khai thực hiện để
gắn việc đào tạo đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu xã hội.


Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định “... đưa ngành Du
lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”. Và trên thực tế, trong những
năm qua, ngành Du lịch đã đạt được kết quả phát triển đáng khích lệ mặc dù phải đối
mặt với những vấn đề như khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dịch bệnh và thiên tai khắc
nghiệt. Để ngành Du lịch đạt được những kết quả trên và tiếp tục tạo đà cho việc phát
triển trong tương lai đòi hỏi ngành Du lịch Việt Nam phải mở rộng thị trường, tăng
cường quảng bá xúc tiến, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn với du khách, nâng cao
chất lượng dịch vụ và đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp, năng lực giao tiếp ngoại ngữ đáp ứng yêu
cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Việc tạo ra
nguồn nhân lực đáp ứng cho việc phát triển trên đòi hỏi các cơ sở đào tạo về du lịch
phải có chiến lược trong trước mắt và tương lai.
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (trực thuộc Tổng cục Du lịch, nay là Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch) được thành lập ngày 24/7/1972, đến nay đã trải qua
37 năm xây dựng và phát triển. Khởi đầu là Trường Du lịch Việt Nam chỉ đào tạo
công nhân kỹ thuật ở trình độ dạy nghề. Năm 1997, trường được nâng cấp lên
thành Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Hà Nội. Đến năm 2003, trường được
nâng cấp lên thành Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Cùng với sự phát triển chung
của ngành, của đất nước trong sự nghiệp đổi mới, hoạt động dạy - học nói chung
và hoạt động dạy - học các môn chuyên ngành ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động giảng dạy và học tập các
môn chuyên ngành nghiệp vụ từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, phương pháp,
chất lượng và hiệu quả còn bộc lộ một số hạn chế và bất cập so với yêu cầu nhiệm
vụ. Để đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch và xứng
đáng là một trường đầu ngành của du lịch Việt Nam, Trường Cao đẳng Du lịch Hà

Nội cần phải đổi mới hoạt động dạy - học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong
lĩnh vực du lịch để đáp ứng nhu cầu xã hội.


Trước tình hình hiện nay, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã xác định xây
dựng mục tiêu “Rèn luyện kỹ năng thực hành nghiệp vụ và giao tiếp ngoại ngữ
đến mọi cấp học” là phương châm hành động trong công tác giảng dạy và học tập
cho tất cả các chuyên ngành đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội và đòi hỏi của
thực tiễn. Do đặc thù nghề nghiệp, đòi hỏi người học phải được trang bị những
kiến thức kỹ năng nghề nghiệp và khả năng giao tiếp ngoại ngữ để có thể làm việc
trong môi trường hội nhập khu vực và quốc tế. Trong số các kiến thức cần thiết mà
Nhà trường trang bị cho người học thì vấn đề đầu tiên đó là kỹ năng nghề nghiệp.
Kỹ năng này được trang bị bởi các môn nghiệp vụ. Quản lý hoạt động dạy - học
môn nghiệp vụ chuyên ngành có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo
đặc biệt là việc hình thành các kỹ năng nghiệp vụ cho học sinh, sinh viên làm việc sau
khi tốt nghiệp ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội.
Nhận thấy hiện nay chưa có đề tài, luận văn nào nghiên cứu về vấn đề
quản lý hoạt động giảng dạy và học tập môn học Nghiệp vụ lễ tân khách sạn; do
đó xuất phát từ nhận thức trên, với những kiến thức được tiếp thu trong quá
trình học tập chương trình quản lý giáo dục, cộng với thực tiễn công tác, bản
thân tôi nhận thấy việc quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách
sạn ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là việc làm thiết thực và có ý nghĩa. Bởi
vậy, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách
sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp chương
trình Thạc sỹ Quản lý giáo dục với mục đích hệ thống lại kiến thức đã được lĩnh
hội trong thời gian học tập, làm cơ sở đánh giá kết quả học tập của bản thân,
đồng thời mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong công tác tham
mưu với Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Quản trị kinh doanh khách sạn - nhà
hàng, Bộ môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn về công tác quản lý hoạt động dạy học môn học Nghiệp vụ lễ tân khách sạn hiện nay và những năm tiếp theo.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu



2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những biện pháp quản lý thích hợp và hiệu quả hoạt động dạy - học
môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý hoạt động dạy - học môn
Nghiệp vụ lễ tân khách sạn.
- Đánh giá thực trạng hoạt động dạy - học và quản lý dạy học môn Nghiệp
vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân
khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách
sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay việc quản lý hoạt động dạy- học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn
tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội còn nhiều hạn chế và chưa có tác động tích
cực. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động dạy- học môn
Nghiệp vụ lễ tân khách sạn có hiệu quả thì chất lượng dạy và học môn nghiệp vụ lễ
tân khách sạn sẽ được nâng cao và đáp ứng được mục tiêu đề ra của nhà trường và
của ngành du lịch đối với việc phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao
trong giai đoạn hiện nay.
5. Phạm vi nghiên cứu



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản lý giáo dục - Quản lý nhà
trường. Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004/2006.
2. Nguyễn Khánh Bằng. Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học ở đại học
cho phù hợp với những yêu cầu mới của đất nước và thời đại. ĐHQGHN,
Trung tâm đảm bảo chất lượng và Nghiên cứu Phát triển Giáo dục, năm 2000.
3. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở khoa học quản lý. Khoa Sư
phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996/2004.
4. Nguyễn Đức Chính. Chương trình đào tạo và đánh giá chương trình đào tạo.
Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
5. Trần Khánh Đức. Giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân
lực. NXB Giáo dục, 2002.
6. Trần Khánh Đức. Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO
và TQM. NXB Giáo dục, 2004.
7. Vũ Ngọc Hải - Trần Khánh Đức. Hệ thống giáo dục hiện đại trong những
năm đầu thế kỷ XXI (Việt Nam và thế giới). NXB Giáo dục, 2003.
8. Vũ Ngọc Hải - Đặng Bá Lãm - Trần Khánh Đức. Giáo dục Việt Nam đổi mới
và phát triển hiện đại hóa. NXB Giáo dục, 2007.
9. Đặng Bá Lãm - Trần Khánh Đức. Phát triển nhân lực, công nghệ ở nước ta
trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. NXB Giáo dục, 2002.
10. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Giáo trình cao học Quản lý nhân lực. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2003.
11. Cao thị Thanh Mai. Những biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn tiếng
Anh tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định theo hướng chuẩn hoá. Luận
văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, năm 2006.


12. Đỗ Thị Kim Oanh. Biện pháp quản lý chất lượng dạy - học môn tiếng Anh
chuyên ngành ở Trường Trung học Thương mại - Du lịch Hà Nội. Luận văn

Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, năm 2006.
13. Nguyễn Ngọc Quang. Bản chất của quá trình dạy - học. Tài liệu dùng để
nghiên cứu chuyên đề: Giáo dục đại học” theo chương trình cấp Chứng chỉ
phục vụ chức danh giáo chức bậc đại học.
14. Vũ Thị Tuyết. Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy - học tiếng Anh
chuyên ngành ở Trường Đại học Y Hải Phòng. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo
dục, năm 2004.
15. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010. NXB Giáo dục, 2002.
16. Một số văn bản về công tác tổ chức cán bộ của Trường Cao đẳng Du lịch Hà
Nội từ năm 2001 - 2006.
17. Luật Giáo dục. Nhà XB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
18. Quyết định số 2846/QĐ-BVHTTDL, ngày 25/06/2008, ban hành Qui chế về tổ
chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
19. Từ điển Giáo dục học. NXB Từ điển Bách khoa, 2001.
20. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, IX, X. NXB Chính trị
Quốc gia, 1995, 1999, 2006.



×