Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Giải pháp phát triển đội ngũ thanh tra viên chuyên môn cấp trung học phổ thông của thành phố hải phòng giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.44 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

VŨ TUẤN ANH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ THANH TRA VIÊN CHUYÊN MÔN
CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

VŨ TUẤN ANH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ THANH TRA VIÊN CHUYÊN MÔN
CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Văn Quân

HÀ NỘI – 2008




LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm (2006-2008) học tập và nghiên cứu tại Khoa Sư phạm - Đại
học Quốc gia Hà Nội nay em đã hoàn thành khoá học Thạc sĩ chuyên ngành
Quản lý giáo dục và hoàn thành luận văn “Giải pháp phát triển đội ngũ thanh
tra viên chuyên môn cấp Trung học phổ thông của Thành phố Hải phòng giai
đoạn hiện nay”. Em xin trân trọng cảm ơn:
Ban chủ nhiệm Khoa, Hội đồng Đào tạo, Hội đồng khoa học Khoa sư phạm
- Đại học Quốc gia Hà nội, cùng các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đã trực tiếp
giảng dạy, quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, với tất cả sự kính trọng và biết ơn chân thành, em xin được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Bùi Văn Quân - người hướng dẫn khoa học
đã tận tình giúp đỡ em trong việc định hướng đề tài cũng như trong suốt quá
trình nghiên cứu, viết luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn cục thống kê Hải phòng, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải
phòng, Phòng thanh tra Sở, Phòng phổ thông, Ban Giám hiệu và toàn thể Hội
đồng sư phạm các trường THPT Thành phố Hải Phòng nơi em đến trưng cầu ý
kiến, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp em có những tư liệu để hoàn thành luận
văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Đồ sơn,
nơi em công tác, đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, vô cùng biết ơn các bạn đồng nghiệp, gia đình đã sát cánh cùng
em trong cuộc sống và học tập.
Em xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng 12 năm 2008
Tác giả

Vũ Tuấn Anh



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
%

Tỉ lệ phần trăm

&



ĐH

Đại học

ĐHSP

Đại học sư phạm

CĐSP

Cao đẳng sư phạm

CBGV

Cán bộ giáo viên

CBQL

Cán bộ quản lý


CM

Chuyên môn

CNH

Công nghiệp hoá

CSVC

Cơ sở vật chất

CTV

Cộng tác viên

CTVTT

Cộng tác viên thanh tra

ĐH

Đại học

ĐHSP

Đại học sư phạm

GD


Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GTVT

Giao thông vận tải

GV

Giáo viên

HĐH

Hiện đại hoá

HS

Học sinh

KH

Kế hoạch

NVTT

Nghiệp vụ thanh tra


Nxb

Nhà xuất bản

QLGD

Quản lý giáo dục

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

SL

Số lượng

TCCB

Tổ chức cán bộ

Th.sĩ

Thạc sĩ

THCN

Trung học chuyên nghiệp



THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

THSP

Trung học sư phạm

TL

Tỉ lệ

TP

Thành phố

TTCM

Thanh tra chuyên môn

TTGD

Thanh tra giáo dục

TTGD TX-DN


Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Dạy nghề

TTGDTX

Trung tâm Giáo dục thường xuyên

TTV

Thanh tra viên

TTVCM

Thanh tra viên chuyên môn

TTVCN

Thanh tra viên chuyên ngành

VP

Văn phòng

XHH

Xã hội hoá


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội càng phát triển, vị trí, vai trò của nhân tố con người càng quan trọng.

Con người lại là sản phẩm của giáo dục, vì thế giáo dục trở thành động lực thúc
đẩy sự phát triển xã hội loài người. Vai trò nêu trên của giáo dục cũng được xác
lập và thể hiện rõ nét trong quá trình phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, thực
tiễn phát triển giáo dục hiện nay ở nước ta đã bộc lộ nhiều bất cập. Những bất cập
này cần phải được tháo gỡ thì giáo dục mới có thể phát huy được vai trò của mình
vào sự phát triển xã hội. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới phát triển đất
nước, tất yếu và cấp bách phải đổi mới sự nghiệp GD&ĐT theo đường lối mà
Đảng đã chỉ ra. Đổi mới sự nghiệp GD& ĐT, trước hết phải đổi mới công tác quản lý
giáo dục.
Nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo đều coi đổi
mới công tác quản lý là yêu cầu tiên quyết của đổi mới giáo dục, trong đó công
tác thanh tra giáo dục là một khâu thiết yếu của công tác quản lý nhà nước về
GD&ĐT. Nó có mục đích giúp cơ quan lãnh đạo, vừa kiểm tra sự đúng đắn của
bản thân sự lãnh đạo của mình, vừa kiểm tra sự chấp hành của các cơ quan thuộc
quyền, nhằm tìm ra những biện pháp chỉ đạo và quản lý tốt nhất, bảo đảm cho việc
thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề
ra. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt
Nam khoá VIII, phần nói về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã ghi: “Đổi mới cơ chế quản lý, bồi
dưỡng cán bộ, sắp xếp chấn chỉnh và nâng cao năng lực của Bộ máy quản lý
giáo dục và đào tạo. Hoàn thiện hệ thống Thanh tra giáo dục, tăng cường cán bộ
thanh tra, tập trung vào thanh tra chuyên môn” [26, tr. 10].
Hiệu quả công tác thanh tra bao gồm : Các biện pháp quản lý của lãnh đạo tổ
chức thanh tra, biện pháp tác nghiệp của TTV nhằm đạt được những mục tiêu,
nhiệm vụ đã đề ra từ trước với thời gian và chi phí vật chất ít nhất. Hiệu quả công
tác thanh tra gắn bó mật thiết với hiệu quả quản lý nhà nước. Đồng thời hiệu quả
công tác thanh tra còn phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ TTV. Chủ tịch Hồ Chí


Minh đã dạy: Thanh tra là tai mắt của Đảng và Chính phủ, tai mắt sáng suốt thì

người mới sáng suốt.
Với ngành giáo dục, đổi mới công tác thanh tra giáo dục đã và đang trở
thành nhu cầu bức thiết. Đội ngũ thanh tra giáo dục phải thực sự vững mạnh để
thực hiện tốt công tác thanh tra, góp phần nâng cao chất lượng quản lý trường
học, qua đó giúp nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra.
Hải Phòng là một thành phố năng động, nền kinh tế thị trường đã và đang
diễn ra mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Nhiều trường học
tư, trường học liên kết với nước ngoài được thành lập và hoà nhập vào sự nghiệp
giáo dục chung của thành phố. Bên cạnh đó, các trường công lập cũng mở rộng
về quy mô trường lớp. Từ sự phát triển mạnh mẽ đó, giáo dục Hải Phòng đã nẩy
sinh nhiều bất cập. Lực lượng thanh tra thể hiện sự lúng túng trong công tác
thanh tra. Để đảm bảo hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục hoạt động đúng
hướng phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng - Nhà nước và Thành phố
thì nhất thiết phải phát triển đội ngũ thanh tra giáo dục đủ về số lượng và mạnh
về chất lượng. Trong các cấp bậc học, cấp THPT là cấp học quan trọng nhất,
chuẩn bị những hành trang cần thiết để học sinh bước vào các ngành nghề đào
tạo. Từ những phân tích trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài : Giải pháp phát
triển đội ngũ thanh tra viên chuyên môn cấp trung học phổ thông của Thành phố
Hải Phòng giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng về đội ngũ
TTV chuyên môn cấp THPT của TP Hải Phòng, đề xuất một số giải pháp phát
triển đội ngũ TTV chuyên môn cấp THPT, nhằm đổi mới hoạt động thanh tra
chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý giáo dục cũng như nâng cao
chất lượng dạy và học cho các trường THPT của TP Hải Phòng giai đoạn hiện
nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu



Công tác thanh tra và công tác xây dựng, phát triển đội ngũ thanh tra chuyên
môn cấp THPT của TP Hải Phòng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp phát triển đội ngũ TTV chuyên môn cấp THPT của TP Hải Phòng.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động thanh tra và đội ngũ TTV cấp THPT của TP Hải Phòng còn nhiều
điều bất cập, nếu đề ra và thực hiện một số giải pháp phát triển đội ngũ TTV
chuyên môn cấp THPT của TP Hải Phòng nhằm tuyển chọn, bổ nhiệm được tổ
chức một cách hợp lý, thì đội ngũ TTV sẽ đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra
chuyên môn ở cấp THPT trong giai đoạn hiện nay của Thành phố.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về thanh tra giáo dục và đội ngũ TTV
chuyên môn cấp THPT.
- Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ TTV chuyên môn cấp THPT của
TP Hải Phòng.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ TTV chuyên môn cấp THPT
của TP Hải Phòng giai đoạn hiện nay.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và yêu cầu của một luận văn thạc sỹ, đề tài chỉ tập
trung vào vấn đề: Nghiên cứu thực trạng đội ngũ TTV chuyên môn cấp THPT
của Sở GD&ĐT của TP Hải Phòng từ năm 2003 đến nay và khảo sát thực tế 12
trường THPT.
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng phối hợp
các phương pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, quy định của ngành
giáo dục, các tài liệu lý luận về công tác cán bộ, thanh tra, thanh tra giáo dục và các
văn bản có liên quan đến công tác thanh tra để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn



- Phương pháp điều tra bằng phiếu;
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia và phỏng vấn;
- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để phân tích và tổng hợp kết
quả điều tra.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, kết quả
nghiên cứu của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thanh tra và phát triển đội ngũ thanh tra viên
chuyên môn cấp Trung học phổ thông.
Chương 2. Thực trạng đội ngũ thanh tra viên chuyên môn cấp Trung học
phổ thông của Thành phố Hải Phòng trong những năm vừa qua.
Chương 3. Giải pháp phát triển đội ngũ thanh tra viên chuyên môn cấp
Trung học phổ thông của Thành phố Hải Phòng giai đoạn hiện nay.


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI
NGŨ THANH TRA VIÊN CHUYÊN MÔN CẤP TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu lý luận và tổ chức thực tiễn công tác thanh tra giáo dục, thanh tra
công tác chuyên môn trong hệ thống giáo dục hiện nay được thực hiện theo quy định
trong các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này. Tháng 12 năm 1998, Luật
giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành, ở mục 4
chương VII từ điều 98 đến điều 103 đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm của thanh tra giáo dục và đối tượng thanh tra. Ngày 10/12/2002 Chính phủ ra
Nghị định số 101/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục.

Ngày 24/6/2004, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã kí lệnh số 11/2004/L/CTN
công bố Luật thanh tra, đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày
15/6/2004. Ngày 18/8/2006 Chính phủ ra Nghị định số 85/2006/NĐ-CP về tổ
chức và hoạt động của thanh tra giáo dục, thay thế cho Nghị định số 101/2002/NĐCP.
Trong các công trình nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục có nhiều tác giả
nghiên cứu về vấn đề thanh tra, kiểm tra giáo dục nói chung và công tác phát
triển đội ngũ thanh tra giáo dục nói riêng:
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang trong "Những khái niệm cơ bản về lý luận
quản lý giáo dục" - Trường Cán bộ quản lý Trung ương I - 1989 cho rằng chu
trình quản lý gồm 5 giai đoạn: “Chuẩn bị kế hoạch hoá, kế hoạch hoá,tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra. Kiểm tra là giai đoạn cuối cùng của chu trình quản lý. Kiểm tra giữ
vai trò liên hệ nghịch trong quá trình quản lý. Nó giúp cho chủ thể quản lý điều
khiển một cách tối ưu hệ quản lý. Không có kiểm tra không có quản lý" [42, tr.
73].
Tác giả Đặng Quốc Bảo trong "Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục" đăng
trong tài liệu "Những vấn đề quản lý nhà nước và quản lý giáo dục"


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh Quang Anh - Hà Đăng. Những điều cần biết trong công tác thanh tra
giáo dục - đào tạo. Nxb CTQG Hà Nội, 2003.
2. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ. Quyết định số 818-TCCP/VP ngày
21/10/1993. Về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức
ngành thanh tra.
3. Đặng Quốc Bảo. Những vấn đề quản lý nhà nước và quản lý giáo dục.
Trường CBQL GD&ĐT Trung ương 1 - Hà Nội, 1998.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo. Điều lệ trường Trung học. Ban hành kèm theo Quyết
định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007.
5. Bộ giáo dục và đào tạo. Công văn số 7093/TTr ngày 18/8/2003. Hướng dẫn
phương hướng chung cho công tác thanh tra.

6. Bộ giáo dục và đào tạo. Công văn số 7475/BGDĐT-GDTrH ngày 15/8/2008.
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2008-2009.
7. Bộ giáo dục và đào tạo. Công văn số 7623/BGDĐT-TTr ngày 21/8/2008.
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2008-2009.
8. Bộ giáo dục và đào tạo. Giáo trình Triết học Mác – LêNin. Nxb CTQG Hà
Nội, 2002.
9. Bộ giáo dục và đào tạo. Thông tư số 07/2004/TT-BGDĐT ngày 30/3/2004.
Hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư
phạm của giáo viên phổ thông.
10. Bộ giáo dục và đào tạo. Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006.
Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra
hoạt động sư phạm của nhà giáo.
11. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Quyết định số 1177/TCCB ngày 11/6/1992. Quy định
về tiêu chuẩn của cán bộ thanh tra giáo dục,
12. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Quyết định số 478/QĐ ngày 11/3/1993. Ban hành
quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra GD&ĐT.
13. Dương Tiến Công. Biện pháp tổ chức xây dựng lực lượng thanh tra. Nxb
CTQG Hà Nội, 2004.


14. Nguyễn Đình Chỉnh - Phạm Ngọc Uyển. Tâm lý học quản lý. Nxb CTQG Hà
Nội, 2002.
15. Chính phủ. Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13/05/2007. Quy định về
TTV và CTV thanh tra.
16. Chính phủ. Nghị định số 101/2002/NĐ-CP ngày 10/10/2002. Quy định về tổ
chức và hoạt động của thanh tra giáo dục.
17. Chính phủ. Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005. Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra.
18. Chính phủ. Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006. Quy định về tổ
chức và hoạt động của thanh tra giáo dục.

19. Chính phủ. Nghị quyết số 25/2006/NQ-CP ngày 09/10/2006. Ban hành
chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại Hội Đảng
X và Nghị quyết Quốc hội XI về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm
2006-2010.
20. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và kỹ
thuật Hà Nội, 2005.
21. Đảng cộng sản Việt nam. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí
thư khoá IX. Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục.
22. Đảng cộng sản Việt Nam. Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng IX trong lĩnh
vực Khoa giáo. Nxb CTQG Hà Nội, 2001.
23. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X.
Nxb CTQG Hà Nội, 2006.
24. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
Nxb CTQG Hà Nội, 2001.
25. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị TW 9 - Khoá IX. Nxb CTQG
Hà Nội, 2004.
26. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị TW 2 - Khóa VIII. Nxb CTQG
Hà Nội, 1997.


27. Giám đốc Sở GD&ĐT Hải phòng. Quyết định số 706/QĐTTt ngày
28/12/2006. V/v: Bổ nhiệm CTV thanh tra nhiệm kỳ 2007-2009.
28. Phạm Minh Hạc. Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Nxb
CTQG Hà Nội, 2002.
29. Bùi Minh Hiền (chủ biên). Quản lí giáo dục. Nxb ĐHSP, 2006.
30. Ngô Công Hoàn. Tâm lý học xã hội trong quản lý. Nxb ĐHQG HN, 1997.
31. Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Nghị định số 358-HĐBT ngày
28/9/1992. Quy định về tổ chức hoạt động của thanh tra giáo dục.
32. Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước). Pháp lệnh thanh tra 1990. Ban

hành ngày 29/3/1990.
33. Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Văn Lê. Giáo dục học đại cương. Nxb Giáo dục
Hà Nội, 1999.
34. Phạm Tuấn Khải. Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc đổi mới tổ chức và
hoạt động thanh tra nhà nước ở Việt nam. Nxb CAND Hà Nội, 1998.
35. Trần Kiểm. Khoa học quản lý giáo dục. Nxb Giáo dục Hà Nội, 2004.
36. Trần Kiểm. Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. Nxb ĐHQG HN, 2002.
37. Nguyễn Văn Lê. Khoa học quản lý nhà trường. Nxb TPHCM, 1998.
38. Liên bộ Bộ GD&ĐT và Bộ tài chính. Thông tư Liên bộ số 16 TT/LB ngày
23/8/1995. Hướng dẫn thực hiện chế độ đối với giáo viên được điều động làm
nhiệm vụ thanh tra giáo dục.
39. Liên tịch Thanh tra nhà nước và Ban tổ chức cán bộ Chính phủ. Thông tư liên
tịch số 619/1999/TTLT-TTNN-BTCCBCP ngày 12/8/1999. Hướng dẫn việc
tuyển dụng, chuyển ngạch, nâng ngạch công chức thanh tra.
40. Lưu Xuân Mới. Thanh tra giáo dục. Nxb CTQG Hà Nội, 1999.
41. Hà Thế Ngữ . Giáo dục học. Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001.
42. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD. Trường
CBQL GD&ĐT Trung ương 1, 1989.
43. Quốc hội. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
44. Quốc hội. Luật thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 15/6/2004.


45. Quốc hội. Nghị quyết số 56/2006/QH11. Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội
5 năm 2006-2010.
46. Sở giáo dục và đào tạo Hải Phòng (2002), Chuyên đề “Dự báo các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2001 – 2010”.
47. Tập thể tác giả. Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường. Nxb
CTQG Hà Nội, 2007.
48. Tập thể tác giả. Nghiệp vụ công tác thanh tra. Nxb Thống kê Hà Nội, 2003.
49. Thanh tra chính phủ. Quyết định số 1860/QĐ-TTCP ngày 06/9/2007. Ban

hành quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra.
50. Thủ tướng Chính phủ. Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001-2010. Ban
hành kèm Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001.
51. Nguyễn Như Ý (chủ biên). Đại từ điển Tiếng Việt. Nxb ĐHQG TP HCM,
2007.



×