Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bước đầu mô tả hệ thống ngữ âm tiếng sán dìu ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.98 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ KIM THOA

BƢỚC ĐẦU MÔ TẢ HỆ THỐNG NGỮ ÂM
TIẾNG SÁN DÌU Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam
Mã số
: 5.04.31

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.TRẦN TRÍ DÕI

Hà Nội - 2005


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Nguyễn Thị Kim Thoa


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 1
MỤC LỤC............................................................................................................................. 2


QUI ƢỚC TRONG VIỆC TRÌNH BÀY............................................................................ 4
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 5

I.
II.

III.

Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài................................ 5
Vài nét khái quát về địa bàn khảo sát........................................ 6
II.1. Xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc..................... 6
II.2. Xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc .................. 7
Bố cục của luận văn ................................................................... 8

CHƢƠNG I : VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NGỮ ÂM TIẾNG SÁN DÌU ... Error! Bookmark
not defined.

I.
II.

III.

IV.

Lịch sử nghiên cứu tiếng Sán Dìu ....Error! Bookmark not defined.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....Error! Bookmark not defined.
II.1. Đối tượng nghiên cứu........... Error! Bookmark not defined.
II.2. Phạm vi nghiên cứu.............. Error! Bookmark not defined.
Phƣơng pháp nghiên cứu.................Error! Bookmark not defined.
III.1. Giải thích về phương pháp ... Error! Bookmark not defined.

III.2. Những người cung cấp tư liệuError! Bookmark not defined.
Một vài khái niệm liên quan khi nghiên cứu ngữ âm tiếng Sán
Dìu ...................................................Error! Bookmark not defined.
IV.1. Âm tiết ................................. Error! Bookmark not defined.
IV.2. Âm tố và âm vị ..................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG II : ĐÔI NÉT VỀ DÂN TỘC SÁN DÌU Ở VIỆT NAM Error! Bookmark not
defined.

I.
II.
III.
IV.
V.
VI.

Nguồn gốc ........................................Error! Bookmark not defined.
Nhà cửa - làng xóm..........................Error! Bookmark not defined.
Gia đình – Xã hội.............................Error! Bookmark not defined.
Kinh tế .............................................Error! Bookmark not defined.
Trang phục ......................................Error! Bookmark not defined.
Ăn uống ...........................................Error! Bookmark not defined.

2


CHƢƠNG III: VỀ HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG SÁN DÌU ....... Error! Bookmark not
defined.

I.


II.

III.
IV.

V.

VI.

Âm tiết tiếng Sán Dìu.......................Error! Bookmark not defined.
I.1. Nhận diện và phân xuất ........ Error! Bookmark not defined.
I.2. Các kiểu âm tiết ................... Error! Bookmark not defined.
Hệ thống âm đầu tiếng Sán Dìu .......Error! Bookmark not defined.
II.1. Số lượng .............................. Error! Bookmark not defined.
II.2. Mô tả................................... Error! Bookmark not defined.
II.3. Các tiêu chí khu biệt âm đầu. Error! Bookmark not defined.
Âm đệm ...........................................Error! Bookmark not defined.
Hệ thống nguyên âm........................Error! Bookmark not defined.
IV.1. Số lượng. ............................. Error! Bookmark not defined.
IV.2. Mô tả................................... Error! Bookmark not defined.
Hệ thống phụ âm cuối......................Error! Bookmark not defined.
V.1. Số lượng .............................. Error! Bookmark not defined.
V.2. Các tiêu chí khu biệt............. Error! Bookmark not defined.
Thanh điệu.......................................Error! Bookmark not defined.
VI.1. Thanh 1 ............................... Error! Bookmark not defined.
VI.2. Thanh 2 ............................... Error! Bookmark not defined.
VI.3. Thanh 4 ............................... Error! Bookmark not defined.
VI.4. Thanh 5 ............................... Error! Bookmark not defined.
VI.5. Thanh 6 ............................... Error! Bookmark not defined.

VI.6. Thanh 7 ............................... Error! Bookmark not defined.
VI.7. Thanh 8 ............................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .............................................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 9
BẢNG TỪ ................................................................................ Error! Bookmark not defined.

3


QUI ƢỚC TRONG VIỆC TRÌNH BÀY

1. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng cách phiên âm theo bảng phiên
âm Quốc tế (IPA). Cách phiên âm này căn cứ vào cuốn Phonetic Symbol
Guide của Geoffrey K. Pullum và William A. Ladusaw do trường Đại học
tổng hợp Chicago xuất bản năm 1986.
2. Ký hiệu dặt trong / / có giá trị âm vị.
3. Các ví dụ về tiếng Sán Dìu đều có nghĩa tiếng Việt tương ứng được đặt
trong ngoặc đơn (

).

4


PHẦN MỞ ĐẦU

I.

Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Nói đến văn hóa Việt Nam, người ta thường nói đến một nền văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa đa dạng và phong phú. Có được
điều đó là nhờ có sự góp phần của văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta.
Chính vì vậy, nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII đã xác định một trong những nhiệm vụ về văn hóa các dân
tộc thiểu số là: “Thứ nhất là coi trọng bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống. Trước hết là bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, tiếng nói và chữ viết
của các dân tộc. Ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) là một nội dung đầu tiên, cơ
bản của văn hóa mỗi dân tộc” [2]. Như vậy, nghiên cứu ngôn ngữ của một
dân tộc thiểu số là góp phần bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị văn
hóa của dân tộc đó.
Trong số các nhóm ngôn ngữ có mặt ở Việt Nam thì nhóm ngôn ngữ
thuộc họ Hán Tạng như tiếng Sán Dìu còn chưa được nghiên cứu nhiều và ít
được quan tâm. Từ trước tới nay, ở Việt Nam chưa có một công trình nào
nghiên cứu về tiếng Sán Dìu một cách có hệ thống. Vì thế, trong phạm vi đề
tài này chúng tôi sẽ bước đầu nghiên cứu, mô tả hệ thống ngữ âm tiếng Sán
Dìu. Đây sẽ là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu tiếng Sán Dìu trên nhiều bình diện
khác.
Nghiên cứu tiếng Sán Dìu là góp phần bảo lưu, gìn giữ ngôn ngữ cũng
như văn hóa vốn đang bị mai một dần của dân tộc này. Hơn thế nữa, tìm hiểu
tiếng Sán Dìu giúp chúng ta hiểu rõ về một ngôn ngữ thuộc họ Hán Tạng có

5


mặt ở Việt Nam. Từ đó, tiếng Sán Dìu có thể sẽ là cầu nối để chúng ta tìm
hiểu các ngôn ngữ khác thuộc họ Hán Tạng ở Việt Nam cũng như trong khu
vực.

II.


Vài nét khái quát về địa bàn khảo sát
II.1. Xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Là một xã thuộc khu vực I miền núi, phía Đông xã Đạo Trù giáp dãy
núi Tam Đảo, phía Nam giáp xã Đại Đình, phía Tây giáp xã Yên Dương, phía
Bắc giáp xã Ninh Lai của tỉnh Tuyên Quang. Tổng diện tích đất tự nhiên có
7.450,84 ha, trong đó đất ruộng và đất màu chỉ có 712,66 ha (chiếm 9,56%),
còn lại là đất lâm nghiệp 636 ha (8,53%), đất ở và đất vườn 135,31 ha
(1,81%), và các loại đất khác 5.966,87 ha (80,1%) chưa sử dụng đến. Như vậy,
diện tích đất có thể đem lại hoa màu, lợi nhuận cho người dân chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ, cộng với điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi nên đời sống của bà
con còn rất khó khăn, đặc biệt là đa phần họ đều sống bằng nghề nông.
Tính đến 31/12/2003, xã Đạo Trù có tổng số dân là 12.224 người trong
đó có 87,5% là người Sán Dìu (10.696 người), còn lại là người Kinh. Tỉ lệ
tăng dân số tự nhiên là 1,44% hàng năm.
Về tình hình kinh tế, tổng thu nhập bình quân lương thực đầu người là
280 kg/năm. Cả xã có 2.084 hộ gia đình thì số hộ nghèo là 536 hộ (25,72%),
số hộ có điều kiện kinh tế trung bình là 1.328 hộ (63,72%) và số hộ khá là 220
hộ (10,56%).
Hệ thống trường học của xã có 01 trường Mẫu giáo với 442 em, 03
trường cấp I với 1.919 học sinh, 01 trường cấp II với 905 học sinh. Xã chưa
có trường cấp III và toàn xã cũng chỉ có 50 em theo học cấp III. Như vậy,
càng học lên lớp cao, số học sinh theo học càng ít, tỷ lệ học sinh bỏ học càng
nhiều. Điều này cho thấy vấn đề phát triển kinh tế cũng như phát triển giáo
6


dục của xã còn rất nhiều hạn chế. Công tác y tế, dân số, văn hóa cũng đang
từng bước được quan tâm và cải thiện.
Tuy là một xã miền núi nhưng xã lại có đường giao thông đi lại khá

thuận tiện. Cơ sở hạ tầng cũng đang được Nhà nước đầu tư như xây dựng cụm
chợ miền núi, trường cấp I hai tầng, trường mầm non mẫu giáo, 02 trạm biến
áp điện, trụ sở làm việc của Uỷ ban Nhân dân xã,... Đặc biệt là xã đã được
xây dựng hệ thống thủy lợi kênh mương khu vòng Chốc Cóc bằng bê tông dài
1.338 m. Sắp tới, xã sẽ được xây dựng một trung tâm y tế đa khoa.
Như vậy, có thể nói, xã Đạo Trù vẫn là một xã nghèo, trình độ dân trí
thấp. Chính vì thế, để có thể rút ngắn được khoảng cách giữa miền núi và
miền xuôi thì xã còn cần được sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa.

II.2. Xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Nằm trên trục đường lên thị trấn Tam Đảo, xã Hợp Châu là một xã nhỏ
có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.012,28 ha (chỉ bằng khoảng 1/7 diện tích
đất của xã Đạo Trù) với diện tích đất nông nghiệp chiếm 52,16%. Xã có 1.543
hộ cư trú tại 14 thôn với 6.797 nhân khẩu, trong đó người Sán Dìu chiếm 48%
dân số của xã (3.262 người). Người dân ở đây 89,2% là làm nghề nông, chỉ có
10,8% là làm nghề buôn bán và các dịch vụ khác.
Trong quá trình phát triển, xã Hợp Châu có được một số thuận lợ i như
mạng lưới giao thông, thủy lợi phát triển khá tốt và có tính ổn định cao. Cơ sở
hạ tầng ngày càng được Nhà nước đầu tư, xây dựng mới. Công tác an ninh
trật tự luôn được bảo đảm tạo sự ổn định trong cuộc sống của người dân. Cư
dân Sán Dìu cũng như người Kinh ở khá tập trung và trình độ nắm bắt cũng
như khả năng vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng cao.

7


Bên cạnh đó, xã cũng gặp một số khó khăn như sự bất đồng ngôn ngữ
bởi trên địa bàn của xã có hai dân tộc, người Sán Dìu và người Kinh. Tuy
nhiên, đây chỉ là một khó khăn nhỏ bởi hầu hết người Sán Dìu đều biết tiếng
Kinh, trình độ song ngữ khá tốt. Một khó khăn chung đối với các xã miền núi

cũng như đối với xã Hợp Châu là trình độ dân trí của người dân chưa cao cho
nên công tác quản lý, giáo dục của Nhà nước và các đoàn thể chưa có hiệu
quả như mong muốn.Ví dụ như các phong tục về cưới xin, ma chay, lễ hội...
tuy đã được giản tiện đi nhiều nhưng vẫn còn rườm rà và rất tốn kém.
Huyện Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc là một huyện có tiềm năng về du
lịch bởi trên địa bàn của huyện có hai khu du lịch sinh thái là Tây Thiên và
Tam Đảo nhưng có lẽ huyện vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng này nên
đời sống của bà con ở các xã thuộc huyện vẫn chưa có nhiều thay đổi.

III.

Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương như
sau:
Chương I: Vấn đề nghiên cứu ngữ âm tiếng Sán Dìu
Chương II: Đôi nét về dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam
Chương III: Về hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Ái. (1971).“Vài nét về hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu" trong
Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Tập I. Viện Ngôn ngữ học.
Hà Nội, tr. 125 - 138.
2. Ban Tƣ tƣởng văn hóa trung ƣơng. (1998). Tài liệu nghiên cứu Nghị
quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. NXB
Chính trị quốc gia. Hà Nội.
3. Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động của Uỷ ban Nhân dân xã Đạo Trù

nhiệm kỳ 1999 – 2004, 10 tr.
4. Báo cáo tổng kết năm 2003 của Đảng ủy xã Hợp Châu, 5 tr.
5. Ma Khánh Bằng. (1972).Nương, đồi, soi , bãi của người Sán Dìu. TC Dân
tộc học số 03.
6. Ma Khánh Bằng. Vài nét về dân tộc Sán Dìu. Thông báo Dân tộc học số
đặc biệt xác định thành phần các dân tộc miền Bắc, tháng 3 năm 1973
7. Ma Khánh Bằng. (1975). Về ý thức tự giác dân tộc của người Sán Dìu.
Trong “Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt
Nam. NX Khoa học xã hội. Hà Nội, tr. 365 - 386.
8. Ma Khánh Bằng. (1983). Người Sán Dìu ở Việt Nam. NX Khoa học xã hội.
Hà Nội, 172 tr.

9


9. Nguyễn Ngọc Bình. (2002). Bước đầu miêu tả hệ thống ngữ âm tiếng Thái,
Quỳ Châu, Nghệ An. Luận văn cao học. Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 187 tr.
10. Hoàng Cao Cƣơng. (1989). Thanh điệu Việt qua giọng địa phương trên
cứ liệu Fo. Tạp chí Ngôn ngữ số 4/1989, tr. 1-17.
11. Hoàng Cao Cƣơng. (2002). Về biểu diễn âm vị học cho trường hợp Tiếng
Việt. Tạp chí Ngôn ngữ số 6/2002.
12. Trần Trí Dõi. (1999). Nghiên cứu Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 301 tr.
13. Hữu Đạt – Trần Trí Dõi - Đào Thanh Lan. (1998). Cơ sở tiếng Việt.
NXB Giáo dục. Hà Nội, 201 tr.
14. Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên). (1999). Dẫn luận Ngôn ngữ học. NXB
Giáo dục. Hà Nội, 323 tr.
15. Cao Xuân Hạo. (1998). Tiếng Việt:Mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ
nghĩa. NXB Giáo dục. Hà Nội, 752 tr.

16. Nguyễn Văn Hiệu. (2002). Bước đầu tiếp cận ngôn ngữ và nhận diện ngữ
âm Xá Phó (trên cứ liệu Xá Phó, Cam Đường, Lao Cai). Luận văn cao học.
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,
144 tr.
17. Nguyễn Quang Hồng. (2002). Âm tiết và loại hình ngôn ngữ.. NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 399 tr.
18. V. B. Kasevich . (1998). Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương.
NXB Giáo Dục. Hà Nội, 288 tr.
19. Nguyễn Đình Khoa. (1983). Các dân tộc ở Việt Nam, dẫn liệu nhân học
tộc người. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 180 tr.
20. Bùi Khách Thế. (1981). Về cơ cấu tiếng Chàm. Luận án Phó tiến sĩ khoa
học Ngữ văn Đại học tổng hợp Hà Nội. Hà Nội.
10


21. Đoàn Thiện Thuật. (2003). Ngữ âm tiếng Việt. NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 365 tr.
22. Đoàn Thiện Thuật, Bùi Khánh Thế, Đinh Văn Đức. (1974). Ngôn ngữ
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và chính sách ngôn ngữ. NXB Giáo dục. Hà
Nội, 92tr.
23. Đinh Lê Thƣ, Nguyễn Văn Huệ. (1998). Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt.
NXB Giáo dục. Hà Nội, 213 tr.
24. Nguyễn Khắc Tụng. (1959). Mấy ghi chép về người Sán Dìu. Tạp chí
Dân tộc học số 37.

11




×