Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.44 KB, 13 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KINH T
-------------

NGUYN BCH NGN

ĐáNH GIá chất l-ợng nguồn nhân lực quản lý
Của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ngoài quốc doanh trên địa bàn hà nội
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05

LUN VN THC S QUN TR KINH DOANH

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
TS Nguyễn Hữu Dũng

Hà Nội 2008


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Bích Ngân


MỤC LỤC


Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU

Trang
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHỎ VỪA VÀ NHỎ

7

1.1

Nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

7

1.1.1

Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ

7

1.1.2

Khái quát về nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ


1.2

Nhận thức cơ bản về chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý doanh
nghiệp vừa và nhỏ

1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3

nhỏ

19

Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh
nghiệp vừa và nhỏ

20

Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh
nghiệp vừa và nhỏ

28

Những yêu cầu mới về chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý doanh
ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh
nghiêp vừa và nhỏ trong giai đoạn mới

XCCc Các yêu cầu mới đặt ra về chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh
1.3.2

nghiệ nghiệp vừa và nhỏ
1.4

19

Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và

nghiệp vừa và nhỏ
1.3.1

15

33
33

34

Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp

36


1.4.1

Hàn Quốc

36

1.4.2


Nhật Bản

38

1.4.3

Trung Quốc

41

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC QUẢN LÝ Ở CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NGOÀI
QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.1
2.1.1

2.1.2

2.2

2.2.1

2.2.2

45

Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên
địa bàn Hà Nội


45

Quá trình phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh
trên địa bàn Hà Nội

45

Sự đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh vào
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua

49

Những vấn đề đặt ra đối với chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý
doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội

57

Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội

57

Những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với chất lượng nguồn nhân lực
quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà nội

73

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CÁC DOANH NGHIỆP

VỪA VÀ NHỎ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

82

Phƣơng hƣớng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài
3.1

quốc doanh trên địa bàn Hà Nội và chiến lƣợc nâng cao chất
lƣợng nguồn nhân lực quản lý

3.1.1

Phương hướng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc
doanh trên địa bàn Hà nội

82
82


3.1.2
3.2

Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các
DNVVN trên địa bàn Hà Nội

88

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực quản
lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà
Nội


89

3.2.1

Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý

89

3.2.2

Giải pháp về bố trí, sử dụng nguồn nhân lực quản lý

92

3.2.3

Giải pháp về cơ chế trả lương, thưởng cho cán bộ quản lý

94

3.2.4

Khẩn trương xây dựng văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp

98

3.2.5

Giải pháp về chính sách hỗ trợ của Nhà nước


KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

101


I. Tính cấp thiết của đê tài
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh; cơ
cấu kinh tế chuyển dịch rõ rệt theo hướng tiến bộ; năng lực của nền kinh tế được nâng
cao; thu nhập, đời sống của đa số dân cư được cải thiện… Những kết quả đó do nhiều
nguyên nhân, trong đó quan trọng phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Điều này khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong hệ thống các chủ thể kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.
Tuy vậy, về tổng thể doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta nói chung và ở Hà Nội
nói riêng còn nhiều hạn chế về năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh...
Đặc biệt, toàn cầu hóa và khu vực hóa về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ và việc nước ta
chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cũng có nhiều
thách thức lớn đối với hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn bởi sự tác động của
nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quan trọng là sự hạn chế về nguồn nhân lực quản lý chưa
được chú trọng phát triển và chất lượng chưa cao.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá chất lượng nguồn
nhân lực quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà
Nội” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
II. Tình hình nghiên cứu:
Nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
địa bàn Hà Nội nói riêng, trong đó có vấn đề nguồn nhân lực, đã bước đầu được chú

trọng trong những năm gần đây. Đã có nhiều bài viết, công trình khoa học có giá trị được
công bố trên các tạp chí khoa học, các hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học, cũng như
trong các sách chuyên khảo có liên quan. Trong phạm vi đề tài của luận văn, tác giả thấy
có hai nhóm vấn đề đã được nhiều cá nhân và tổ chức tập trung nghiên cứu. Đó là những
vấn đề lý luận và thực tiễn của doanh nghiệp vừa và nhỏ ; Những vấn đề về chất lượng


nguồn nhân lực nói chung và chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ .
Về những vấn đề lý luận và thực tiễn của doanh nghiệp vừa và nhỏ , ở nước ta đã
có nhiều tác giả nghiên cứu như PGS.TS Nguyễn Cúc, PGS.TS Lê Xuân Bá, PGS.TS
Nguyễn Hữu Thắng... Có nhiều công trình liên quan đến khía cạnh này đã được công bố
ở nước ta. Trong đó, có hai công trình được nghiên cứu, điều tra công phu là công trình
do PGS.TS Nguyễn Cúc chủ biên với tiêu đề: “Hình thành những điều kiện khung cho
phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” được nghiên cứu dưới sự tài trợ của
Viện KAS (Cộng hòa Liên Bang Đức). Sau đó công trình trên được Nhà xuất bản chính
trị quốc gia ấn hành năm 1997. Nội dung chính của công trình nghiên cứu trên bao gồm
nhiều vấn đề liên quan đến đề tài luận văn của học viên như kinh nghiệm phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên thế giới; đánh giá sự hình thành bước đầu hệ
thống doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát
triển loại hình doanh nghiệp này ở Việt Nam. Đồng thời, công trình cũng khuyến nghị
những điều kiện khung-nhất là khuôn khổ luật pháp và chính sách để thúc đẩy phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” do PGS. TS Lê Xuân Bá và tập
thể tác giả nghiên cứu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2006, ngoài trình
bày những kinh nghiệm quốc tế, những vấn đề thực tiễn về phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt Nam, đã phân tích những thuận lợi, khó khăn hạn chế của doanh nghiệp
vừa và nhỏ của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Công trình cũng nêu
bật một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Liên quan đến nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã có
nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Trước hết là những nghiên cứu về lý thuyết
và thực tiễn của quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị nguồn nhân lực nói riêng.
Tiếp theo là những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề về chất lượng nguồn nhân
lực của Việt Nam và cuối cùng là những công trình nghiên cứu về chủ đề trên tại địa bàn


Thành phố Hà Nội. Về quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị nguồn nhân lực nói
riêng, nhiều nhà nghiên cứu và chỉ đạo thực tiễn như: PGS.TS Trần Xuân Cầu, GS.TS
Phạm Thị Cành, GS.TS Đỗ Văn Phức, PGS.TS Phạm Thị Như Liêm, TS Trần Anh Tài...
Về chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực quản lý nói riêng, nhiều nhà
nghiên cứu như GS.TS Tô Xuân Dân, PGS.TS Nguyễn Tiệp, PGS.TS Nguyễn Thị Thơm,
TS Nguyễn Hữu Dũng, TS Nguyễn Đình Dương, Th.s Phạm Thị Minh Nghĩa... đã công
bố nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về lý luận và thực tiễn.
Sau đây là một số công trình cụ thể về các vấn đề đã nêu trên. Trước hết phải kể
đến công trình của Đỗ Đức Định: “Kinh nghiệm và cẩm nang phát triển xí nghiệp vừa và
nhỏ ở một số nước trên thế giới”, Nhà xuất bản Thống kê năm 1999 ; Ngô Trần Ánh:
“Kinh tế và quản lý doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê năm 1999; công trình của
Trần Thị Nhung-Nguyễn Duy Dũng: “Phát triển nguồn nhân lực trong các công ty Nhật
Bản hiện nay”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2005; các bài viết của TS Nguyễn
Hữu Dũng về “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập xét từ góc độ
nguồn nhân lực”, về “Chiến lược phát triển con người trong hệ thống phát triển nguồn
nhân lực Việt Nam”, Tạp chí Lao động và xã hội năm 2004; bài viết của PGS-TS Nguyễn
Tiệp về “Đào tạo và phát triển lao động chuyên môn kỹ thuật-Tiền đề quan trọng để sử
dụng hiệu quả nguồn nhân lực”, Tạp chí Lao động và Xã hội năm 2007…
Do tính chất thời sự của chủ đề nghiên cứu, nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao
học đã tiếp cận nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
như luận án của Nguyễn Văn Hân: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất
kinh doanh nông nghiệp ở Hà Bắc theo cơ chế thị trường”, luận văn của Phạm Thanh
Hải: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở chi nhánh công ty bảo

hiểm thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội”.
Có thể nói, các nghiên cứu về doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đề cập một cách tương
đối toàn diện về doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn Hà Nội nói riêng và đã đề cập tới nguồn nhân lực quản lý của doanh nghiệp nhỏ và
vừa. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực quản lý


doanh nghiệp nhìn chung còn chưa được đề cập đầy đủ. Trong khi đó, chất lượng nguồn
nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ là một yếu tố có tầm quan trọng sống còn đối
với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu làm rõ vấn đề chất lượng
nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện hiện nay đang là vấn đề
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
III. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a, Mục tiêu
- Làm sáng tỏ vai trò của chất lượng nguồn nhân lực quản lý đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh.
- Đánh giá xác thực hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội.
b, Nhiệm vụ
Để thực hiện được những mục tiêu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa những nhận thức cơ bản về chất lượng nguồn nhân lực quản lý
doanh nghiệp.
- Điều tra, phân tích hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp
nhỏ và vừa ngoài quốc doanh ở Hà Nội và các nhân tố ảnh hưởng.
- Làm rõ căn cứ và nội dung các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội.
IV. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng chất lượng

nguồn nhân lực các cán bộ quản lý ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh trên
địa bàn Hà Nội, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ này, trên cơ sở đó


đưa ra các giải pháp góp phần cải tiến chất lượng, phục vụ cho việc nâng cao khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương lai gần.
Theo Quyết định của Quốc hội (khóa 12), thành phố Hà Nội được mở rộng bao gồm
thêm ranh giới của tỉnh Hà Tây, toàn bộ huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc), 4 xã thuộc
huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình). Chỉ tính riêng tỉnh Hà Tây, đến năm 2005 có dân số là
2,52 triệu người với diện tích hơn 2192 km2. Như vậy chỉ tính riêng phần thành phố Hà
Nội và tỉnh Hà Tây thì dân số của thành phố Hà Nội sắp tới sẽ có gần 7 triệu người với
diện tích hơn 3000 km2. Việc mở rộng địa giới thành phố Hà Nội đòi hỏi phải có sự điều
chỉnh cơ bản về chiến lược, quy hoạch, cơ cấu kinh tế, phát triển các doanh nghiệp... Trong
phạm vi luận văn này, chưa có điều kiện đề cập những vấn đề liên quan đến phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh của các địa phương sẽ nhập vào Thủ đô Hà
Nội. Cũng tương tự như vậy, từ 1 tháng 8 năm 2008, các cơ quan hành chính của Hà Nội
mở rộng mới chính thức đi vào hoạt động. Vì thế những đánh giá hiện trạng và giải pháp
để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài
quốc doanh chỉ được đề cập trên phạm vi thành phố Hà Nội hiện nay.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Tập trung đánh giá chuyên sâu chất lượng nguồn nhân
lực quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội.
V. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp luận của
phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời sử dụng
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như tổng hợp, phân tích tư liệu, khảo sát thực tế, điều
tra, phỏng vấn, so sánh… Ngoài việc kế thừa những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề
tài, tác giả đã trực tiếp điều tra, phỏng vấn tại nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1.

PGS-TS. Lê Xuân Bá, TS. Trần Kim Hào, TS. Nguyễn HữuThắng (Đồng chủ
biên): “Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế”. Nxb chính trị quốc gia 2006.

2.

Báo cáo của Ông Hoàng Văn Linh-Chủ tịch hiệp hội siêu thị năm 2008.

3.

Báo tuổi trẻ ngày 24 tháng 7 năm 2008.

4.

Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2000-2005 của Cục thống kê thành
phố Hà Nội.

5.

“Chậm triển khai các chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa”. Vietnamnet ngày
31/8/2005.

6.

TS. Nguyễn Hữu Dũng: “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt nam”,
Nxb lao động-xã hội 2003.


7.

TS. Nguyễn Hữu Dũng: “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập
xét từ góc độ nguồn nhân lực”. Tạp chí Lao động xã hội số tháng 2 năm 2003.

8.

“DNNVV còn mơ hồ với hội nhập”. VnExpress ngày 9/12/2005.

9.

Đài truyền hình Việt Nam-VTV1 tối 25 tháng 7 năm 2008.

10.

TS. Dương Đình Giám: “Bàn về phẩm chất và năng lực cần thiết của đội ngũ
giám đốc doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước trên địa bàn Hà Nội hiện nay”.
Tạp chí Công nghiệp 2004.

11.

ThS. Nguyễn Vĩnh Giang: “Về khả năng phối hợp nhóm của các cán bộ quản trị
trong doanh nghiệp”. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Số tháng 12 năm 2003.

12.

TS. Phạm Thuý Hồng. Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Việt Nam hiện nay. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 2004.

13.


Industrial Review of Vietnam. Số đầu tháng 5/2006.

14.

Phạm Chi Lan, Bản tin môi trường kinh doanh do VCCI xuất bản số 22 tháng 10
năm 2007.

15.

Luật xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung Quốc được Uỷ ban Thường


vụ đại biểu nhân dân Trung Quốc thông qua năm 2002.
16.

Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa.

17.

Nghị quyết 14-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng
(Khóa IX) ngày 18 tháng 03 năm 2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách,
khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân.

18.

Quyết định số 236/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế
hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006-2010).


19.

Ari Kokko-Fridrik Sjoholm: “Sự quốc tế hoá các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam”. Trường Kinh tế Stockhôm. 2004.

20.

GS-TS. Nguyễn Văn Thường (chủ biên): “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: những
rào cản cần phải vượt qua”. Nxb Lý luận chính trị 2005 (trang 24).

21.

Thời báo kinh tế Việt Nam, kinh tế 2007-2008 Việt Nam và thế giới.

22.

Nguyễn Hữu Thân (2000) Giáo trình quản trị nhân sự, Nxb thống kê, Hà Nội.

23.

TS. Trần Anh Tài: “Giáo trình Quản trị học”. Khoa Kinh tế-Đại học Quốc
gia Hà Nội. 2002.

24.

“Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam”. NXB Chính trị Quốc gia.
1999.

25.


“Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”. Nxb Chính trị quốc gia. 2006.

Tiếng Anh
26.

George A. Rivera. “South Korean Human Resource Management”.

27.

Ames Gross. “Human Resource Issues in South Korea”. Summer 1996.
Published by Pacific Bridge, Inc.

28.

Takeuchi, Norihiro: “Comparative Aspects of Japanese Use of Human
Resources vis-a-vis United State and Canada”. United State Law Journal,
1990, Vol 16.

29.

Kishita, T. (2006). The HRM of Japanese Firms in the Days to Come of
Global

Competition,

Research

and

Practice


in

Human

Resource


Management, 14 (1).
30.

Siu, N. Y. & Darby, R. (1999). A Study of Management Development
Practices in a Foreign Joint Venture in China, Research and Practice in
Human Resource Management, 7(1).

31.

Ames Gross: “ Recruiting & Human Resource Issues in China”. September
2002. Published in SHRM International Focus, a publication of the Society
for Human Resources Management.

Trang Web
32.

Http://hasmea.org/index.php?option=com_content&task=view&id=191&Itemid=102:
“Tiền bạc có giữ được chân người tài?”.

33.

Http://www.pwgsc.gc.ca/acquisitions/text/sme/faq-e.html


34.

Http://strategis.ic.gc.ca/epic/site/csbfp-pfpec.nsf/en/la00071e.html



×