Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phát triển ý thức chính trị của sinh viên trường đại học hàng hải việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.61 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÙI QUỐC HƯNG

PHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊ
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÙI QUỐC HƯNG

PHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊ
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI
VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số:
5.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VĂN TÀI

HÀ NỘI - 2005




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Văn Tài. Các số
liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2005
Tác giả luận văn

Bùi Quốc Hưng


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa đang diễn ra trong lúc cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế
giới phát triển mạnh mẽ đã có tác động to lớn, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự
phát triển kinh tế và nâng cao đời sống chung của xã hội. Nhưng bên cạnh đó
cũng xuất hiện không ít những khó khăn thử thách như: sự phân hoá giàu nghèo
tăng nhanh, sự biến đổi những giá trị đạo đức truyền thống, văn hoá bản sắc dân
tộc bị xói mòn, lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ.
Cùng lúc đó, tình hình quốc tế và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chiến lược "diễn biến
hoà bình" với những âm mưu thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt hòng xoá bỏ
hoàn toàn chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trong đó chúng coi học sinh, sinh viên là
một đối tượng cần tập trung chống phá. Và thực tế ngày nay, đáng lo ngại là một

bộ phận học sinh, sinh viên suy thoái đạo đức, quan tâm nhiều đến lợi ích kinh
tế, chạy theo lối sống đua đòi, thực dụng, mờ nhạt lý tưởng, thiếu hoài bão lập
thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và tiền đồ đất nước.
Trong điều kiện như đã nói ở trên, để góp phần vào sự thắng lợi của công
cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi chúng ta phải đào tạo học sinh, sinh viên trở thành
những cán bộ khoa học "vừa hồng, vừa chuyên", không những giỏi về chuyên
môn nghiệp vụ mà còn vững vàng ý thức chính trị để kế tục xứng đáng sự nghiệp
cách mạng của cha anh, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của đất
nước đang được đặt ra. Sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là một lực
lượng trí thức trẻ tương lai, họ sẽ góp một phần trong công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua Trường Đại học Hàng hải Việt
Nam đã đào tạo được nhiều sĩ quan - kỹ sư Hàng hải có chuyên môn giỏi, có


phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đáp ững yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Song một bộ phận sinh viên cũng bộc lộ không ít những hạn chế, yếu
kém, trong đó có sự yếu kém về ý thức chính trị. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả đào tạo và sự phát triển nhân cách sinh viên Trường Đại học Hàng
hải Việt Nam.
Từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại
học Hàng hải Việt Nam là vấn đề có tầm quan trọng trong sự nghiệp Giáo dục Đào tạo của nhà trường.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay vấn đề ý thức chính trị và đạo đức của sinh viên đã có nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Trong đó có một số công
trình mà đề tài chúng tôi quan tâm.
Trịnh Trí Thức (1994) “Những nhân tố khách quan tác động đến tính tích
cực xã hội chủ nghĩa của sinh viên”, luận án Phó tiến sĩ khoa học triết học. Luận
án đã tập trung làm rõ tính tích cực và những nhân tố khách quan tác động đến
tính tích cực xã hội của sinh viên trong thời kỳ đổi mới.

Dương Văn Lượng (1995) “Nâng cao chất lượng chính trị quân nhân của
Quân đội nhân dân Việt Nam”, luận án Phó tiến sĩ khoa học triết học. Luận án
tập trung khái quát bản chất, đặc trưng, vai trò của phẩm chất chính trị quân nhân
trong sức mạnh chiến đấu và trong hoạt động của quân đội ta hiện nay; khái quát
những yêu cầu, nội dung mới của phẩm chất chính trị quân nhân trong giai đoạn
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đề xuất những
phương hướng, biện pháp cơ bản nhằm nâng cao phẩm chất chính trị quân nhân
trong tình hình mới.


Nguyễn Đình Đức (1996) “Những nhân tố khách quan và chủ quan tác
động đến tư tưởng chính trị của sinh viên, thực trạng và giải pháp”, luận án Phó
tiến sĩ khoa học triết học. Luận án đã tập trung nghiên cứu các yếu tố khách quan
và chủ quan tác động đến tư tưởng chính trị của sinh viên hiện nay và đề xuất
một số giải pháp cơ bản nhằm định hướng giáo dục và bồi dưỡng tư tưởng chính
trị cho sinh viên.
Nguyễn Phương Hoàng (1997) “Thanh niên, học sinh, sinh viên với sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, công trình đã nghiên cứu các
biện pháp nhằm phát huy vai trò xã hội của học sinh, sinh viên trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Phạm Văn Đồng (1999) “Một số vấn đề cần quan tâm về giáo dục đại học
nước ta hiện nay”, đây là một công trình khoa học thể hiện cái nhìn khái quát về
giáo dục đại học được tích luỹ qua nhiều năm kinh nghiệm hoạt động lý luận và
thực tiễn của tác giả, và nhấn mạnh đến yêu cầu về giáo dục đại học phải gắn
liền với triển khai ứng dụng và đào tạo nhân cách người sinh viên mới.
Trần Sĩ Phán (1999) “Giáo dục đạo đức với sự hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, luận án Phó tiến sĩ khoa
học triết học. Luận án đi sâu phân tích làm sáng tỏ bản chất và vai trò của giáo
dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Đưa ra một số đề nghị về việc định hướng giá trị đạo

đức cho sinh viên, cho rằng vai trò của công tác giáo dục đạo đức như là yếu tố
quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên.
Nguyễn Văn Tài (2002) “Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ
nước ta hiện nay”, công trình khoa học đã đi sâu nghiên cứu thực chất quá trình
phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ, vai trò nhân tố con người của
đội ngũ cán bộ và tình hình phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ hiện


nay. Trên cơ sở đó đưa ra một số vấn đề cơ bản nhằm phát huy tính tích cực xã
hội của đội ngũ cán bộ hiện nay.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003) “Báo cáo tổng kết công tác sinh viên giai
đoạn 1998 - 2000”, bản báo cáo đã đánh giá tình hình sinh viên trong những năm
gần đây, trong đó có những nhận định về vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống của
sinh viên, mặt tích cực và hạn chế.
Dương Văn Duyên (2003), “Đạo đức học Mácxít với việc giáo dục đạo
đức sinh viên hiện nay ở nước ta”, công trình khoa học đã sơ lược tình hình đạo
đức sinh viên và đề xuất một vài ý kiến về việc giáo dục đạo đức cho sinh viên.
Các công trình nghiên cứu kể trên đã nghiên cứu những vấn đề lý luận,
thực tiễn trong giáo dục ý thức chính trị, đạo đức nói chung và của sinh viên nói
riêng có thể kế thừa, vận dụng. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu của mỗi công
trình khác nhau nên chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về việc phát
triển ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển ý thức chính
trị sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp
cơ bản nhằm phát triển ý thức chính trị của sinh viên trong tình hình hiện nay.
- Nhiệm vụ của luận văn:
+ Phân tích một số vấn đề có tính quy luật trong phát triển ý thức chính trị
của sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
+ Đánh giá thực trạng và dự báo những nhân tố tác động đến phát triển ý

thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển ý thức chính trị của
sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn


- Đối tượng: Nghiên cứu vấn đề phát triển ý thức chính trị của sinh viên
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
- Phạm vi của đề tài là nghiên cứu phát triển ý thức chính trị xã hội chủ
nghĩa của sinh viên chính quy Trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về xây dựng
con người nói chung và xây dựng ý thức chính trị của thanh niên, sinh viên nói
riêng.
- Cơ sở thực tiễn: Luận văn dựa vào cơ sở những báo cáo tổng kết thực
tiễn và tình hình giáo dục, đào tạo, xây dựng ý thức chính trị, đạo đức của sinh
viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Luận văn còn dựa vào kết quả trực tiếp
khảo sát thực tiễn của tác giả về những vấn đề liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng phương pháp luận của triết
học Mác-Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, lôgíc,
điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia để nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo và vận dụng vào giáo dục chính trị
tư tưởng nhằm phát triển ý thức chính trị của sinh viên Trường Đại học Hàng hải
Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 2 chương với 4 tiết.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Lê Quý An (2003), Một số ý kiến bình luận về báo cáo phát triển thế giới
năm 2003, Hà Nội.

2.

Phạm Văn Ba (2003), "Sự nghiệp đổi mới và vấn đề giáo dục truyền thống
dân tộc cho thế hệ trẻ", Tạp chí Khoa học Chính trị, (2).

3.

Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương - Trung tâm Thông tin công tác tư
tưởng (2004), Tài liệu tham khảo, (9).

4.

Nguyễn Thanh Bình (2002), "Một số vấn đề nghiên cứu lý luận giáo dục
trong 10 năm qua", Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục, (88).

5.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (1993), Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong
các trường đào tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2/3/2003), Báo cáo tổng kết công tác sinh viên

giai đoạn 1998 - 2002, Hà Nội.

7.

Các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2003), Những thách thức về việc
làm cho thanh niên ở Việt Nam, Hà Nội.

8.

Lương Minh Cừ (2003), "Một số ý kiến về công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng cho sinh viên hiện nay", Tạp chí Giáo dục, (60).

9.

Nguyễn Như Chiến (2002), "Tự đánh giá của sinh viên về phẩm chất trí
tuệ", Tạp chí Tâm lý học, (5).

10. Nguyễn Trọng Chuẩn (2000), “Xây dựng con người Việt Nam trong giai
đoạn cách mạng mới", trong Văn hóa Việt Nam, xã hội và con người, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Dương Tự Đam (1994), “Hiện trạng tâm lý thanh niên sinh viên thời kỳ
mới", Tạp chí Thông tin khoa học thanh niên, (5).
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (18/2/1995), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một
số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, số 09 - NQ/TW, Hà
Nội.


13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp
hành Trung ương khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
17. Đảng bộ Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (1999), Nghị quyết của Đảng
bộ Nhà trường nhiệm kỳ 22.
18. Đảng bộ Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (2001), Nghị quyết của Đảng
bộ Nhà trường quý III và quý IV năm 2004.
19. Nguyễn Khoa Điềm (2003), "Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị và của nhiều giải pháp trong giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ
đảng viên", Tạp chí Tư tưởng văn hoá. (10).
20. Chu Xuân Diên (2001), "Ý thức cộng đồng và ý thức cá nhân trong sự hình
thành tâm lý - tính cách người Việt Nam", trong Văn hóa Việt Nam, đặc
trưng và cách tiếp cận, NXB Giáo dục, Hà Nội.
21. Điều lệ Hội sinh viên Việt Nam (1999), NXB Thanh niên, Hà Nội.
22. Phạm Văn Đồng (1999), Một số vấn đề cần quan tâm về giáo dục đại học
nước ta hiện nay, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
24. Dương Văn Duyên (2003), "Đạo đức học mác xít với việc giáo dục đạo đức
sinh viên hiện nay ở nước ta" trong học thuyết Mác với việc sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


25. Nguyễn Đình Đức (1996), Những yếu tố khách quan và chủ quan tác động
đến tư tưởng chính trị của sinh viên, thực trạng và giải pháp, Luận án phó
tiến sĩ khoa học triết học, Viên nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội.
26. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,

NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Phạm Mạnh Hà (2003), "Đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học", Tạp
chí Giáo dục, (5).
28. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Nguyễn Hoàng Hải (2002), "Để trí thức trẻ tiến vào kinh tế tri thức", Tạp
chí Cộng sản, (7)
30. Nguyễn Minh Hiển (2000), Tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt đáp ứng yêu
cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Hà Nội.
31. Đoàn Đức Hiếu (2003), Sự phát triển của cá nhân trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Lê Như Hoa (2003), Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại, NXB Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
33. Lê Quang Hoan (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
34. Nguyễn Phương Hoàng (1997), Thanh niên, học sinh, sinh viên với sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
35. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1996), Mấy vấn đề về chủ nghĩa
Mác - Lênin trong giai đoạn hiện nay, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.


36. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học
Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Hội sinh viên Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Hội
sinh viên Việt Nam lần thứ VII, Hà Nội.
38. Đặng Hữu (2002), "Phát triển kinh tế tri thức, rút ngắn quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Cộng sản, (22).

39. Trần Hậu Kiêm (Chủ biên, 1997), Giáo trình đạo đức học, NXB. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
40. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, NXB Tiến bộ, Matxcơva.
41. V.I. Lênin (1983), Toàn tập, tập 21, NXB. Tiến Bộ Matxcơva.
42. Dương Văn Lượng (1995), Nâng cao chất lượng chính trị quân nhân của
Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Triết học, Hà Nội.
43. Hồ Chí Minh (1972), Bàn về công tác giáo dục, NXB. Sự thật, Hà Nội.
44. Hồ Chí Minh (1980), Giáo dục thanh niên, NXB. Thanh niên, Hà Nội.
45. Hồ Chí Minh (1984), Lời kêu gọi nhân kỷ niệm 6 tháng kiến quốc, Toàn tập,
tập 4, NXB. Sự thật, Hà Nội.
46. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, NXB. Giáo dục, Hà Nội.
47. Hồ Chí Minh (1996), Đạo đức Cách mạng, Toàn tập, tập 9, NXB. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
48. Đỗ Mười (1995), Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước,
NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Đỗ Mười (1997), "Bài phát biểu tại Hội nghị khoa giáo toàn quốc ngày
13/02/1992", Tạp chí Triết học, (2).
50. Hoàng Khắc Nam (2002), "Một số vấn đề về khái niệm hội nhập quốc tế",
Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, (2).


51. Trần Sỹ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ
triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
52. Nguyễn Văn Tài (2002), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ
nước ta hiện nay, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn về kinh nghiệm về tự học, NXB. Giáo
dục, Hà Nội.
54. Đỗ Tư (1992), "Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa là nguồn sức mạnh tinh
thần của nhân dân ta", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (7).

55. Nguyễn Đình Tu (1996), Nâng cao bản lĩnh chính trị sĩ quan trẻ của quân
đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học quân sự, Hà Nội.
56. Từ điển triết học (1975), NXB Tiến bộ, Matxcơva.
57. Đặng Tươi (8/6/2002), "Nâng cao đời sống văn hóa cho sinh viên, học
sinh", báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
58. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại và những vấn đề cơ bản,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
59. Thủ tướng Chính phủ (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010,
ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001, Hà
Nội.
60. Thủ tướng Chính phủ (2003), Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam
đến năm 2010, ban hành kèm theo Quyết định số 70/2003/QĐ - TTg ngày
29/6/2003, Hà Nội.
61. Trần Trọng Thủy (2002), "Những xu thế cơ bản của giáo dục trên thế giới
ngày nay", Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, (88).
62. Trịnh Trí Thức (1994), Những nhân tố khách quan tác động đến tính tích
cực xã hội của sinh viên, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Triết học, Trường
Đại học Tổng hợp Hà Nội.


63. Phạm Văn Trà (13/10/1997), "Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ năng lực
của cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ mới", Báo Quân đội nhân
dân, (10381).
64. Nguyễn Văn Trung (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đề tài KX - 01 - 08, Hà
Nội.
65. Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam (2003), Báo cáo chế độ chính
sách đối với cán bộ Đoàn, Hội và kinh phí hoạt động Đoàn, Hội trong
trường học, thực trạng và giải pháp, Hà Nội.
66. Nguyễn Văn Việt (2003), "Mối quan hệ giữa tình cảm và lý trí trong ý thức
đạo đức", Tạp chí Triết học, (5).

67. Huỳnh Khái Vinh (2000), Phát triển văn hóa, phát triển con người, NXB.
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.




×