Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.69 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Phan Vũ Anh

Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty
Nhà nước ở Việt Nam

HÀ NỘI - 2005


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm qua cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ
nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của
nhà nước, khu vực kinh tế nhà nước đã có những thay đổi đáng kể. Đổi mới
khu vực kinh tế nhà nước đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước được coi là một
trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và yêu cầu cần phải được tiến hành với
nhịp độ nhanh nhưng vững chắc và có hiệu quả. Việc tìm ra mô hình tổ chức
mới nhằm phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên cần thiết, nhất là khi
một loạt mô hình tổ chức như tổng công ty đã bộc lộ ngày càng rõ sự bất cập
và không thích ứng của nó đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam
hiện nay.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
ngày 24/9/2001 về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về một số chủ trương, chính sách,
giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX của Đảng ngày 3/2/2000 đã khẳng định: "Đẩy nhanh tiến độ cổ


phần hóa và mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hóa".
Nghị quyết đã đưa ra một bước đột phá trong chính sách đổi mới và cải cách
doanh nghiệp nhà nước đó là tiến hành cổ phần hóa "kể cả một số tổng công
ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, cơ khí, hóa
chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường sông, hàng
không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm... ".
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra theo phương án tổng thể
sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, tại Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày


13/5/2004, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thực hiện thí điểm cổ phần hóa
một số tổng công ty nhà nước lớn trong năm 2004. Theo quyết định này, ba
tổng công ty lớn đầu tiên trong các ngành xây dựng, giao thông vận tải, công
nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm cổ phần hóa gồm:
Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (sau đây gọi là
VINACONEX) (Bộ Xây dựng), Tổng công ty Thương mại - Xây dựng (Bộ
Giao thông Vận tải); Tổng công ty Điện tử - Tin học (Bộ Công nghiệp).
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đã cho phép Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là
ngân hàng quốc doanh đầu tiên trong hệ thống các ngân hàng được tiến hành
thí điểm cổ phần hóa.
Khác với việc cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước hoặc bộ phận
doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện trong thời gian qua, cổ phần hóa tổng
công ty nhà nước là một vấn đề hoàn toàn mới và chưa được thực hiện trên
thực tế. Nhiều vấn đề như phương thức thực hiện cổ phần hóa, xác định giá trị
của toàn tổng công ty, tên gọi, mô hình tổ chức và hoạt động của tổng công ty
sau cổ phần hóa... chưa được xác định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Do
vậy, việc nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cổ phần
hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam là một vấn đề rất cấp thiết, góp phần
triển khai cổ phần hóa thành công các tổng công ty khác. Chính vì vậy, tác giả
quyết định lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa

tổng công ty nhà nước ở Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang được sự quan tâm
đặc biệt trong lý luận và thực tiễn hiện nay ở nước ta. Trong hơn 10 năm qua,
đã có nhiều văn bản của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành được ban hành về
công tác cổ phần hóa. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều đề tài khoa học, luận án
tiến sĩ, thạc sĩ, các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học đề cập và nghiên
cứu chuyên sâu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Các công trình
nghiên cứu đó đều thống nhất ở sự cần thiết phải thực hiện cổ phần hóa và


hoàn thiện cơ chế chính sách về cổ phần hóa. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, tác
giả có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau:
- Trương Văn Bân, Bàn về cải cách toàn diện doanh nghiệp nhà nước,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996;
- Đoàn Văn Hạnh: Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998;
- Nguyễn Thị Thu Vân, Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật công ty
ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998;
- Hoàng Kim Huyền, Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp Việt Nam, Luận án tiến
sĩ kinh tế, 2003;
- PGS, TS Lê Hồng Hạnh, Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004;
- Lê Văn Tâm (Chủ biên), Cổ phần hóa và quản lý doanh nghiệp nhà
nước sau cổ phần hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004...
Tất cả các công trình nghiên cứu kể trên mới chỉ nghiên cứu việc cổ
phần hóa một doanh nghiệp nhà nước đơn lẻ độc lập, doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc tổng công ty hoặc cổ phần hóa một bộ phận trực thuộc doanh
nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu đầy đủ

và toàn diện về đề tài "Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng
công ty nhà nước ở Việt Nam" nói trên.
Khác với cổ phần hóa một doanh nghiệp thông thường, cổ phần hóa
tổng công ty nhà nước có tính chất phức tạp hơn nhiều. Bởi vì, tổng công ty
nhà nước ở Việt Nam là một tổ hợp nhiều doanh nghiệp hạch toán độc lập, có
hình thức pháp lý khác nhau. Nhiều vấn đề rất mới mẻ như nhận diện tổng
công nhà nước được cổ phần hóa, phương thức cổ phần hóa, quy trình cổ
phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp của tổng công ty, mô hình tổ chức,


quản lý và điều hành doanh nghiệp sau cổ phần hóa… chưa được nghiên cứu
cụ thể. Đây là cơ hội thuận tiện để tác giả, xuất phát từ thực tiễn công tác của
mình, mạnh dạn đề xuất những ý tưởng nhưng cũng đồng thời là một khó
khăn cho tác giả trong quá trình nghiên cứu vì không được kế thừa kết quả
nghiên cứu của những người đi trước nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu
sót.
3. Mục đích của đề tài và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận
và thực tiễn về việc hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà
nước ở Việt Nam. Do cổ phần hóa tổng công ty nhà nước là một vấn đề mới
và hiện nay mới chỉ có ba tổng công ty 90 và một tổng công ty nhà nước loại
đặc biệt (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) được Thủ tướng Chính phủ cho
phép thí điểm cổ phần hóa, nên phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn
ở việc nghiên cứu thực tiễn thí điểm cổ phần hóa Tổng công ty VINACONEX
(một trong ba tổng công ty 90 được thí điểm cổ phần hóa và là tổng công ty
hội tụ đầy đủ nhất những điều kiện chín muồi cho việc cổ phần hóa tổng công
ty nhà nước). Đây cũng là nơi tác giả đang công tác và do vậy sẽ thuận lợi cho
tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu
sau:

- Làm rõ khái niệm và các đặc điểm của cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước;
- Thực trạng các chính sách và pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty
nhà nước;
- Thực trạng triển khai thí điểm cổ phần hóa Tổng công ty VINACONEX
và những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thí điểm cổ phần hóa
(một trong ba tổng công ty được thí điểm cổ phần hóa);
- Kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước trong đó có các doanh
nghiệp nhà nước quy mô lớn ở một số nước trên thế giới.


- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa tổng
công ty nhà nước ở Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở bám sát những chủ trương, đường
lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đổi mới và phát triển doanh
nghiệp nhà nước trong đó có các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn trong
nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
Luận văn vận dụng phương pháp luận, các quy luật và phạm trù của
triết học Mác - Lênin trong quá trình nghiên cứu mà hạt nhân là phép duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, các phương pháp phân tích, so sánh,
tổng hợp cũng được vận dụng kết hợp giải quyết những vấn đề mà đề tài tiếp
cận nghiên cứu.
5. Những đóng góp của luận văn
Luận văn được triển khai trên cơ sở đúc rút những kinh nghiệm từ
việc thí điểm triển khai cổ phần hóa Tổng công ty VINACONEX. Vì vậy,
trong luận văn sẽ thể hiện những ý tưởng trong quá trình thực hiện cổ phần
hóa tổng công ty nhà nước; những vấn đề đặt ra từ thực tiễn cổ phần hóa tổng
công ty nhà nước và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa
tổng công ty nhà nước ở Việt Nam. Tác giả hy vọng rằng, những ý tưởng của

mình sẽ được xem xét và ứng dụng trong thực tế. Do những ý tưởng khoa học
trong luận văn xuất phát chính ngay trong quá trình hoạt động, công tác thực
tiễn của tác giả nên nó rất gần với tiếng nói của các tổng công ty thực hiện thí
điểm cổ phần hóa và điều này sẽ rất thuận lợi cho việc áp dụng tại các tổng
công ty nhà nước sẽ được cổ phần hóa tiếp trong tương lai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm ba chương với kết cấu như sau:


Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về cổ phần hóa và pháp luật về cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tổng công ty nhà nước.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
và tổng công ty nhà nước.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước
tại Việt Nam và một số kiến nghị


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (1998), Báo cáo tiến trình sắp
xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 1998 , Hà
Nội.
2. Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (2000), Báo cáo tiến trình sắp
xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 2000 , Hà
Nội.
3. Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (2003), Báo cáo tiến trình sắp
xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 2003 , Hà
Nội.
4. Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (2004), Báo cáo tiến trình sắp
xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 2004 , Hà

Nội.
5. Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (2005), Báo cáo tiến trình sắp
xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 2005, Hà
Nội.
6. Ban soạn thảo Luật doanh nghiệp nhà nước - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(2003), Báo cáo tổng kết Luật Doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
7. Hòa Bình (2002), "Hiện trạng khối doanh nghiệp hậu cổ phần hóa", Đầu
tư chứng khoán, (138).
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1998), Thông tư 11/LĐTBXH
ngày 21/8 hướng dẫn về chính sách đối với người lao động khi
chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.
9. Bộ Tài chính (1998), Thông tư 104/BTC ngày 18/7 hướng dẫn những vấn đề
về tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ
phần theo Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998, Hà Nội.


10. Chính phủ (1996), Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ về chuyển
một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.
11. Chính phủ (1998), Chỉ thị 20/CT ngày 21/4 của Thủ tướng Chính phủ về
đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
12. Chính phủ (1998), Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6 của Chính phủ
về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.
13. Chính phủ (1999), Quyết định 145/TTg ngày 28/6/1999 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành Quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước
ngoài, Hà Nội.
14. Chính phủ (1999), Quyết định 177/TTg ngày 30/8 của Thủ tướng Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
15. Chính phủ (2000), Nghị định số 03/2000/CP-NĐ ngày 3/2 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

16. Chính phủ (2002), Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4 của Chính phủ
về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp
nhà nước, Hà Nội.
17. Chính phủ (2002), Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6 của Chính phủ về
chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.
18. Chính phủ (2002), Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4 của Thủ
tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh
nghiệp nhà nước, tổng công ty nhà nước, Hà Nội.
19. Chính phủ (2002), Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7 của Chính phủ về
quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội
20. Chính phủ (2003), Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/3 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành quy chế góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, Hà Nội.


21. Chính phủ (2004), Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5 của Thủ
tướng Chính phủ về thí điểm cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà
nước lớn trong năm 2004, Hà Nội.
22. Chính phủ (2004), Nghị định số 153/2004/CP-NĐ ngày 9/8 của Chính phủ
về tổ chức quản lý tổng công ty, công ty nhà nước độc lập theo mô
hình công ty mẹ - công ty con, Hà Nội.
23. Chính phủ (2004), Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11 của Chính phủ
về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.
24. Chính phủ (2004), Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12 của Chính
phủ ban hành quy chế quản lý tài chính tại công ty nhà nước và quản
lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, Hà Nội.
25. Chính phủ (2005), Quyết định số 56/2005/QĐ-TTg ngày 28/3 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm cổ phần hóa Tổng
công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX), Hà Nội.
26. Phạm Ngọc Côn (2002), "Một số ý kiến nhằm hoàn thiện việc quản lý ở

doanh nghiệp sau cổ phần hóa", Kinh tế và Phát triển, (3).
27. Bùi Ngọc Cường (2001), Hoàn thiện khung pháp luật đảm bảo quyền tự
do kinh doanh ở Việt Nam, Luật án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng
2001-2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


33. Đoàn Văn Hạnh, Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1998.
34. Hội đồng Bộ trưởng (1992), Quyết định 202/CT ngày 8/6 của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng về thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước, Hà Nội.
35. Nguyễn Mạnh Hùng (2005), Cơ chế kiểm soát thông qua vốn trong mô
hình Công ty mẹ - Công ty con tiếp cận từ thực tiến Bộ Công nghiệp,
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
36. Hoàng Kim Huyền (2003), Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp Việt Nam, luận
án tiến sĩ kinh tế.
37. Luật Doanh nghiệp năm 1999.
38. Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995.
39. Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2004.

40. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, Nxb Đại học quốc
gia, Hà Nội.
41. Phạm Duy Nghĩa (Chủ nhiệm đề tài) (2005), So sánh pháp luật về quản
trị công ty của một số nước trên thế giới: Bài học kinh nghiệm và
kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật Công ty tại Việt Nam, Đề
tài nghiên cứu đặc biệt cấp Đại học Quốc gia, Mã số: QG 04,23.
42. Nguyễn Đình Phan (Chủ biên), Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh
doanh ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
43. Nguyễn Như Phát (chủ biên), Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam, Nxb Đại
học quốc gia, Hà Nội.
44. Lê Văn Tâm (Chủ biên) (2004), Cổ phần hóa và quản lý doanh nghiệp
nhà nước sau cổ phần hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Tổng công ty VINACONEX (2005), Đề án cổ phần hóa Tổng công ty đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội.


46. Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (2002), Báo cáo khảo sát về
cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước thành các công ty đa sở hữu
và quản lý vốn của nhà nước ở công ty đa sở hữu tại Hàn Quốc và
Đài loan, (Báo cáo của Đoàn cán bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính, Ban Kinh tế Trung ương và Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế
Trung ương), Hà Nội.



×