Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bức tranh khoa học thế giới và vai trò phương pháp luận của nó đối với nhận thức khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.86 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

–––––––––––o0o–––––––––––

NGUYỄN NGỌC QUYẾN

BỨC TRANH KHOA HỌC THẾ GIỚI VÀ
VAI TRÒ PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA NÓ ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Mã số: 60 . 22 . 80
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Hữu Nghĩa
Phó Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

HÀ NỘI 2003


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

Chương 1:

1
PHẠM TRÙ “BỨC TRANH KHOA HỌC THẾ GIỚI” TRONG TRIẾT HỌC VÀ
TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN.


1.1.
1.2.
1.3.
Chương 2:

Bức tranh khoa học thế giới trong quan điểm của các nhà
sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng
Phạm trù Bức tranh khoa học thế giới trong một số khuynh
hƣớng triết học hiện đại.
Quan điểm của một số nhà khoa học tự nhiên hiện đại về
Bức tranh khoa học thế giới.

7
7
19
30

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ NGÀNH KHOA HỌC TỰ NHIÊN TIÊU
BIẾU VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỨC TRANH KHOA HỌC
THẾ GIỚI.

2.1.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
Chương 3:

Cơ sở lý luận và việc phân loại Bức tranh khoa học thế giới.
Vai trò của một số ngành khoa học tự nhiên tiêu biểu đối với sự

hình thành và phát triển của Bức tranh khoa học thế giới.
Sự phát triển của vật lý học và Bức tranh vật lý.
Sự phát triển của thiên văn học và Bức tranh thiên văn.
Sự phát triển của sinh vật học và Bức tranh sinh vật

3.2.
3.3.

41
47
47
57
69

VAI TRÒ PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA BỨC TRANH KHOA HỌC THẾ GIỚI
ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC KHOA HỌC.

3.1.

41

Vai trò của Bức tranh khoa học thế giới đối với quá trình
nghiên cứu khoa học thực nghiệm.
Vai trò của Bức tranh khoa học thế giới trong việc hình
thành phát triển của các lý thuyết khoa học tự nhiên.
Bức tranh khoa học thế giới trong điều kiện có sự tác động
tƣơng hỗ giữa các ngành khoa học.

KẾT LUẬN


81
81
86
90
96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

99


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công
trìnhnghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của GS. TS. Lê Hữu Nghĩa.
Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận
văn đều trung thực và có xuất sứ rõ ràng.

Tác giả

Nguyễn Ngọc Quyến

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại ở thế kỷ XX đƣợc đặc
trƣng bởi nhịp độ phát triển cực kỳ nhanh chóng và sự thâm nhập của khoa
học công nghệ vào mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống con ngƣơì, thực tế
trên đòi hỏi phải có một hệ thống tƣ duy phù hợp, có khả năng đáp ứng sự
phát triển của khoa học công nghệ hiện đại. Đồng thời với hệ thống tƣ duy đó
là sự phát triển hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học nhƣ những công
cụ khái niệm đƣơc sử dụng trong quá trình nhận thức thế giới và tìm tòi
những tri thức khoa học mới.
Nhƣ Lênin đã nhận định trong tác phẩm "Bút ký triết học": "Đứng
trƣớc con ngƣời là một mạng lƣới những hiện tƣợng tự nhiên. Con ngƣời
nguyên thuỷ, dã man không tách mình ra khỏi tự nhiên, con ngƣời có ý thức
thì tách mình ra khỏi tự nhiên. Các phạm trù chính là những thang bậc của sự
tách khỏi đó, tức là của sự nhận thức. Các phạm trù là những mắt khâu trong
mạng lƣới đó đã giúp con ngƣời nhận thức tự nhiên và sở hữu nó" (1). Với
nhận định này Lênin đã chỉ ra rằng hệ thống phạm trù của phép biện chứng là
công cụ phƣơng pháp luận hữu hiệu của quá trình nhận thức khoa học. Vì vậy
việc tìm hiểu những khái niệm, phạm trù mới xuất hiện trong hoạt động nhận
thức là nhu cầu cấp thiết của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Khi nghiên cứu cấu trúc, nguồn gốc của tri thức khoa học và quy trình
hình thành các học thuyết khoa học, một số khái niệm mới đƣợc ra đời và
phát triển với tƣ cách là những phạm trù đƣợc sử dụng vào việc phân tích
phƣơng pháp luận. Trong số đó có phạm trù "Bức tranh khoa học thế giới".
Nó đƣợc sử dụng không chỉ trong các công trình của các nhà triết học, mà còn

(1)

V.I. Lê nin. Toà n tập. Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, T.29, tr.85.

3



trong các tác phẩm của một số nhà khoa học tự nhiên tiêu biểu nhƣ: Plank M.;
Bor N.; Enstein A. v.v...
Khái niệm "Bức tranh khoa học thế giới" ngày càng đƣợc sử dụng
nhiều với tƣ cách là công cụ phân tích phƣơng pháp luận, mặc dù còn nhiều ý
kiến khác nhau về phạm trù này. Điều đó chứng tỏ tính đa nghĩa của nó.
Trong triết học hiện đại và khoa học chuyên ngành thỉnh thoảng "Bức
tranh khoa học thế giới" đƣợc sử dụng để biểu hiện cấu trúc thế giới quan của
nền tảng văn hoá của một thời đại lịch sử nhất định. Ở đây nó đƣợc sử dụng
tƣơng tự nhƣ thuật ngữ "Hình tƣợng thế giới"; "Mô hình thế giới"; "Trực quan
thế giới", khắc hoạ tổng thể tập hợp những quan điểm của thế giới. Cấu trúc
bức tranh thế giới trong cách tiếp cận này đƣợc thể hiện ra thông qua các khái
niệm văn hoá.
Khái niệm "Bức tranh khoa học thế giới" còn đƣợc sử dụng trong nghĩa
hẹp hơn khi đề cập đến nó nhƣ những biểu tƣợng về thế giới - dạng đặc thù
của tri thức khoa học. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài sẽ tìm hiểu khái
niệm "Bức tranh khoa học thế giới" với ý nghĩa này.
Tƣơng ứng với ý nghĩa trên, phạm trù "Bức tranh khoa học thế giới"
bao hàm 4 khái niệm có mối liên hệ tƣơng hỗ với nhau, mỗi khái niệm khái
quát một kiểu "Bức tranh khoa học thế giới" nhƣ những cấp độ cơ bản của
việc hệ thống hoá tri thức khoa học: "Bức tranh khoa học thế giới chung";
"Bức tranh khoa học về xã hội"; "Bức tranh khoa học về tự nhiên"; "Bức
tranh khoa học chuyên ngành".
Tuy “Bức tranh khoa học thế giới” đã đƣợc sử dụng rông rãi trong triết
học và một số ngành khoa học khác, nhƣng việc nghiên cứu có hệ thống phạm
trù này mới đƣợc triển khai trong triết học Xô viết ở những thập niên cuối thế
kỷ XX. Còn tồn tại nhiều vấn đề tranh luận xung quanh phạm trù này. Trong
triết học nuớc ta, việc nghiên cứu phạm trù "Bức tranh khoa học thế giới" còn
chua tập trung đƣợc sự chú ý thoả đáng của các nhà khoa học.
Xuất phát từ tính cấp thiết vừa nêu trên của đề tài và tình hình nghiên

cứu vấn đề này ở trong nứơc, với mong muốn tìm hiểu một số vấn đề triết học
của khoa học tự nhiên đƣợc thể hiện trong sự hình thành phát triển của "Bức
tranh khoa học thế giới" qua các giai đoạn phát triển lịch sử của nhận thức;
4


làm sáng tỏ vai trò phƣơng pháp luận nhƣ là một công cụ khái niệm của “ Bức
tranh khoa học thế giới” đối với nhận thức khoa học. Tác giả chọn đề tài :
"Bức tranh khoa học thế giới và vai trò phương pháp luận của nó đối với
nhận thức khoa học".
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.
Trong triết học nƣớc ngoài nhất là trong các công trình nghiên cứu của
triết học Xô Viết ở những thập kỷ cuối của thế kỷ thứ XX ( Một số tác giả
tiêu biểu nhƣ: Đƣxlepvôi P.S., Meliukhin S.T; Môxtrêpanhencô M.V; keđrôp
B.M.; Strôpin V.S.) "Bức tranh khoa học thế giới" đƣợc xem nhƣ giới hạn cơ
bản của việc hệ thống hoá các tri thức bên trong mỗi một lĩnh vực khoa học,
hình thức cơ bản của việc tổng hợp các tri thức khoa học. Đồng thời vai trò
tổng hợp của các tri thức khoa học không làm mất đi vai trò phƣơng pháp
luận và định hƣớng nghiên cứu đối với việc xây dựng những tri thức khoa học
mới.
Trong việc xác định vị trí và vai trò của "Bức tranh khoa học thế giới"
đối với hoạt động nhận thức tuy đã đƣợc đề cập đến trong các công trình triết
học nhƣng vẫn chƣa có quan điểm nhất quán về vấn đề này. Thậm chí còn tồn
tại cả những quan điểm trái ngƣợc nhau: Có ý kiến cho rằng, có thể phân tích
cơ cấu phát triển tri thức khoa học mà không cần đến "Bức tranh khoa học thế
giới"; Một số ý kiến khác tuy thừa nhận ý nghĩa của khái niệm này nhƣng quy
gọn nó về việc sử dụng nó trong việc ghi chép quá trình tác động tƣơng hỗ
giữa các khoa học.
Cách tiếp cận duy vật biện chứng trong việc phân tích các tri thức khoa
học nhƣ một hiện tƣợng xã hội cho phép làm sáng tỏ trong hệ thống tri thức

khoa học đang phát triển hai hệ thống cấu trúc: Hệ thống cấu trúc bên trong
và Hệ thống cấu trúc bên ngoài. Nghiên cứu của Viện sĩ V.S. Striôpin chỉ ra
rằng cấu trúc bên trong của tri thức khoa học biểu hiện mối quan hệ tƣơng hỗ
giữa tri thức lý thuyết và tri thức thực nghiệm, còn cấu trúc bên ngoài biểu
hiện sự phụ thuộc lẫn nhau của hai loại tri thức khoa học này với những tƣ
tƣởng và chuẩn mực của hoạt động nhận thức, với cấu trúc thế giới quan và
5


định hƣớng giá trị. Trong khuôn khổ phân tích trên ông đã chỉ ra rằng "Bức
tranh khoa học thế giới" là một hệ thống tri thức khoa học kết nối đƣợc cả hai
cấu trúc trên của tri thức khoa học. Điều đó cho phép theo dõi một cách chi
tiết hơn vai trò của "Bức tranh khoa học thế giới" đối với việc hình thành tri
thức khoa học trong mỗi lĩnh vực khoa học riêng biệt. Trong các công trình
nghiên cứu theo khuynh hƣớng này, "Bức tranh khoa học thế giới" đƣợc xem
nhƣ là công cụ phƣơng pháp luận của việc phân tích tri thức khoa học.
Việc phân tích khái niệm "Bức tranh khoa học thế giới" đƣợc dựa trên
cơ sở nghiên cứu tƣ liệu về lịch sử phát triển của các ngành khoa học chuyên
biệt. Trong quá trình phân tích tƣ liệu lịch sử phát triển của các khoa học
chuyên biệt đó, cơ sở để phân loại các bức tranh khoa học thế giới đƣợc hình
thành.
Khái niệm "Bức tranh khoa học thế giới" đã đƣợc sử dụng trong một
số công trình nghiên cứu về tƣ duy khoa học và nhận thức khoa học ở trong
nƣớc. Có một số công trình đã tìm hiểu về Bức tranh khoa học chuyên
ngành(2).
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những vấn đề tranh luận xung quanh việc
phân tích vai trò phƣơng pháp luận của các bức tranh khoa học chuyên ngành
đối với quá trình nhận thức khoa học. Vì thế, một trong những nhiệm vụ cơ
bản của những công trình nghiên cứu tiếp theo về "Bức tranh khoa học thế
giới" là làm sáng tỏ cơ sở phƣơng pháp luận để phân loại các bức tranh khoa

học và chứng minh tính tƣơng hợp của việc ứng dụng khái niệm bức tranh
khoa học chuyên ngành vào xác định các bộ phận tƣơng ứng của tri thức khoa

* Nguyễn Cảnh Hồ: Một số vấn đề triết học của vật lý học. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội
2000.
* Nguyễn Huy Hoà ng: Mấy suy nghĩ về xác định bản chất của thế giới quan. Tạp
chí
Tiết học số 1- 2003
* Lê Hữu Nghĩa; Phạm Duy Hải: Tư duy khoa học trong giai đoạn cách mạng khoa
học-công Nghệ. Nxb Chính trị quốc gia. Hà nội 1998.
* Đặng Hữu Toà n: Bức tranh nguyên tử về thế giới trong triết học Đêmôcrit. Tạp
chí Triết học số 8 - 2002.
(2)

6


học. Đòi hỏi sự nghiên cứu có hệ thống và phân tích vai trò phƣơng pháp luận
của "Bức tranh khoa học thế giới" nói chung cũng nhƣ vai trò của nó nhƣ một
chƣơng trình nghiên cứu khoa học nói riêng, làm sáng tỏ vai trò định hƣớng
của nó trong việc tìm tòi khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
3.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích tƣ liệu triết học và khoa học tự nhiên hiên đại,
luận văn góp phần làm sáng tỏ bản chất, nội dung và quá trình hình thành,
phát triển của Bức tranh khoa học thế giới. Từ đó vạch ra ý nghĩa phƣơng
pháp luận của nó đối với nhận thức khoa học hiện đại.
3.2. Nhiệm vụ:
Để đạt đƣợc mục đích trên cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
* Nghiên cứu quan điểm của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện

chứng về phạm trù "Bức tranh khoa học thế giới", sự phân tích và gia cố
phạm trù này trong triết học Mácxít hiện đại của Liên Xô cũ và một số công
trình trong nƣớc về tƣ duy khoa học và nhận thức khoa học.Tìm hiểu việc sử
dụng khái niệm "Bức tranh khoa học thế giới" trong các tác phẩm của một số
nhà khoa học tự nhiên tiêu biểu của thế kỷ XX.
* Tổng hợp phân tích các tƣ liệu, rút ra đƣợc cơ sở để phân loại bức
tranh khoa học thế giới. Nghiên cứu lịch sử hình thành phát triển của một số
bức tranh khoa học chuyên ngành: Bức tranh Vật lý, Bức tranh Sinh vật và
Bức tranh Thiên văn về thế giới để xác định ảnh hƣởng của các thành tựu
khoa học hiện đại đến quá trình phát triển của "Bức tranh khoa học thế giới".

* Phạm Thị Ngọc Trầm: Vềtranh thế giới trong tác phấm Chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán. Sức sống của một tác phẩm triết học. Nxbctqg, HN,
2000

7


* Xác định vai trò phƣơng pháp luận của Phạm trù “Bức tranh khoa học
thế giới” đối với quá trình nhận thức khoa học, vai trò gợi mở và định hƣớng
cho những tìm tòi tri thức khoa học mới.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác Lênin; quan điểm của Đảng về đổi mới tƣ duy trong điều kiện của cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ hiện đại.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu luân văn sẽ sử dụng những phƣơng pháp
nghiên cứu : phân tích, tổng hợp ; quy nạp, diẽn dịch; lịch sử , lôgíc .Vận
dụng tổng hợp các phƣơng pháp của phép biện chứng duy vật.
5. Đóng góp mới của luận văn:

Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một phạm trù của phép biện
chứng duy vật là: “Bức tranh khoa học thế giới” và xác định vai trò của nó đối
với quá trình nhận thức khoa học.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Nghiên cứu "Bức tranh khoa học thế giới" và sự hình thành, phát triển
cuả nó sẽ góp phần phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy phần chủ nghĩa
duy vật biện chứng và những vấn đề triết học của khoa học tự nhiên. Xác định
vai trò phƣơng pháp luận của "Bức tranh khoa học thế giới" gợi mở, định
hƣớng cho sự tìm tòi khoa học của các nhà nghiên cứu.

8


7. Kết cấu của luận văn:
BỨC TRANH KHOA HỌC THẾ GIỚI VÀ VAI TRÒ PHƢƠNG PHÁP LUẬN
CỦA NÓ ĐỐI VỚI NHẬN THỨC KHOA HỌC

Mở đầu.

Chƣơng 1

Phạm trù "Bức tranh khoa học thế giới" trong triết học
và trong khoa học tự nhiên
1. "Bức tranh khoa học thế giới" trong quan điểm của các nhà sáng lập
chủ nghĩa duy vật biện chứng.
2. Phạm trù "Bức tranh khoa học thế giới" trong một số khuynh hƣớng
triết học hiện đại:
2.1. Quan điểm của các nhà thực chứng về "Bức tranh khoa học thế
giới".
2.2. "Bức tranh khoa học thế giới" trong triết học Xô Viết thế kỷ XX.

3. Quan điểm của một số nhà khoa học tự nhiên hiện đại về "Bức tranh
khoa học thế giới".
Chƣơng 2

Sự phát triển của một số ngành khoa học tự nhiên tiêu biểu với sự
hình thành phát triển của "Bức tranh khoa học thế giới"
1. Cơ sở và phân loại các "Bức tranh khoa học thế giới".
2. Vai trò của các khoa học chuyên ngành đối với sự hình thành và phát
triển của "Bức tranh khoa học thế giới".
2.1. Bức tranh Vật lý.
2.2. Bức tranh Sinh vật.
2.3. Bức tranh Thiên văn.
3. "Bức tranh khoa học thế giới" trong thời kỳ có sự tác động tƣơng hỗ
giữa các ngành khoa học hiện đại.
9


Chƣơng 3

Vai trò phƣơng pháp luận của "Bức tranh khoa học thế giới"
đối với quá trình nhận thức khoa học
1. Vai trò của "Bức tranh khoa học thế giới" đối với quá trình nghiên
cứu thực nghiệm.
2. Vai trò của "Bức tranh khoa học thế giới" trong việc hình thành và
phát triển của các lý thuyết khoa học tự nhiên.
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo

10



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt.
[1] Anhstanh - L. Infen (1972), “Sự tiến triển của vật lý”, Nxb Khoa học
kỹ thuật. Hà Nội.
[2] Akinausơkin(1959) “Sinh vật học lý thú”, Nxb Thanh niên. Hà Nội.
[3] Ăngghen Ph: Chống Đuyrinh. C. Mác Ph. Ăngghen: Toàn tập, T20
Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1997.

.

[4] Ăngghen Ph: “Biện chứng của Tự nhiên”. C. Mác Ph. Ăngghen:Toàn
tập, T20. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1997.
[5] Ăngghen Ph.: “L.Phơbách và sự cáo chung của triết học cổ điển đức”,
C.Mác,Ph Ăngghen.:Toàn tập, T20,Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội,
1995.
[6] Ben Bôva (1981),“Thiên văn mới”, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
[7] Nguyễn Trọng Chuẩn (1991),”Tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công
cuộc đổi mới”.,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
[8] Nguyễn Trọng Chuẩn (1997),”Vai trò của phƣơng pháp luận triết học
Mác - Lê nin đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên), Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
[9] Nguyễn Trọng Chuẩn (2002),”Tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên" và
ý nghĩa hiện thời của nó”,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[10] Vũ Đình Cự (1996), “Khoa học công nghệ - lực lƣợng sản xuất hàng
đầu), Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội.
[11] Đảng cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[12] Nguyễn Hữu Danh(2000),“Tìm hiểu hệ mặt trời”,Nxb Giáo dục.Hà
Nội.

[13] Lê Văn Giạng (2000), “Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn
đề lớn của triết học”. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội.
[14] Gardnes Martin (1978), “Thuyết tƣơng đối cho hàng triệu ngƣời”. Nxb
Khoa học kỹ thuật. Hà Nội.
[15] Ginzburg V.I (1980), “Vũ trụ đã hình thành và đang phát triển nhƣ thế
nào”. Nxb Khoa học kỹ thuật. Hà Nội.
[16] Hawkink S. (1995),”Lƣợc sử thời gian”. Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội
11


[17] Nguyễn Cảnh Hồ (2000),” Một số vấn đề triết học của Vật lý học”.
Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội.
[18] Nguyễn Huy Hoàng (2003),” Mấy suy nghĩ về việc xác định bản chất
thế giới quan”. Tạp chí Triết học , số1
[19] Nguyễn Hào Hải (2000),” Một số học thuyết triết học phƣơng tây hiện
đại”. Nxb Văn hoá thông tin. Hà Nội.
[20] Keđrôp B.(1960),” Phân loại các khoa học”. Nxb Sự thật. Hà Nội
[21] Lênin V. I.: “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”.
Toàn tập. T.18. Nxb Tiến bộ. Matxcơva, 1980.
[22] Lênin V. I.: “Về vai trò của chủ nghĩa duy vật chiến đấu”. Toàn tập. T.
45. Nxb Tiến bộ. Matxcơva, 1980.
[23] Lênin V. I.: “Bút ký triết học”. Toàn tập. T. 29. Nxb Tiến bộ. Matxcơva,
1980.
[24] Bùi Đình Luận (1992)”Về danh giới giữa kinh nghiệm và lý luận trong
nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn”. Tạp chí Triết học số 2
[25] Micaliaxki X.R(1975), “Khái lƣợc về lịch sử và lý luận phát triển khoa
học. Nxb Khoa học kỹ thuật”. Hà Nội
[26] Lê Hữu Nghĩa,Phạm Duy Hải (1998),”Tƣ duy khoa học trong giai
đoạn cách mạng Khoa học - Công nghệ”. Nxb Chính trị quốc gia. Hà
Nội.

[27] Frit Jof. Capra (2001),” Đạo của vật lý”. Nxb Trẻ, Hà Nội .
[28] Nguyễn Duy Quý(1997),” Nhận thức thế giới vi mô”. Nxb Khoa học xã
hội. Hà Nội.
[29] Lê minh Quang (2003), “Từ tế bào ảo đén cơ thể sống”, Tri thức trẻ, 8
[30] Lê Hữu Tầng (1970) “C. Mác, Ph.Ăngghen, V. I. Lê nin nói về mối
quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên”. Tạp chí Triết học, số 4
[31] Nguyễn Bá Thái(1996)” Không gian và thời gian với tính cách là những
hình thức cơ bản của mọi tồn tại”. Nxb Khoa học kỹ thuật. Hà Nội,
[32] Đặng Hữu Toàn(2002),” Bức tranh nguyên tử về thế giới trong triết học
Đêmônrít”. Tạp chí Triết học, số 8
[33] Phạm Thị Ngọc Trầm (2000)Về Bức tranh thế giới trong tác phẩm”Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”. Sức sống của một
tác phẩm triết học. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội
12


[34] Vũ Văn Viên (1992),” Về thực chất của tƣ duy khoa học hiện đại”. Tạp
chí nghiên cứu lý luận, số 3
[35] Weinberg S. (1981),”Ba phút đầu tiên, một cách nhìn hiện đại về nguồn
gốc vũ trụ”. Nxb Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.

13



×