Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Vai trò của y đức trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ y tế ở nước ta hiện na

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.4 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HÀ THỊ LOAN

VAI TRỊ CỦA Y ĐỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
Y TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 5 01 02
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Văn Viên

HÀ NỘI - 2004


MỤC LỤC
Trang

Chương1.

Mở đầu......................................................................................

1

Y đức và vai trò của y đức......................................................

6

1.1. Y đức..................................................................................

6



1.2. Vai trò của y đức.................................................................

23

Chương2.

Thực trạng y đức của đội ngũ cán bộ y tế ở nước ta hiện
nay............................................................................................

36

2.1. Những biểu hiện tích cực về y đức của người cán bộ y tế
và nguyên nhân của nó.......................................................

38

2.2. Những biểu hiện tiêu cực về y đức người cán bộ y tế và
nguyên nhân của nó............................................................

47

Chương3.

Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của y đức..............

63

3.1. Các giải pháp chính............................................................


63

3.2. Một số kiến nghị đề xuất....................................................

74

Kết luận.....................................................................................

79

Danh mục tài liệu tham khảo..................................................

82

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp đổi mới toàn diện, triệt để và sâu sắc dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam đã trải qua 18 năm và đạt được nhiều thành tựu to
lớn trên con đường tiến dần đến mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ và văn minh". Để đạt đến mục tiêu đó, "Đảng và Nhà
nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa " [13, tr.86]. Trên
thực tế, sự chuyển biến đi lên của đất nước ta đã chứng minh cho sự đúng đắn
của đường lối đó. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác
động to lớn, hiệu quả đến việc thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng
kinh tế, làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước có những biến đổi rõ rệt.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, những mặt tích cực, kinh tế thị trường
cịn có những hạn chế, khuyết tật cố hữu, vốn có do chính những quy luật vận
hành khách quan của nó quy định. Những hạn chế này đã dẫn đến những biến
động rất nhức nhối và đáng lo ngại về mặt đạo đức, nhận thức và lối sống,
đúng như Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nhận định, tình trạng suy thối về
"đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm
trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong
nhiều tổ chức kinh tế là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của
chế độ ta" [13, tr.76]. Điều này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến lịng tin của
nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Trong bối cảnh đó ngành y tế cũng chịu sự tác động trước những biến đổi về
kinh tế - xã hội của đất nước. Trong thời gian qua tuy ngành y tế đã đạt được những
tiến bộ đáng kể, những thành tích đáng tự hào nhưng cho đến nay vẫn còn tồn tại
nhiều vấn đề bức xúc chưa giải quyết được, đặc biệt là vấn đề y đức. Vấn đề này đã
2


biểu hiện ở nhiều phương diện, góc độ khiến cho có nơi, có lúc người ta thấy y đức
bị xói mịn, y đạo khơng được tơn trọng, như GS, TS. Đỗ Nguyên Phương, nguyên
Bộ trưởng Bộ Y tế đã nhận định:
"Ngành y tế thời gian qua đã có những cố gắng lớn lao và đạt được
những thành tích đáng kể. Tuy nhiên trong điều kiện chuyển đổi từ nền kinh tế
bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, một số mặt tiêu cực của thị trường
cạnh tranh đã tác động khá lớn đến thái độ chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở một
số bộ phận nhân viên y tế, đặc biệt là thái độ đối với người nghèo, người khơng
có đủ điều kiện trả phí khám chữa bệnh. Giờ đây hơn lúc nào hết vấn đề đạo
đức, y đức, y đạo phải được đề cao để hạn chế và loại trừ những mặt tiêu cực
khi đồng tiền nằm xen vào mối quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh...” [42,
tr.20].
Từ sự đánh giá trên đây của GS.TS. Đỗ Nguyên Phương, chúng tôi nhận

thấy y đức không chỉ là mối quan tâm riêng của ngành y tế mà còn là mối
quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Trong ngành y, y đức là
yếu tố quan trọng tương đương với chất lượng chuyên môn, kỹ thuật của
người thầy thuốc, vì vậy vấn đề nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ y tế ngày
càng trở nên bức thiết. Với những lý do trên đây chúng tôi chọn đề tài: "Vai
trò của y đức trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ y tế ở nước ta hiện nay"
làm luận văn thạc sỹ ngành triết học.
2. Tình hình nghiên cứu
Đạo đức hay y đức của người cán bộ y tế là yếu tố rất quan trọng, nó góp
phần khơng nhỏ vào việc quyết định sự thành cơng hay thất bại của nghề
nghiệp. Từ xưa đến nay vấn đề y đức đã thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành. Trong cơng cuộc đổi mới ở nước ta
hiện nay, để góp phần nâng cao đạo đức người thầy thuốc và khắc phục
những biểu hiện suy thoái đạo đức của một bộ phận thầy thuốc trong nền kinh
3


tế thị trường đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này dưới dạng các
bài báo, chuyên khảo lần lượt được công bố như:
"Đạo đức y học", Nxb Đại học Y Hà Nội 1991 của GS. Hồng Đình
Cầu; "Đạo đức y học và y đức Việt Nam", Nxb Y học Hà Nội 1992 của tác giả
Nguyễn Văn Hiền; "12 điều quy định về y đức" của Bộ trưởng Bộ Y tế theo
quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 6/11/1996; "Phát triển sự nghiệp y tế ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay", Nxb Y học 1996 của GS.TS. Đỗ Nguyên
Phương; "Mối quan hệ giữa lợi ích và y đức trong chăm sóc sức khỏe", Tạp
chí Triết học số 3/1997 của tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm và Nguyễn Hiền
Lương; "Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc", Tạp chí Cộng
sản ngày 7 tháng 4 năm 1997 của GS.TS. Đỗ Nguyên Phương; "Chủ tịch Hồ
Chí Minh với y tế", Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 1999 do GS,TS. Đỗ
Nguyên Phương, PTS Nguyễn Khánh Bật, BS Nguyễn Cao Thâm đồng chủ

biên; "Đạo đức và y học", Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế Thành
phố Hồ Chí Minh 1999 của GS. Nguyễn Văn Lê; "Một số sự kiện hàng ngày
ở bệnh viện", Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 2000 của GS. Nguyễn Văn Lê;
"Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ đảng viên ở nước
ta hiện nay", Tạp chí Triết học số 6/2004 của tác giả Nguyễn Văn Lý; "Thực
trạng và những giải pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ
nhân dân đồng bằng Sơng Cửu Long", Tạp chí Lý luận chính trị số 7/2004
của tác giả Đặng Quốc Việt; "Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay", Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2003 của GS.TS.
Nguyễn Trọng Chuẩn - PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc đồng chủ biên.
Nhìn chung những cơng trình nghiên cứu trên đã trực tiếp hoặc gián tiếp
đề cập đến vấn đề y đức của đội ngũ những người làm công tác y tế ở nước ta
hiện nay. Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có được một nghiên cứu
căn bản đi sâu vào vấn đề này dưới góc độ triết học để có thể rút ra được
những nguyên tắc mang tính phương pháp luận nhằm góp phần nâng cao vai
4


trò của y đức đối với đội ngũ cán bộ y tế nói chung và cả những người làm
cơng tác quản lý y tế nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở quan điểm triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
luận văn làm rõ vai trò của y đức và khẳng định việc nâng cao y đức cho đội
ngũ cán bộ y tế là trách nhiệm cấp thiết, nặng nề của ngành y tế và cũng là
nhiệm vụ chung của toàn xã hội; đồng thời luận văn còn đề xuất một số giải
pháp chủ yếu và những kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của y đức cho đội
ngũ cán bộ y tế ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:

Một là: Làm rõ nội dung y đức và vai trò của y đức.
Hai là: Phân tích thực trạng y đức của đội ngũ cán bộ y tế ở nước ta hiện
nay, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Ba là: Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của y
đức cho đội ngũ cán bộ ngành y tế.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu luận văn
Đạo đức nói chung và đạo đức người thầy thuốc (y đức) nói riêng là một
phạm trù khá rộng. Trong luận văn này chúng tôi chỉ tập trung làm rõ vai trị y
đức của người cán bộ y tế trong cơng tác hàng ngày; chỉ ra thực trạng y đức
của đội ngũ cán bộ y tế ở nước ta hiện nay; từ đó đề xuất một số kiến nghị và
giải pháp nhằm nâng cao vai trò của y đức trong việc khám chữa bệnh ở Việt
Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5


Cơ sở lý luận: luận văn được thực hiện dựa trên những nguyên lý của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; những quan điểm,
chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức;
Phương pháp nghiên cứu: luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận
biện chứng duy vật và sử dụng những phương pháp như: so sánh, phân tích và
tổng hợp, trừu tượng và cụ thể, lơgíc và lịch sử.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ nội dung cơ bản và vai trò của y đức trong
việc khám chữa bệnh cũng như chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
- Nêu một số thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp nhằm nâng
cao vai trò của y đức.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm

3 chương, 6 tiết:
Chương 1: Y đức và vai trò của y đức.
Chương 2: Thực trạng y đức của đội ngũ cán bộ y tế ở nước ta hiện nay.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của y đức.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Lê Thị Tuyết Ba (2002), “Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển kinh
tế xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, (5).

2.

Bộ Giáo dục và Đào tạo - vụ Cơng tác chính trị và học sinh (1991), Giáo
trình đạo đức học, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

3.

Bộ giáo dục và đào tạo (1998), Đạo đức học, Nxb giáo dục, Hà Nội.

4.

Bộ Y tế (1998), Bàn về y đức, Hà Nội.

5.

Bộ Y tế (2002), Ngành y tế Việt Nam vững bước vào thế kỷ XXI, Nxb Y

học, Hà Nội.

6.

Uông Thái Biểu (2004), “Sai phạm tại Khoa Dược, Bệnh viện đa khoa
Lâm Đồng”, Báo nhân dân, (17964).

7.

Hồng Đình Cầu (1991), Đạo đức y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

8.

Nguyễn Trọng Chuẩn (2001), “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo đức”, Tạp
chí Triết học (9).

9.

G.S, TS Nguyễn Trọng Chuẩn - PGS Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên,
2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11.


Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7


14.

Phạm Văn Đức (2002), “Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã
hội trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, (1).

15.

Lương Việt Hải (2002), “Sự phân hoá giàu nghèo trong kinh tế thị
trường và các giá trị đạo đức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học,
(8).

16.

Cao Thu Hằng (2002), “Vai trị của pháp luật trong việc giữ gìn và phát
huy các giá trị đạo đức truỳên thống”, Tạp chí Triết học, (11).

17.


Nguyễn Văn Hiền (1992), Đạo đức y học và đạo đức Việt Nam, Nxb Y
học, Hà Nội.

18.

Nguyễn Văn Hiếu (1992), Đạo đức học và y đức Việt Nam, Nxb Y học,
Hà Nội.

19.

Phạm Mạnh Hùng (2002), “Y đức và vấn đề nâng cao y đức”, Tạp chí
Cộng sản, (6).

20.

V.I .Lênin (1981), Tồn tập, tập 29, Nxb Tiến Bộ Mat - xcơ - va.

21.

Nguyễn Văn Lê (1999), Đạo đức và y học, Trung tâm Đào tạo và Bồi
dưỡng cán bộ y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

22.

GS. Nguyễn Văn Lê (2000), Một số sự kiện hàng ngày ở bệnh viện, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.

23.

Nguyễn Hiền Lương (1996), Khía cạnh triết học xã hội của vấn đề sức

khoẻ và chăm sóc sức khoẻ ở Việt Nam hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ
Triết học, Viện Triết học, Hà Nội.

24.

Nguyễn Hiền Lương (1997), “Vấn đề y đức và sự cần thiết giáo dục y
đức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp,
(3).

25.

Nguyễn Văn Lý (2004), “Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho đội
ngũ cán bộ đảng viên ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (6).

8


26.

C.Mác và Ph.Ăng ghen (1980), Hệ tư tưởng Đức, Nxb sự thật, Hà Nội.

27.

C.Mác và Ph.Ăng ghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.

28.

C.Mác và Ph.Ăng ghen (1983), Tuyển tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội.

29.


C.Mác và Ph.Ăng ghen (1984), Tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội.

30.

C.Mác và Ph.Ăng ghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb chính trị quốc gia,
Hà Nội.

31.

C.Mác và Ph.Ăng ghen (1995), Tồn tập, tập 21, Nxb chính trị quốc gia,
Hà Nội.

32.

Tuyết Mai (2003), Những người thầy thuốc nơi “đầu sóng ngọn gió”,
Báo tin tức, (1205).

33.

Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.

34.

Hồ Chí Minh (1996), Tuyển tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35.

Hồ Chí Minh (1995), Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


36.

Hồ Chí Minh (1995), Tồn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37.

Phạm Cơng Nhất (1999), “Mâu thuẫn giữa mặt trái cơ chế thị trường với
bản chất nhân đạo của ngành y tế nước ta hiện nay”, Giáo dục lý luận, (6)

38.

Phạm Công Nhất (2001), Tư tưởng triết học về con người qua các tác phẩm
y học của Hải Thượng Lãn Ông, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

39.

Nguyễn Tĩnh Nguyên (2/2000), “Người bác sỹ anh hùng giữa đời thường”,
Tạp chí sức khoẻ và đời sống.

40.

Nguyễn Văn Phúc (1996), “Vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự hình
thành nhân cách trong cơ chế thị trường”, Tạp chí Triết học, (5).

41.

Nguyễn Văn Phúc (2001), “Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong
nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (7).


9


42.

Đỗ Nguyên Phương (1997), “Nâng cao đạo đức nghề nghiệp người thầy
thuốc”, Tạp chí Cộng sản, (7).

43.

Đỗ Nguyên Phương (1997), Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay, Nxb Y học, Hà Nội.

44.

GS. Đỗ Nguyên Phương - PTS Nguyễn Khánh Bật - BS Nguyễn Cao Thâm
(đồng chủ biên, 1999), Chủ tịch Hồ Chí Minh với y tế, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

45.

Đỗ Nguyên Phương (1998), Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở
Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

46.

Ngô Ngọc Quỳnh (1999), Vấn đề nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập
đạo đức đối với sinh viên ngành y ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc
sỹ triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội.


47.

Lê Hữu Trác (1991). Hải Thượng y tông tâm lĩnh, Nxb Y học, Hà Nội.

48.

Phạm Thị Ngọc Trầm - Nguyễn Hiền Lương (1997), “Mối quan hệ giữa lợi
ích và y đức trong chăm sóc sức khoẻ”, Tạp chí Triết học, (3).

49.

Hải Thượng Lãn Ơng Lê Hữu Trác (1995), Hải Thượng y tông tâm lĩnh, tập
1, Nxb Y học, Hà Nội.

50.

Từ điển triết học (1986), Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va.

51.

Từ điển triết học (1987), Hữu Ngọc chủ biên, Nxb Đại học và trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.

52.

TS. Trần Văn Thụy (2002), Triết học và sự vận dụng tư tưởng triết học vào
y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

53.


Lê Thị Tý (2002), Vấn đề nâng cao đạ đức người thầy thuốc trong điều kiện
hiện nay ở nước ta, Luận văn thạc sỹ Triết học, Viện Triết học, Hà Nội.

10


54.

Nguyễn Đình Tường (2002), “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục”, Tạp
chí Triết học, (6).

55.

Đặng Quốc Việt (2004), “Thực trạng và những giải pháp nâng cao chất lượng
công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân đồng bằng sơng Cửu Long”, Lý luận
chính trị, (7).

11



×