Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp du lịch công lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.67 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------------------ĐINH THỊ HẢI HẬU

TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP DU LỊCH CÔNG LẬP

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số

:60-34-05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS Nguyễn Cảnh Hoan

Hà nội - Năm 2008


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, dƣới sự lãnh đạo và quản lý của Đảng
và Nhà nƣớc, đất nƣớc ta đang từng bƣớc “ thay da đổi thịt”, nền kinh tế tăng
trƣởng nhanh, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao. Trong công cuộc đổi mới kinh
tế - xã hội của đất nƣớc, ngành du lịch ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Đảng và Nhà nƣớc ta đã nhấn mạnh: “Phát triển du lịch
thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế –
xã hội góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nhằm mục
tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh”


Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã phê duyệt chƣơng trình tổng thể
cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-2010, trong đó cải cách cơ chế quản
lý tài chính đối với đơn vị sử dụng vốn NSNN bao gồm cả ĐVSN công lập là một
trong những nội dung quan trọng. Cho đến nay, mặc dù đã đạt đƣợc sự tăng trƣởng
khá cao về mọi mặt, ngành du lịch Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là
về cơ chế tài chính. Cơ chế tài chính hiện tại còn nhiều thiếu sót, bất cập, lãng phí
chƣa phù hợp với yêu cầu đặc thù của ngành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế. Đối với các ĐVSN du lịch có thu các nguồn lực vẫn chƣa đƣợc khai
thác triệt để, tính chủ động, sáng tạo trong việc sử dụng nguồn lực chƣa đƣợc phát
huy, vẫn còn tâm lý ỷ lại Nhà Nƣớc, không chịu trách nhiệm về các quyết định của
mình.
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với ĐVSN có
thu ngày 16 tháng 01 năm 2002, các ĐVSN du lịch có thu đã từng bƣớc đổi mới cơ
chế quản lý tài chính tại đơn vị, phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo trong lĩnh
vực tài chính. Từ khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2006 quy
định về quyền tự chủ , tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ
máy biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập có hiệu lực, các ĐVSN du lịch
có thu đang thực hiện theo Nghị định 10/2002/NĐ - CP chuyển sang thực hiện theo
Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Các ĐVSN du lịch công lập đã đạt đƣợc nhiều thành


tựu về tự chủ tài chính nhƣng tiến độ còn chậm chạp và chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu của một cơ chế tài chính mang tính tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay cũng nhƣ sắp tới.
Từ những tồn tại trên, cần thiết phải tăng cƣờng thực hiện tự chủ tài chính đối
với các ĐVSN du lịch. Nghiên cứu chọn đề tài “Tự chủ tài chính đối với ĐVSN
du lịch công lập ” làm luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh xuất phát từ yêu cầu
nêu trên.
2.


Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về tự chủ tài chính
trong ĐVSN công lập nhất là sau Nghị định 10/2002/NĐ-CP. Một số công trình
khoa học tiêu biểu nhƣ:
- Bài viết “Quy chế quản lý tài chính nội bộ trong các trường đại học công lập
là ĐVSN có thu” của tác giả Ngô Thế Chi đăng trên tạp chí Tài chính, số 7, năm
2003
- Cuốn sách “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính ĐVSN hưởng thụ nguồn NSNN”
của tác giả Phan Thị Cúc, Nhà xuất bản thống kê, năm 2003
- Bài viết “Nâng cao tính tự chủ của các ĐVSN công lập” của tác giả Vũ Đình
Ánh đăng trên tạp chí Tài chính, số 2, năm 2006
- Đề tài “Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với ĐVSN công lập
tại Viện khoa học thủy lợi” – Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thu
Thảo – Học viện Tài chính - 2005
- Đề tài “Cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường giáo dục phổ thông công
lập ở Thanh Hóa” – Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Dƣơng Long Khánh –
Học viện tài chính – năm 2006
Các công trình khoa học nêu trên đã đề cập tới một số khía cạnh về quản lý tài
chính và cơ chế tự chủ tài chính nhƣng chƣa có đề tài nào nghiên cứu về tự chủ
tài chính đối với ĐVSN du lịch công lập


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa lý luận về tự chủ tài chính đối với ĐVSN du lịch công lập
- Phân tích thực trạng tình hình thực hiện tự chủ tài chính đối với ĐVSN
công lập (minh họa số liệu ở các ĐVSN du lịch có thu trên địa bàn Hà Nội)
- Luận văn đặt mục tiêu cao nhất và bao trùm là chỉ ra những công việc
cần phải làm ngay để tăng cƣờng thực hiện tự chủ tài chính đối với các ĐVSN du
lịch công lập trong điều kiện mới nhằm thực hiện một cách tốt nhất, nhanh nhất

những mục tiêu chiến lƣợc về phát triển du lịch và cải cách hành chính Nhà nƣớc
theo tinh thần Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: là những vấn đề lý luận và thực tiễn về tự

chủ tài chính đối với ĐVSN du lịch công lập
-

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: là tình hình thực hiện tự chủ tài chính ở

một số ĐVSN du lịch có thu trên địa bàn Hà Nội từ năm 2004 đến năm 2006 và
các giải pháp nhằm tăng cƣờng thực hiện tự chủ tài chính đối với ĐVSN du lịch
công lập
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đề tài sử
dụng phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp các tài liệu, phƣơng pháp thực nghiệm,
phƣơng pháp phi thực nghiệm, phƣơng pháp xử lý qua điều tra xã hội học thông
tin, phƣơng pháp kiểm chứng và phân tích tổng hợp, phƣơng pháp chuyên gia,
phƣơng pháp so sánh.
6. Mong muốn đóng góp mới của luận văn
Thông qua nghiên cứu đề tài “Tự chủ tài chính đối với ĐVSN du lịch công
lập”, trên cơ sở những nội dung đƣợc phản ánh trong luận văn với mong muốn
đóng góp những quan điểm mới trên các phƣơng diện:


- Về lý luận: Lý giải các căn cứ khoa học đối với việc hình thành các tiêu chí
để đánh giá hiệu quả của tự chủ tài chính đối với ĐVSN du lịch công lập và sử
dụng các tiêu chí này để làm căn cứ đánh giá các hoạt động tự chủ tài chính trong

thực tiễn.
- Về thực tiễn: Đánh giá và phân tích những việc đã và chƣa làm đƣợc hoặc đã
làm đƣợc nhƣng chƣa hiệu quả trong khi thực hiện tự chủ tài chính đối với
ĐVSN du lịch công lập.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp cụ thể về huy động,
sử dụng, phân phối và quản lý các nguồn tài chính, kinh phí cũng nhƣ các chính
sách, chế độ tự chủ tài chính đối với ĐVSN du lịch công lập.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của
luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tự chủ tài chính đối với ĐVSN du lịch công lập
Chƣơng 2: Thực trạng tự chủ tài chính đối với ĐVSN du lịch có thu (minh họa
số liệu ở các ĐVSN du lịch có thu trên địa bàn Hà Nội)
Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng tự chủ tài chính đối với ĐVSN du lịch công
lập


CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐVSN CÔNG LẬP
1.1.1 HĐSN
 Khái niệm HĐSN
HĐSN là những hoạt động không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất,
nhƣng nó tác động trực tiếp đến lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất, có tính
quyết định năng suất lao động xã hội.
Trong tác phẩm của mình, C.Mác và F.Ăng ghen khi nghiên cứu xã hội nhƣ
một hệ thống diễn biến liên tục đã nêu trong xã hội ít nhất có 5 hệ thống:
- Hệ thống sản xuất vật chất làm chức năng chủ yếu đảm bảo sự trao đổi vật
chất giữa con ngƣời và thiên nhiên.

- Hệ thống tái sản sinh và phát triển về mặt sinh học của con ngƣời, bao gồm
cả các hệ thống tổ chức gia đình cƣới hỏi, hệ thống dịch vụ, y tế và rèn luyện thân
thể, chức năng của nó là duy trì loài ngƣời.
- Hệ thống sản xuất tinh thần, làm chức năng bồi dƣỡng con ngƣời về mặt tri
thức, tìm cảm và đạo đức để trở thành những thành viên tích cực của xã hội.
- Hệ thống giao tiếp xã hội làm chức năng liên kết tất cả mọi ngƣời trong
cộng đồng xã hội, giúp cho xã hội hoạt động đƣợc nhƣ một hệ thống hoàn chỉnh,
đồng thời cũng giúp tạo thành những tầng lớp xã hội nhỏ hơn xã hội lớn.
- Hệ thống tổ chức và quản lý làm chức năng phối hợp sự hoạt động của các
hệ thống nhỏ trong hệ thống xã hội lớn nói chung.
Nhƣ vậy, HĐSN có liên quan đến toàn bộ hoạt động của xã hội loài ngƣời.
Tuy nhiên mặc dù trong xã hội tồn tại nhiều loại hoạt động khác nhau nhƣng nếu


quy theo tính chất thì có hai loại hoạt động lớn là: hoạt động sản xuất kinh doanh
và HĐSN.
Sự nghiệp với nghĩa thông thƣờng nhất là chỉ những công việc có lợi ích
chung và lâu dài cho xã hội. Chính vì vậy, trên một phƣơng diện nào đó, khi nói
đến HĐSN với nghĩa thƣờng dùng là nói đến việc tổ chức thực hiện những công
việc có lợi ích chung và lâu dài nhất cho cộng đồng xã hội.
Điểm khác nhau cơ bản giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và HĐSN là ở
chỗ: hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu tạo ra sản phẩm vật chất cho xã hội,
mang lại lợi ích trực tiếp cho chủ thể tổ chức ra hoạt động đó. Ngƣợc lại HĐSN
chủ yếu cung cấp các dịch vụ thoả mãn nhu cầu chung, vì lợi ích của cả cộng đồng
về mặt kinh tế, cung cấp các dịch vụ thoả mãn nhu cầu chung, vì lợi ích của cả
cộng đồng về mặt kinh tế cũng nhƣ xã hội.
Từ cách nhìn nhận nhƣ vậy, ngƣời ta coi HĐSN chủ yếu mang ý nghĩa phục
vụ cho hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội. Những hoạt động phục vụ cho hoạt
động kinh tế gọi là HĐSN kinh tế. Những hoạt động phục vụ cho hoạt động văn
hoá xã hội gọi là HĐSN văn hoá xã hội. Qua đó, chúng ta thấy rằng HĐSN thuộc

phạm trù thƣợng tầng kiến trúc nhƣng nó có khả năng điều chỉnh hạ tầng cơ sở.
 HĐSN có những đặc điểm cơ bản:
- HĐSN gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh
thần tạo ra “hàng hoá công cộng” ở dạng vật chất và phi vật chất phục vụ cho quá
trình tái sản xuất xã hội;
-

HĐSN không nhằm mục đích thu lợi nhuận trực tiếp. Nhà nƣớc tổ chức,

duy trì và tài trợ cho các HĐSN để cung cấp những sản phẩm cho thị trƣờng nhằm
thực hiện vai trò của Nhà nƣớc trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện các
chính sách phúc lợi công cộng;


-

HĐSN luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chƣơng trình phát triển kinh

tế xã hội của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc với vai trò của mình thực hiện một cách triệt để
có hiệu quả các chƣơng trình mục tiêu quốc gia.
 HĐSN trong xã hội rất đa dạng, phong phú. Dưới các tiêu thức khác
nhau HĐSN có thể được phân loại như sau:
- Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, các HĐSN đƣợc chia thành: HĐSN kinh tế
và HĐSN văn hoá xã hội
+ HĐSN kinh tế: là HĐSN phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho yêu cầu sản
xuất kinh doanh đảm bảo cho các ngành kinh tế hoạt động bình thƣờng
+ HĐSN văn hoá xã hội: là HĐSN phục vụ cho các yêu cầu phát triển của xã
hội về văn hoá, sức khoẻ và các nhu cầu về đời sống tinh thần của nhân dân
- Căn cứ vào đặc điểm nguồn tài chính đảm bảo cho HĐSN, HĐSN đƣợc chia
thành HĐSN có thu và HĐSN không có thu

+ HĐSN có thu: là HĐSN mà nhu cầu tài chính đảm bảo cho chúng hoạt động
ngoài việc Nhà nƣớc cung cấp còn đƣợc thu một phần dƣới dạng phí, lệ phí và các
khoản đóng góp của ngƣời tiêu dùng để không ngừng nâng cao chất lƣợng và mở
rộng quy mô hoạt động
+ HĐSN không có thu: là HĐSN do Nhà nƣớc đảm bảo hoàn toàn nhu cầu tài
chính cho chúng hoạt động. Những hoạt động này thƣờng là những hoạt động thiết
yếu cho xã hội, phạm vi tiêu dùng rộng rãi
- Căn cứ vào tính chất hoạt động, HĐSN đƣợc chia thành HĐSN thƣờng
xuyên và HĐSN không thƣờng xuyên
+ HĐSN thƣờng xuyên: là HĐSN đƣợc tổ chức và duy trì hoạt động liên tục
mà sản phẩm dịch vụ của nó cung cấp ra xã hội luôn có nhu cầu tiêu dùng
+ HĐSN không thƣờng xuyên: là HĐSN để thực hiện các chƣơng trình của
Chính phủ trong một giai đoạn nhất định
1.1.2 ĐVSN công lập


 ĐVSN: là những tổ chức đƣợc thành lập để thực hiện các HĐSN, những
hoạt động này nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt động bình thƣờng của xã hội,
không nhằm mục đích thu lợi nhuận
 ĐVSN công lập: là đơn vị do Nhà nƣớc thành lập, thực hiện cung cấp các
dịch vụ công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thƣờng của các
ngành kinh tế quốc dân, trong quá trình hoạt động đƣợc Nhà nƣớc cho phép thu phí
để bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động.
ĐVSN công lập đƣợc xác định dựa vào các tiêu chuẩn sau:
- Văn bản quyết định thành lập ĐVSN của cơ quan có thẩm quyền ở Trung
ƣơng hoặc địa phƣơng.
- Đƣợc Nhà nƣớc cung cấp kinh phí và tài sản để hoạt động thực hiện nhiệm
vụ chính trị, chuyên môn đƣợc phép thực hiện một số các khoản thu theo chế độ
Nhà nƣớc qui định.
- Có tổ chức bộ máy biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theo chế

độ kế toán đơn vị dự toán hành chính sự nghiệp.
- Có mở tài khoản tại kho bạc Nhà nƣớc để ký gửi các khoản thu, chi tài
chính.
 Đặc điểm ĐVSN công lập:
- ĐVSN công lập là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội,
không vì mục đích kiếm lời
Các ĐVSN đƣợc thành lập để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ và đáp
ứng những nhu cầu nhất định của xã hội. Trong quá trình hoạt động, đơn vị hành
chính sự nghiệp có thể đƣợc Nhà nƣớc cấp kinh phí hoặc tự trang trải kinh phí,
nhƣng không vì mục đích kiếm lời. Các sản phẩm của ĐVSN công lập nếu cần
đƣợc “khuyến dụng” thì có thể do Nhà nƣớc đứng ra cung cấp không thu tiền để xã
hội tiêu dùng. Trong trƣờng hợp có thu tiền của ngƣời tiêu dùng thì cũng chỉ thu
nhằm bù đắp một phần chi phí đầu vào để tạo ra chúng.


Tuy nhiên, xã hội đòi hỏi tính hiệu quả trong quá trình hoạt động của các
ĐVSN đƣợc hiểu ở hai khía cạnh: chất lƣợng phục vụ và tiết kiệm nguồn lực cho
xã hội.
- Sản phẩm của các ĐVSN công lập là sản phẩm mang lợi ích chung và có
tính lâu dài
Sản phẩm, dịch vụ do HĐSN tạo ra chủ yếu là những giá trị về trí thức, văn
hoá, phát minh, sức khoẻ, đạo đức, các giá trị về xã hội…là những sản phẩm vô
hình và có thể dùng chung cho nhiều ngƣời, cho nhiều đối tƣợng trên phạm vi
rộng.
- ĐVSN công lập được tự chủ tài chính, đƣợc chủ động bố trí kinh phí để
thực hiện nhiệm vụ, đƣợc ổn định kinh phí hoạt động thƣờng xuyên do NSNN cấp
đối với ĐVSN tự bảo đảm một phần chi phí theo định kỳ 3 năm và hàng năm đƣợc
tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định.
Nhìn chung, đại bộ phận các sản phẩm của ĐVSN là sản phẩm có tính phục
vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc trong một lĩnh vực nhất định. Những

sản phẩm đó khi tiêu dùng thƣờng có tác dụng lan toả.
 Phân loại ĐVSN công lập
- Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, ĐVSN được chia thành:
+ ĐVSN có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động: là ĐVSN có nguồn thu
đảm bảo đƣợc toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên, NSNN không phải cấp
kinh phí đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên cho đơn vị. Mức tự đảm bảo chi phí
hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị xác định theo công thức:
Mức tự đảm bảo chi phí
hoạt động thƣờng xuyên
của ĐVSN

Tổng số nguồn thu sự nghiệp
=

Tổng chi HĐSN

x 100%


Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên của ĐVSN tự đảm bảo toàn
bộ chi phí hoạt động tính theo công thức này phải bằng hoặc lớn hơn 100%. Tổng
số nguồn thu sự nghiệp và tổng chi hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị tính theo
dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định, tình hình thực hiện theo dự toán thu
chi của năm trƣớc liền kề đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt
+ ĐVSN có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động: là đơn vị có nguồn
thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thƣờng xuyên, phần còn lại
đƣợc NSNN cấp. Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên của ĐVSN có
thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động đƣợc xác định nhỏ hơn 100%.
+ ĐVSN công lập do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động: là ĐVSN có
nguồn thu sự nghiệp thấp, kinh phí hoạt động thƣờng xuyên theo chức năng, nhiệm

vụ do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động
- Căn cứ vào từng lĩnh vực HĐSN, ĐVSN có thu được chia thành:
+ ĐVSN Văn hoá – Thông tin:
o Các đoàn nghệ thuật (cá múa nhạc, kịch, cải lƣơng, chèo, tuồng, múa,
rối, xiếc…)
o Các nhà bảo tàng (lịch sử, cách mạng, mỹ thuật, văn hoá, phụ nữ…)
o Các nhà triển lãm
o Các nhà văn hóa
o Các thƣ viện
o Các tạp chí
o Đài phát thanh, truyền thanh



×