Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

CẦM THUÝ NGA

TRƢỜNG NGHĨA NƯỚC TRONG THÀNH NGỮ,
TỤC NGỮ VÀ DÂN CA THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

SƠN LA, NĂM 2015
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

CẦM THUÝ NGA

TRƢỜNG NGHĨA NƯỚC TRONG THÀNH NGỮ,
TỤC NGỮ VÀ DÂN CA THÁI
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60210202

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Thanh Hoa

SƠN LA, NĂM 2015

ii




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn nghiên cứu khoa học của TS. Bùi Thanh Hoa. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố trong
bất kỳ một công trình nào khác .
Học viên

Cầm Thúy Nga

iii


Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn TS. Bùi Thanh Hoa, người thầy đã tận tâm
hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy
và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập tại trường.
Tác giả luận văn xin cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ, động viên… của gia
đình, người thân, bạn bè trong suốt thời gian học tập.
Sơn La, tháng 10 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Cầm Thuý Nga

iv


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
3. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 5
4.1. Tư liệu nghiên cứu ..................................................................................... 5
4.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 5
4.2.1. Phương pháp thống kê, phân loại ............................................................ 5
4.2.2. Phương pháp miêu tả............................................................................... 6
4.2.3. Phương pháp so sánh và hệ thống hoá .................................................... 6
4.2.4. Phương pháp phân tích ngữ cảnh ............................................................ 6
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6
5.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6
6. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 7
6.1. Về mặt lí luận ............................................................................................. 7
6.2. Về mặt thực tiễn ......................................................................................... 7
7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 7
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT ................................................................ 8
1.1. Lí thuyết về trường nghĩa .......................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm trường nghĩa .......................................................................... 8
1.1.1.1. Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới ............................ 8
1.1.1.2. Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam ............................. 9
v


1.1.2. Tiêu chí xác lập trường nghĩa ............................................................... 10

1.1.3. Các loại trường nghĩa ............................................................................ 13
1.1.3.1. Trường nghĩa biểu vật ........................................................................ 13
1.1.3.2. Trường nghĩa biểu niệm ..................................................................... 14
1.1.3.3. Trường nghĩa tuyến tính..................................................................... 15
1.1.3.4. Trường nghĩa liên tưởng .................................................................... 15
1.1.4. Hiện tượng chuyển trường ................................................................... 16
1.1.5. Biến thể trong trường ............................................................................ 18
1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ................................................... 19
1.3. Khái quát về dân tộc Thái vùng Tây Bắc ................................................. 20
1.3.1. Tổng quan về người Thái vùng Tây Bắc .............................................. 20
1.3.2. Một vài nét về đặc trưng văn hoá dân tộc Thái vùng Tây Bắc ............. 23
1.3.3. Một vài nét về ngôn ngữ dân tộc Thái vùng Tây Bắc ........................... 28
1.4. Khái quát về thành ngữ, tục ngữ, dân ca Thái vùng Tây Bắc .................. 33
1.4.1. Thành ngữ, tục ngữ Thái ....................................................................... 33
1.4.2. Dân ca Thái ........................................................................................... 34
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 35
CHƢƠNG 2. XÁC LẬP TRƢỜNG NGHĨA NƯỚC TRONG THÀNH
NGỮ, TỤC NGỮ VÀ DÂN CA THÁI ......................................................... 36
2.1. Tiêu chí xác lập trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca
Thái.................................................................................................................. 36
2.1.1. Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên, nước được thể hiện
với các nghĩa theo 3 từ đồng âm như sau: ...................................................... 36
2.1.2. Theo Từ điển Thái – Việt của Hoàng Trần Nghịch – Tòng Kim Ân
(1991), NXB Khoa học – Xã hội, nặm được hiểu như sau: ............................ 37
2.2. Xác lập các tiểu trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca
Thái.................................................................................................................. 38

vi



2.2.1. Tiểu trường 1: Hằng thể và các biến thể của nước .............................. 38
2.2.2. Tiểu trường 2: Không gian tồn tại của nặm .......................................... 41
2.2.2.1. Tiểu trường bậc 2: Không gian tồn tại của nặm qua hệ thống các
nguồn nước tự nhiên........................................................................................ 41
2.2.2.2. Tiểu trường bậc 2: Không gian tồn tại của nặm thông qua hệ thống
thuỷ lợi, đồ dùng nhân tạo do con người tạo ra .............................................. 46
2.2.3. Tiểu trường 3: Dạng thức tồn tại của nặm ........................................... 54
2.2.4. Tiểu trường 4: Trạng thái vận động của nặm ....................................... 56
2.2.5. Tiểu trường 5: Đặc điểm, tính chất của nặm ........................................ 62
2.2.6. Tiểu trường 6: Các cảm giác, hành động của con người đối với nặm 65
2.3. Hiện tượng chuyển trường nghĩa của các từ ngữ thuộc trường nghĩa nước
trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái......................................................... 73
2.3.1. Hiện tượng chuyển trường nghĩa của các từ ngữ thuộc trường nghĩa
nước trong tiếng Việt ...................................................................................... 73
2.3.2. Hiện tượng chuyển trường nghĩa của các từ ngữ thuộc trường nghĩa
nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái ............................................... 74
2.3.2.1. Từ ngữ thuộc trường nghĩa nước chuyển sang hoạt động chỉ sức
mạnh ................................................................................................................ 75
2.3.2.2. Từ ngữ thuộc trường nghĩa nước chuyển sang hoạt động chỉ phẩm
chất con người ................................................................................................. 76
2.3.2.3. Từ ngữ thuộc trường nghĩa nước chuyển sang hoạt động nói năng .. 76
2.3.2.4. Từ ngữ thuộc trường nghĩa nước chuyển sang hoạt động chỉ thời
gian .................................................................................................................. 77
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 77
CHƢƠNG 3. GIÁ TRỊ BIỂU TRƢNG CỦA TRƢỜNG NGHĨA NƯỚC
TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀ DÂN CA THÁI ........................ 79
3.1. Giá trị biểu trưng của nước trong văn hóa nhân loại ............................... 79

vii



3.1.1. Giá trị biểu trưng của nước trong văn hóa nhân loại ............................ 79
3.1.2. Cơ sở xác định giá trị biểu trưng........................................................... 81
3.2. Giá trị biểu trưng của trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân
ca dân tộc Thái ................................................................................................ 82
3.2.1. Nước là cội nguồn sự sống, tái sinh và sức mạnh ................................. 85
3.2.2. Nước là phương tiện tẩy rửa và thanh lọc ............................................. 88
3.2.3. Nước là sự may mắn, tinh khiết ............................................................ 90
3.2.4. Nước có linh hồn và mang tính chất linh thiêng ................................... 94
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1. Bảng thống kê: Số lượng và tỉ lệ xuất hiện của từ ngữ chỉ không gian tồn
tại của nặm (nước) qua hệ thống các nguồn nước tự nhiên ............................ 45
2.2. Bảng thống kê: Số lượng và tỉ lệ xuất hiện của từ ngữ chỉ không gian tồn
tại của nặm (nước) qua hệ thống thuỷ lợi, đồ dùng nhân tạo do con người tạo
ra ...................................................................................................................... 53
2.3. Bảng thống kê: Số lượng và tỉ lệ xuất hiện của từ ngữ chỉ dạng thức tồn
tại của nặm (nước)........................................................................................... 56
2.4. Bảng thống kê: Số lượng và tỉ lệ xuất hiện của từ ngữ chỉ trạng thái vận
động của nặm (nước)....................................................................................... 61
2.5. Bảng thống kê: Số lượng và tỉ lệ xuất hiện của từ ngữ chỉ đặc điểm, tính
chất của nặm (nước) ........................................................................................ 64
2.6. Bảng thống kê: Số lượng và tỉ lệ xuất hiện của từ từ ngữ chỉ các cảm giác,
hành động của con người đối với nặm (nước) ................................................ 72


ix


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác như tiếng Tày, tiếng Mường, tiếng
Khơ Me… từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ
học. Tuy nhiên, nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc Thái vùng Tây Bắc vẫn còn
là một lĩnh vực khá là mới mẻ đối với giới nghiên cứu về ngôn ngữ học và đối
với những ai đang yêu quý, quan tâm nghiên cứu về tiếng Thái. Trong những
năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm, chú trọng và có
nhiều chính sách khuyến khích sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội… đối
với vùng Tây Bắc như chính sách đào tạo cán bộ con em người dân tộc thiểu
số; chính sách bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc; chính sách ngôn ngữ...
Tuy vậy nội dung nghiên cứu ngôn ngữ Thái thường chiếm một phần rất nhỏ
trong cả công trình nghiên cứu, bên cạnh các nội dung khác như về phong tục,
tập quán, văn học, lễ hội, âm nhạc, hội hoạ… Hoặc các công trình, bài viết
nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những kết luận chung chung, khái quát về ngôn
ngữ Thái mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, cặn kẽ về
tiếng Thái trên tất cả các mặt như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách,
ngữ dụng…
Đặc biệt tìm hiểu về trường nghĩa trong tiếng Thái, cụ thể tìm hiểu về
trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái đang còn là một
nội dung hết sức mới mẻ. Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể
thiếu được trong đời sống con người, nước vẫn là chính nó nhưng đối với mỗi
dân tộc lại để lại dấu ấn, mầu sắc và mang ý nghĩa khác nhau. Do nhiều lí do
khác nhau, nước và những thực thể có liên quan đến sông nước có một ý
nghĩa khá quan trọng trong đời sống tinh thần và vật chất của người Thái từ
nhiều đời nay. Là những cư dân nông nghiệp, hơn thế nữa lại là những cư dân

có truyền thống định cư nhiều năm ven những dòng sông, con suối, người

1


Thái rất coi trọng nước. Một trong những tiêu chí quan trọng đầu tiên khi
chọn đất dựng bản lập của người Thái là phải có hoặc gần nguồn nước. Người
Thái có câu:
Xả khửn toi phãy
Tãy kìn toi nặm
(Xá lên theo lửa
Thái ăn theo nước)
Xưa nay, bản của người Thái dù ở đâu trong các thung lũng lòng chảo
hay trải dài theo các sườn đồi, nhưng bao giờ nơi cư trú của họ cũng đều gắn
với khe suối, gần nguồn nước, thuận tiện cho việc đắp mương phai để dẫn
thủy nhập điền và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nước chẳng những là tiêu chí
để chọn nơi cư trú, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc khai khẩn đồng
ruộng, tạo điều kiện cho sự hình thành các đơn vị cư dân đông đúc. Những
mường lớn xưa kia của người Thái ở Tây Bắc đều được hình thành trên cơ sở
của các cánh đồng rộng lớn như câu tục ngữ:
Xí tông quảng Thành, Tớc, Lõ, Thàn
(Bốn cánh đồng rộng Thanh, Tấc, Lò, Than)
Đây đều là những vùng có hệ thống sông suối dày đặc, thuận tiện cho
việc làm thủy lợi, phục vụ tưới tiêu cho các cánh đồng, nuôi sống một lượng
cư dân đông đúc. Tục ngữ Thái có câu:
Mĩ nặm chắng mĩ mường, mĩ mưỡng chắng mĩ tạo
(Có nước mới có mương, có mường mới có tạo).
Ngụ ý của câu tục ngữ này chính là nói lên vai trò và tầm quan trọng của
nước như là yếu tố quan trọng đối với việc hình thành thiết chế xã hội bản
mường của họ. Đối với họ, nước không chỉ là một yếu tố giúp cho việc duy trì

sự sống mà nó còn được xem như là yếu tố khởi nguyên cho sự sống của con
người và muôn vật trên trái đất. Vì thế, người Thái rất sùng bái và tôn thờ

2


nước. Họ có rất nhiều lễ hội, phong tục, tập quán và những tri thức dân gian
về nước rất phong phú, độc đáo, giầu tính nhân văn và khoa học. Những tri
thức này là những bài học quý báu, nó giúp họ có thể ứng xử hài hòa với tự
nhiên, lợi dụng tự nhiên để phục vụ cho đời sống con người. Đồng thời nó
còn góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của dân tộc Thái.
Trên cơ sở bắt nguồn từ tình cảm yêu mến ngôn ngữ dân tộc mình của
một người con dân tộc Thái vùng Tây Bắc, với mong muốn được góp thêm
một tiếng nói về việc hiểu đúng, hiểu một cách đầy đủ về trường nghĩa nước
trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài:
Trƣờng nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung xác lập và phân tích ngữ nghĩa của các trường nghĩa
nước, gồm các từ và các tiểu trường, giá trị biểu trưng của nước xuất hiện
trong các văn bản thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn trong các văn bản thành ngữ, tục ngữ (quãm) Thái và
dân ca Thái (khắp) vùng Tây Bắc.
3. Lịch sử vấn đề
Trong hệ thống ngôn ngữ, các đơn vị từ không tách biệt rời nhau mà luôn
có những mối quan hệ nhất định cả về hình thức và ý nghĩa, trong đó mối
quan hệ về nghĩa là đối tượng nghiên cứu quan trọng bao gồm có nghĩa và các
quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị từ vựng. Hệ thống từ vựng được chia thành
các trường nghĩa (trường từ vựng – ngữ nghĩa), xác lập nghiên cứu các trường

từ vựng ngữ nghĩa đã tạo điều kiện nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ nói chung
và nghĩa của từ nói riêng, đồng thời giúp cho quá trình lựa chọn, kết hợp từ để
tạo lời, phục vụ mục đích giao tiếp được thuận lợi.

3


Lý thuyết về trường từ vựng ngữ nghĩa được đưa ra bởi hai nhà ngôn ngữ
học người Đức là J. Trier và L.Weisgerber dù trước đó đã có những lý thuyết
khẳng định về quan hệ giữa các từ trong cùng một ngôn ngữ. Ở Việt Nam,
GS. Đỗ Hữu Châu là người sớm nghiên cứu và có nhiều công trình về lý
thuyết trường.
Năm 1973, GS. Đỗ Hữu Châu có công trình Trường từ vựng và hiện
tượng đồng nghĩa, trái nghĩa. Trong công trình này, GS. Đỗ Hữu Châu nêu
các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa của từ thông qua việc phân tích các
trường từ vựng. Năm 1975, GS. Đỗ Hữu Châu tiếp tục nghiên cứu từ vựng và
trình bày cụ thể về trường. Các công trình nghiên cứu của GS. Đỗ Hữu Châu
đã cung cấp một hệ thống lý thuyết về trường từ vựng – ngữ nghĩa, theo ông
trường nghĩa tiếng Việt chia thành các loại như sau: trường nghĩa biểu vật,
trường nghĩa biểu niệm, trường nghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng
dựa trên hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ là quan hệ dọc và quan hệ ngang
(quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn).
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu
tiếng Việt, đặc biệt là trường nghĩa liên tưởng được áp dụng nhiều khi nghiên
cứu các tác phẩm văn học. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như:
Luận án bảo vệ PTS Trường từ vựng tên gọi bộ phận cơ thể người của
Nguyễn Đức Tồn năm 1988 đã nêu ra khái niệm về trường từ vựng ngữ nghĩa
khá hoàn chỉnh.
Luận án bảo vệ PTS Đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi của
động vật của Nguyễn Thuý Khanh vào 1996.

Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ thuộc trường thực vật của
Đinh Thị Oanh năm 1999 đã chỉ rõ đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa, sự chuyển
nghĩa của các vị từ thuộc trường thực vật.

4


Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Bích Thuý (2011), Trường nghĩa nước
trong ca dao người Việt là một trong những nghiên cứu mới gần đây và khá
cụ thể, phong phú về trường nghĩa nước trong ca dao người Việt.
Trên cơ sở kế thừa thành quả của những công trình nghiên cứu về trường
nghĩa cũng như những công trình nghiên cứu về nước của những người trước
đó, với luận văn “Trƣờng nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca
Thái ” chúng tôi sẽ tiếp cận “nước” trên cơ sở lý thuyết về trường nghĩa như
những bước đi đầu tiên đầy tính thử thách.
Trong Luận văn này tập trung tìm hiểu lý thuyết về trường nghĩa, trường
nghĩa về nước, thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái. Với xu hướng lấy trường
nghĩa tiếp cận ngôn ngữ dân tộc Thái, việc tìm hiểu trường nghĩa nước xuất
hiện trong các văn bản thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái vùng Tây Bắc
chúng tôi nghĩ đó là một việc làm hữu ích và cấp thiết khi tìm hiểu về văn
hoá, ngôn ngữ dân tộc Thái.
4. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Tƣ liệu nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát 3433
lời thành ngữ, tục ngữ và dân ca ở trong 06 (sáu) công trình chủ yếu sau: Lời
có vần cha ông truyền lại của Hoàng Trần Nghịch sưu tầm và tuyển dịch; Lời
răn người của Hoàng Trần Nghịch sưu tầm và tuyển dịch; Dân ca Thái của
Tô Ngọc Thanh sưu tầm, ghi âm, dịch lời; Num num tẩu tẩu (Đứa trẻ và bài
ca) của Lò Vũ Vân, Lò Văn Cậy sưu tầm, soạn, dịch; Đồng dao Thái Tây Bắc
của Tô Ngọc Thanh sưu tầm và dịch; Quãm chiễn lãng (tục ngữ, thành ngữ)

tài liệu của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại
Luận văn tiến hành thống kê tần số xuất hiện của lượt lời có chứa các từ
ngữ thuộc trường nghĩa nước, phân chia chúng thành các tiểu trường nghĩa
bậc 1, tiểu trường nghĩa bậc 2 và nhỏ hơn nữa là các nhóm từ ngữ.

5


Phương pháp này giúp chúng ta sử dụng được nhiều nguồn ngữ liệu
một cách hiệu quả và giúp ta biết được vấn đề nào đầy đủ hay còn thiếu sót để
bổ sung và hoàn chỉnh.
4.2.2. Phƣơng pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng nhằm định dạng lại các hình mẫu, các
khuôn hình về nội dung của các tiểu trường nghĩa trong trường nghĩa nước; từ
đó làm cơ sở cho việc thống kê, phân loại vào các tiểu trường nghĩa bậc 1,
tiểu trường nghĩa bậc 2 và các nhóm từ ngữ.
4.2.3. Phƣơng pháp so sánh và hệ thống hoá
Trên cơ sở thống kê, phân loại bằng phương pháp hệ thống hoá để rút ra
quy luật, cơ chế hình thành các biểu trưng của trường nghĩa nước trong ca dao.
4.2.4. Phƣơng pháp phân tích ngữ cảnh
Phương pháp này áp dụng khảo sát sự xuất hiện của từ ngữ mang nét
nghĩa nước trong những ngữ cảnh khác nhau, nhằm tìm ra sự giống và khác
nhau của từ ngữ, đưa chúng vào trường nghĩa thích hợp, khái quát giá trị biểu
trưng của từ ngữ.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu trường nghĩa nước trong tục ngữ, thành ngữ, dân ca Thái.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu đã được xác định như trên, luận văn hướng tới
nhiệm vụ:
- Tìm hiểu lý luận chung về trường nghĩa
- Khảo sát, thống kê, xác lập các tiểu trường nghĩa của nước trong tục
ngữ, thành ngữ, dân ca Thái.
- Chỉ ra những giá trị biểu trưng của trường nghĩa nước trong tục ngữ,
thành ngữ, dân ca Thái.

6


6. Những đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lí luận
Luận văn của chúng tôi đi vào khái quát chung cách tiếp cận ngôn ngữ
dưới lăng kính trường nghĩa, từ đó góp phần làm phong phú những nghiên
cứu về ngôn ngữ về nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái. Trên cơ sở
củng cố lí thuyết về trường nghĩa, luận văn bước đầu xây dựng hệ thống
trường nghĩa và các tiểu trường nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái.
Chỉ ra một số hiện tượng chuyển trường nghĩa của các từ ngữ thuộc trường
nghĩa nước và một số giá trị biểu trưng của trường nghĩa nước trong thành
ngữ, tục ngữ và dân ca Thái vùng Tây Bắc.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn góp phần vào việc so sánh quan niệm về nước của người Thái
khác với dân tộc Việt và một số dân tộc khác. Từ đó chỉ ra giá trị biểu trưng
của trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca dân tộc Thái vùng
Tây Bắc gắn với văn hoá ứng xử của cộng đồng cư dân người Thái gắn với
văn hoá ứng xử của cộng đồng người Thái vùng Tây Bắc trong sự giao thoa
ngôn ngữ, giao thoa văn hoá với các dân tộc khác.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của khóa luận gồm ba

chương, cụ thể:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 2: Xác lập trường nghĩa nước trong thành ngữ, tục ngữ và dân
ca Thái
Chƣơng 3: Giá trị biểu trưng của trường nghĩa nước trong thành ngữ,
tục ngữ và dân ca Thái

7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Lí thuyết về trƣờng nghĩa
1.1.1. Khái niệm trƣờng nghĩa
1.1.1.1. Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới
Khái niệm trường nghĩa cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất dù tương
đối về các đối tượng và tiêu chí xác định đối tượng ứng với thuật ngữ
“trường”. Trường nghĩa còn được gọi là trường từ, trường từ vựng, trường
ngữ nghĩa, trường từ vựng ngữ nghĩa là một lĩnh vực nghiên cứu từ vựng học
được xuất hiện mấy chục năm gần đây. Lí thuyết về các trường được một số
nhà ngôn ngữ học người Đức và Thuỵ Sĩ đưa ra vào những thập kỉ 20 và 30
của thế kỉ XX. Nhưng tư tưởng về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong
ngôn ngữ đã được phát biểu trước đó. Lí thuyết này bắt đầu từ những tiền đề
của trường phái W. Humboldt và người ta vẫn nhắc đến ông như là người
khởi xướng ra nó. Nhưng những nguyên lí của F. De Saussure về tính cấu trúc
của ngôn ngữ, đặc biệt là luận điểm “giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do
những yếu tố ở xung quanh quy định” và “chính phải xuất phát từ cái toàn thể
làm thành một khối để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng” [25, tr.
198-202] đã thúc đẩy một cách quyết định sự hình thành nên lý thuyết về các
trường từ vựng gắn với tên tuổi của J. Trier và L. Weisgerber.

J. Trier là nhà ngôn ngữ đưa ra thuật ngữ “trường” vào ngôn ngữ học
sớm nhất, đó là thuật ngữ “trường khái niệm”, “trường từ vựng”. Mặc dù J.
Trier không có những cách dùng cố định và cũng chưa đưa ra được những
định nghĩa thật rõ ràng cho những thuật ngữ của mình. Trường khái niệm là
một hệ thống gồm những khái niệm có quan hệ với nhau, được tổ chức lại
xung quanh khái niệm trung tâm. Mỗi trường khái niệm được các từ phủ lên
trên một trường cấp cao, trong trường hợp cấp cao lại chia thành trường cấp
8


thấp hơn cho đến những từ rời. Quan điểm của J. Trier cho rằng trong ngôn
ngữ, mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ
khác trong trường quyết định, rằng “trường” là những hiện thực ngôn ngữ
nằm giữa từ (riêng lẻ) với toàn bộ từ vựng, trường quan hệ với toàn bộ từ
vựng cũng như từ quan hệ với trường của mình là những gợi ý tốt. L.
Weisgerber có một quan điểm đáng chú ý về các trường, đó là phải tính đến
các “góc nhìn” khác nhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn
ngữ hoá một lĩnh vực nào đó của cuộc sống. L. Weisgerber dường như đã căn
cứ vào những sự đồng nhất ngữ nghĩa rút ta từ bên ngoài ngôn ngữ để thành
lập trường rồi mới đưa ra các từ trọn vẹn, không phân hoá vào từng trường
một. Các trường theo kiểu của J. Trier và L. Weisgerber là những trường có
tính chất đối vị, gọi tắt là trường trực tuyến (hệ dọc, trường hệ thống)
W. Porzing lại đưa ra khái niệm về trường nghĩa dựa trên cơ sở các mối
quan hệ về nghĩa giữa những cặp từ có quan hệ ngữ đoạn với nhau. W.
Porzing chia trường theo nguyên tắc liên tưởng, trên cơ sở này từ vựng được
chia ra các “trường ngữ nghĩa cơ bản” mà hạt nhân của nó là động từ hoặc
tính từ. Khác với với J. Trier và L. Weisgerber quan niệm trường là hệ dọc trường trực tuyến – trường hệ thống, quan niệm trường của W. Porzing là hệ
ngang – quan hệ tuyến tính – trường tập hợp.
1.1.1.2. Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam
Lí thuyết trường nghĩa được giới thiệu vào Việt Nam từ những năm 70

của thế kỷ XX, có nhiều tên gọi khác nhau, ở luận văn này chúng tôi sử dụng
thuật ngữ trường nghĩa. Nhiều công trình nghiên cứu về trường nghĩa, nghĩa
của từ, đối chiếu trường nghĩa của tiếng Việt với trường nghĩa tương ứng
trong ngôn ngữ khác đã được hình thành, gắn với công trình của các tên tuổi
nổi tiếng như: Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thiện Giáp, Bùi Minh
Toán, Nguyễn Văn Tu… cùng các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ…Đã có rất

9


nhiều lí thuyết nghiên cứu khác nhau về trường nghĩa, mỗi lí thuyết lại có
những ưu điểm, hạn chế riêng. Luận văn này chúng tôi dựa trên cơ sở chính là
lí thuyết về trường nghĩa của Đỗ Hữu Châu, ông đã vận dụng lí thuyết về
trường nghĩa của các tác giả nước ngoài để hình thành nên quan điểm của
mình về lí thuyết trường nghĩa. Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Những quan hệ về
ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt các từ (nói cho đúng là ý nghĩa của
từ) vào những hệ thống con thích hợp. Nói cách khác tính hệ thống về ngữ
nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ
vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa
những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng” [2, tr. 169-170]. Như vậy có thể
hiểu trường nghĩa là: một nhóm, một tập hợp, một hệ thống… các từ có mối
quan hệ nào đó với nhau về ngữ nghĩa làm thành một tiểu hệ thống trong hệ
thống từ vựng của một ngôn ngữ.
1.1.2. Tiêu chí xác lập trƣờng nghĩa
Phân lập từ vựng của một ngôn ngữ thành các trường nghĩa là để phát
hiện ra tính hệ thống và cấu trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa.
Nhưng đó không phải là mục đích duy nhất của việc phân lập trường. Hiểu
rộng ra việc phân lập trường để tìm ra hệ thống và cấu trúc của hệ thống từ
vựng về mặt ngữ nghĩa là để tìm ra và giải thích các cơ chế đồng loạt chi phối
sự sáng tạo nên đơn vị và hoạt động của chúng trong quá trình sử dụng ngôn

ngữ làm công cụ giao tiếp. Hoạt động này không chỉ bao gồm sự chiếu vật (sự
tạo lập các thông điệp miêu tả) mà cả sự kết hợp ngữ nghĩa giữa các từ về mặt
cú pháp (chức năng cú học).
Sự phân lập trường nghĩa không phải là sự phân loại thông thường, các
trường nghĩa là những sự kiện ngôn ngữ cho nên tiêu chí để xác lập chúng
phải là tiêu chí ngôn ngữ. Không thể bắt đầu sự phân lập bằng các phạm vi sự
vật, hiện tượng mà con người có thể biết từ ngoài ngôn ngữ, cũng như không

10


thể bắt đầu bằng các vùng khái niệm đã có trong tư duy. Nếu như đã phân biệt
ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm thì cơ sở để phân lập trường là sự đồng
nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm của các từ. Theo GS.
Đỗ Hữu Châu: có thể phân ra hai loại trường nghĩa lớn: trường nghĩa biểu vật
và trường nghĩa biểu niệm. Hai loại trường nghĩa này không loại trừ lẫn nhau
và chúng có liên hệ với nhau nhưng về nguyên tắc phải phân biệt rõ từng loại
trường nghĩa. Mỗi loại trường này có cách chi phối riêng hoạt động của từ
trong giao tiếp, trong sự tạo lập nên thông điệp.
Trường nghĩa biểu vật là một tập hợp những từ có quan hệ gần gũi nhau,
những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật. Từ đó làm căn cứ để đưa ra các ý
nghĩa biểu vật của các từ về trường biểu vật thích hợp, chúng ta chọn các
danh từ làm gốc. Các danh từ này phải có tính khái quát cao, gọi tên ra được
các phạm trù biểu vật, như: người, thực vật, động vật, vật thể, chất liệu… Các
danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ
về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Như vậy,
chúng ta sẽ đưa một từ và một trường biểu vật nào đó khi nét nghĩa biểu vật
của nó trùng với tên gọi của danh từ trên. Với luận văn này, chúng tôi chọn
danh từ nước (nặm) trong thành ngữ, tục ngữ và dân ca Thái là tên gọi của
trường nghĩa được khảo sát.

Trường nghĩa biểu niệm là một “tập hợp các từ có chung một cấu trúc
biểu niệm. Để xác lập trường nghĩa biểu niệm ta chọn một cấu trúc biểu niệm
làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có chung cấu trúc biểu niệm
gốc đó”. [6, tr. 230]
Cơ sở để phân lập trường là ý nghĩa của từ, tức là những ý nghĩa ngôn
ngữ. Có thể có những sự kiện, sự vật, những khái niệm lĩnh hội được nhưng
nếu không được biểu thị bằng từ thì chúng vẫn không phải là yếu tố của một
trường trong ngôn ngữ nào đấy. Nói cách khác dựa vào ý nghĩa của từ mà

11


chúng ta phân lập được các trường nghĩa nhưng cũng chính nhờ các trường
nghĩa, nhờ sự định vị của từng từ một trong trường nghĩa thích hợp, chúng ta
hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của từ, các trường biểu vật, trường biểu niệm cũng
như các trường khác (trường nghĩa tuyến tính, trường nghĩa liên tưởng) còn
giúp chúng ta phát hiện ra các quy tắc chi phối sự vận động của từ trong lịch
sử và trong hoạt động thực hiện chức năng.
G.S Đỗ Hữu Châu đã đưa ra các tiêu chí xác lập trường như sau:
Tiêu chí thứ nhất: do các trường nghĩa là những sự kiện thuộc phạm trù
ngôn ngữ cho nên việc phân lập chúng trước tiên là dựa theo tiêu chí ngôn
ngữ - những ý nghĩa ngôn ngữ. Ý nghĩa ngôn ngữ chính là ý nghĩa của từ, cơ
sở để tập hợp các từ thành trường.
Tiêu chí thứ hai: phải tìm ra được các trường hợp điển hình – từ điển
hình (từ trung tâm), tức là những trường hợp mang và chỉ mang cái đặc trưng
từ vựng – ngữ nghĩa mà chúng ta lấy làm cơ sở.
Tiêu chí thứ ba: dựa vào các lớp nghĩa biểu vật và biểu niệm sau khi loại
trừ các trường liên tưởng có quan hệ nhiều hơn đến các ý nghĩa liên hội. Phân
biệt trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm.
Tiêu chí thứ tư: tiêu chí xác lập trường biểu vật chỉ là sự đồng nhất ở một

nét nghĩa biểu vật, các nét nghĩa phạm trù khác sẽ được sử dụng để phân lập
các trường lớn thành các trường bộ phận theo các cấp loại khác nhau.
Tiêu chí thứ năm: tiêu chí xác lập trường biểu niệm là sự đồng nhất ở
một nét nghĩa biểu niệm.
Tiêu chí thứ sáu: với trường tuyến tính cần dựa hẳn vào cấu trúc ngữ
nghĩa của từ trung tâm. Trong lời nói, do bản thân cấu trúc ngữ nghĩa của
mình đặc biệt do hiện tượng chuyển nghĩa, từ có khả năng kết hợp khá rộng
rãi, hầu như là vô hạn, với các từ khác về mặt ngữ nghĩa. Vì vậy, nếu không
xác định được các cơ chế cơ bản, từ trung tâm thì việc xác lập các trường
tuyến tính sẽ thành vô nghĩa.
12


Tiêu chí thứ bảy: Cơ sở để xác lập trường liên tưởng là các nghĩa ngữ
dụng của từ trung tâm. Từ trung tâm khi cùng xuất hiện với loạt từ nào đấy
trong những ngữ cảnh trùng lặp sẽ có hiện tượng đẳng cấp ngữ nghĩa. Khi ấy
chúng sẽ tạo thành một trường nghĩa liên tưởng mà các từ có quan hệ với
nhau nhờ những mối liên tưởng ngữ nghĩa nào đó.
1.1.3. Các loại trƣờng nghĩa
Trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” của F. de Saussure đã chỉ ra
hai dạng quan hệ: quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính,
quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình). Trên
cơ sở hai dạng quan hệ trên mà F. de Saussure đã nêu ra, Đỗ Hữu Châu đã
phân chia trường nghĩa thành hai loại: trường nghĩa ngang (trường nghĩa
tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến). Đồng thời căn cứ
vào loại ý nghĩa còn có sự phân biệt trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa
biểu niệm.
1.1.3.1. Trường nghĩa biểu vật
Trường nghĩa biểu vật là một tập hợp từ có cùng hạt nhân về ý nghĩa
biểu vật. “Một trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa

biểu vật” [3, tr. 172]. Từ điển hình (danh từ gốc) của trường thường là các
danh từ có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật.
Các danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của
từ về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Ví dụ:
trường nghĩa người, từ trung tâm khái quát người sẽ tập hợp các từ ngữ có
cùng hạt nhân ý nghĩa về người như: người nói chung xét về giới: đàn ông,
đàn bà, … ; người nói chung xét về tuổi tác: trẻ em, thiếu nhi, cụ già…; người
nói chung xét về nghề nghiệp: giáo viên, học sinh, bác sĩ…; người nói chung
xét về tổ chức xã hội: đoàn viên, hội viên, uỷ viên……

13


Các trường biểu vật rất khác nhau về số lượng từ ngữ, cách thức tổ chức
các đơn vị, miền phân bố từng ngôn ngữ. Đồng thời khi phân lập các trường,
chúng ta chú ý đến nghĩa biểu vật chứ không phải chú ý đến từ. Vì từ có tính
nhiều nghĩa biểu vật, do đó một từ có thể nằm trong nhiều trường khác nhau,
các trường có thể “thẩm thấu” vào nhau “giao thoa” với nhau, khi một số từ
của trường này cũng nằm trong trường kia. Quan hệ của các từ ngữ đối với
một trường biểu vật không giống nhau. Có những từ gắn rất chặt với trường
(những từ, ngữ điển hình) có những từ, ngữ gắn lỏng lẻo hơn. Căn cứ vào tính
chất, quan hệ giữa từ ngữ với trường, chúng ta có thể hiểu có một lõi trung
tâm quy định những đặc trưng ngữ nghĩa của trường, gồm những điển hình
cho nó. Ngoài cái lõi của trường là các lớp từ khác mỗi lúc một đi xa khỏi lõi,
liên hệ với trường mờ nhạt đi.
1.1.3.2. Trường nghĩa biểu niệm
“Trường nghĩa biểu niệm là một tập hợp từ có chung cấu trúc biểu niệm
là các ý nghĩa biểu niệm của từ.” [3, tr. 178]
Cũng như các trường biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể phân chia
thành các trường nhỏ và cũng có những “miền”, những mật độ khác nhau. Vì

từ cũng có nhiều nghĩa biểu niệm nên một từ có thể đi vào những trường biểu
niệm khác nhau. Các trường biểu niệm cũng giao thoa, thẩm thấu vào nhau,
cũng có lõi trung tâm là các từ điển hình và những từ ở lớp kế cận trung tâm,
các lớp ngoại vi là các từ kém điển hình.
Để xác lập một trường biểu niệm chúng ta dựa vào một cấu trúc nghĩa
biểu niệm làm gốc đồng nhất nào đó trong nghĩa biểu niệm. Ví dụ: Trường
biểu niệm trạng thái tâm lý hướng tới một đối tượng nào đó có thể là: yêu,
ghét, nhớ, thương, sợ…
Sự phân lập thành trường nghĩa biểu niệm hay biểu vật dựa trên sự phân
biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ. Nó phản ánh hai cách nhìn từ vựng ở

14


hai góc độ khác nhau: dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập được các
trường, ngược lại nhờ các trường thì ý nghĩa của từ sẽ được hiểu sâu sắc hơn
nhờ sự định vị từng từ trong trường nghĩa thích hợp.
1.1.3.3. Trường nghĩa tuyến tính
Cơ sở xác lập trường là mối quan hệ trên trục ngữ đoạn của các đơn vị
ngôn ngữ. Trường tuyến tính trước hết xuất phát từ tính hình tuyến của tín
hiệu ngôn ngữ, các tín hiệu phải lần lượt kế tiếp thành một chuỗi chứ không
thể đồng thời xuất hiện. Muốn có quan hệ ngữ đoạn với nhau, các yếu tố đó
phải cũng thực hiện một chức năng về ngôn ngữ hoặc về nội dung giao tiếp,
thông qua các kết hợp ngữ đoạn các từ sẽ bộc lộ các ý nghĩa từ vựng – ngữ
pháp của chúng.
Để lập nên các trường tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm
tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành chuỗi tuyến tính (cụm, từ, câu)
chấp nhận được trong ngôn ngữ. Ví dụ: Trường nghĩa tuyến tính của
từ“chạy” là: nhanh, chậm…ra, vào, lên, xuống…chợ, ăn, học…
Ở luận văn này, trường nghĩa tuyến tính thể hiện ở sự kết hợp của nước

với các từ chỉ trạng thái, vận động… của nước trong thành ngữ, tục ngữ và
dân ca Thái.
1.1.3.4. Trường nghĩa liên tưởng
Các từ trong cùng một trường liên tưởng trước hết là các từ cùng nằm
trong trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có
quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Các từ
trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng các từ có ý
nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm. Nhưng thực tế trong trường liên tưởng
còn có nhiều từ khác được liên tưởng tới do xuất hiện đồng thời với từ trung tâm
trong những ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại, điều này
làm cho các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời đại và tính cá nhân.

15


Trong trường liên tưởng có những từ ngữ có nghĩa biểu vật giống nhau,
nhưng cũng có những từ khác nhau về nghĩa. Do những tính chất trên nên các
trường liên tưởng thường không ổn định, nên ít có tác dụng phát hiện những
quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các từ và từ vựng. Nhưng trường liên tưởng
thường có hiệu lực lớn giải thích sự dùng từ, nhất là sự dùng từ trong các tác
phẩm văn học, giải thích các hiện tượng sáo ngữ, sự ưa thích lựa chọn những từ
ngữ nào đấy để nói hay viết, sự né tránh kiêng kị những từ nhất định.
Trường liên tưởng nhất thiết phải dựa trên một mối tương đồng hay một
sự giống nhau nào đó, không liên quan đến khả năng chiếm giữ cùng một vị
trí trên một chuỗi lời nói, cũng không liên quan đến khả năng thay thế cho
nhau. Như vậy trường liên tưởng là tập hợp những từ xuất hiện khi có một từ
kích thích. Ví dụ: Trường nghĩa “chiều” gợi ra liên tưởng: tàn lụi, héo úa,
mệt mỏi, u sầu…
Trường liên tưởng thường không ổn định, ít có tác dụng phát hiện quan
hệ cấu trúc ngữ nghĩa nội tại nhưng nó có hiệu lực giải thích việc dùng từ,

nhất là trong tác phẩm văn học. Có khi phải dựa vào trường liên tưởng thì một
số hiện tượng như chuỗi kết hợp bất thường, mơ hồ về nghĩa trong thơ ca mới
phần nào được sáng tỏ.
1.1.4. Hiện tƣợng chuyển trƣờng
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, có quy luật sử dụng cái hữu
hạn để biểu thị cái vô hạn. Quy luật này có mặt ở tất cả các phương diện:
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Riêng về mặt từ vựng, quy luật tiết kiệm của
ngôn ngữ thể hiện ở chỗ: cùng một hình thức âm thanh có thể diễn đạt
được nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy, hiện tượng đa nghĩa được coi là
quy luật phổ biến của ngôn ngữ. Tính nhiều ngữ của từ là kết quả của sự
chuyển biến ý nghĩa của từ.

16


×