Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Mất mạng vì tiêm truyền tại nhà chữa đau lưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.04 KB, 4 trang )

Mất mạng vì tiêm truyền tại nhà chữa đau lưng
Các bác sĩ cảnh báo, việc tự ý tiêm truyền tại các cơ sở không được cấp phép hoặc nhờ người
đến nhà tiêm truyền sẽ rất nguy hiểm, thậm chí chết người.
Một trường hợp bệnh nhân nam (45 tuổi, quê Hải Phòng) vừa tử vong sau khi tiêm truyền không đảm
bảo vô trùng dẫn đến hoại tử toàn thân và mất mạng.
BS. Phạm Thế Thạch, Khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai cho biết, sau 3 ngày tự ý đi tiêm truyền tại
nhà ông bà lang, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, viêm tấy lan tỏa dẫn đến sốc nhiễm trùng, nhiễm
trùng huyết do tụ cầu vàng, biến chứng suy đa tạng. Dù đã được các bác sĩ điều trị tích cực bằng các
kỹ thuật cao như lọc máu liên tục, kháng sinh đặc hiệu liều cao.. với chi phí lên đến 250 triệu đồng
nhưng bệnh nhân vẫn tử vong.
Trước đó, bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng sốc nặng, suy đa tạng, kèm theo những tổn
thương viêm tấy, lan toả toàn bộ vùng lưng lan xuống đùi, bẹn hai bên. Theo lời kể của người nhà
bệnh nhân, anh này bị đau lưng nên đã đến một người cùng khu để tiêm thuốc giảm đau. Tuy nhiên,
sau đó quanh khu vực tiêm truyền bị viêm tấy, vùng viêm ngày càng lan rộng nhanh chóng. Bệnh nhân
bị sốt cao, vàng da, gia đình vội vã chuyển bệnh nhân đến khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai).

Hình ảnh hoại tử trên cơ thể bệnh nhân.
Các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng nặng, suy đa tạng, các vết hoại tử trên da đã
lan toàn thân, suy đa thận. Mặc dù đã được điều trị tích cực nhưng không có kết quả, bệnh nhân diễn
tiến thành suy đa tạng nên phải chuyển sang khoa Hồi sức tích cực để điều trị tiếp. Cấy máu cho thấy,
bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng.
BS. Thạch cho biết: Đối với bệnh nhân này, có thể vết tiêm không đảm bảo vệ sinh đã dẫn đến sự
xâm nhập của vi khuẩn tụ cầu vàng. Đây là vi khuẩn gây nên các bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề,
dễ tử vong. Tụ cầu vàng thường có dưới da, tuy nhiên chỉ khi cơ thể có các vết xước, lở loét, đặc biệt
là tiêm truyền không đảm bảo vệ sinh thì tụ cầu vàng mới xâm nhập và gây nên các bệnh nhiễm trùng
nặng trong đó có nhiễm trùng máu, gây suy đa tạng, người mắc rất dễ tử vong nếu không được cấp
cứu kịp thời.


Tự ý tiêm truyền tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Liên tục trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều ca bệnh nặng, thậm chí tử vong do bệnh nhân tự ý


điều trị, nhờ người điều trị hoặc tự ý đi tiêm truyền. Mới đây nhất là trường hợp tử vong bất thường
của bà V.T.T.P (Hà Nội) sau khi truyền nước tại một phòng khám nội do mệt mỏi kèm theo sốt. Sau đó
bệnh nhân tụt huyết áp và được đưa đi cấp cứu tại BV trong tình trạng khó thở, đau bụng vùng
thượng vị, da lạnh, huyết áp tụt, nhịp tim chậm… nhưng đã tử vong. Nguyên nhân được chẩn đoán là
ngừng tuần hoàn do sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
Một trường hợp khác, bệnh nhân là nữ 19 tuổi tử vong vì sốc phản vệ sau truyền dịch. Nguyên nhân
là do nữ sinh này đang chuẩn bị thi cuối kỳ thấy có biểu hiện sốt cao nên đã nhờ người quen làm y sĩ
về nhà truyền dịch để hạ sốt và đỡ mệt. Đáng buồn, sau khi truyền được 10 phút thì em bắt đầu khó
thở,

mồ
hôi,


dần,...
sau
đó
tử
vong.
Trước đó, cũng do tự ý điều trị, nhờ người tiêm thuốc chữa bệnh viêm phế quản mạn tính mà một
trưởng trạm y tế xã đã tử vong. Nguyên nhân tử vong được xác định do sốc phản vệ.


Người dân không nên tự ý đi tiêm truyền vì tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
Theo BS. Thạch trong quá trình điều trị các bác sĩ đã gặp không ít các trường hợp bệnh nhân phải
gánh chịu hậu quả của việc tiêm truyền tại nhà, đặc biệt là tiêm các thuốc giảm đau (như đau lưng,
đau xương khớp…) hoặc truyền dịch. Do tâm lý người bệnh ngại đến BV, thích tiêm truyền với suy
nghĩ bệnh nhanh khỏi hơn nên thường tìm đến những cơ sở không được phép tiêm truyền, khám
bệnh gần nhà. Các cơ sở này không đảm bảo vô trùng, kỹ thuật tiêm truyền không đảm bảo, không có
phương tiện cấp cứu khi bệnh nhân bị sốc thuốc, do đó, nguy cơ bệnh nhân bị nguy hiểm đến tính

mạng là rất lớn.


BS. Dương Minh Tuấn cũng cho rằng: Truyền dịch thực ra rất cần thiết và là biện pháp cấp cứu trong
nhiều trường hợp, tuy nhiên kỹ thuật tiêm truyền phải do nhân viên y tế đã qua đào tạo thực hiện, loại
dịch truyền rồi tốc độ truyền thế nào phải do bác sĩ chỉ định tuỳ từng trường hợp, và cần được tiến
hành tại các cơ sở y tế khi có đầy đủ phương tiện cấp cứu đề phòng sốc phản vệ.
"Ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, đúng cách mà vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm chứ
đừng nói đến việc lạm dụng truyền dịch khi chưa thật sự cần thiết hoặc truyền dịch không đúng quy
định. Tai biến nặng nhất có thể tử vong do sốc phản vệ, không thì cũng nhiễm trùng máu, phù phổi,
suy hô hấp, suy tim (nhất là với người vốn có bệnh tim mạch đã hoặc chưa được phát hiện trước đó).
Khi đưa vào cơ thể một lượng không cần thiết dịch truyền dẫn đến sự dư thừa, rối loạn điện giải.
Ngoài ra còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm các bệnh như HIV/AIDS, viêm gan b, C do truyền dịch
không đúng quy cách, không được vô trùng,..."- BS. Tuấn cảnh báo



×