Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nhiễm độc chì từ bình ắc quy cũ nguy hiểm thế nào cho trẻ nhỏ và phụ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.62 KB, 2 trang )

Nhiễm độc chì từ bình ắc quy cũ nguy hiểm thế nào cho trẻ nhỏ và phụ nữ?
Bs Nguyễn Trung Nguyên, BV Bạch Mai cho biết, nhiễm độc chì ở sẽ ảnh hưởng tới sự phát
triển trí tuệ của trẻ nhỏ và nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm độc chì sẽ vô cùng có hại
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, hiện nay cả nước có khoảng 2 triệu xe máy
điện, xe đạp điện. Xe đạp điện, xe máy điện đang dần trở thành loại phương tiện được nhiều gia đình
lựa chọn vì ưu điểm gọn nhẹ, linh hoạt, đa dạng về mẫu mã và chủng loại.
Tiện ích là thế, tuy nhiên nhiều xe đạp điện, xe máy điện do Trung Quốc sản xuất giá rẻ nhưng chất
lượng không bảo đảm, đặc biệt là chất lượng của bình ắc quy. Hậu quả là hàng ngàn tấn chì độc hại
và hàng triệu vỏ nhựa ắc quy được thải ra môi trường mỗi năm.
Đặc biệt nếu việc sản xuất ắc quy, tái chế ắc quy cũ không an toàn sẽ dẫn tới nguy cơ người dân bị
nhiễm độc chì rất cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là với sự phát triển của trẻ em.
Thôn Đông Mai, tỉnh Hưng Yên vẫn thường được gọi là bãi rác ắc quy của cả nước khi có đến 90%
người trong làng làm nghề tái chế ắc quy thủ công. Việc sản xuất và tái chế chì xen lẫn trong khu dân
cư tại làng Đông Mai khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt đối với trẻ
nhỏ.
Trao đổi với VTV News, Bs Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch
Mai cho biết khi bị nhiễm độc chì ở sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ, dù mức chì trong
máu tăng ít cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ. Lượng chì máu càng tăng sẽ làm giảm chỉ
số thông minh của trẻ. Khi chì vào trong cơ thể sẽ dính chặt vào trong xương, khi vào rồi sẽ rất khó ra
khỏi cơ thể, cần phải nhiều năm điều trị tích cực mới có thể đưa chì ra khỏi cơ thể.

Ảnh minh họa
"Việc thu gom bình ắc quy cũ không đảm bảo, dẫn tới trường hợp bị ngấm, thấm xuống đất, phát tán
ra môi trường xung quanh dưới dạng bụi có thể sẽ vào nguồn nước, đất gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến
thức ăn, người dân sống trong khu vực đó sẽ hít phải bụi và dẫn tới bị ngộ độc chì" - Bs Nguyễn
Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc chia sẻ.
Bên cạnh đó, nhiễm độc chì sẽ gây thiếu máu, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến tiêu hóa – gây đau
bụng, ảnh hưởng tới sự phát triển vận động, phát triển chiều cao, phát triển của xương, các cơ quan
sinh sản làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.
"Nếu một phụ nữ khi có thai mà phát hiện nhiễm độc chì thực sự là trường hợp đáng tiếc, lúc đó chắc



chắn có một lượng chì khá nhiều đã xâm nhập vào thai nhi, nếu bào thai không bị dị dạng, hay đẻ non
cũng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ sau này. Các bác sĩ vẫn phải giải độc chì tuy nhiên
khi dùng thuốc gắp chì, thải độc chì, ít nhiều vẫn ảnh hưởng đến mẹ và trẻ, nhưng không còn cách
nào khác" - Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho biết.
Ngoài ra, khâu tái chế chì từ ắc quy cũng rất phổ biến hiện nay, khâu này nếu không được đảm bảo
đúng quy trình, đảm bảo an toàn, sẽ gây ô nhiễm nặng nề tới nguồn đất, nước và không khí dẫn tới
nhiều người bị nhiễm độc chì, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của những người lao động tái chế
bình ắc quy cũ.
Khi sống trong môi trường bị nhiễm chì, mức độ tiếp nhận chì vào trong cơ thể của trẻ em cao hơn rất
nhiều so với người lớn, trẻ em nhạy cảm với môi trường ô nhiễm chì, sẽ dễ bị nhiễm độc chì hơn so
với người lớn.



×