Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Làm thế nào để mẹ bé và bé khỏe? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.43 KB, 6 trang )

Làm thế nào để mẹ bé và bé khỏe?

Chín tháng mang thai là thời gian mà bố mẹ và cả gia đình cùng cố gắng để
khi sinh nở được mẹ tròn con vuông. Những kiến thức về chăm sóc thai nghén
không chỉ dành riêng cho người mẹ mà còn rất quan trọng đối với người cha và
cả những thành viên khác trong gia đình.
Nhiều ông bố mong muốn được chăm sóc tốt nhất cho mẹ bé. Tuy không sinh
nở, họ vẫn là bố “đẻ” của con mình. Trong cuộc hành trình kỳ diệu hướng về cái đích
là đứa con, ông bố tương lai có quyền được đóng góp phần mình, mà người mẹ mang
thai cũng rất thích điều đó.
Bố bé, mẹ bé đều hỏi: “Làm thế nào để mẹ và bé đều khoẻ?” Bạn hãy tham
khảo những bí quyết sau đây:

Bố mẹ bé phải khoẻ từ trước khi thụ thai
Người ta ít nói đến chăm lo sức khoẻ từ trước khi thụ thai, nhưng hai bạn rất
nên làm điều đó. Khởi đầu của sự sống là sự kết hợp của trứng và tinh trùng. Muốn bé
khoẻ, trước tiên cần có trứng và tinh trùng khoẻ mạnh. Bố mẹ bé hãy nỗ lực tăng
cường sức khoẻ của mình.

Khám thai
Khám thai định kỳ là hết sức cần thiết để kịp thời phát hiện các nguy cơ tai
biến, bảo đảm an toàn thai nghén và sinh nở. Ấy vậy mà nhiều cặp vợ chồng vẫn coi
thường nhiệm vụ này, như chị Phương mang thai lần đầu đã 5 tháng:
"Dào ôi, ngày xưa các cụ sinh ra mình có phải khám thai đâu mà vẫn sòn sòn
năm sáu đứa. Mà lần nào đi khám cũng phải chờ hết hơi đến mấy tiếng đồng hồ, lần
nào cũng chỉ thấy bác sĩ kết luận thai nghén bình thường, chẳng cấp tí thuốc men nào
thì đi khám làm gì cho mất buổi".
Đúng là các cụ nhà bạn đã vượt cạn an toàn nên mới có bạn trên đời. Nhưng có
bao nhiêu cụ khác không được toàn tính mạng thì ta nào có biết. Ai mang thai mà
chẳng mong thai nhi phát triển bình thường, không gặp trắc trở trong thai nghén sinh
đẻ. Đi khám để biết thai nhi phát triển tốt là đáng mừng lắm chứ.


Nếu biết có thai, hai bạn hãy cố gắng đi khám sớm và nên đi khám thường
xuyên. Nếu đi lại khó khăn thì cũng nên khám thai một lần trong ba tháng đầu, một lần
trong ba tháng giữa, và nhiều hơn trong ba tháng cuối.
Lần đầu khám thai, cán bộ y tế khám sức khoẻ toàn diện cho mẹ bé, xác định
việc thai nghén có cần theo dõi đặc biệt hay không. Các lần khám sau, cán bộ y tế theo
dõi sức khoẻ mẹ bé và sự phát triển của thai nhi. Từ tháng thứ 5 trở đi, cán bộ y tế còn
theo dõi hoạt động của thai nhi. Để tránh uốn ván sơ sinh cho bé, mẹ bé cần được tiêm
vacxin phòng uốn ván hai lần. Lần thứ nhất thường tiêm khi mới đi khám thai, lần thứ
hai sau lần thứ nhất ít nhất một tháng và trước khi đẻ ít nhất một tháng. Cuối thai kỳ,
cán bộ y tế xem ngôi thai và cho các bạn biết thời gian dự tính sinh nở. Mỗi lần khám
thai, các bạn lại được những lời khuyên cần thiết.
Khám thai và xét nghiệm thông thường bao gồm đo huyết áp, nghe tim phổi,
cân, đo vòng bụng và chiều cao tử cung, nghe tim thai, xét nghiệm máu, xét nghiệm
nước tiểu.

Dinh dưỡng cho mẹ bé
Từ khi thụ thai đến khi sinh nở, mẹ bé cần tăng 9-13 kg. Có vậy mới đảm bảo
sức khoẻ, giảm nguy cơ tai biến, đảm bảo sự phát triển bình thường về thể lực và trí
tuệ của bé. Mẹ bé nên ăn nhiều bữa để bé không bao giờ bị đói. Để mẹ bé dễ ăn, cần
chú ý nấu những món hợp khẩu vị. Nếu có ai nói người chửa nên ăn ít để thai nhỏ cho
dễ đẻ thì hai bạn đừng tin. Nếu mẹ bé ăn uống không tốt thì cả hai mẹ con có thể bị
nguy hiểm đến tính mạng, bé sinh ra sẽ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát
triển sau này.
Dinh dưỡng tốt không nhất thiết phải tốn nhiều tiền, quan trọng là đủ các chất
cần thiết. Đó là chất đạm cần cho sự sinh trưởng (thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu
phụ, các loại đỗ, lạc), vitamin và chất khoáng (rau, hoa quả) để tăng sức đề kháng. Mẹ
bé cần nhiều canxi (xương, sữa) để tạo xương, sắt (gan, thịt bò, bí đỏ, rau màu xanh
sẫm) để tạo máu và chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật, đậu tương, lạc, vừng, sữa,
bơ). Nước cũng rất quan trọng, mẹ bé mỗi ngày cần uống khoảng 2 lít (tính cả nước
canh, nước hoa quả).

Cho đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng cần kiêng khem khi mang thai, sinh đẻ.
Có đủ mọi lý do để không được ăn thứ này thứ khác. Nào là ăn mùng tơi thì con nhiều
dớt dãi, ăn mít thì con bị chốc đầu, ăn mía thì con ương bướng .. Có thứ vùng này bảo
kiêng thì vùng khác lại cho là lành, ăn được. Đa số các quan niệm đó đều không có cơ
sở khoa học. Mẹ bé đừng kiêng khem như vậy, bữa ăn cần phải đủ chất.
Tuy nhiên, có một số thức ăn mà mẹ bé cần tránh như đường và các đồ uống có
nhiều đường. Đó là vì đường dễ làm mẹ bé no, kém ăn những thức ăn bổ dưỡng, lại
gây sâu răng. Đường đặc biệt có hại nếu mẹ bé bị chứng tiểu đường khi mang thai. Mì
chính (bột ngọt) cũng nên giảm tối thiểu vì theo một số nghiên cứu ở phương Tây, mì
chính làm tăng nguy cơ sẩy thai. Mẹ bé cũng chỉ được dùng thuốc men (cả Đông y lẫn
Tây y) nếu có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Tránh bệnh tật và các chất độc
"Chị phải ở nhà bà ngoại mấy tuần nay vì anh bị sốt dịch. Anh sơ tán chị về
đây, sợ bị lây. Quen hơi chồng nên ở nhà bà mình nhớ lắm. Anh bảo anh khỏi rồi
nhưng mình cũng nên chờ một tuần nữa cho nó chắc".
(Quỳnh, 28 tuổi)
Đúng vậy, mẹ bé cần tránh bệnh vì việc bị bệnh hay dùng thuốc đều có thể ảnh
hưởng không tốt đến bé. Các chất như thuốc lá, rượu bia, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm
tóc cũng gây hại. Việc tiếp xúc với bệnh tật và các chất độc hại này có thể dẫn đến sẩy
thai hoặc sinh con khuyết tật. Trong những tháng chờ đợi đứa con ra đời này, hai bạn
cùng những người thân trong gia đình hãy cố gắng tránh tiếp xúc với các loại bệnh
truyền nhiễm, không ăn thức ăn sống, thiếu vệ sinh, tránh bị cảm lạnh và các chất có
hại để bảo vệ sức khoẻ cho mẹ bé. Bố bé nếu nghiện thuốc lá có thể nhân cơ hội này
mà bỏ thuốc.

Hoạt động và nghỉ ngơi phù hợp
Khi mang thai, mẹ bé cần nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. Mỗi ngày, mẹ bé
hãy ngủ trưa khoảng 1 tiếng, tối ngủ 8-10 tiếng. Mẹ bé cần tránh mang nặng, nâng vật
nặng, đi bộ nhiều tiếng đồng hồ. Nếu mẹ bé đi làm ở cơ quan mỗi ngày 8 tiếng, khi về

nhà nên giảm bớt việc nhà, để bố bé gánh vác. Song, nói vậy không có nghĩa là không
nên vận động. Mẹ bé cần vận động hợp sức để cho máu lưu thông, tăng cường hô hấp
và tiêu hoá. Vợ chồng bạn hãy tập thể dục nhẹ nhàng, đi bách bộ, hít thở không khí
trong lành.

Bố bé cần chăm sóc tốt tinh thần mẹ bé
Có rất nhiều người bố muốn giúp đỡ vợ trong thời gian này nhưng lúng túng
không biết nên làm thế nào. Để giúp chăm sóc mẹ bé tốt hơn, chúng tôi xin làm "cố
vấn" cho các ông bố.
Khi mang thai, nếu mẹ bé thường xuyên được vui vẻ tinh thần thì rất có lợi cho
sức khoẻ cả hai mẹ con. Là người chồng, người cha, bạn hãy làm cho mẹ bé cảm thấy
được yêu hơn bao giờ hết, hãy lo cho mẹ bé từng li từng tí, giúp đỡ mọi việc, cùng mẹ
bé đi chơi, giải trí. Hãy luôn hỏi han, ôm ấp em bé trong bụng vợ, đừng ghen tị nếu vợ
bạn lo cho bé mà bớt quan tâm đến chồng. Một ông bố tâm sự về tình cảm vợ chồng
khi mang thai:
"Anh chăm vợ lắm đấy em ạ. Anh đi xe đạp, để vợ đi xe máy này. Vợ anh ngồi
nhặt rau thì anh ra nói chuyện thủ thỉ này. Chăm vật chất là một phần, phụ nữ cần cái
chăm về tinh thần nhất đấy em ạ".
(Trịnh, 28 tuổi)
Trong chín tháng mang thai, hẳn cũng có những ngày mẹ bé lo lắng, sợ hãi hay
chán nản. Cả bạn cũng vậy. Bạn hãy đồng cảm với cô ấy, luôn hỗ trợ cho cô ấy. Nhiều
người chồng nghĩ đơn giản chỉ cần luôn ở cạnh vợ mình là đủ. Nhưng tâm lý phụ nữ
mang thai lại muốn được chăm sóc nhiều nhất, được là người quan trọng nhất, và quả
thật họ xứng đáng được đòi hỏi như vậy. Bố bé chỉ cần luôn hướng về mẹ bé, nghĩ đến
cô ấy nhiều hơn và hãy “sáng tạo” cách chăm sóc cô ấy, bạn sẽ thấy ngay cô ấy sung
sướng đến nhường nào. Hãy “cùng mang thai” với cô ấy, bạn có thể đóng góp một
phần to lớn.

Làm thân với bé
Khoa học cho biết, vào những tháng cuối trong bụng mẹ, bé đã nghe được các

tiếng động, giọng nói, âm thanh, biết nhìn, biết phân biệt sáng tối. Bố mẹ bé hãy kết

×