Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thêm nhiều “vũ khí” để tiêu diệt ung thư vú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.46 KB, 4 trang )

Thêm nhiều “vũ khí” để tiêu diệt ung thư vú
Ung thư vú là căn bệnh đe dọa sức khỏe của nhiều phụ nữ. Tuy nhiên căn bệnh đáng sợ này
sẽ bị đánh bại nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Song điều đáng buồn là đa số chị em mắc
ung thư vú đều phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khiến tỉ lệ qua khỏi rất thấp. Để giúp cho chị
em có những thông tin đầy đủ về căn bệnh ung thư vú, Báo Sức khỏe & Đời sống đã tổ chức
buổi tư vấn truyền hình trực tuyến “Phòng, tránh bệnh ung thư vú”.

Cắt vú chữa ung thư vú – nỗi sợ hãi của chị em
Ngau sau khi được chẩn đoán mắc ung thư vú, hầu như chị em nào cũng bị sốc khi biết phải phẫu
thuật cắt bỏ hoàn toàn vú. Giải đáp những lo lắng này, TS.BS. Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Phẫu
thuật Vú, Bệnh viện K cho biết, các bác sĩ hiện nay đã tiếp cận nhiều kỹ thuật hiện đại vừa chữa bệnh
đồng thời duy trì thẩm mỹ. Tại Khoa Phẫu thuật vú đang phát triển kỹ thuật theo 2 hướng: Những
bệnh nhân giai đoạn sớm thì cố gắng bảo tồn tuyến vú, làm sinh thiết hạch cửa để ít biến chứng to
tay, với những kỹ thuật tinh tế đảm bảo chữa bệnh vừa duy trì chất lượng sống cho người bệnh.
Hướng thứ hai cũng rất quan trọng là với những người phụ nữ có nhu cầu duy trì thẩm mỹ sau điều trị
mà chỉ định chuyên môn không cho phép bảo tồn tuyến vú thì chúng tôi cũng phải phát triển kỹ thuật
tạo hình để phục hồi, bù đắp thẩm mỹ cho người bệnh.

Khám, tầm soát để phát hiện sớm bệnh ung thư vú


Lliệu nâng ngực có thể gây ung thư vú? Trả lời câu hỏi này, ThS. BSCK II. Diêm Thị Thanh Thủy,
Trưởng khoa khám Tự nguyện II, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho biết, phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực
không phải là nguyên nhân gây ung thư vú nhưng khi phẫu thuật đặt các túi dịch chèn ép các mô vú
sang một chỗ làm cho khó tầm soát ung thư vú, đấy chính là nguyên nhân khiến không phát hiện
được sớm ung thư vú cho những người đặt các túi ngực. TS.BS. Lê Hồng Quang nhấn mạnh, tại
khoa Phẫu thuật Vú, Bệnh viện K cũng đã gặp những trường hợp sau phẫu thuật nâng ngực 3-4 năm
hoặc 10 năm có xuất hiện ung thư vú. Khi đó chúng tôi phải xử lý các tình huống phức tạp đó làm sao
để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho người bệnh. Tôi xin lưu ý là những bạn có nhu cầu làm đẹp thì
trước khi phẫu thuật nâng ngực nên có đánh giá kỹ về tình trạng tuyến vú của mình, nếu tuyến vú
hoàn toàn khoẻ mạnh không có u cục gì thì phẫu thuật nâng ngực sẽ an toàn hơn. Với những bạn có


phẫu thuật đặt túi ngực thì nên có kiểm tra định kỳ để có thể phát hiện sớm ung thư vú.
Canh cánh nỗi lo tái phát, di căn, di truyền...
Rất nhiều bệnh nhân mắc ung thư vú đã bày tỏ nỗi lo sợ bệnh sẽ tái phát, di căn, di truyền cho con
cái. TS.BS. Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Phẫu thuật Vú, Bệnh viện K cho rằng, một trong số những
đặc tính điển hình của ung thư nói chung là khả năng tái phát và di căn về lý thuyết vẫn tồn tại gây
khó khăn trong điều trị ung thư vú. Vì vậy bệnh nhân cần lạc quan tiếp tục cuộc chiến, uống thuốc đều
đặn, đi khám theo chỉ định bác sĩ. Trong thực tế điều trị ung thư vú cho thấy, vị trí di căn hay gặp là di
căn xương với biểu hiện đau xương. Chính vì thế, bệnh nhân cần lưu ý khi có biểu hiện đau xương,
mặc dù đau không quá dữ dội nhưng tồn tại lâu dài cần phải xạ hình xương. Tất nhiên, không loại trừ
khả năng di căn tới gan, phổi.

Qúa lo lắng mình sẽ mắc bệnh khi có mẹ, chị không may bị ung thư vú đã có không ít chị em tìm đến
bác sĩ đề nghị cắt bỏ ngực như diễn viên Angelina Jolie đã từng làm. Phân tích về khía cạnh này, TS
Quang nói: Về bệnh học, cô diên viên đó mang gene di truyền gây bệnh ung thư vú, nhưng không
phải người bệnh. Bản thân mẹ cô ý có bệnh ung thư buồng trứng, và cô ý có gene nguy cơ. Người ta
tính toán nguy cơ tăng cao theo năm tháng, tích luỹ toàn bộ theo cuộc đời lên đến 80-85%. Câu
chuyện giữa nguy cơ phát sinh ung thư và thực tế có những khoảng cách nhất định. Đó là chúng ta
phải làm rõ giữa gene mang bệnh và người bệnh, cô ý chưa phải người bệnh. Hiện tại, Viện K cũng
đã triển khai kỹ thuật gene cao cấp đó để phát hiện đột biến gene trong bệnh ung thư vú.
Đừng nhịn đói để chữa ung thư
BS Lê Hồng Quang cho biết, trong các bệnh ung thư, cơ chế về sinh học phân tử nêu ra là các tế bào
ung thư luôn luôn có cơ chế được ưu tiên về mặt dinh dưỡng hơn so với các tế bào lành. Do đó, quan
niệm là bỏ đói tế bào ung thư là không đúng, rất sai lầm, vì kể cả cơ thể ốm đói thì tế bào ung thư vẫn
no đủ. Bên cạnh đó, các phương pháp hóa trị, xạ trị tác động rất lớn tới cơ thể, có sức tàn phá mạnh,


vì vậy, cơ thể cần phải được sự hồi phục về mặt dinh dưỡng để có thể đáp ứng được trong quá trình
điều trị ung thư.
GS Từ Ngữ khuyến cáo, bệnh nhân cần phải dùng thực phẩm sạch và nhiều protein, sản sinh ra acid
amin. Do đó, cần phải ăn đa dạng, dù nguồn gốc động vật hay thực vật, thực phẩm nọ bù cho thực

phẩm kia để cung cấp đủ acid amin cho cơ thể. Hiện nhiều người ăn tinh quá, cứ cho loại thực phẩm
này là tốt, do đó chỉ ăn thực phẩm đó và ăn nhiều, dẫn tới tình trạng thiếu chất. Hạn chế một số thực
phẩm có nguy cơ như mỡ động vật, thức ăn chiên xào, các phụ gia thực phẩm, nên chọn các thực
phẩm hữu cơ, cần bổ sung đủ lượng vitamin và khoáng chất như kẽm (tham gia vào hệ miễn dịch,
phòng ngừa chống khuẩn tốt), các loại vitamin tan trong dầu, vitamin tan trong nước như vitamin C....
Duy trì cân nặng nên có và khối nạc trong cơ thể. Nếu để mất trọng lượng thì khi hóa trị, xạ trị sẽ
khiến cơ thể suy kiệt, dễ dẫn đến tử vong.

Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân ung thư vú cần ăn nhiều chất xơ nhưng chất xơ có trong các
thực phẩm nào, đó là băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Bác sĩ Diêm Thị Thanh Thủy cho biết: Ta cần
phân biệt có 2 loại chất xơ: xơ thô và xơ tinh. Xơ tinh là loại cơ thể có thể chuyển hóa được, còn xơ
thô là cơ thể hoàn toàn không chuyển hóa được. Xơ tinh là có trong gạo lứt, cám, táo xanh v.v... rất
quan trọng cho cơ thể. Hiện nay, người Việt Nam chủ yếu chỉ ăn loại xơ thô có trong rau, do đó thiếu
loại xơ tinh. Do vậy, không cứ là ăn nhiều rau là cơ thể đủ rau, mà cần phải xem xét các loại xơ tinh
để cung cấp cho cơ thể.
Ung thư vú có tỉ lệ chữa khỏi cao
TS.BS Lê Hồng Quang nhấn mạnh: Ung thư vú hiện nay là một trong những bệnh có tỷ lệ chữa khỏi
cao. Bệnh nhân đến giai đoạn sớm sống trên 5 năm là trên 90%. Thế nên trên thế giới họ khuyến cáo
sàng lọc ung thư vú để tăng tỷ lệ chữa khỏi, giảm chi phí điều trị (chi phí điều trị sớm rẻ hơn nhiều),
bảo tồn chức năng tuyến vú, bảo vệ chức năng cơ thể và giảm tổn thương cho cơ thể.
Khi bệnh nhân ở giai đoạn muộn, phải đánh giá kỹ tổn thương ở giai đoạn nào, có bao nhiêu tổn
thương có lan đi đâu không, lan ở vị trí nào, toàn bộ mức độ lan rộng, đánh giá chi tiết sâu về sinh học
phân tử, hoá môn miễn dịch ở cơ sở hiện đại. Sau khi có cái nhìn rộng sâu về mức độ lan tràn, sinh
học phân tử hoá môn miễn dịch sẽ đưa ra phác đồ đầy đủ chi tiết đúng đắn nhất. Hiện tại tại Viện K có
thuốc điều trị nhắm trúng đích cho bệnh nhân có thụ thể dương tính, đánh vào đích nội tiết điều trị 5
năm, 10 năm. Đó là "vũ khí" tốt điều trị bệnh, giảm tỷ lệ tái phát.
Ở Việt Nam, đáng lo ngại là tỷ lệ mắc ung thư vú ở độ tuổi khá trẻ. Có một số em sinh viên ở độ tuổi
20, 21 đã mắc ung thư vú. Tuy nhiên, điều đáng lạc quan là chúng ta có bước đi, chương trình khám
sàng lọc, giáo dục sức khoẻ để bệnh nhân lưu tâm khám khi có triệu chứng từ sớm giúp ung thư vú



giai đoạn muộn giảm đi, đến điều trị ung thư vú từ giai đoạn sớm tăng lên.
Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, chúng ta nên sàng lọc ung thư vú bắt đầu từ 20 tuổi. Trong độ
tuổi 20-40 đi khám sàng lọc mà không có gì bất thường thì có thể 3 năm ta đi khám sàng lọc 1 lần.
Còn trên 40 tuổi thì nên đi khám sàng lọc hàng năm để phát hiện sớm ung thư vú. Phụ nữ ở độ tuổi
nào cũng có thể có nguy cơ mắc ung thư vú nhưng tuổi càng cao thì nguy cơ mắc càng cao



×