Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÀI THI KIẾN THỨC LIÊN môn GIAI i TINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.28 KB, 8 trang )

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
BÀI: VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
1. Tình huống cần giải quyết là:
Một đoàn khách từ n¬i kh¸c đến Nam §Þnh để tham quan. Những
người khách ấy đếnn¬i em ë để được giới thiệu về một số điểm tham quan
của tỉnh nhà. Em được cử làm người giới thiệu cho đoàn du khách ấy. Và
nhiệm vụ em sẽ viết thành một bài văn giới thiệu về quê hương mình.
2. Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
+ Nguồn gốc
+ Vị trí địa lí
+ Đặc điểm địa hình
+ Lịch sử đấu tranh
+ Hoạt động kinh tế
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Nam Định.
- Đặc điểm địa lý, địa hình của tỉnh Nam Định.
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử đấu tranh;
- Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn;
- Địa lí – vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế;
- Giáo dục công dân – bài học về lòng yêu nước.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Trường THCS Yên Khánh



Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn.
* Tư liệu sử dụng: sách địa phương.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google
Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài làm văn thuyết minh:
Ví dụ:
Tôi được sinh ra và lớn lên từ Nam §Þnh - mảnh đất hiền hòa đầy thân
thương. Nơi được mệnh danh là “®Þa linh nh©n kiÖt” nổi tiếng gần xa. Dù có đi
đâu xa, mỗi lần nghe nhắc “Nam §Þnh” là lòng tôi bùi ngùi nhớ về nơi ấy.
Nam Định là vùng đất được hình thành do phù sa của sông Hồng bồi
đắp.Theo các công trình nghiên cứu khoa học,miền đất Nm Định hình thành
cách đây khoảng 70 triệu năm do ảnh hưởng tạo sơn thời kỳ Đại Tân Sinh,nâng
ghềnh phía nam sông Hồng cao lên,biển Đông lùi dần và từng bước hình thành
đồng bằng châu thổ sông Hồng,đất đai phì nhiêu,màu mỡ.Từ xa xưa ,nười
nguyên thủy từ miền núi cao đã di cư xuống vùng đồng bằng.Cuộc di cư và
những tiến bộ trong tồng trọt ,chăn nuôi ,khai thác,nuôi trồng thủy sản,làm
muối …đã tạo nên làng ấp.Dàn dà dân cư quần tụ tại vùng đất này ngày một
đông đòan kết hợp sức đấu tranh với thiên nhiên.Vì thế cuộc chiến đáu chinh
phục thiên nhiên của con người nơi đây là bản anh hùng ca của nhiều thế hệ kế
tiếp nhau,làm phong phú thêm nét đẹp truyền thống văn hóa làng xã,tuy bình dị
nhưng giàu tính nhân văn và liên tục phát triển.
Về mặt hành chính Nam Định dược chia thành hai vùng tự nhiên.Phía tây
bắc trước đây là những ô trũng thường bị ngập úng quanh năm và một số đồi
đứng chơ vơ.Phía nam tỉnh được phù sa sông Hồng,sông Đáy bồi đắp nên miền
đất này tương đối bằng phẳng,phì nhiêu.Thời Đường Nam Định thuộc huyện
Chu Duyên,đời Trần được gọi là lộ Thiên Trường.Đến triều Nguyễn năm 1832
đổi tên thành Nam Định và cho đến nay Nam Định có 10 đơn vị hành chính.

Trường THCS Yên Khánh



Lược đồ hành chính Nam Định
Nhìn trên bản đồ, toàn tỉnh Nam Định có dạng một tam giác,là mảnh đất
nằm giữa hai con sông lớn: Sông Hồng và sông Đáy tạo nên địa giới tự nhiên
giữ Nam Định với hai tỉnh Ninh Bình,Thái Bình.Sông Đào phân chia Nam Định
thành hai vùng nam-bắc.Sông Ninh Cơ ,sông Sò là giới hạn các huyện trong
tỉnh.Nam Định có đường bờ biển dài 72km ,vùng kinh tế giàu tiềm năng.
Tỉnh Nam Định có khí hậu gió mùa ẩm với một mùa đông lạnh và mùa
hạ,
chịu ảnh hưởng của gió bão, thiên tai. Hệ thống sông, rạch ở nơi đây được hợp
thành bởi các nhánh sông của hệ thống sông Hồng. Ngoài ra còn một hệ thống
sông, rạch nhỏ và kênh đào tạo thành mạng lưới thủy văn dày đặc. Chế độ nước
phụ thuộc vào chế độ mưa và thủy triều, có ảnh hưởng quan trọng đến việc tưới
tiêu, tháo chua, rửa mặn trên đồng ruộng, vận tải trên sông. Tuy nhiên chế độ
thủy triều cũng là nhân tố đưa nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa, nhất là vào
mùa khô. Đất phù sa chiếm đa số và còn nhiều loại đất khác thích hợp cho việc
trồng lúa và các loại cây lâu năm.

Trường THCS Yên Khánh


Cây lúa là cây nông nghiệp mũi nhọn của Nam Định, có vai trò to lớn
trong việc cung cấp lương thực cho toàn vùng và công nghiệp chế biến thực
phẩm. Bởi thế, các hoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm từ lúa gạo và các
cây hoa màu góp phần giải quyết việc cho hàng ngàn lao động, giúp nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Hiện nay cây lúa không chỉ có giá
trị trong nước mà còn vươn lên trên thị trường thế giới.
Nam Định cũng là nơi có lịch sử đấu tranh vẻ vang .Là mảnh đất địa linh
nhân kiệt,nơi phát tích của nhà Trần và sinh dưỡng nhiều danh nhân danh sĩ ,võ
tướng mà tên tuổi và sự nghiệp của họ đã được sử sách ghi công,nhân dân tôn
thờ mà nổi bật là quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.Với

bản chất cần cù lao động,cùng truyền thống đoàn kết,nhân dân Nam Định đã
góp phần đánh đuổi nhiều giặc ngoại xâm.Đời Trần ,nhân dân Nam Định đã
góp phần ba lần đánh thắng quân Nguyên-Mông.Thuộc thời Minh,nhân dân ủng
hộ nghĩa quân của Trần Triệu Cơ đánh thắng trận Bồ Đề.Khi nghĩa quân Tây
Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy kéo quân ra bắc ,người dân Nam Định đã tích cực
tham gia lập phòng tuyến Tam Điệp góp phần làm cuộc thần tốc đánh đuổi giặc
giặc Thanh,giải phóng kinh thành Thăng Long.

Trường THCS Yên Khánh


Quân Pháp hạ thành Nam Định
Đầu thế kỉ XX ,thực dân Pháp câu kết với chế độ phong kiến tay sai ra
sức khai thác,vơ vét tài nguyên,áp bức ,bóc lột nhân dân thậm tệ.Trong đó thực
dân Pháp đã xây dựng nhà máy dệt Nam Định lớn nhất Đông Dương,song chính
sự ra đời của nhà máy này đã tạo điều kiện khách quan để giai cấp công nhân
trong tỉnh hình thành và không ngừng lớn mạnh.Không cam chịu cảnh bần
hàn ,công nhân,nông dân và một số tầng lớp dân cư đã đoàn kết đấu tranh đòi
quyền lợi.Đặc biệt kể từ khi Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên lập cơ sở ở
Nam Định (1926-1927),phong trào đấu tranh không ngừng lớn mạnhđòi quyền
dân sinh dân chủ.Tháng 6-1929 Tỉnh ủy lâm thời được thành lập và chi bộ đảng
đầu tiên ở Nam Định ra đời.Nam Định trở thành một trong những trung tâm
đấu tranh chống thực dân pháp và bọn phong kiến mạnh nhất cả nước.
Trường THCS Yên Khánh


.cố tổng bí thư Trường Chinh

Và ngày nay tôi vẫn luôn tự hào về lịch sử đấu tranh ấy, luôn nhớ ơn
công lao to lớn đó. Ngày nay các vị anh hùng tuy đã hy sinh nhưng họ vẫn sống

mãi trong lòng người dân Nam Định. Những việc làm mãi để lại dấu ấn sâu
đậm và được ghi trong sử sách dân tộc, chẳng bao giờ vụt tắt mà sáng mãi
trong lòng người dân Việt Nam. Vì thế để ghi nhận công ơn ấy, các cấp lãnh
đạo ở Nam Định đã cho xây dựng những tượng đài tưởng niệm như: tượng đài
Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, tượng đài cố tổng bí thư Trường
Chinh,...cùng các đền thờ lưu niệm một số anh hùng

Trường THCS Yên Khánh


Với những chính sách của Nam Định đã đưa nền kinh tế nơi đây hội nhập
cùng các nước ngoài. Nền nông nghiệp của tỉnh đang có sự chuyển dịch cơ cấu
sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, gắn với chế biền và thị trường tiêu
thụ trong và ngoài nước. Ngành trồng trọt chủ yếu của Bến Tre là cây lúa nước,
cây ăn trái, cây hoa màu,... và được trồng theo các vùng chuyên canh lớn, tạo
ra các sản phẩm mang tính hàng hóa cao ( giá trị sản xuất nông nghiệp năm
2006 là 1986,3 tỷ đồng)
Ngành chăn nuôi đã và đang phát triển theo hình thức chăn nuôi trang
trại, chuyển đổi giống mới có năng suất cao,... tỉ trọng chăn nuôi trong cơ cấu
giá trị sản xuất nông nghiệp có hướng tăng dần, trở thành nghề sản xuất chính.

Ngành chăn nuôi ở Nam Định
Ngành thủy sản là một trong các thế mạnh kinh tế của tỉnh Nam Định, đang
được đầu tư phát triển theo hướng tăng cường nuôi trồng, đẩy mạnh các dịch vụ
thủy sản và khai thác thủy sản vủng khơi. Trong nuôi trồng thủy sản chú trọng
phát triển hình thức nuôi thâm canh, nuôi các loài thủy sản có hiệu quả kinh tế
cao ( tôm , nghao, cá bè...)
* Công Nghiệp: sản xuất công nghiệp có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát
triền chung của nền kinh tế, nhưng còn chiếm tỉ trọng nhỏ , thành phần kinh tế
có sự chuyển biến theo hướng tăng tỉ trọng của kinh tế ngoài nhà nước; kinh tế

nhà nước chỉ nắm giữ các ngành công nghiệp trọng yếu nhất là phát triển công
nghiệp chế biến. Các sản phẩm chế biến là: thủy sản, bánh kẹo,.. có áp dụng
các thiết bị hiện đại. Còn nghành tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền

Trường THCS Yên Khánh


thống với nhiều sản phẩm đa dạng góp phần giài quyết việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động.
* Dịch vụ: giao thông vận tải gồm đường bộ và đường sông. Hệ thống đường
bộ tỉnh Nam Định có ba quốc lộ chính là quốc lộ 10 quốc lộ 21,quốc lộ 1 đủ tiêu
chuẩn đảm bảo giao thông thông suốt đến các địa bàn trong tỉnh.. Hệ thống bưu
chính, viễn thông của Nam Định có tốc độ phát triển khá nhanh. Thương mại
phát triển mạnh ở Thành phố Nam Định và các thị trấn. Hoạt động ngoại
thương của tỉnh có sự phát triển tích cực.
Du lịch có tiềm năng phát triển nhất là du lịch sinh thái _ văn hóa. Số lượng
khách du lịch tăng khá nhanh, Nam Định đang thực hiện nhiều dự án đầu tư xây
dựng và phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, đa dạng hóa các loại hình du
lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch,... nhằm đưa hoạt động du lịch trong
tương lai gần, trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Nam Định, vùng đất tôi yêu là thế đó. Mong rằng mảnh đất này mãi mãi
tươi đẹp, xanh tốt để mang đến đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân quê
tôi. Tôi nguyện sẽ cùng mọi người góp phần xây dựng hoàn thiện nó để nó ngày
càng phát triển và sánh vai cùng các Thành phố lớn của cả nước.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý vào môn Ngữ
văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm
có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh. Ngoài các kiến thức
về Lịch sử, Địa lý, còn có thể kết hơp kiến thức của các môn Sinh học, Vật lý,
hóa học,.. ở các dạng đề thuyết minh về đồ vật, hiện tượng,…

Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích
cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương; giúp học sinh ý thức
hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống
trong cuộc sống.

Trường THCS Yên Khánh



×