Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu chi ngân sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.88 KB, 11 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Huyện Trần Văn Thời, ngày 31 tháng 12 năm
2013

BÁO CÁO
SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh

I. Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên: Nguyễn Văn Đen, giới tính: Nam
- Ngày, tháng, năm sinh: 11/10/1983
- Quê quán: Xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
- Nơi thường trú: Ấp Rạch Ruộng B, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn
Thời, tỉnh Cà Mau.
- Đơn vị công tác: Văn phòng HĐND và UBND huyện Trần Văn Thời.
- Nhiệm vụ được phân công: Chuyên viên Tài chính - Kế hoạch.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân kinh tế.

II. Sáng kiến cụ thể:
1. Đặt vấn đề:


Tình hình kinh tế - xã hội chịu sự tác động của lạm phát, giá cả nguyên
liệu, hàng hóa tăng cao, nhất là hàng tiêu dùng, xăng dầu, điện, vật liệu xây
dựng,… ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá
nhân. Tình trạng gian lận thương mại, chây ỳ, trốn thuế còn tiếp tục diễn ra làm
ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.
Huyện Trần Văn thời là huyện vùng sâu, cơ sở vật chất phục vụ công tác
kế toán chưa đảm bảo theo yêu cầu thực tế, mạng internet chưa đồng bộ,


chương trình quản lý kế toán bằng công nghệ thông tin chưa được hoàn thiện,
trình độ sử dụng máy vi tính còn nhiều hạn chế, việc cung cấp thông tin và
phản hồi thông tin chậm gây khó khăn trong công tác quản lý tài chính. Một số
nơi chưa nhận thức đúng đắng về vai trò chức năng nhiệm vụ của công tác chỉ
đạo, điều hành trong quản lý ngân sách, đội ngũ cán bộ chuyên môn còn thiếu,
trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa được đào tạo sâu về chuyên môn
nghiệp vụ. Do đó còn lung túng, thiếu khoa học trong thực hiện chức năng
nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý thu - chi ngân sách” để làm đề tài nghiên cứu nhằm
nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác chỉ đạo, điều hành
trong quản lý ngân sách trong thời gian tới.

2. Giải quyết vấn đề:
Xuất phát từ những nguyên nhân trên bản thân tôi luôn nhận thức được
tầm quan trọng trong tham mưu chỉ đạo, điều hành ngân sách tốt góp phần ổn
định kinh tế - xã hội của địa phương được hoàn thiện hơn.

2


Thực hiện mục tiêu của Đảng và nhà nước trong công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta cần phát huy nội lực, nâng cao năng lực
của nền kinh tế quốc dân. Cần có những chính sách khuyến khích thu hút đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội, nhằm khai thác nguồn thu cho ngân sách một các
ổn định, bền vững lâu dài và phát triển, đảm bảo cân đối ngân sách trên địa
bàn.
Công tác lập dự toán là khâu đầu tiên của quá trình quản lý ngân sách do
đó chất lượng công tác quản lý đều phụ thuộc vào yếu tố lập dự toán. Lập dự
toán ngân sách là việc lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho các chỉ tiêu thu và nội
dung chi cho một năm ngân sách, là toàn bộ các dự kiến về khoản thu và nội

dung chi điều được thể hiện rõ nét là những yêu cầu cơ bản nhất mà khâu lập
dự toán ngân sách cần phải thực hiện được. Lập dự toán có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc quản lý ngân sách nhà nước cũng như làm cho ngân sách
nhà nước có tính ổn định, an toàn và hiệu quả. Tiếp tục tuyên truyền phổ biến,
quán triệt sâu sắc Luật ngân sách nhà nước tới toàn thể cán bộ, công chức thực
hiện đúng theo Luật ngân sách nhà nước; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày
06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân
sách nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT – BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài
chính quy định về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày
06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân
sách nhà nước; Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài
chính về việc ban hành “ Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại cơ quan
đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước”; Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg
ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế công khai tài
3


chính đối với các cấp ngân sách; Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày
17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử
dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;… đây là căn cứ quan trọng
trong điều hành quản lý ngân sách huyện.
Luôn đề xuất các chương trình hoạt động phù hợp với từng thời điểm
đảm bảo đúng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quan
hệ công việc để các đơn vị thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thường xuyên
trao đổi kiến thức, những kinh nghiệm trong thực tiển để đáp ứng với yêu cầu,
nhiệm vụ được giao. Bản thân không ngừng học tập, rèn luyện về mọi mặt,
nhất là trong công việc chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao chất lượng cũng

như hiệu quả trong công việc.
Đầu năm 2013, cùng với các cơ quan chuyên môn tham mưu lãnh đạo
Ủy ban nhân dân huyện phân bổ thu theo nguồn, lĩnh vực cho các đơn vị, dự
toán thu ngân sách nhà nước năm 2013 xây dựng trên tinh thần tích cực, phấn
đấu mức tăng trưởng cao, đồng thời dự báo khả năng thay đổi, điều chỉnh các
chính sách về thuế theo chủ trương của Chính phủ về kiềm chế lạm phát. Tập
trung thực hiện tốt các biện pháp về quản lý, khai thác nguồn thu, chống thất
thu và gian lận, trốn thuế,…, thành lập Ban chỉ đạo và Tổ chống thất thu ngân
sách có nhiệm vụ căn cứ chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đã được
phê duyệt để lập kế hoạch, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện
hoàn thành tốt chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước. Tổ chống thất thu ngân sách có
4


nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo
chống thất thu ngân sách và xây dựng, lập kế hoạch kiểm tra, biện pháp thực
hiện chống thất thu ngân sách, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận
thuế, trốn thuế, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo
đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra còn tham
mưu cho lãnh đạo thành lập Hội đồng tư vấn thuế có nhiệm vụ phối hợp với cơ
quan thuế để tuyên truyền, phổ biến các Luật, Pháp lệnh về thuế tới các hộ
kinh doanh, cá nhân kinh doanh và các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn; thống
kê những hộ, gia đình, cá nhân mới phát sinh hoạt động kinh doanh hoặc
những hộ, gia đình, cá nhân kinh doanh có thay đổi về quy mô, nội dung kinh
doanh trên địa bàn để chuyển cho cơ quan thuế xác định và phân loại quản lý
theo pháp luật thuế; đôn đốc, vận động các hộ, gia đình, cá nhân kinh doanh
thực hiện kê khai, nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước; tư vấn
cho cơ quan thuế trong việc xét miễn giảm thuế cho các hộ kinh doanh, cá
nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn; tham gia với
cơ quan thuế vào việc xác định số thuế phải nộp của các hộ kinh doanh, cá

nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán cho phù hợp với thực tế
kinh doanh và đảm bảo tính công bằng về thuế; phối hợp với cơ quan thuế
trong việc thực hiện cưỡng chế đối với các hộ, cá nhân kinh doanh chây ỳ,
không nộp thuế; phản ánh, thông báo với cơ quan thuế và các cơ quan chức
năng khác các hành vi sai trái của công chức thuế và ban hành một số văn bản
trong công tác chỉ đạo điều hành thu và chống thất thu ngân sách phấn đấu
hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách được giao. Trong công tác kiểm tra chống
thất thu thuế, công tác tổ chức thu, quản lý nguồn thu được thực hiện tốt từ
5


khâu chuẩn bị, lập bộ, thông báo thuế, các loại ấn chỉ phục vụ công tác thu, xác
định từng nguồn thu, thời gian và thời điểm cần tập trung. Tiếp tục phân cấp
nhiệm vụ thu ngân sách cho các xã, thị trấn để nâng cao trách nhiệm của các
cấp chính quyền trong quản lý nguồn thu phát sinh trên địa bàn. Tăng cường
các biện pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách nhà nước, nâng cao ý thức
trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành luật thuế, tạo sự
bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối
với nhà nước. Đối với khu vực ngoài quốc doanh, phân loại để có biện pháp
quản lý thích hợp. Tăng cường khai thác và quản lý nguồn thu ngân sách,
chống thất thu để đảm bảo nhiệm vụ chi.
Về chi ngân sách: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trong
điều kiện khả năng ngân sách có hạn, các ngành, các cấp, đơn vị sử dụng ngân
sách cần tập trung một số biện pháp trong điều hành ngân sách. Cần quán triệt
đầy đủ Luật ngân sách nhà nước, Quyết định, các Chỉ thị, Nghị quyết, của
Đảng và nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách hành chính, nâng cao năng
lực quản lý nhà nước. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham
nhũng trong chi tiêu ngân sách. Chi ngân sách luôn gắn liền với nhiệm vụ kinh
tế, chính trị xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ. Đặc điểm này
có thể nhìn ra từ vai trò của ngân sách và bản chất của ngân sách nhà nước,

duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước ổn định phát triển kinh tế - xã hội.
Quản lý ngân sách là quá trình quản lý hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh
trong quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước, quản lý các
khoản thu - chi đã được lập dự toán trong một năm ngân sách, đảm bảo thực
hiện các chức năng nhiệm vụ của cấp trên giao và Hội đồng nhân dân đề ra.
6


Lập dự toán ngân sách hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Các khoản thu trong dự toán phải được
xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định
pháp luật về ngân sách, các khoản chi trong dự toán phải được xác định trên cơ
sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh, quốc phòng địa phương.
Đối với đầu tư phát triển việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chương
trình, dự án đầu tư đã có Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt, ưu tiên
bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án,
không để nợ động trong xây dựng cơ bản. Đối với chi thường xuyên việc lập dự
toán phải căn cứ vào nguồn thu và tuân thủ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Dự toán ngân sách được tổ chức
xây dựng, tổng hợp từ cơ quan thu, đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo đúng thời
gian và biểu mẫu quy định và phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu - chi theo cơ
cấu giữa chi đầu tư và chi thường xuyên.
Để đảm bảo việc quản lý ngân sách được tốt hơn, có hiệu quả thì công
tác lập dự toán thu ngân sách huyện đặc biệt cần bám sát các Luật, Pháp lệnh,
chế độ thu, tiêu chuẩn định mức do cấp có thẩm quyền quy định. Căn cứ vào
định mức phân bổ chi ngân sách địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh quy
định để phân bổ dự toán chi cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách trực
thuộc. Việc lập dự toán phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao. Để
công tác quản lý ngân sách được tốt hơn từ công tác lập dự toán ngân sách địa
phương, xây dựng dự toán thực hiện trên cơ sở thảo luận trực tiếp với đơn vị
nên đã đảm bảo sát với tình hình thực tế và tính hợp lý của dự toán. Quán triệt


7


việc tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, ưu tiên chi sự nghiệp Giáo dục và
Đào tạo, sự nghiệp Y tế, an ninh, quốc phòng…
Tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo, hướng dẫn các ngành chuyên môn
thường xuyên kiểm tra công tác quản lý tài chính của các đơn vị nhằm thực
hiện tốt công tác tài chính. Hàng quý thanh quyết toán, kiểm tra chứng từ thu
chi, sổ sách ghi chép kế toán của các đơn vị. Lập kế hoạch mở lớp tập huấn,
đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhằm đảm bảo yêu cầu và
hiệu quả trong công tác quản lý tài chính của đơn vị, nhằm khắc phục những
sai sót kịp thời.
Với nhiệm vụ được giao, trên lĩnh vực tài chính nhiều lúc cần xử lý
nhanh như: Quản lý và khai thác nguồn thu, chống thất thu…đây là vấn đề bức
xúc tôi luôn chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao, tổng hợp báo cáo kịp
thời các vấn đề xảy ra, tranh thủ thời gian xin ý kiến của lãnh đạo để xử lý
công việc một cách nhanh nhất, những công việc chưa xin được ý kiến tôi cũng
tranh thủ dự thảo các văn bản theo hướng suy nghỉ của cá nhân để khi xin ý
kiến của lãnh đạo thì xử lý công việc được nhanh góp phần hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
Tình hình kinh tế - xã hội trong những tháng gần đây có sự chuyển biến
tích cực so với đầu năm, một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản ước đạt khá so kế hoạch
và có tăng trưởng so cùng kỳ; nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vượt qua
khó khăn thách thức, tiếp tục đầu tư, mở rộng thị trường và ổn định sản xuất
kinh doanh; nhiều công trình, dự án quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng
góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách của Chính

8



phủ đã có hiệu quả thúc đẩy các thành phần kinh tế góp phần tăng thu cho ngân
sách nhà nước, năm 2013 có 12/13 xã, thị trấn thu đạt và vượt dự toán.
Công tác đào tạo đã góp phần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán
bộ công chức trong quản lý ngân sách của đơn vị và khắc phục những sai sót
kịp thời.

3. Kết luận:
Với nhiệm vụ được phân công là chuyên viên phụ trách kinh tế, bản thân
luôn phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn và các bộ phận, thường xuyên
cập nhật các thông tin về lĩnh vực tài chính, hướng dẫn cơ quan chuyên môn
quản lý và khai thác nguồn thu - chi điều này đã tạo bước chuyển biến rõ nét
trong việc quản lý ngân sách. Ba năm qua, công tác tham mưu quản lý thu chi
ngân sách đạt được như sau: Thu ngân sách năm 2011 được 130,551 tỷ đồng;
năm 2012 được 150,500 tỷ đồng; năm 2013 được 141,884 tỷ đồng và chi ngân
sách đảm bảo đúng quy định, đạt dự toán giao năm 2011 được 299,081 tỷ
đồng; năm 2012 được 360 tỷ đồng; năm 2013 được 475 tỷ đồng. Nghiên cứu,
sử dụng phần mềm về quản lý ngân sách làm cho công tác quản lý ngân sách
ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Việc áp dụng công nghệ thông tin làm cho
công tác theo dõi các văn bản nguồn càng được chặt chẽ hơn, giúp cho công
tác tham mưu luôn luôn có những đề xuất, sáng kiến, giải pháp mới, phù hợp
góp phần thực hiện tốt công việc được giao.
Tăng cường thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách nhà nước, từ đó
nguồn thu không ngừng tăng lên, các khoản chi được quản lý ngày một chặt
chẻ. Điều này khẳng định vai trò của quản lý ngân sách trong giai đoạn đổi
9


mới hiện nay hết sức cấp thiết nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng thế
mạnh của địa phương, giải quyết các nhu cầu cấp thiết về phát triển sự nghiệp

Giáo dục, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là vấn đề xóa đói giảm nghèo,
kết hợp việc thực hiện quản lý, điều hành ngân sách chủ động khá tốt và dự
toán ngân sách nhà nước để phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị và phát triển
kinh tế - xã hội huyện.
Nhìn chung trong khâu chấp hành dự toán ngân sách nhà nước trên địa
bàn huyện đã tương đối sát với dự toán được lập hàng năm.

4. Kiến nghị, đề xuất:
- Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách huyện là tất yếu, là một quá trình
lâu dài sẽ gặp không ít khó khăn vướng mắt. Vì vậy, đòi hỏi sự nổ lực cố gắn
của từng cá nhân, từng cấp, ngành. Đặc biệt là mỏi cán bộ quản lý ngân sách
phải không ngừng học tập nâng cao nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức
của mình cùng với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy chính quyền địa phương và cơ
chế chính sách phù hợp. Nội dung nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách không
chỉ riêng ở cấp huyện, mà phải được thực hiện ở tất cả các cấp ngân sách,
nhằm phát huy tối đa nguồn lực tài chính quốc gia, góp phần đẩy nhanh công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tiếp tục chỉ đạo quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ động thuế,
kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế, của các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kiệp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu
khác vào ngân sách nhà nước.

10


- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính. Công tác thanh tra
tài chính phải được đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu của nhà nước về quản lý và
sử dụng ngân sách, kịp thời phát hiện để uốn nắng, xử lý sai phạm trong công
tác tài chính, phải có những chế độ ưu đãi cụ thể để tránh những tiêu cực trong
công tác thanh tra, kiểm tra.

- Cần quan tâm hơn nữa công tác tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp
vụ cho cán bộ, công chức nhằm đảm bảo yêu cầu và hiệu quả trong công tác
quản lý tài chính trong thời gian tới.
- Các ngành, các cấp cần đặc biệt quan tâm và phối hợp với cơ quan thuế
xem đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương.
Trên đây là những giải pháp công tác của bản thân trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ được phân công trong năm 2013./.

Xác nhận của đơn vị

Người đưa ra sáng kiến

Nguyễn Văn Đen
Xét duyệt của Hội đồng
Sáng kiến kinh nghiệm huyện

11



×