Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

sáng kiến nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri đại biểu hội đồng nhân dân thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.87 KB, 8 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________________________________

TP. Cà Mau, ngày

tháng 02 năm 2013

BÁO CÁO
NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
______________________________

- Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri Đại biểu Hội
đồng nhân dân thành phố.
- Họ và tên : Phạm Văn Mười
- Đơn vị: Hội đồng nhân dân thành phố Cà Mau.
- Thời gian triển khai thực hiện : Năm 2012 đến nay.


1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Việc nắm thông tin, tổng hợp chính xác, kịp thời các ý kiến, kiến nghị của cử
tri trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố có vai
trò hết sức quan trọng, nhằm để nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân
dân thành phố. Đồng thời, làm tốt hơn trong việc điều chỉnh, bổ sung hoặc giải quyết
vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân
dân; góp phần thực hiện các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng của địa phương.
2. Phạm vi triển khai thực hiện: Thành phố Cà Mau.
3. Mô tả sáng kiến:
Tiếp xúc cử tri là hoạt động đặc trưng được các đại biểu đại biểu Hội đồng
nhân dân, các tổ đại biểu HĐND tiến hành thường xuyên, và là một hoạt động mang


tính bắt buộc được quy định trong nhiều văn bản pháp luật nước ta. Qua những quy
định của pháp luật hiện hành, có thể thấy, xét về trình tự, cách thức tiếp xúc cử tri,
hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND được hiểu là việc đại biểu HĐND theo
thời gian luật định thông qua các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức gặp gỡ cử
tri nơi bầu ra mình để thu thập ý kiến, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri
chuyển tải đến HĐND, đồng thời báo cáo với cử tri việc thực hiện nhiệm vụ người
đại biểu HĐND.
Về bản chất, việc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND đặt ra hai vấn đề:

2


- Vấn đề thứ nhất: cử tri chủ động trực tiếp chuẩn bị những kiến nghị đề xuất của
mình phản ánh tới đại biểu HĐND, đại biểu HĐND lắng nghe những ý kiến, kiến nghị
phản ánh của cử tri và tổng hợp, tiếp thu có chọn lọc những ý kiến đó.
- Vấn đề thứ hai: đại biểu HĐND chủ động chuẩn bị những nội dung cần tiếp
xúc để tiếp xúc với cử tri, cử tri nghe người đại biểu của mình báo cáo.
Hai vấn đề trên liên quan chặt chẽ với nhau thể hiện mối quan hệ giữa đại biểu
HĐND với cử tri. Đồng thời, nó cũng thể hiện rõ quan hệ giám sát giữa người đại
biểu HĐND với cử tri . Đại biểu HĐND là chiếc cầu nối giữa cử tri với cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương.
Tiếp xúc cử tri là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của đại
biểu HĐND. Thời gian qua, hoạt động tiếp xúc cử tri được thực hiện nghiêm túc, mọi
vấn đề cử tri quan tâm, kiến nghị đều được tổng hợp, phân loại và chuyển tới cấp có
thẩm quyền nghiên cứu, giải quyết.
Với vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, thời gian qua
HĐND thành phố Cà Mau đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển toàn
diện của địa phương; trong thành tựu chung đó có sự đóng góp to lớn của các đại
biểu. Nhiều đại biểu HĐND đã nêu cao tinh thần trách nhiệm là người đại diện của
nhân dân, tích cực học tập, nghiên cứu, đổi mới phương pháp làm việc, không

ngừng nâng cao chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Đã tham gia vào việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đó, cử tri ngày càng tin tưởng vào HĐND,
bởi các đại biểu dân cử đã nói lên được tiếng nói của người dân, lấy lợi ích của nhân
dân làm cơ sở để ban hành các Nghị quyết. Đại biểu HĐND cũng đã phát huy vai
3


trò tích cực của mình trong hoạt động giám sát, khảo sát. Nhiều đại biểu đã phát
hiện những vấn đề nổi cộm, bức xúc ở địa phương và có ý kiến chất vấn với các cơ
quan liên quan hoặc kiến nghị với Thường trực, hai Ban HĐND để tổ chức các đoàn
giám sát, khảo sát nhằm làm rõ trách nhiệm và đề xuất các giải pháp khắc phục.
Nhiều đại biểu đã kiên trì đeo bám vấn đề đã chất vấn, kiến nghị đến khi có kết quả,
thể hiện bản lĩnh, tâm huyết trong hoạt động dân cử.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Là Phó Chủ tịch HĐND, bản thân luôn ý thức và xác định vai trò, nhiệm vụ
được giao, không ngừng nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ. Trong thực hiện nhiệm vụ, bản thân có sáng kiến đề xuất với lãnh đạo một số
nội dung liên quan đến công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực theo dõi như:
Trước kỳ họp thường lệ, với vai trò Thường trực HĐND thành phố bản thân
luôn theo dõi việc báo cáo trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri để chỉ đạo Văn phòng
tổng hợp, sao gửi các đại biểu. Đây là một trong những tài liệu được đông đảo đại
biểu HĐND, đại biểu mời dự họp và cử tri rất quan tâm. Chính việc trả lời giải quyết
kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri đã góp phần quan trọng cho thành công của kỳ
họp, đặc biệt là phiên thảo luận, phiên chất vấn, đảm bảo lòng tin của cử tri. Là tài
liệu rất có hiệu quả để đại biểu HĐND trả lời cử tri sau kỳ họp.
Nhìn chung, chất lượng giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri ngày càng tiến
bộ, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương trả lời có trách nhiệm, hướng giải quyết rõ
ràng, cụ thể và gửi sớm đến Thường trực HĐND thành phố để tổng hợp. Đây cũng là
điều khẳng định chất lượng, kết quả hoạt động của đại biểu HĐND, Thường trực, các

Ban và tập thể HĐND thành phố.
4


- Ngoài ra, trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, bản thân không ngừng nỗ
lực nghiên cứu, học tập các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Kịp thời cập nhật các thông tin, văn bản chỉ đạo của cấp trên, của các ngành
liên quan tham mưu cho lãnh đạo trong chỉ đạo, điều hành qua sách, báo, tài liệu,
internet. Chỉ đạo Văn phòng tham mưu soạn thảo các chương trình, kế hoạch, báo
cáo… của HĐND thành phố theo định kỳ hoặc đột xuất, đảm bảo đúng thể thức, nội
dung, thời gian theo yêu cầu. Áp dụng công nghệ thông tin vào trong công tác,
thường xuyên truy cập internet, kịp thời cập nhật, tải các văn bản, thông tin có liên
quan đến chuyên môn khối theo dõi, để xem, nghiên cứu và làm tư liệu nhằm đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, góp phần tiết kiệm giấy, mực in.
- Tham mưu, giúp việc Chủ tịch HĐND trong việc chỉ đạo soạn thảo các văn
bản quy phạm pháp luật đúng thể thức và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa
phương; qua thẩm định của phòng Tư pháp thành phố, các văn bản QPPL đều đạt.
Nghiên cứu, phục vụ tổ chức thành công các kỳ họp thường lệ và bất thường của
HĐND thành phố. Sau mỗi kỳ họp đã chỉ đạo Văn phòng chỉnh lý các văn bản theo ý
kiến đóng góp của đại biểu thành văn bản chính thức báo cáo về cấp trên theo luật
định và gửi cho các cơ quan hữu quan, HĐND cấp dưới, các đại biểu HĐND thành
phố để tuyên truyền, giám sát, đôn đốc thực hiện.
- Chỉ đạo và trực tiếp cùng 02 Ban tiến hành giám sát UBND thành phố,
các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND, Tòa án, Công an, Viện Kiểm sát, Thi
hành án dân sự… và khảo sát, giám sát UBND xã, phường về việc triển khai
thực hiện Nghị quyết HĐND; bên cạnh đó đã chỉ đạo, đề xuất giám sát chuyên
đề như: tình hình thực hiện công tác thi hành án, tình hình cấp giấy chứng nhận
5



quyền sử dụng đất, triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ bản của thành
phố, khảo sát việc thực hiện Quỹ Vì người nghèo. Qua khảo sát, giám sát làm
thông báo kết quả giám sát cho đơn vị được giám sát và các cơ quan chức năng
có liên quan. Ngoài việc giúp các cơ quan điều hành phát hiện kịp thời những
hạn chế, yếu kém để khắc phục, còn là cơ sở để HĐND thành phố phối hợp với
UBND thành phố làm tốt hơn trong việc điều chỉnh, bổ sung hoặc giải quyết
vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng.
- Luôn quan tâm, cải tiến lề lối làm việc; sắp xếp tổ chức công việc đảm bảo
tính khoa học, hợp lý. Có tinh thần hỗ trợ, quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp trong tổ về
chuyên môn để nâng cao trình độ, đáp ứng kịp thời công việc chuyên môn và sự phân
công của lãnh đạo, góp phần cùng với các thành viên trong tổ hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, hàng năm được Chủ tịch UBND thành phố công nhận danh hiệu chiến sĩ
thi đua cơ sở và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng sáng kiến: Thành phố Cà Mau.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Từ thực tiễn hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND thời gian qua trên địa
bàn thành phố Cà Mau. Với vai trò là Phó Chủ tịch HĐND, bản thân xin đề xuất một
số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND, góp phần thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn thành phố. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động TXCT trong thời
gian tới, cần thực hiện tốt các nội dung sau:
6


Thứ nhất, là xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri phù hợp: kế hoạch tiếp xúc cử
tri phải được xây dựng sớm để có thời gian chuẩn bị chu đáo. Căn cứ vào nội dung
từng kỳ họp để lựa chọn hình thức, địa điểm và thành phần cử tri tham dự hội nghị
tiếp xúc cử tri cho phù hợp và có hiệu quả. Có thể tổ chức tiếp xúc với tất cả cử tri
hoặc chỉ tiếp xúc cử tri theo lĩnh vực, ngành nghề mà HĐND dự kiến sẽ thảo luận,
quyết định những vấn đề liên quan.

Thứ hai, tăng số điểm tiếp xúc cử tri: mỗi điểm tiếp xúc cần có sự tham gia của
lãnh đạo chủ chốt địa phương cấp thành phố và một số phòng, ban để nghi nhận và
trực tiếp trả lời kiến nghị của cử tri. Đối với địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống, việc tổ chức TXCT gặp trở ngại do cử tri chưa thông thạo tiếng phổ
thông nên khó khăn trong việc diễn đạt tâm tư, nguyện vọng của mình. Nếu có thể,
đại biểu HĐND cũng nên học tiếng của đồng bào thiểu số ở khu vực ứng cử để có thể
trực tiếp nghe cử tri gởi gắm tâm tư, nguyện vọng. Có như vậy, cầu nối giữa đại biểu
và cử tri mới thực sự có tác dụng.
Thứ ba, các cuộc tiếp xúc cử tri đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của đại biểu,
không chỉ tham gia đủ các cuộc tiếp xúc với cử tri, đại biểu còn phải định hướng, gợi
mở, tạo điều kiện cho cử tri phát biểu; ý kiến, kiến nghị của cử tri phải được giải
thích rõ ràng. Không chỉ “ghi nhận” và chuyển kiến nghị tới các cơ quan hữu quan,
đại biểu phải đeo bám, giám sát để đôn đốc cho đến khi vấn đề được giải quyết thỏa
đáng để trả lời cử tri trong những cuộc tiếp xúc sau: vấn đề nào đòi hỏi thời gian hoặc
chưa có điều kiện giải quyết, cần giải thích rõ, không từ chối, né tránh. Đây là yếu tố
quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri.

7


Thứ tư, Phân loại và chuyển kiến nghị đúng địa chỉ: khi xây dựng báo cáo tổng
hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri phải quan tâm đến những vấn đề bức xúc, những vấn
đề đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết, đồng thời phải tuân thủ các
yêu cầu: đầy đủ, chính xác để chuyển ý kiến, kiến nghị tới đúng cơ quan có thẩm
quyền giải quyết. Việc phân loại, chuyển ý kiến, kiến nghị tới đúng cơ quan có thẩm
quyền giải quyết sẽ giúp cho việc giải quyết ý kiến, kiến nghị nhanh hơn, chính xác
hơn, góp phần tạo dựng lòng tin của nhân dân đối với chính quyền.
Trên đây đề nghị công nhận sáng kiến của bản thân tôi, kính trình cấp có thẩm
quyền xem xét./.


XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

Người báo cáo

Phạm Văn Mười

8



×