Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số giải pháp kinh nghiệm thực hiện nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác cải cách hành chính trên địa bàn cấp huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.82 KB, 12 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM HỮU ÍCH
Đề nghị tặng thưởng danh hiệu Chiến sỹ thi đua tỉnh Cà Mau năm 2013
Ngọc Hiển, ngày 15 tháng 12 năm 2013

- Người thực hiện: Trương Văn Ty.
- Chức vụ: Phó Chánh Văn phòng.
- Cơ quan công tác: Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.

BÁO CÁO SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
Một số giải pháp kinh nghiệm thực hiện nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác
cải cách hành chính trên địa bàn cấp huyện

I. Phần thứ nhất
1. Đặt vấn đề
Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02
năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ
chức về quy định thủ tục hành chính và các văn bản hướng dẫn có liên quan được
ban hành, đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát
thủ tục hành chính (TTHC), góp phần tích cực vào cải cách hành chính. Theo
đánh giá của cơ quan chuyên môn: “Kiểm soát TTHC là một quy trình chặt chẽ,
toàn diện bắt đầu từ kiểm soát quy định về TTHC trong dự án, dự thảo VBQPPL
đến tổ chức thực hiện TTHC này trên thực tế. Các nội dung kiểm soát TTHC là


một công việc mới, khó khăn, lâu dài và mang tính khoa học cao, do đó đòi hỏi cơ
quan hành chính cần phải đầu tư thời gian, nhân lực, tài chính để thực hiện. Thực
tiễn từ việc cải cách TTHC theo Đề án 30 cho thấy, khoản đầu tư nói trên sẽ mang
lại hiệu quả gấp hàng nghìn lần cho xã hội, thông qua việc ngăn chặn các quy
định về TTHC không cần thiết, kém hiệu quả. Bên cạnh việc mang lại lợi ích trực


tiếp cho người dân và doanh nghiệp, việc kiểm soát TTHC cũng góp phần giảm
tải khối lượng công việc cho các cơ quan hành chính, tăng cường hiệu quả, hiệu
lực quản lý nhà nước và kỷ cương hành chính”.
Mặc dù Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ban
hành khá lâu, nhưng nhìn chung những năm qua công tác kiểm soát thủ tục hành
chính trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng theo nhận định
của bản thân tôi vẫn còn đó nhiều khó khăn, hạn chế. Nhận thức của cán bộ, công
chức, viên chức, nhất là những người tham gia trực tiếp giải quyết TTHC chưa
hiểu biết một cách đầy đủ, toàn diện ý nghĩa cũng như cách thức thực hiện kiểm
soát thủ tục hành chính; năng lực, trình độ chuyên môn, khả năng tiếp cận các văn
bản có lúc còn biểu hiện lúng túng, khó tự định hướng nội dung thực hiện; trách
nhiệm tham mưu thực hiện của một số cơ quan có khi còn chưa tới nơi tới chốn,
nên một số công việc được giao như rà soát, kiến nghị công bố công khai thủ tục
hành chính, kiểm tra, giám sát thực hiện kỷ cương hành chính có trường hợp chưa
kịp thời, làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước…
Trước tình hình đó, để từng bước tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà
nước về kiểm soát thủ tục hành chính, trong những năm qua bản thân tôi đã chủ
động, tích cực nghiên cứu, tham mưu áp dụng “Một số giải pháp kinh nghiệm
thực hiện nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước đối với công tác cải cách hành chính trên địa bàn

2


huyện” để từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh thực hiện công tác
này.
2. Cơ sở thực hiện
Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02
năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ

chức về quy định thủ tục hành chính; Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh ban
hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính hàng năm và một
số văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan của Trung ương, tỉnh.
II. Phần thứ hai: Những giải pháp giải quyết vấn đề
1. Làm cho cán bộ, công chức, viên chức biết, hiểu và phân định rõ
giữa các nội dung còn có cách hiểu khá giống nhau: Cải cách hành chính, cải
cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính, đồng thời cũng góp
phần tuyên truyền các nội dung trên
Trên thực tế, qua tìm hiểu nhiều cơ quan, đơn vị còn có những cách suy
nghĩ và hiểu ba nội dung này gần như giống nhau, chưa có cách hiểu chuyên sâu,
khoa học trên từng nội dung cụ thể. Trước vấn đề đó, bản thân tôi xác định trước
hết phải làm cho cán bộ, công chức, viên chức biết, hiểu và phân định rõ giữa các
nội dung. Bởi hiểu, xác định đúng thì mới có thể thực hiện nhiệm vụ kiểm soát
thủ tục hành chính đúng hướng theo yêu cầu đề ra. Qua đó bản thân tôi đã nghiên
cứu, phân định và cung cấp làm rõ ba nội dung theo thứ tự như sau:
Thứ nhất, về cải cách hành chính
Qua tìm hiểu: “Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo
một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cải
cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ
làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn so với

3


trước, chất lượng các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống
hơn, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi tiến hành cải cách
hành chính đạt hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội;
cải cách hành chính tùy theo điều kiện của từng thời kỳ, giai đoạn của lịch sử, yêu
cầu phát triển kinh tế – xã hội từng thời điểm, có thể được đặt ra những trọng tâm,

trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn thiện một hoặc một số nội dung của nền
hành chính, đó là tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, thể chế pháp lý,
hoặc tài chính công v.v...”
Ngoài ra, bản thân tôi còn xác định, tích cực tuyên truyền theo Nghị quyết
số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, trọng tâm cải cách
hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách
tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi
công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính
và chất lượng dịch vụ công. Nhiệm vụ của Chương trình gồm 06 nội dung: Cải
cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải
cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính.
Thứ hai, về cải cách thủ tục hành chính
“Cải cách thủ tục hành chính là cải cách trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ
và yêu cầu, điều kiện của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để
giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức được nhanh chóng
và hiệu quả, chất lượng theo yêu cầu đề ra”.
Thứ ba, về kiểm soát thủ tục hành chính

4


Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, kiểm soát thủ tục hành chính là việc
xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục
hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực
hiện thủ tục hành chính.
Cụ thể, theo cơ quan chuyên môn thì kiểm soát thủ tục hành chính là một
quy trình gồm: “một là, đánh giá tác động các quy định về thủ tục hành chính do

các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục
hành chính thực hiện theo các tiêu chí như sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp
và tính hiệu quả của thủ tục hành chính; hai là, công khai, minh bạch thủ tục hành
chính theo quy định; ba là, kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính tại trụ sơ
cơ quan hành chính; bốn là, tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân,
tổ chức về các quy định hành chính nhằm đơn giản hóa hay loại bỏ những bất cập
về thủ tục hành chính cũng như giám sát việc thực thi giải quyết thủ tục hành
chính của đội ngũ cán bộ, công chức và các hoạt động khác được phân công trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ”.
Tóm lại, từ việc phân định ba nội dung này đã tác động to lớn, từng bước
làm thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về kiểm soát thủ tục
hành chính, hiểu đúng, hiểu đầy đủ hơn để tổ chức thực hiện mang lại hiệu quả
thiết thực.
2. Tổ chức thực hiện nội dung kiểm soát thủ tục hành chính
Từ cơ sở Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của
Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, bản thân tôi xác định và làm cho cán
bộ, công chức, viên chức nhận thấy nội dung cơ bản của kiểm soát thủ tục hành
chính là phải làm gì. Theo đó, bản thân tôi đã trích dẫn và tập trung tham mưu
phổ biến các quy định sau:
Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

5


“Kiểm soát thủ tục hành chính quy định về kiểm soát việc quy định, thực
hiện, rà soát, đánh giá thủ tục hành chính. “Đối tượng để áp dụng kiểm soát thủ
tục hành chính là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền, tổ chức, cá
nhân trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính”.
Thứ hai, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan, đơn vị kiểm soát
thủ tục hành chính

- “Kiểm soát và nâng cao chất lượng các quy định về TTHC thông qua việc
thực hiện đánh giá tác động các quy định về TTHC trong dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật theo 04 tiêu chí: sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và tính
hiệu quả; nghiên cứu để rà soát, đánh giá độc lập các quy định về TTHC đã được
ban hành để đề xuất phương án đơn giản hóa”;
- “Bảo đảm công khai, minh bạch các thông tin về TTHC; hướng dẫn cập
nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC nhằm tạo điều kiện cho cá nhân và tổ chức
tiếp cận, thực hiện và giám sát việc thực hiện TTHC”;
- “Thực hiện việc tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về
các quy định hành chính để xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan chức
năng xử lý, đồng thời giúp cơ quan hành chính các cấp kịp thời phát hiện và chấn
chỉnh hành vi vi phạm của cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết TTHC,
đánh giá và sửa đổi những quy định hành chính không còn phù hợp đang gây khó
khăn, cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân”.
Thứ ba, nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính
– “Kiểm soát thủ tục hành chính phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục
tiêu cải cách thủ tục hành chính, cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy
động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào
quá trình kiểm soát thủ tục hành chính”.

6


- “Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không
phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu
cầu thực tế; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện,
tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính”.
– “Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay khi dự thảo quy định
về thủ tục hành chính và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ

chức thực hiện thủ tục hành chính”.
Thứ tư, các hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm soát thủ tục hành chính
– “Nghiêm cấm cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành
chính thực hiện các hành vi sau đây:
+ Tiết lộ thông tin về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật
kinh doanh, bí mật cá nhân của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính mà mình
biết được khi thực hiện thủ tục hành chính, trừ trường hợp được đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử
dụng thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
+ Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện hoặc tự ý yêu cầu bổ sung
thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không nêu rõ lý do bằng văn bản;
+ Hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, gây khó khăn cho đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính; lợi dụng các quy định, các vướng mắc về thủ
tục hành chính để trục lợi;
+ Nhận tiền hoặc quà biếu dưới bất cứ hình thức nào từ đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ngoài phí, lệ phí
thực hiện thủ tục hành chính đã được quy định và công bố công khai;
+ Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, chậm trễ, gây cản trở trong thực hiện
nhiệm vụ được giao.

7


– Nghiêm cấm đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cản trở hoạt động
của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền; đưa hối lộ hoặc dùng các thủ đoạn
khác để lừa dối cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong thực hiện thủ tục
hành chính.
– Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm
soát thủ tục hành chính”.
Thứ năm, hướng dẫn các bước cơ bản của kiểm soát thủ tục hành

chính theo trình tự:
- Đánh giá tác động các quy định về thủ tục hành chính do các cơ quan chủ
trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thực
hiện theo các tiêu chí như sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và tính hiệu quả
của thủ tục hành chính
- Công khai, minh bạch thủ tục hành chính theo quy định
- Kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan hành chính
- Tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy
định hành chính.
3. Tham mưu ban hành văn bản, tạo cơ sở pháp lý để cơ quan hành
chính nhà nước tổ chức thực hiện
Tham mưu Chủ tịch UBND huyện ban hành các văn bản như: triển khai các
văn bản của trên về thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Quyết định
ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính hàng năm;
Quyết định thực hiện thực hiện “Năm kỷ cương hành chính nhà nước 2013”;
Hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý
phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức quy định về thủ tục hành chính; thành
lập Tổ đầu mối kiêm nhiệm để thực hiện chức năng kiểm soát TTHC; văn bản đẩy
mạnh tuyên truyền kiểm soát TTHC và tổ chức rà soát, thống kê, đánh giá

8


TTHC… Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để góp phần tác động đến nhận thức, tự
chủ động chuyển biến trong hành động để tổ chức thực hiện kiểm soát TTHC của
cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm
soát thủ tục hành chính.
4. Đề ra nhóm nội dung tham mưu lãnh đạo UBND cấp huyện nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC gắn với trách nhiệm của
mỗi cơ quan hành chính có liên quan:

- Thường xuyên rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính
theo quy định, đảm bảo đơn giản về hồ sơ, thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết
công việc; thực hiện nghiêm việc niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết và quản lý trực tiếp của cơ quan, đơn vị để các
tổ chức, cá nhân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện. Xử lý nghiêm đối với
cán bộ có hành vi gây nhũng nhiễu cho người dân và doanh nghiệp.
- Đánh giá và củng cố hoạt động của bộ phận một cửa các cấp trong huyện,
trong đó tập trung vào việc rà soát, bố trí cơ sở vật chất; phân công đội ngũ cán bộ
có đủ phẩm chất, năng lực công tác; rà soát thủ tục hành chính đang áp dụng;
niêm yết công khai, đầy đủ, rõ ràng các nội dung liên quan đến giải quyết thủ tục
hành chính; đặt thùng thư góp ý để tổ chức, công dân góp ý,… Thủ trưởng cơ
quan trực tiếp tham mưu UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện giải quyết thủ tục
hành chính và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn thực hiện đúng các quy định về
trình tự, thủ tục giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, công dân, phấn đấu giải
quyết hồ sơ sớm hơn so với thời gian quy định.
- Tổ chức thực hiện tốt hoạt động tiếp công dân và giải quyết thủ tục hành
chính liên quan đến khiếu nại, tố cáo của công dân, hạn chế thấp nhất tình trạng
khiếu kiện vượt cấp, nhất là trên lĩnh vực đất đai. Đẩy mạnh công tác kiểm tra,
giám sát việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính gắn với kiểm soát thủ tục

9


hành chính. Xử lý nghiêm, kịp thời đối với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chậm trễ
trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
- Từ cơ sở thực tế đã tập trung tham mưu chỉ đạo cán bộ, công chức có liên
quan giải quyết thủ tục hành chính, trong đó đặc biệt lưu ý cấm thực hiện nội
dung sau: từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện hoặc tự ý yêu cầu bổ sung
thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không nêu rõ lý do bằng văn bản; hách
dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, gây khó khăn cho đối tượng thực hiện

thủ tục hành chính; lợi dụng các quy định, các vướng mắc về thủ tục hành chính
để trục lợi; nhận tiền hoặc quà biếu dưới bất cứ hình thức nào từ đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ngoài phí, lệ
phí thực hiện thủ tục hành chính đã được quy định và công bố công khai; đùn đẩy
trách nhiệm, thiếu hợp tác, chậm trễ, gây cản trở trong thực hiện nhiệm vụ được
giao.
III. Phần thứ ba: Kết quả ứng dụng và kiến nghị, đề xuất
1. Kết quả ứng dụng
Hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính dần đi vào nền nếp, gắn kết chặt
chẽ với nhiệm vụ cải cách hành chính, góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà
nước của chính quyền huyện và cấp xã trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ
chức và cá nhân. Đã kịp thời định hướng, cung cấp thông tin cơ bản về nghiệp vụ
kiểm soát thủ tục hành chính, về cách thức xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân,
tổ chức quy định về thủ tục hành chính. Thông quan đơn giản hóa, đã từng bước
loại bỏ những bất cập về thủ tục hành chính cũng như tăng cường giám sát việc
thực thi giải quyết thủ tục hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Tạo sự chuyển biến tích cực nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức đối với công tác kiểm soát thủ
tục hành chính. Qua đó, tiến hành rà soát, thống kê và đã kịp thời kiến nghị

10


UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, công bố công khai bộ thủ tục hành chính áp dụng
chung cấp huyện, cấp xã theo quy định, làm tăng hiệu lực thực thi các thủ tục
hành chính, tránh được sự chồng chéo, lãng phí, ngày càng củng cố niềm tin của
tổ chức và cá nhân vào hoạt động hành chính công. Tiêu biểu trong năm 2012, đã
đề xuất phương án đơn giản hóa 09 thủ tục hành chính lĩnh vực nội vụ cấp huyện
và 07 thủ tục hành chính lĩnh vực nội vụ cấp xã; năm 2013, bản thân tôi đã tham
mưu UBND huyện chỉ đạo rà soát và đề nghị UBND tỉnh xem xét 19 thủ tục hành

chính cấp huyện và 05 thủ tục hành chính cấp xã cần sửa đổi, bổ sung, đề xuất 01
phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính gồm 10 thủ tục hành chính. Nhiều nội
dung đề xuất, kiến nghị được cơ quan chuyên môn cấp tỉnh xem xét chấp thuận và
trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét công bố công khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh áp
dụng.
Tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của các ngành, các cấp
trong xây dựng nền hành chính trong sạch vững mạnh; phát huy ưu điểm, nêu
gương điển hình cán bộ chấp hành tốt các quy định kỷ cương hành chính, nhất là
nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực thi công vụ. Giáo dục và ngăn ngừa
vi phạm đạo đức công vụ và thi hành công vụ của cán bộ; xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động thực thi
công vụ. Đã góp phần tích cực vào việc xây dựng mối quan hệ giữa cơ quan hành
chính với nhân dân, từng bước tuyên truyền và huy động sự tham gia có hiệu quả
của nhân dân và xã hội vào hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà
nước. Đặc biệt góp phần tích cực vào thực hiện chủ trương của UBND tỉnh qua
các năm, nhất là năm 2013 thực hiện với mục tiêu: “Thể chế có chất lượng cao,
với thủ tục hành chính đơn giản, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình
đầy đủ sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, ngăn chặn tham
nhũng, lãng phí; góp phần quan trọng nâng cao sức cạnh tranh tổng thể các thế

11


mạnh kinh tế của tỉnh; kiên quyết loại bỏ các thủ tục không cần thiết, tăng cường
kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức hành chính trong
thực thi công vụ và xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu”.
2. Đề xuất, kiến nghị
Kiến nghị các cấp thẩm quyền quan tâm chỉ đạo các ngành có liên quan tổ
chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về kỹ năng rà soát và đánh giá tác động của thủ
tục hành chính; bồi dưỡng kỹ năng truyền thông phục vụ việc kiểm soát thủ tục

hành chính, để tiếp tục huy động sự tham gia nhiều hơn của doanh nghiệp và
người dân; thường xuyên cung cấp tài liệu, tờ rơi… thực hiện công tác tuyên
truyền.
Trên đây là báo cáo giải pháp kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2011 - 2013, kính trình các cấp xét thi đua – khen
thưởng xem xét./.
Xác nhận của thủ trưởng cơ quan

Người viết báo cáo

Trương Văn Ty
Chấp nhận của Hội đồng sáng kiến, kiệm nghiệm

12



×