Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.31 KB, 7 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XÃ PHONG ĐIỀN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Huyện Trần Văn Thời, ngày 27 tháng 12 năm 2013

GIẢI PHÁP CÔNG TÁC
Nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo
I. Sơ lược lý lịch:
- Họ tên: Nguyễn Văn Thành; sinh năm 1979.
- Quê quán: xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau;
- Nơi ở hiện nay: ấp Rẩy Mới, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà
Mau;
- Trình độ học vấn: 12/12;
- Trình độ chính trị: Trung cấp chính trị.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trung cấp Hành chính. Đang hoàn thành
chương trình lớp Cử nhân Xây dựng đảng và Chính quyền Nhà nước.
- Chức vụ hiện nay:
Trong Đảng: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy; Bí thư Chi ủy – Chi bộ Khối
chính quyền;
Trong Chính quyền: Phó Chủ tịch UBND xã Phong Điền, huyện Trần Văn
Thời, tỉnh Cà Mau.


II. Sáng kiến cụ thể:
1. Sơ lược tình hình thực tế:
- Xã Phong Điền nằm phía Tây Nam của huyện Trần Văn Thời, cách trung
tâm huyện hơn 10km, xã nằm trong vùng chuyển dịch cơ cấu 1 vụ lúa 1 vụ tôm. Diện


tích tự nhiên của xã là 7.448,08 ha, được chia thành 14 ấp: ấp Công Điền, ấp Tân
Điền, ấp Tân Tiến, ấp Tân Phong, ấp Rẩy Mới, ấp Tân Thuận, ấp Tân Thành, ấp Thị
Kẹo, ấp Vàm Xáng, ấp Tân Hòa, ấp Tân Phú, ấp Đất Biển, ấp Đất Mới và ấp Mỹ
Bình.
- Địa bàn xã có tuyến lộ đi qua với chiều dài 4km được nhựa hóa cấp 5 đồng
bằng, là tuyến đường chủ yếu nối liền với các xã trong huyện, thuận tiện cho việc
giao thông đi lại và giao lưu trao đổi hàng hóa với bên ngoài để phát triển các ngành
kinh tế của xã.
- Toàn xã có 3.278 hộ với 13.970 nhân khẩu, dân tộc Khơmer chiếm 2,58%
(có 82 hộ, với 397 khẩu), mật độ dân số 186 người/km 2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
1,16%, đầu năm có 248 hộ nghèo.
- Lao động trong độ tuổi chiếm 66,87%, tập trung chủ yếu là lực lượng lao
động ngư- nông - lâm nghiệp, thương mại dịch vụ 18,47%.
- Qua thực trạng phát triển kinh tế của xã trong những năm qua cho thấy thế
mạnh phát triển kinh tế của xã là nuôi trồng thủy sản và trồng 01 vụ lúa trên đất nuôi
tôm, hoa màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cho nên việc thu nhập bình quân đầu
người đều tăng qua các năm; Riêng năm 2013, thu nhập bình quân đầu người là
18.000.000 đồng/người/năm.
2


- Kinh tế hộ đóng vai trò chủ yếu, nhưng phổ biến còn ở quy mô nhỏ. Ở các ấp
đều thành lập được hợp tác xã giúp nhau sản xuất. Tính đến nay, toàn xã có 15 tổ hợp
xã/14 ấp, các tổ hợp tác hoạt động mang lại hiệu quả cao và ngày càng nhân rộng
được nhiều mô hình điển hình tiên tiến.
- Việc bồi dưỡng lao động trong thời gian qua cũng đã được quan tâm đào tạo
với 523 lao động có trình độ sơ cấp (3 tháng trở lên) trong đó có khoản 359 lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản; Đào tạo lao động trung
cấp là 164 người.
- Như vậy, về trình độ lao động của xã nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu

trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- Từ những cơ sở thực tế nêu trên là phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nhận
thấy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao tại UBND xã Phong Điền thì đã
bộc lộ rõ những khuyết điểm, hạn chế trong công tác xóa đói, giảm nghèo, cụ thể như
sau:
+ Việc thoát nghèo trên địa bàn xã rất hạn chế, thậm chí những hộ cận nghèo
còn tái nghèo trở lại do UBND xã chỉ giúp được phần nào về mặt vật chất, chủ yếu
mang tính hổ trợ nhưng rất hạn chế chưa tạo được cơ sở để những hộ nghèo, cận
nghèo trên địa bàn lấy đó làm tư liệu để sản xuất bền vững;
+ Hầu hết những thành viên trong hộ nghèo, cận nghèo là lao động phổ thông
do điều kiện kinh tế gia đình không thể đảm bảo được việc học tập nên thu nhập bấp
bênh và rất ít nhưng UBND xã thì không có điều kiện để tạo công ăn việc làm ổn
định từ đó cho thấy việc thoát nghèo của những hộ này vô cùng khó khăn;
3


- Các ngành, các cấp thì không thể lui tới nhắc nhỡ hàng ngày nên những lúc
không có việc làm những thành viên trong các hộ này không được động viên, khuyến
khích về mặt tinh thần nên dễ dẫn tới việc họ la cà, nhậu nhẹt và đôi lúc có thể họ
tham gia cờ bạc hoặc các tệ nạn xã hội khác;
- Công tác quản lý đối với hộ nghèo, cận nghèo của địa phương cũng gặp rất
nhiều khó khăn vì nhân lực của xã rất hạn chế nhưng địa bàn thì khá rộng, dân cư
không tập trung, giao thông đi lại thì chủ yếu bằng đường thủy nên nhiều lúc chưa
nắm bắt thông tin kịp thời để đưa ra giải pháp hợp lý định hướng cho họ.
2. Giải pháp khắc phục:
Từ những hạn chế, khuyết điểm của địa phương trong thời gian qua nên bản
thân đã đúc kết từ kinh nghiệm thực tiển trong quá trình công tác đưa ra định hướng
để tháo gỡ những khó khăn, hạn chế đó. Theo thực tế chúng ta có thể nói rằng: Việc
hổ trợ chỉ mang tính thời điểm chưa mang lại được sự định hướng lâu dài cho các hộ
nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế gia đình để thoát nghèo nên cần phải tạo ra cho

họ một công việc ổn định.
- Sau khi tìm tòi, chắc lọc thông tin từ những hộ thoát nghèo trong thực tế nên
tôi đã xây dựng thư ngõ sau đó phân phát cho tất cả cán bộ, công chức của đơn vị để
khi đi công tác, đi du lịch hoặc qua các mối quan hệ trong xã hội nếu thấy những
doanh nghiệp, những nhà hảo tâm nào có ý định muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó
khăn để nhằm góp phần xây dựng đất nước thì ngõ lời cùng họ để họ biết và giúp đỡ
cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương mình.

4


- Qua tìm hiểu, tôi liên hệ với Phòng Lao động – Thương binh và xã hội;
Trung tâm Dạy nghề và các cơ quan, đơn vị khác tranh thủ tất cảcác đề án hổ trợ từ
các tổ chức để xin cho những thành viên còn khả năng lao động của những hộ nghèo,
cận nghèo theo học các lớp dạy nghề nhằm tạo cho họ một nghề nghiệp ổn định để
cải thiện kinh tế gia đình.
- Xuất phát từ kinh nghiệm từng trải trong quá trình công tác đã qua, tôi chia
sẽ với tất cả cán bộ, công chức của đơn vị rằng: “Nếu chúng ta tận dụng tất cả các cơ
hội từ các cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm và các nguồn vốn hổ trợ chính sách xã
hội của Nhà nước mỗi nơi một phần, mỗi người một ít thì theo thời gian sẽ tích lũy
giúp được hầu hết cho những hộ nghèo, cận nghèo ở địa phương” nên tất cả điều rất
đồng tình và tham gia tích cực.
- Ngoài ra, với cương vị là phóChủ tịch Ủy ban nhân dân xã mỗi lần đi công
tác hoặc đi bất cứ nơi đâu tôi cũng mang theo thư ngõ đã chuẩn bị sẳn nếu có điều
kiện sẽ gửi cho những người hảo tâm để chung tay giúp đở cho địa phương hoàn
thành công tác xóa đói, giảm nghèo. Mục đích của thư ngõ là để cho người nhận thư
ngõ chuyển lời của địa phương đến đơn vị của họ và làm cơ sở để đem ra bàn bạc
cùng lãnh đạo của đơn vị dễ dàng và thuận tiện hơn, mang tính tác động tích cực hơn,
nhiều nơi hơn bằng cách trình bày bằng lời nói trực tiếp.
3. Kết quả đạt được:

- Đầu năm xã Phong Điền có 248 hộ nghèo, 85 hộ cận nghèo nhưng sau khi áp
dụng giải pháp công tác mà bản thân tôi đề xuất thì đã thoát nghèo được 54 hộ, giúp
nhiều hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế gia đình trở nên khá, giàu.
5


- Những đối tượng vi phạm pháp luật ở các hộ nghèo, cận nghèo do không có
công ăn việc làm và kém hiểu biết giảm xuống đáng kể, bản thân cùng với tập thể
vận động những người biết làm kinh tế có lòng hảo tâm đến giúp đở, động viên,
hướng dẫn cách làm kinh tế trở nên thành người có ích cho xã hội.
- Do được thường xuyên quan tâm nên những người còn khả năng lao động, có
khả năng tiếp thu được các đơn vị làm chính sách hổ trợ xã hội đào tạo nghề nên hiện
nay đã có việc làm ổn định. Trong năm đã đưa đi đào tạo nghề gồm: sửa chữa điện
tử, điện lạnh, điện cơ được 426 Người; thợ làm nghề xây dựng được 41 người; các
ngành nghề truyền thống được 536 người và một số ngành nghề khác. Hiện nay các
ngành nghề đã phát triển rất tốt góp phần cải thiện kinh tế gia đình, tận dụng được
hầu hết thời gian nhàn rỗi của lực lượng lao động nông thôn và một số ấp đang tiến
hành đề nghị thành lập hợp tác xã ở các ngành nghề truyền thống.
- Tạo được sự phát triển kinh tế gia đình bền vững cho hộ nghèo, cận nghèo vì
đã được đào tạo nghề nên có việc làm ổn định và mức thu nhập tương đối cao. Nếu
trong thời gian sắp tới tiếp tục đẩy mạnh thực hiện giải pháp công tác này sẽ góp
phần rất quan trọng trong nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Tôi tin rằng
nếu mọi người điều tích cực tham gia giải pháp công tác thì địa phương sẽ không còn
hộ nghèo và cận nghèo ở một thời gian không xa.
Trên đây là giải pháp công tác của bản thân tôi trong quá trình thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định./.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGƯỜI BÁO CÁO


6


XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ

GIẢI PHÁP CÔNG TÁC

(Ký, đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Nguyễn Văn Thành

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TRỰC TIẾP XÁC NHẬN
(Ký, đóng dấu)

7



×