Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

sáng kiến nguồn lợi thủy sản ven bờ vì sự phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.52 KB, 7 trang )

Mẫu 02/BC-SK

CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc
Cà Mau, ngày 21 tháng 2 năm 2014

BÁO CÁO
NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN

- Họ và tên: Châu Công Bằng, sinh năm 1966;
- Chức vụ: Phó Giám đốc;
- Đơn vị công tác: Sở Nông nghiệp &PTNT Cà Mau;
1. Tên sáng kiến:
Đề xuất nội dung Dự án “Nguồn lợi thủy sản ven bờ vì sự phát triển bền vững”
trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 – 2017.
Thực hiện Văn bản số 4486/VPVP-QHQT ngày 04/7/2011 của Văn phòng
Chính phủ về việc phê duyệt, triển khai các hành động trước theo đề xuất của nhóm 6
ngân hàng. Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc
xây dụng Dự án “Nguồn lợi thủy sản ven bờ vì sự phát triển bền vững” kêu gọi vốn
đầu tư của Ngân hàng Thế giới (WB) và chỉ đạo các địa phương được chọn tham gia
dự án đề xuất nội dung thực hiện trên địa bàn tỉnh. Cà Mau là một trong 8 tỉnh được

1


chọn. Tôi là phó Giám đốc Sở phụ trách lĩnh vực thủy sản, được UBND tỉnh giao phụ
trách trực tiếp việc đề xuất nội dung dự án. Nội dung cụ thể như sau:
2. Sự cần thiết:
Cà Mau có chiều dài bờ biển 254 km, diện tích ngư trường trên 80.000 km 2,
nguồn lợi thủy sản khá phong phú về chủng loài. Có đội tàu khai thác thủy sản trên


5.000 chiếc, công suất gần 420.000cv. Có diện tích nuôi thủy sản trong nội địa trên
296.00 ha, trong đó diện tích nuôi tôm trên 266.000 ha (hơn 1/3 cả nước). Tổng sản
lượng thủy sản của tỉnh hàng năm đạt trên 440.000 tấn, trong đó tôm trên 140.00 tấn
(chiếm gần 1/3 cả nước), kim ngạch xuất khẩu đạt 01 triệu USD. Thủy sản là kinh tế
mũi nhọn của tỉnh và cũng là trọng điểm của cả nước. Có tiềm năng và thế mạnh cả
về khai thác và nuôi trồng, có điều kiện để phát triển kinh tế thủy sản toàn diện. Song
cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức:
Về khai thác thủy sản, phương tiện lắp máy có công suất dưới 90 CV là 3.721
chiếc chiếm 73%, trong đó có: 1.453 chiếc có công suất dưới 20CV. Việc các
phương tiện nhỏ chiếm hơn quá nữa trong tổng số tàu thuyền khai thác của toàn tỉnh
đã tạo ra áp lực lớn cho vùng biển ven bờ. Sản lượng đánh bắt trung bình trên mỗi
phương tiện đang có xu hướng giảm dần, tỷ lệ cá con, các tạp chiếm tỉ lệ khá lớn
trong tổng sản lượng đánh bắt được. Một số loài có giá trị kinh tế cao đang có nguy
cơ tuyệt chủng, quá trình tái tạo nguồn lợi thủy sản gặp nhiều khó khăn. Các nghề
khai thác thủy sản ngày càng kém hiệu quả, đời sống ngư dân gặp khó khăn.
Về nuôi trồng thủy sản, phát triển nhiều đối tượng nuôi, nhưng chủ lực là nuôi
tôm với nhiều loại hình nuôi: Công nghiệp, quảng canh cải tiến, quảng canh truyền
thống kết hợp. Song mức độ thâm canh chưa cao, năng suất còn rất thấp, bình quân
chỉ đạt 500 kg/ha/năm, năng suất này chỉ bằng 30% năng suất bình quân của các tỉnh
2


ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Môi trường vùng nuôi thiếu ổn định, dịch
bệnh thường xảy ra. Hiệu quả không cao, thiếu bền vững. đời sống của người dân
nhiều nơi còn rất khó khăn.
Mặt khác, ngành thủy sản Cà Mau cũng đang phải đối mặt với các thách thức
trong quản lý phát triển bởi 4 khó khăn lớn cần được khắc phục: Yếu kém trong quy
hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch; hệ thống thông tin dữ liệu phục vụ cho quản
lý thiếu chính xác; cơ sở hạ tầng sản xuất còn yếu kém; nguồn nhân lực còn nhiều
hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trước thực trạng trên, tôi đã đề xuất các nội dung của Dự án “Nguồn lợi thủy
sản ven bờ vì sự phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh Cà Mau, nhằm từng bước tháo
gở các khó khăn, thách thức làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành
thủy sản tỉnh nhà.
3. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Mục tiêu tổng thể của nội dung đề xuất trong dự án là cải thiện công tác quản
lý ngành thủy sản theo hướng bền vững. Thông qua các hoạt động tăng cường năng
lực thể chế cho ngành thủy sản trong việc quản lý bền vững các nguồn lực; thúc đẩy
các biện pháp thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản bền vững; thực hiện các quy
trình thực hành tốt vì sự bền vững của ngành đánh bắt thủy sản ven bờ.
4. Phạm vi triển khai thực hiện:
Trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau.
5. Mô tả sáng kiến:
Để triển khai thuận lợi và mang lại hiệu quả cao, Dự án được bố trí các động
theo 04 hợp phần, có sự tương hỗ lẫn nhau, cụ thể như sau:
3


Hợp phần A: Tăng cường năng lực thể chế cho quản lý nghề cá bền vững. Mục
tiêu của hợp phần là góp phần tăng cường năng lực quy hoạch, thể chế và chính sách
một cách hiệu quả, mang tới những thay đổi lớn ở cấp tỉnh và địa phương, cũng như
cải thiện quy hoạch tài nguyên toàn ngành.
Hợp phần B: Thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản bền vững. Mục tiêu của
hợp phần là hỗ trợ việc xúc tiến và phát triển thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản
và nuôi bền vững, có trách nhiệm tại các vùng được lựa chọn, tập trung nâng cao
mức độ thâm canh trong nuôi trồng, cải thiện tính bền vững, quản lý chất lượng và
rủi ro.
Hợp phần C: Quản lý bền vững khai thác thủy sản ven bờ. Mục tiêu của hợp
phần là hỗ trợ quản lý bền vững đánh bắt hải sản ở vùng nước ven bờ thông qua các
hoạt động mang lại lợi ích lâu dài, nâng cao khả năng thích ứng và bền vững của

ngành. Để đạt được mục tiêu này, dự án sẽ tiến hành các hoạt động nhằm vào các tác
nhân gây suy thoái nguồn lợi, gây tổn thương cho đời sống và tài sản của nhân dân,
qua đó bảo vệ tài sản cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện sinh
kế và cải thiện quản lý nguồn lợi biển và ven biển cũng như các hệ sinh thái thiết yếu
cho sự bền vững của nghề khai thác hải sản.
Hợp phần D: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án. Mục tiêu của hợp phần
nhằm cung cấp các nguồn lực cần thiết để đảm bảo việc quản lý, thực hiện dự án hiệu
quả, đạt được các mục tiêu và kết quả đề ra.
Các hoạt động chính của từng của từng hợp phần
Tăng cường năng lực thể chế quản lý nghề cá bền vững:
- Quy hoạch liên ngành khu vực ven bờ (ISP);
- Nâng cấp hệ thống cập nhật, truy xuất dữ liệu nghề cá Vnfishbase;
4


- Nghiên cứu chính sách, pháp luật lĩnh vực thủy sản được lựa chọn;
Thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản bền vững:
- Nâng cấp điều kiện an toàn sinh học tại vùng dự án;
+ Đầu tư và hỗ trợ đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng công phục vụ sản xuất
+ Xây dựng các mô hình trình diễn và đào tạo về áp dụng các biện pháp thực
hành tốt trong nuôi trồng thủy sản (GAP), áp dụng hình thức sản xuất bền vững thông
qua việc đa dạng hóa các loài nuôi
+ Nâng cao năng lực của hệ thống thú y thủy sản và dịch vụ khuyến ngư trong
phòng trừ và kiểm soát dịch bệnh
- Cải thiện chất lượng con giống;
+ Nâng cao chất lượng con giống
+ Chuẩn hóa hệ thống sản xuất giống
+ Chương trình nghiên cứu thuần hóa tôm bố mẹ giống
- Hỗ trợ chương trình gia hóa và nhân giống đàn tôm;
- Tăng cường mạng lưới quản lý dịch bệnh thú y thủy sản;

- Giám sát, quản lý môi trường vùng nuôi, chất lượng nước;
Quản lý bền vững khai thác thuỷ sản ven bờ:
- Xây dựng đồng quản lý nghề khai thác thuỷ sản ven bờ.
+ Tăng cường quản lý khai thác thủy sản có sự tham gia của cộng đồng;
+ Tăng cường năng lực thực thi, giám sát hoạt động khai thác thủy sản;
+ Bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sống;

5


- Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát bảo vệ NLTS (MCS);
- Cải thiện điều kiện vệ sinh và nâng cao hiệu quả hoạt động các cảng cá, bến
cá, các cơ sở hạ tầng nghề cá;
Quản lý, giám sát và đánh giá Dự án:
- Quản lý dự án;
- Giám sát và đánh giá;
Các kết quả đầu ra chủ yếu:
Quy hoạch và bổ sung hoàn thiện các quy hoạch ngành thủy sản;
Có hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá được nâng cấp và vận hành đầy đủ;
Đề xuất sửa đổi, bổ sung kiện toàn khung pháp lý trong lĩnh vực thủy sản;
Áp dụng các biện pháp thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (GAP);
Giảm các dịch bệnh xảy ra tại các vùng nuôi;
Tăng thu nhập cho người nuôi trồng thuỷ sản;
Xây dụng đồng quản lý trong khai thác thuỷ sản ven bờ;
Gia tăng việc phục hồi nguồn lợi thuỷ sản tại các khu vực ven biển;
Cơ sở hạ tầng được nâng cấp phục vụ cho sản xuất tốt hơn;
Tăng thu nhập cho ngư dân.
6. Kết quả, hiệu quả mang lại
Đã được UBND tỉnh phê duyệt nội dung của Dự án, trình Bộ Nông nghiệp
&PTNT đàm phán với Ngân hàng Thế giới và đã được ký kết Hiệp định tài trợ khoản

tín dụng số 5113-VN ngày 09/8/2012, chấp thuận tổng mức đầu tư của Dự án cho tỉnh
Cà Mau là: 15,96 triệu USD.
6


Từ năm 2012 đến nay, các hoạt động của Dự án đã và đang góp phần đáng kể
trong việc cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực thủy
sản theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực quản lý ngành
và góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh nhà, từng bước cải
thiện, nâng cao đời sống của người dân.
7. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Tác động tích cực cho phát triển sản xuất thủy sản trong toàn tỉnh, hỗ trợ cho
nhiều hoạt động của các Sở, ngành và chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh
nằm trong vùng Dự án.
8. Kiến nghị, đề xuất
Các Sở, ngành, UBND các huyện, xã tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi
đề Dự án được triển khai đúng tiến độ, đạt chất lượng và hiệu quả cao trong thời gian
tới.

Ý kiến xác nhận

Người báo cáo

của thủ trưởng cơ quan

Châu Công Bằng

7




×