Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sáng kiến góp phần nâng cao nhận thức các quan điểm chỉ đạo công tác dân vận theo tinh thần nghị quyết lần thứ 7 của ban chấp hành trung ương đảng khóa xi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.21 KB, 12 trang )

GÓP PHẦN NÂNG CAO NHẬN THỨC CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
CÔNG TÁC DÂN VẬN THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT LẦN THỨ 7
CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI .
GV: LÊ THỊ TRỌN – PHÓ TRƯỞNG KHOA DÂN VẬN
Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đảng ta luôn xác định Công tác vận động nhân dân hay công tác dân vận là một
trong những công tác cơ bản của Đảng ; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối
với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm
cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Xác định đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận, từ
khi ra đời đến nay Đảng ta luôn quan tâm đến công tác dân vận. Đã có nhiều
nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận, nhất là từ sau đổi mới đến nay
như NQTW 8B (khóa VI) về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường
mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân; NQ 23,24,25 (khóa IX) về phát huy sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc, về công tác dân tộc, tôn giáo; NQ số 11, 20, 25, 26,
27 (khóa X) về công tác phụ nữ, công nhân, thanh niên, về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn, về đội ngũ trí thức; đặc biệt, ngày 02 tháng 5 năm 2013, hội nghị
lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết số 25NQ/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân
1


vận trong tình hình mới. Nghị quyết Trung ương lần này đã đề cập nhiều vấn đề
mang tính tổng kết thực tiễn công tác dân vận trong thời gian qua và đặt ra những
yêu cầu cấp bách phải đổi mới công tác vận động nhân dân trong thời gian tới,
đặc biệt nghị quyết đã đưa ra các quan điểm chỉ đạo đổi mới công tác dân vận
một cách sâu sát, toàn diên so với các nghị quyết trước đó.
Quan điểm thứ nhất, Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ.
Ở quan điểm này Đảng ta nhấn mạnh, chủ thể làm cách mạng là nhân
dân: “nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ”. Sở dĩ Đảng ta phải nhấn mạnh điều


này vì xuất phát từ quá trình nhận thức chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và truyền thống của dân tộc. Chủ nghĩa Mác – Lê nin luôn khẳng định cách
mạng là sự nghiệp của của quần chúng nhân dân, nhân dân là người sáng tạo
chân chính ra lịch sử. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cũng đã
chứng minh rằng, vai trò của nhân dân thể hiện rõ ở mọi mặt của đời sống xã hội,
từ những công việc đời thường đến việc lớn như đắp đê, trị thuỷ, ngăn lũ và
chống giặc ngoại xâm. Nhân dân có một sức mạnh không thể phủ nhận: nâng
thuyền cũng là dân, đẩy thuyền cũng là dân và lật thuyền cũng là dân. Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đảng ta đã kế thừa truyền thống của dân tộc, của cha ông và
không ngừng làm cho nó ngày một phát triển, Người đã nói: “ Một khi Đảng trở
thành Đảng lãnh đạo chính quyền thì Đảng cầm quyền, dân làm chủ; mọi quyền
hành, lực lượng đều ở nơi dân” ). Ngay từ năm 1949, Bác đã chỉ rõ: "Nước ta là
2


nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân…
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân"(HCM toàn tập, Nxb
CTQG,tập 5, tr. 698)
Quán triệt chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và qua thực tiễn
cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã khẳng định quan điểm này và nâng lên thành
bài học lớn “cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Bài học kinh nghiệm lớn đầu tiên (trong 4 bài học) mà Đảng ta tổng kết tại Đại
hội VI là “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy
dân làm gốc”… Từ xác định đúng vị trí “là chủ” và “làm chủ” của nhân dân đã
đặt ra yêu cầu cho cách mạng nước ta, đó là: mục tiêu cách mạng do Đảng lãnh
đạo phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân
hay nói cách khác, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải vì
lợi ích của nhân dân, do nhân dân đóng góp xây dựng.
Quan điểm thứ hai, động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy
quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết hợp hài hòa các

lợi ích; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp
của người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì
có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh
So với nghị quyết trung ương 8B, quan điểm này Đảng ta nhấn mạnh hơn
đến lợi ích trực tiếp của người dân đồng thời xác định một lần nữa trách nhiệm
của cán bộ, công chức, viên chức là phải bảo đảm, bảo vệ, chăm lo quyền, lợi ích
3


chính đáng của người dân như lời dạy của Bác: “Việc gì lợi cho dân ta phải hết
sức làm, việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh”(Sđd, tập 4, tr. 56 - 57).
Cơ sở xuất phát của quan điểm này cũng dựa trên lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lê nin, tư tưởng HCM và thực tiễn sinh động của đất nước. Theo
C.Mác:"Tất cả những gì mà con người đấu tranh để giành lấy, đều dính liền với
lợi ích của họ" (C.Mác – Ph Ăngghen, toàn tập, Nxb Sự thật, H. 1978, tập 1, tr
98)). Lênin cho rằng: "Những lý tưởng cao cả nhất cũng không đáng một xu nhỏ,
chừng nào người ta không biết kết hợp chặt chẽ những lý tưởng đó với lợi ích của
chính ngay những người đang tham gia cuộc đấu tranh ...” (V.I. Lênin, toàn tập,
Nxb M. 1974, tập 1, tr. 510-511) Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta tranh được tự
do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì.
Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đù”
(Sđd, tập 10, tr. 271) . Thực tiễn công cuộc đổi mới cho thấy công tác dân vận
chỉ có thể thành công nếu trước hết bảo vệ và đáp ứng được trên thực tế lợi ích
thiết thân của người dân, kết hợp hài hòa các lợi ích, gắn chặt quyền lợi và nghĩa
vụ công dân.
Để thực hiện tốt qann điểm này, các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị
cần tập trung giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân;
gắn chặt công tác vận động, giáo dục với đảm bảo lợi ích mọi mặt của nhân dân,
đồng thời phải giáo dục cho người dân thấy rõ lợi ích cùng với nghĩa vụ và trách
nhiệm của công dân. Khi phát động các phong trào thi đua yêu nước cần khắc

4


phục những lệch lạc sau: chỉ nhấn mạnh một chiều lợi ích tập thể, cộng đồng và
nghĩa vụ công dân, huy động sức dân mà coi nhẹ bồi dưỡng sức dân; chỉ quan tâm
lợi ích kinh tế mà không chú trọng thực hiện chính sách xã hội và các hoạt động
nhân đạo, từ thiện vì cộng đồng; chỉ thấy quyền lợi mà quên đi nghĩa vụ; chỉ chú
trọng lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích của tập thể, của cộng đồng.
Quan điểm thứ ba: Phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng
phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp
với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo.
Đây là quan điểm mới so với nghị quyết trung ương 8B. Cơ sở hình thành
quan điểm: Công tác dân vận là một nội dung trong phương thức lãnh đạo của
Đảng. Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận
động nhân dân; bằng sự đúng đắn trong đường lối của Đảng và bằng sự gương
mẫu của đội ngũ cán bộ đảng viên.
Những yêu cầu khi thực hiện quan điểm: tăng cường xây dựng Đảng về
chính trị, tư tưởng và tổ chức, cán bộ, làm cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh
đạo của Đảng; không ngừng nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng, hiệu
lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước từ TW đến cơ sở; cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức phải hiểu dân, gương mẫu, tận tuỵ với công việc, nói đi đôi với
làm để nhân dân tin tưởng, noi theo...Phải tập trung giải quyết những bức xúc,
5


nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp
đến đời sống, việc làm, đền bù thu hồi đất đai...; chú trọng cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, nhất là điều kiện sống, lao động, học tập, chăm

sóc sức khỏe, củng cố lòng tin, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa nhân dân với
Đảng, Nhà nước.
Quan điểm thứ tư: Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các
đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh
đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và
nòng cốt.
Quan điểm này của Đảng một lần nữa nhấn mạnh, công tác quần chúng
không chỉ là trách nhiệm của các đoàn thể, mà còn là trách nhiệm của các tổ chức
khác trong hệ thống chính trị, có phối hợp với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong đó, trách nhiệm của Đảng là lãnh đạo toàn bộ công tác dân vận; trách
nhiệm của chính quyền Nhà nước là tổ chức thực hiện công tác dân vận; Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là các cơ quan tham mưu công tác dân vận.
Trong bài viết Dân vận năm ngày 15 tháng 10 năm 1949, khi đề cập đến
vấn đề ai làm công tác dân vận,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tất cả cán bộ
chính quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân
(Liên Việt, Việt Minh, v.v…) đều phải phụ trách Dân vận”. Nghị quyết Trung
ương 8B khóa VI cũng khẳng định : “Công tác quần chúng không chỉ là trách
6


nhiệm của các đoàn thể, mà còn là trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ
thống chính trị, có phối hợp với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mọi cán bộ,
đảng viên, nhân viên nhà nước đều phải làm công tác quần chúng theo chức trách
của mình”.
Trách nhiệm của Đảng là lãnh đạo toàn bộ công tác dân vận; Đảng phải
làm tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác dân
vận từ Trung ương đến cơ sở…
Trách nhiệm của chính quyền Nhà nước là tổ chức thực hiện công tác dân
vận: một là, thể chế hóa các quan điểm, chủ trương mới của Đảng về dân vận

thành các văn bản pháp luật để các cấp chính quyền, cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân thực hiện. Hai là, ban hành các chủ
trương, chính sách, chương trình, đề án kinh tế - xã hội đồng bộ, sát thực tiễn,
hợp lòng dân. Ba là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới lề lối làm
việc, chấn chỉnh thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức. Bốn là, tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân và giải quyết
kịp thời đơn, thư khiếu tố của công dân. Năm là,

chú trọng bảo đảm an sinh xã

hội, giải quyết tốt các chính sách đối với người nghèo, người khuyết tật và các
chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc ít
người, để các dân tộc trong cộng đồng dân tộc VN bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp nhau cùng phát triển.

7


Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là các cơ quan tham mưu công
tác dân vận: tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt vai
trò là người đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội
viên; làm tham mưu và nòng cốt trong việc nắm bắt dư luận xã hội, phát huy dân
chủ, năng lực trí tuệ, ý thức trách nhiệm của công dân trong thực hiện giám sát
xây dựng chính quyền, xây dựng Đảng…
Mọi cán bộ, đảng viên, mọi công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các
đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đều phải làm tốt công tác
dân vận theo chức trách của mình.
Quan điểm thứ năm: Nhà nước tiếp tục thể chế hóa cơ chế “Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” thành quy chế, quy định để các tổ
chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán

bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện công tác dân vận; các hình thức tập
hợp nhân dân phải phong phú, đa dạng, khoa học, hiệu quả.
Ở nước ta, thể chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là
nền tảng cho toàn bộ công cuộc cải cách và đổi mới toàn diện về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội song song với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Trong thể chế đó, vấn đề nhân dân làm chủ được xem là yếu tố trung tâm
của mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, hoạt động của Đảng, Nhà nước đều từ
nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình không chỉ
thông qua bộ máy Nhà nước mà còn tự mình thực hiện quyền ấy. Mặt khác, Nhà
8


nước tồn tại để phục vụ nhân dân chứ không phải nhân dân tồn tại để phục vụ
Nhà nước. Vì vậy, sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đều xuất phát
từ nhu cầu dân chủ của người dân, phục vụ lợi ích của nhân dân, đây là những
đảm bảo quan trọng để nhân dân thực sự là chủ và thực sự làm chủ.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân không chỉ là "dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra" mà Đảng, chính quyền phải tạo cơ chế và điều kiện để "dân ra
quyết định, dân giám sát và dân được hưởng". Muốn vậy, Đảng và Nhà nước cần
tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản nhằm cụ thể hóa, thể chế hóa nội dung
cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; triển khai thực
hiện, đưa nghị quyết vào cuộc sống.
Đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân là hợp với quy luật phát triển
của xã hội trong nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế ở nước ta.
Có như vậy mới phát huy được khả năng sáng tạo phong phú của nhân dân để
giải quyết những lợi ích, nguyện vọng chính đáng về các mặt của các tầng lớp
nhân dân và đóng góp thiết thực vào sự nghiệp chung của đất nước. Tuy nhiên,
việc phát triển các tổ chức quần chúng phải theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản,
và tự trang trải, tạo môi trường và điều kiện để nhân dân phát huy sức lực, trí tuệ
sáng tạo theo nguyện vọng trên cơ sở pháp luật. Các hình thức tập hợp nhân dân

phải đa dạng, song theo Đảng ta cần phải nhấn mạnh vai trò nòng cốt của các hội
quần chúng rộng rãi và các đoàn thể chính trị - xã hội và ở đâu có sự tập hợp của
nhân dân, ở đó phải có Đảng lãnh đạo và sự quản lý của Nhà nước.
9


Tóm lại, năm quan điểm chỉ đạo đổi mới công tác dân vận của Đảng có
quan hệ chặt chẽ với nhau, là nền tảng cho công tác dân vận trong thời kỳ mới –
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để các quan điểm của Đảng thực sự đi
vào cuộc sống, tạo sức lan tỏa trong nhân dân, trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức không những phải nắm vững tinh thần của nghị quyết mà
còn phải hiểu đúng, hiểu sâu và đầy đủ nội dung các quan điểm theo tinh thần đổi
mới công tác dân vận của Đảng. Chỉ có như thế mỗi chúng ta mới làm tốt công
tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục từng người dân hiểu và tổ chức cho nhân
dân thực hiện đúng tinh thần của nghị quyết./.

10


11


12



×