Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

sáng kiến áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.59 KB, 8 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề nghị tặng thưởng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh năm 2013

- Họ và tên: Trần Thanh Triết

- Giới tính: Nam.

- Đơn vị công tác: Xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển.
- Chức vụ hiện nay: Nguyên Chánh Văn phòng HĐND & UBND huyện, Chủ
tịch UBND xã Tân Ân Tây.

SÁNG KIẾN
Áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước

I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngày nay công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các
doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, cá nhân, nó ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực đời
sống xã hội, góp phần nâng cao sức lao động, tăng cường trí tuệ, thúc đẩy công cuộc
đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, làm chuyển biến phương


thức làm việc hiện đại. Trong thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã có nhiều chủ trương ứng
dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan Nhà nước, đặc biệt là sử dụng
các phần mềm nguồn mở thay thế cho các phần mềm đóng đang sử dụng rộng rãi
hiện nay.
Thực hiện chủ trương trên, mặc dù Ngọc Hiển là huyện vùng sâu, xa, khó
khăn, hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông chậm phát triển, tình hình ứng dụng


công nghệ thông tin của cơ quan, doanh nghiệp phục vụ trong công việc còn rất hạn
chế; tuy nhiên, với lợi ích của công nghệ thông tin đã mang lại trong đời sống xã hội
là rất lớn, với quyết tâm đưa công nghệ thông tin vào phục vụ công tác quản lý, điều
hành của Nhà nước, đồng thời, được sự phối hợp, giúp đở của các sở, ngành cấp tỉnh,
huyện Ngọc Hiển đã triển khai thành công dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào
công việc hành chính.
Hiện nay, trình độ tin học và nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức còn
hạn chế, chưa thấy rõ hiệu quả mang lại từ việc áp dụng công nghệ thông tin trong
công việc hành chính; việc giải quyết, xử lý công việc tại cơ quan, đơn vị của một bộ
phận cán bộ, công chức còn thực hiện theo phương pháp thủ công, truyền thống, chưa
quan tâm, chuyển biến được phương pháp làm việc hiện đại thông qua môi trường
điện tử, từ đó gây ra không ít khó khăn cho việc triển khai các ứng dụng công nghệ
thông tin hữu ích trên địa bàn huyện.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và của tỉnh Cà Mau việc tăng cường sử
dụng văn bản điện tử, thay thế sử dụng các phần mềm đóng bằng các phần mềm
nguồn mở nhằm giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sử dụng, việc trao đổi thông tin
tài liệu thực hiện trên môi trường điện tử (môi trường mạng) được nhanh chóng, tiết
2


kiệm; áp dụng vào hoạt động của cơ quan nhà nước là cần thiết nhưng trong quá trình
triển khai ở một số nơi còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa
đi sâu, thường xuyên vào công việc hành chính của mỗi cán bộ, công chức, làm lãng
phí chi phí đầu tư, hiệu quả sử dụng chưa cao.
2. Cơ sở thực hiện
- Căn cứ Chỉ chị số 07-CT/TU ngày 06/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hệ thống chính trị trên địa
bàn tỉnh Cà Mau.
- Căn cứ Công văn số 4889/UBND ngày 18/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh
Cà Mau về đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan

Nhà nước.
- Ý kiến chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện và tình hình thực tế
của địa phương.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Đánh giá, xác định tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong điều
kiện chung
+ Phương thức làm việc thủ công, truyền thống còn hạn chế trong việc trao đổi,
cập nhật thông tin, thời gian giải quyết công việc còn thụ động, chưa quan tâm đầu tư
hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin vào hoạt động thường xuyên tại cơ quan, từ đó
gây khó khăn cho việc truyền tải những chính sách, chủ trương của cấp trên đến cơ
sở, làm mất thời gian, tốn kém chi phí cho cơ quan. Ví dụ, một văn bản từ huyện
chuyển đến cấp xã thực hiện theo phương thức truyền thống, phải chuyển qua nhiều

3


trung gian, mất nhiều thời gian, văn bản đến nơi người có thầm quyền giải quyết đôi
khi thời gian quy định thực hiện không còn nhiều.
+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các phần mềm nguồn mở vào
quá trình xử lý văn bản, công việc văn phòng, bản thân nhận thấy rõ những tiện lợi
mang lại; tuy nhiên, từ những quy định đến thực hiện còn nhiều khó khăn do trình độ
tin học của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, nhận thức trong việc áp dụng
khoa học công nghệ vào công việc hành chính còn thấp, do đó việc đẩy nhanh các
ứng dụng vào công việc hành chính còn vướng mắc, do phương thức làm việc thủ
công, truyền thống đã quen; sử dụng văn bản điện tử thay thế cho văn bản giấy đã tiết
kiệm chi phí, thời gian truyền tải, việc quản lý, cập nhật được nhanh chóng, hiệu quả.
Tuy vậy, vẫn chưa khai thác được hiệu quả của việc sử dụng văn bản điện tử trong
công việc, còn phụ thuộc nhiều vào văn bản giấy do một bộ phận cán bộ, công chức
chưa quen với việc sử dụng, đọc và hiểu nội dung văn bản trên máy.
+ Tình trạng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu kém, thiếu quan tâm

đầu tư, đặc biệt đối với cơ sở.
2. Hiệu quả mang lại, nhận xét về việc ứng dụng công nghệ thông tin trên
địa bàn huyện
+ Từ những bất cấp trên, bản thân đã có nhiều cố gắng, nghiên cứu giải pháp để
đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tại đơn vị công tác,
hiện nay tại Văn phòng HĐND – UBND huyện, việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào công việc đã mang lại nhiều hiệu quả: xử lý văn bản được thực hiện hoàn toàn
trên môi trường mạng, việc sử dụng văn bản điện tử góp phần tiết kiệm chi phí, thời

4


gian, trao đổi thông tin, tài liệu trên môi trường điện tử được đẩy mạnh, góp phần giải
quyết công việc được nhanh chóng và hiệu quả, công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh
đạo Văn phòng HĐND & UBND huyện ngày càng được thông suốt, phương pháp
làm việc được đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng trong công tác tham mưu cho
lãnh đạo UBND huyện.
+ Từ kết quả đã áp dụng tại Văn phòng HĐND – UBND huyện cho thấy những
tồn tại, khó khăn và biện pháp khắc phục trong việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào hoạt động của cơ quan nhà nước:
Thứ nhất: do nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa
thấy được hiệu quả mang lại từ việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng phương
pháp làm việc mới, còn phụ thuộc nhiều vào phương thức làm việc truyền thống; việc
ứng dụng phải có quy định cụ thể; cán bộ lãnh đạo quản lý phải thật sự gương mẫu đi
đầu và quan tâm chỉ đạo cấp dưới từ đó làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, công
chức trong đơn vị, từng bước thay đổi phương thức làm việc truyền thống sang
phương thức làm việc hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc hành
chính góp phần nâng cao trình độ tin học của cán bộ, công chức.
Thứ hai: do cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin chậm phát triển, chưa
đáp ứng được yêu cầu, đây cũng là khó khăn, trở ngại trong việc ứng dụng và phát

triển công nghệ thông tin; nhận thức được vai trò của hạ tầng phục vụ cho việc ứng
dụng công nghệ thông tin, bản thân đã tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện trang bị
cho một số cơ quan, đơn vị còn thiếu, khó khăn về máy tính, dụng cụ hỗ trợ cho việc
kết nối mạng. Đặc biệt, trong phương án ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị,

5


bản thân luôn quan tâm việc mở rộng thực hiện đến các xã, thị trấn và đã tham mưu
trang bị một số máy móc, thiết bị giúp UBND các xã, thị trấn, qua đó đã góp phần
cho việc trao đổi thông tin, truyền tải thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND huyện
đến các xã, thị trấn được nhanh chóng và chính xác.
Thứ ba: do đặc thù của huyện Ngọc Hiển nên việc trao đổi thông tin, truyền
tải văn bản từ cấp huyện đến cấp xã còn gặp nhiều khó khăn, văn bản không gửi
trực tiếp đến một số cơ quan, đơn vị, địa phương, do đó tình trạng thất lạc, chậm trể
thường xuyên xảy ra gây khó khăn trong việc quản lý, chỉ đạo điều hành của UBND
huyện. Trước tình hình trên, bản thân kịp thời tham mưu triển khai ứng dụng các
phần mềm tiện ích, phần mềm quản lý hồ sơ công việc liên thông đến UBND các
xã, thị trấn đã mang lại hiệu rất thiết thực và ngày càng đáp ứng tốt hơn cho quá
trình quản lý và xử lý công việc, việc truyền tải văn bản, ý kiến chỉ đạo, điều hành
của lãnh đạo UBND huyện được nhanh chóng, chính xác và thông suốt, tránh được
tình trạng thất lạc văn bản, kiểm soát được toàn bộ quá trình gửi, nhận và xử lý một
văn bản cụ thể; thông qua đó, việc sử dụng văn bản điện tử cũng được tăng cường
đến cơ sở.
III. KẾT QUẢ ÁP DỤNG
Với việc áp dụng sáng kiến như trên, hiệu quả mang lại sẽ rất thiết thực, đảm
bảo sự liên thông từ các cơ quan, đơn vị cấp huyện đến cấp xã, đảm bảo sự chỉ đạo
điều hành của lãnh đạo UBND huyện được nhanh chóng, hiệu quả; rút ngắn được
thời gian gửi văn bản, tránh được tình trạng thất lạc.


6


Nâng cao được khả năng nhận thức của cán bộ, công chức trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào công việc hành chính, từng bước thay đổi phương thức làm
việc truyền thống, thủ công sang phương thức làm việc mới, hiện đại. Cùng với yêu
cầu số hóa văn bản trong việc sao lưu, cập nhật thông tin, việc sử dụng văn bản điện
tử trong trao đổi thông tin, xử lý công việc của cán bộ góp phần triển khai tốt các chủ
trương của tỉnh trong việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử, ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin trên địa bàn huyện, đồng thời tiết kiệm được một số lượng
lớn văn phòng phẩm cho mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương.
Về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được nâng cao, cung cấp thiết bị, máy
móc đã đáp ứng tốt hơn cho việc ứng công nghệ thông tin đặc biệt ở UBND các xã,
thị trấn, từ đó góp phần tạo nên sự thông suốt từ cấp huyện đến xã.
Trên đây là báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của bản thân năm 2013, kính trình
Hội đồng sáng kiến tỉnh Cà Mau xem xét khen thưởng theo quy định./.
Tân Ân Tây, ngày 31 tháng 12 năm 2013
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị

Người báo cáo sáng kiến

Trần Thanh Triết

7


Chấp thuận của Hội đồng sáng kiến

8




×