Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

sáng kiến kỷ năng tiếp cận trong công tác vận động chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.77 KB, 3 trang )

UỶ BAN MTTQ VIỆT NAM
TỈNH CÀ MAU
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Cà Mau, ngày 06 tháng 12 ăm 2013
BAÙO CAÙO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: “Kỷ năng tiếp cận trong công tác vận động chức sắc, nhà tu
hành các tôn giáo”.
- Tên cá nhân hoặc tên người chủ trì, người đồng nghiên cứu (nếu là sáng kiến
đồng tác giả) thực hiện: Bản thân trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tôn giáo
nhiều năm rút ra sáng kiến.
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: từ ngày 01/01/2011 đến ngày
31/12/2013.
1. Nhận định về sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Các thể lực thù địch luôn lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp và thành quả
của Đảng, của Nhà nước ta. Đặc biệt là chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc nên công
tác vận động chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo để tuyên truyền, vận động chấp hành
chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là hết sức cần
thiết.
2. Nội dung của sáng kiến:
Trước hết quán triệt tinh thần tranh thủ đoàn kết các chức sắc, nhà tu hành xóa
bỏ thành kiến quá khứ, hướng về tương lai theo tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”. Đối
với một số người còn chưa đồng thuận với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước thì vừa giáo dục, thuyết phục, đấu tranh vừa mở đường, giúp họ đi theo
con đường đúng đắn. Tạo điều kiện và giúp đỡ chức sắc, nhà tu hành hiểu về truyền
thống văn hóa và lịch sử tự hào của dân tộc. Muốn thực hiện tốt công tác vận động,
tranh thủ chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo phải thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với


họ, mà muốn buổi tiếp xúc có hiệu quả, cán bộ làm công tác tôn giáo phải hiểu biết và
tôn trọng họ, thể hiện sự chân thành, cỡi mỡ, mềm dẽo; phải có kiến thức tâm lý xã hội
và thái độ hòa nhập, thực sự tôn trọng những quy định, những quy tắc ứng xử, những
lễ nghi truyền thống, cũng như niềm tin, tình cảm tôn giáo trong đời sống tâm linh của
chức sắc, nhà tu hành.
Khi tiếp xúc, trao đổi phải thể hiện được vị trí của mình, không quá e dè, cũng
không qua loa, quá trớn sẽ gây ấn tượng xấu cho chức sắc, nhà tu hành và làm giãm sự
tôn trọng của họ đối với mình; khi góp ý kiến, uống nắng sai trái của họ thì phải có lý,
có tình, nghiêm khắc phê phán những sai trái nhưng rộng lượng, mở đường và giúp họ


Mẫu số 06/BCSK-MT

sửa sai; tránh hẹp hòi, thô bạo; đồng thời tránh xuôi chiều, hữu khuynh. Trong giao
tiếp, đối thoại, tùy từng đối tượng mà người cán bộ làm công tác tôn giáo phải biết vận
dụng giáo lý, kinh kệ của tôn giáo khi trao đổi để chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo
phấn khởi, dễ hòa đồng vì họ thấy cán bộ đã hiểu và quan tâm đến tôn giáo mình; khi
cần thiết nhấn mạnh những mặt tích cực trong đạo đức của tôn giáo phù hợp với yêu
cầu xây dựng xã hội mới. Cần hết sức chú trọng khi tiếp xúc, gặp gỡ chắc sắc, nhà tu
hành là phải nhận thức chính trị đúng đắn, người cán bộ tôn giáo không coi họ là
người xa lạ, là cấp dưới hoặc là cấp trên của mình; dù cho chức sắc, nhà tu hành đó là
người tiến bộ hoặc chưa tiến bộ cần nhìn nhận chức sắc, nhà tu hành là một người
công dân của nước Việt Nam, là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong vận động không chỉ quan tâm đến chức sắc, nhà tu hành tiến bộ mà cần
quan tâm cả những chức sắc, nhà tu hành chậm tiến bộ, nhưng thật sự có uy tín trong
tín đồ cũng như trong cộng đồng mỗi tôn giáo. Tuy có những vị chức sắc, nhà tu hành
tôn giáo chưa thân thiện với chính quyền, Mặt trận hoặc có thái độ chính trị chưa tốt,
không vì thế mà ta xa rời, ngược lại ta phải kiên trì, tiếp cận thường xuyên để dần dần
cảm hóa họ, hạn chế được những mặc tiêu cực và những ý định không tốt của họ.
Trong triển khai học tập các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho chức

sắc, nhà tu hành cũng như trong tiếp xúc cần hạn chế việc nhắc hoặc khơi gợi lại quá
khứ của các tôn giáo để tránh gây thêm hố ngăn cách và sự mặt cảm trong chức sắc,
nhà tu hành.
Trong vận động cần quan tâm đến đời sống của chức sắc, nhà tu hành, nhất là
khi họ gặp khó khăn, đau yếu; kịp thời đề xuất cấp ủy, chính quyền giải quyết thỏa
đáng những yêu cầu, kiến nghị chính đáng, hợp pháp của họ. Trong quá trình thực hiện
công tác vận động chức sắc, nhà tu hành phải bám sát các nguyên tắc: gắn bó tôn giáo
với dân tộc, hòa hợp đạo - đời trên nền tảng đại đoàn kết dân tộc, tuân thủ pháp luật.
Ngoài những hiểu biết chung về tôn giáo, mỗi cán bộ tôn giáo còn phải hiểu
những đặc điểm riêng của từng tôn giáo hay từng hệ phái của tôn giáo để có thái độ
đồng cảm và sự tôn trọng những quy định tôn giáo của họ.
- Quan tâm, chỉ đạo ban Dân chủ pháp luật lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư có chú trọng đến đồng bào dân tộc,
tôn giáo để chức sắc, chức việc các tôn giáo hiểu và thực hiện đúng chủ trưởng của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Chỉ đạo Ban Dân tộc – Tôn giáo phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh,
Trường Chính trị đã mở 03 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho hàng
trăm chức sắc, chức việc các tôn giáo.
Các tổ chức tôn giáo, các vị chức sắc, các vị tiêu biểu trong đồng bào các tôn
giáo, dân tộc tích cực tham gia quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 (XI); phối hợp
củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò tiêu biểu trong đồng
bào có đạo, đồng bào dân tộc thiểu số; tuyên truyền, vận động các tín đồ, đồng bào dân
tộc chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hưởng
2


Mẫu số 06/BCSK-MT

ứng tích cực các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư”, “Ngày vì người nghèo”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; các

hoạt động nhân đạo từ thiện; khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo; hỗ trợ xây
dựng nhà, khoan giếng nước; xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn,… tổng trị giá
tiền mặt và vật chất quy ra tiền hàng trăm tỷ đồng.
Tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác chăm lo, hỗ trợ
cho vùng nghèo, đồng bào các dân tộc, tôn giáo về an sinh - xã hội, đời sống từng
bước ổn định hơn.
3. Kết quả thực hiện:
Từ những sáng kiến kinh nghiệm trên, được áp dụng thực hiện có hiệu quả trong
công tác vận động chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo trong tỉnh chấp hành tốt
các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các cuộc
vận động lớn do Ủy ban MTTQVN phát động, thể hiện:
- Các Tôn giáo đoàn kết với nhau, an tâm trong sinh hoạt, tin tưởng vào sự lãnh
đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước, thực hiện tốt các cuộc vận động do Ủy
ban MTTQVN tỉnh phát động về công tác từ thiện xã hội, hàng năm đóng góp vật chất,
tiền mặt trên 30 tỷ đồng.
- Tin tưởng trong mối quan hệ giữa các tôn giáo với Ủy ban MTTQVN tỉnh. Từ
đó, Ủy ban MTTQVN tỉnh đã chủ trì giải quyết thành công nhiều vụ việc chanh chấp
đất đai và mâu thuẫn trong nội bộ tôn giáo.
- Tình hình tôn giáo tỉnh Cà Mau hiện nay cơ bản ổn định.
Từ những đóng góp tích cực trên, thông qua các hoạt động, các phong trào thi
đua yêu nước, các cuộc vận động, nhất là việc mở rộng xã hội hoá các hoạt động an
sinh xã hội, đã gia tăng sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, khối đại đoàn kết
toàn dân tộc ngày càng được tăng cường, mở rộng, tập hợp được đông đảo các tầng
lớp nhân dân. Từ đó, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội, thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương.
4. Kiến nghị, đề xuất: các cấp ủy Đảng, chính quyền cần quan tâm, tạo điều kiện
nhiều hơn đến công tác dân tộc, tôn giáo, để ngày càng nâng cao đời sống, vật chất,
tinh thần của đồng bào dân tộc, tôn giáo, phát huy hiệu quả khối đại đoàn kết toàn dân
tộc.
XÁC NHẬN ĐƠN VỊ


Người báo cáo

Đoàn Tấn Sỹ

3



×