Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

sáng kiến mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến , nghề thoát nghèo cho nông dân huyện thới bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.34 KB, 13 trang )

1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Lý do chọn đề tài:

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020
được Đại hội Đảng lẩn thứ XI thông qua, một trong những giải pháp có tính đột
phá thực hiện được mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020 là phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nông
dân.Để thực hiện giải pháp trên Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP
ban hành chương trình hành động của Chính phủ với nhiệm vụ chủ yếu là: “kế
hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ, năng lực
Xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn.
Tập trung xây dưng vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ và chuyển nghề; bộ phận nông dân còn lại tiếp tục sản xuất nông
nghiệp được đào tạo về kiến thức và kỷ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp
hiện đại…” Để cụ thể hóa chương trình hành động của Chính phủ, ngày 27-112009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt đề


án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ( gọi tắt là Đề án
1956). Trong Quyết định đã thể hiện rỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là : “
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các
cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng
yêu cầu Công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nhà nước đầu tư
để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực
hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn,
khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề
cho lao động nông thôn”. Đối tượng của đề án 1956 là lao động nông thôn trong
độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
Một trong những khác biệt của đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo
Đề án 1956 so vơi các chương trình dự án trước về dạy nghề cho nông dân là
yêu cao về “đầu ra”. Theo mục tiêu của đề án 1956, từ nay đến năm 2015,


70% số lao động nông thôn sau khi được đào tạo nghề có việc làm thường
xuyên.
Sau 3 năm triển khai thực hiện đề án 1956, bên cạnh những thành quả
bước đầu Thì Đề án đã bộc lộ một số khó khăn hạn chế. Một trong những hạn chế
cơ bản đó là sau khi học nghề người lao động có việc làm còn chiếm tỷ lệ thấp


(50%) nguyên nhân là do nghề đào tạo khó kiếm việc làm tại chổ mà phải đi lao
động ngoài tỉnh . Từ thực trạng trên với trách nhiệm là giám đốc Trung tâm dạy
nghề của một huyện còn rất nhiều lao động trong độ tuổi chưa có việc làm ,Tôi
luôn trăn trở phải chọn nghề mới nào phù hợp với điều kiện sinh thái và trình độ
của người lao động trong huyện để sau khi học nghề tất cả người học đều có việc
làm, tăng thêm thu nhập. Sau khi nghiên cứu về lợi thế phát triển nông nghiệp
sinh thái của huyện và tham quan mô hình dạy nghề ở huyện Đầm Dơi, Tôi quyết
định lập dự án dạy nghề Nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao trên địa bàn
huyện Thới Bình với đề tài: “ Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến , nghề
thoát nghèo cho nông dân huyện Thới Bình”
2. CÔNG TÁC DẠY NGHỀ NUÔI TÔM QUẢNG CANH CẢI TIẾN TẠI
HUYỆN THỚI BÌNH

2.1 Cơ sở Lý luận và cơ sở pháp lý : Nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất
cao là một trên 26 nghề trong danh mục nghề được UBND tỉnh ban hành Quyết
định số 1528/QĐ-UBND, cùng với Quyết định 113/QĐ-UBND ngày 20/01/2011


về phê duyệt Đề án “ đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh cà mau đến năm
2020”.
Tôm xú là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao của
tỉnh Cà Mau, giá tôm nguyên liệu trên thị trường thời gian gần đây tăng cao
250.000d/kg ở hạng tôm 40 con/kg. Đầu ra cho con tôm xú luôn được ổn định

bởi trong tỉnh Cà Mau có trên 10 nhà máy chế biến tôm xú xuất khẩu. Do vậy
nghề nuôi tôm đang phát triển ngày càng rộng khắp trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói
chung huyện Thới Bình nói riêng. Tuy nhiên do người dân đa số hiện nay nuôi
tôm theo thói quen thả tự do cho môi trường tự nhiên, chưa áp dụng tiến bộ khoa
học vào nuôi trồng nên năng suất còn thấp, có nơi còn thất mùa liên tục do ô
nhiểm nguồn nước. Thời gian qua Trung tâm dạy nghề chỉ tổ chức tập huấn kiến
thức nuôi tôm trong thời gian 1 buổi chủ yếu là tập trung phần lý thuyết nên
người dân khó tiếp cận kiến thức mới, thiếu phần thực hành và theo dõi sự sinh
trưởng từng thời kỳ của con tôm xú nên khi tôm có dấu hiệu mắc bệnh người dân
không biết phương pháp phòng trị. Nay nếu thực hiện theo đề án thì người dân sẽ
được trang bị kiến thức ngày từ khâu cải tạo đất,xử lý nước đến thả tôm giống ,
theo dõi quá trinh sinh trưởng của tôm ,cách xử lý men vi sinh để tạo màu nước
tạo thức ăn cho tôm, biết xử dụng phân bón, thuốc bảo vệ nguồn lợi thủy sản
đúng liều lượng, biết cách cho tôm ăn dậm khi tôm phát triển nhanh và chăm sóc
tôm đến khi thu hoạch.


2.2 Thực trạng sau 3 năm thực hiện Đề án 1956 trên địa bàn huyện Thới
Bình:

Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 2001-2011 và Quyết định 113/QĐ-UBND của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “ Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2020” qua gần 3 năm
thực hiện Đề án 1956 đã mang lại kết quả như sau :
Trung tâm dạy nghề huyện Thới Bình đã xúc tiến công tác tuyên truyền
vận động và tư vấn học nghề cho lao động nông thôn từ huyện đến các xã, thị
trấn . Ngoài ra còn phối hợp với các phòng ban chức năng của huyện cùng thực
hiện như: Kết hợp với phòng Lao động TBXH mở hội nghị triển khai kế hoạch số
03/KH-UBND của UBND huyện về thực hiện Đề án 1956, phối hợp với chính
quyền các xã, thị trấn điều tra nhu cầu học nghề và việc làm trong lực lượng lao
động trong độ tuổi. Qua 3 năm thực hiện đề án 1956 ,Trung tâm dạy nghề đã mở

được 20 lớp dạy nghề 3 tháng được 591 lao động, có 1835 người tham gia các
lớp truyền nghề vói các nghề như: cắt may dân dụng, nữ công gia chánh, điện dân
dụng, sửa xe mô tô, cắt uốn tóc, trồng nấm rơm và naylaf mô hình nuôi tôm
quảng canh cải tiến năng suất cao…Qua thời gian nổ lực phấn đấu thực hiện, Đề
án 1956 bước đầu đã đáp ứng cơ bản và kịp thời yêu cầu của người lao động


trong việc tiếp cận và ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất, nuôi trồng,
chuyển đổi nghề nghiệp; Thông qua hoạt động của đề án, giúp cho lao động nông
thôn nhận thức được vai trò của học nghề để tạo việc làm để ngày càng thích nghi
vói sự vận động của nền kinh tế thị trường, tự nhìn nhận và đánh giá đúng về bản
thân mình trong quá trình tạo ra hiệu quả lao động; từ đó xác định và lựa chọn
ngành nghề cần học để có việc làm phù hợp.
Bên cạnh những thành quả bước đầu việc thực hiện Đề án 1956 còn bộc lộ
nhiều khó khăn hạn chế như sau:
- Công tác quản lý và triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối
với cấp xã, thị trấn chưa có kinh nghiệm nên còn lúng túng.
- Nhiều lao động nông thôn nhất là lao động người dân tộc thiểu số, lao
động vùng sâu trình độ học vấn thấp nên tiếp thu kiến thức còn chậm,
chưa nhận thức đúng về lợi ích của học nghề nên khi tham gia học nghề có
khi chỉ vì được hưởng tiền bồi dưỡng hằng ngày.
- Việc làm cho người lao động sau đào tạo là vấn đề khó khăn nhất đối với
huyện trong thực hiện đề án, Những người tham gia học các nghề nông
nghiệp thì chủ yếu lao động theo thời vụ tại gia đinh, thu nhập cũng chưa
bền vững, học các nghề phi nông nghiệp thì tỉnh nhà rất ít nhà máy, xí
nghiệp nên số lao động nông thôn sau khi học nghề rất khó tìm được việc
làm tại chổ.


- Số lao động qua đào tạo trong huyện thời gian qua tay nghề còn yếu, tác

phong công nghiệp chưa cao…Do đó, số lao động nông thôn sau khi học
nghề đến các khu công nghiệp tìm việc làm chưa được bố trí công việc
theo đào tạo. mức lương thấp. Ngoài ra một số chính sách của Đề án
không còn phù hợp nhất là mặt bằng giá cả như hiện nay.
Qua những mặt chưa làm được có thể đánh giá gồm các nguyên nhân sau:
- Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay chưa thật sự gắn
với nhu cầu xã hội, chỉ chú trọng đào tạo một số ngành nghề cơ bản cho lao động
nông thôn ở lĩnh vực phi nông nghiệp nhằm phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu
lao động theo hướng tăng tỷ lệ công nghiệp, dịch vụ. Chưa chú trọng đến lợi thế
về phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, ngành nghề
truyền thống của địa phương…
- Về cơ chế chính sách trong Đề án có rất nhiều cởi mở, nhiều sự hổ trợ cho
nông dân, nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng thực tiển. chẳng hạn như với một hộ
gia đình nông dân, họ có thể vừa có ruộng trồng lúa,có thể nuôi tôm, có thể trồng
hoa màu, ao nuôi cá, thậm chí có cả chuồng trại để chăn nuôi. Nhưng quy định
một nông dân chỉ được học một nghề, đã học chăn nuôi thì không được học trồng
trọt, không học thủy sản nữa… Như vậy cơ chế nầy chưa đáp ứng được mô hình
làm nghề đa dạng ở nông thôn.


- Có không ít người được tham gia học có kiến thức về nghề nghiệp nhưng
không có khả năng về vốn, đất đai …để “ tiêu hóa” kiến thức đã học
vào sản xuất, để lâu lại …quên kiến thức; Ngoài ra yêu cầu với chương trình
dạy nghề là “ phải có nội dung về kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp để
người lao động sau học nghề biết huy động vốn, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa" đây cũng là quá tham vọng và khó khả thi, khi mà hầu hết các
khóa đào tạo chỉ là ngắn hạn, chỉ kéo dài tối đa có ba tháng.

2.3 – Một số nhiệm vụ - giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao
động nông thôn huyện Thới Bình, trong đó có nghề nuôi tôm quảng canh cải

tiến năng suất cao.

Từ cơ sở lý luận và thực trạng sau 3 năm thực hiện Đề án 1956 tại huyện
Thới Bình, cho thấy việc đưa nghề mới: nghề nuôi tôm quảng canh cải tiến năng
suất cao vào giảng dạy đại trà trên địa bàn huyện là hợp lý là có cơ sở sẽ mang lại
hiệu quả cao bởi các lẽ sau đây: huyện Thới Bình là vùng đất thuần nông được
quy hoạch 1 vụ lúa 1 vụ tôm với diện tích 25000ha Do lợi thế là mới chuyển sang
nuôi tôm nên đất còn mầu mở , nguồn nước chưa bị ô nhiểm, viêc lấy nước thuận
tiện với hệ thống sông ngòi chằng chịch; Đặc biệt hơn là người học nghề nuôi
tôm quảng canh cải tiến sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi, kết hợp học lý


thuyết và thực hành trên mô hình ngay vuông đầm nhà mình . Chính vì thế có thể
khẳng định dạy nghề nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao sẽ có trên 95 %
học viên sau học nghề sẽ có việc làm tại chổ và có thêm thu nhập, nếu biết cách
tổ chức sản xuất quy mô lớn có khả năng làm giàu từ mô hình nầy. Chính từ suy
nghĩ và ý định trên tôi và Ban giám đốc đã trình đến UBND huyện và Sở Lao
động TBXH xin mở thêm nghề mới: nghề nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất
cao và được chấp thuận; Ban giám đốc Trung tâm dạy nghề đã trình UBND
huyện được đến Trường trung cấp nghề để ký hợp đồng thuê 2 giáo viên chuyển
giao công nghệ nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao cho 2 lớp với 70 học
viên ở các xã Hồ thị Kỷ, Biển bạch Đông bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết
thực trên 95% người lao động sau học nghề nuôi tôm quảng canh cải tiến có việc
làm tại chổ ổn định. Từ hiệu quả bước đầu các xã trong huyện tiếp tục vận động
người dân đăng ký học nghề nuôi tôm quảng canh cải tiến trong năm 2014 là 6
lớp.
Từ nhiệm vụ trên và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiển để các hoạt
động đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Thới Bình thực sự hiệu quả,
trong đó có nghề nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao, cần tiếp tục thực
hiện một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, phải có sự “ vào cuộc” mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị ở địa
phương. Nhận thức đúng về đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông


thôn là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương,
nâng cao chất lượng năng suất lao động; góp phần nâng cao sức cạnh tranh
của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Thứ hai, đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn phải xuất phát
từ nhu cầu sử dụng lao động thực sự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ trên địa bàn; từ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện đồng
thời dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của người dân. Chính vì vậy
công tác điều tra, khảo sát nhu cầu phải thực hiện thường xuyên toàn diện,
ngoài ra cần kết hợp với công tác tuyên truyền tư vấn nghề nghiệp, thông
tin đến từng người dân về nhu cầu sử dụng lao độngcủa các doanh
nghiệp…
- Thứ ba, do tính đa dạng của lao động nông thôn về trình độ học vấn, thói
quẻn lao động theo mùa vụ, nên tổ chức các khóa học phải linh hoạt về
chương trình, hình thức đào tạo, phương pháp truyền đạt …Chương trình
phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình
độ người học .
- Thứ tư, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc
làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; gắn với giảm nghèo, góp phần bảo đảm
an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. do vậy trong quá trình thực
hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền các cấp.


- Thứ năm, để những người nông dân trở thành những lao động nông
nghiệp hiện đại, song song với việc truyền đạt kiến thức kỷ năng nghề
nghiệp cần trang bị cho họ thêm những kiến thức về tiêu chuẩn an toàn sản
phẩm, về thị trường, kiến thức kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc

tế như hiện nay.
2.4 Kết quả từ thực hiện đề tài:
Qua tổng kết công tác dạy nghề năm 2013 tại Trung tâm dạy nghề cho thấy
việc tổ chức dạy nghề mới: Nghề trồng nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất
cao có từ tháng 12/2011 đến nay đã dạy được 3 lớp với 103 học viên, số học viên
sau khi học có việc làm tại chổ trên 95% có nhiều người có thu nhập khá đa số đã
biết cách áp dụng kiến thức đã học vào vuông tôm của mình…Ngoài ra qua điều
tra, giám sát kết quả sau khi học nghề ờ các xã, thị trấn trong huyện cho thấy kỷ
năng nghề của người nông dân đã được nâng lên, do đó năng suất lao động, chất
lượng cây trồng vật nuôi và thu nhập tăng lên đáng kể. Những két quả bước đầu
nầy đã tạo động lực để thu hút những lao động nông thôn khác trong huyện tiếp
tục đăng ký học nghề được tố chức tại địa bàn họ ở.( qua tổng hợp hiện còn 6 lớp
nuôi tôm quảng canh cải tiến đã đăng ký ở các xã Tân Bằng. Trí phải, Trí Lực,
Biển Bạch đông… còn chờ thu hoạch vụ lúa sẽ tiến hành mở).

3,KẾT LUẬN


Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến không phải mới có ở huyện Thới
Bình song do chi phí nuôi còn cao, kỷ thuật còn phức tạp nếu không nắm bắt kỷ
lưỡng dễ dẫn đến rủi ro trong sản xuất nên mô hình nầy chưa được áp dụng rộng
rãi trong huyện. Nay Trung tâm dạy nghề mở ra dạy nuôi tôm quảng canh cải tiến
năng suất cao với mong muốn nông dân trong huyện nắm bắt được kiến thức và
kỷ thuật để đưa vào sản xuất đại trà nhầm nâng cao thu nhập trên cùng diện tích
sản xuất trước đây, khi thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất
cao không cần phải có diện tích đất nhiều chỉ cần từ 3000m2 – 5000m2 đất là có
thể tiến hành nuôi,chi phí cho suốt quá trình nuôi đến thu hoạch không cao có thể
nuôi đại trà trên diện rộng, so sánh thu nhập gấp hai đến ba lần khi còn canh tác
theo kiểu thả tôm theo môi trương tự nhiên.
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao do Trung tâm dạy

nghề tiến hành dạy và đã tổng kết mô hình ở hộ Ông Lê văn Công ở ấp Cây khô
xã Hồ thị Kỷ với diện tích 2000m2 sau khi trừ chi phí toàn bộ còn thu nhập trên
40 triệu đồng. Do vậy có thể kết luận rằng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến
năng suất cao có thể nhân rộng trong toàn huyện thời gian tới sẽ giúp nông dân
khá lên từ mô hình nầy.




×