Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

sáng kiến tham mưu, đề xuất phương án sắp xếp các ban quản lý dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.93 KB, 3 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cà Mau, ngày 14 tháng 02 năm 2014

BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Tham mưu, đề xuất Phương án sắp xếp các Ban quản lý
dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Họ và tên: Trần Thanh Hùng.
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 26/3/2013 đến ngày
28/6/2013.
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Trên toàn tỉnh Cà Mau có 23 Ban QLDA chuyên nghiệp và 31 Ban
QLDA không chuyên nghiệp hoạt động theo mô hình thành lập Ban QLDA để
giúp chủ đầu tư trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc sử dụng bộ máy
hiện có để quản lý dự án; ngoài ra còn có 07 Ban quản lý dự án ODA.
Nhìn chung, năng lực của các BQLDA chuyên nghiệp ngày càng được
nâng lên, giúp chủ đầu tư quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình đúng
quy định pháp luật; chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm
vụ, quyền hạn được giao. Tuy nhiên, có một số chủ đầu thành lập nhiều Ban
QLDA, một số Ban QLDA có năng lực và cán bộ không đáp ứng với quy mô
dự án được giao dẫn đến công tác quản lý điều hành dự án chưa được tốt, phát
sinh nhiều vấn đề trong quá trình triển khai thực hiện dự án, làm kéo dài thời
gian thực hiện dự án, giảm hiệu quả vốn đầu tư. Về hoạt động, các BQLDA
được giao và hoạt động như đơn vị sự nghiệp công lập, tự chủ về bộ máy, biên
chế và tài chính. Tuy nhiên, do quy mô vốn đầu tư của tỉnh Cà Mau và của các
dự án do các BQLDA quản lý đầu tư còn nhỏ, nên nguồn thu từ chi phí quản lý
dự án theo quy định thường không đủ chi phí cho các hoạt động của BQLDA;
đồng thời một số dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ nên
thời gian thực hiện dự án kéo dài, dẫn đến không đủ chi phí hoạt động của các
Ban QLDA này.


Đối với các Ban QLDA không chuyên nghiệp, được thành lập và quản lý
theo từng dự án cụ thể, nhân sự của các Ban QLDA này làm việc theo chế độ
kiêm nhiệm. Việc thành lập các Ban QLDA này theo quy định về quản lý đầu
tư xây dựng; tuy nhiên, cũng có những hạn chế nhất định như sau: Về năng lực
nhân sự phần lớn không đáp ứng theo quy định về chuyên môn nghiệp vụ, do
làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên công tác quản lý dự án chưa được thường
1


xuyên và chặt chẽ, đồng thời làm ảnh hưởng đến công tác quản lý chuyên
ngành. Công tác quản lý thực hiện dự án không tập trung, làm phát sinh nhiều
thủ tục hành chính, do công tác quản lý dự án không thường xuyên dẫn đến
lúng túng trong xử lý và kéo dài thời gian thực hiện; thực tế cho thấy công tác
quản lý và báo cáo của các chủ đầu tư thành lập nhiều Ban QLDA không đầy
đủ và kịp thời.
Vì vậy, để khắc phục những tồn tại và hạn chế trên cần phải có phương án
sắp xếp các Ban quản lý dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Mục đích của việc sáng kiến: Để tập trung công tác quản lý dự án vào một
đầu mối, nhằm tăng cường năng lực trong công tác quản lý dự án, mang lại
hiệu quả đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Phương án sắp xếp các Ban quản lý dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà
Mau được triển khai thực hiện trên toàn tỉnh Cà Mau.
3. Mô tả sáng kiến:
Phương án sắp xếp các Ban quản lý dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà
Mau được thực hiện hiện như sau:
- Đối với cấp tỉnh:
+ Thành lập Ban quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau (trên cơ
sở điều chỉnh Ban QLDA các công trình thuộc lĩnh vực Văn hóa – Xã hội tỉnh
Cà Mau).

+ Thành lập Ban quản lý dự án công trình Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
+ Thành lập Ban quản lý dự án công trình Giao thông.
- Đối với cấp huyện: Tổ chức sắp xếp lại theo hướng mỗi huyện, thành
phố chỉ thành lập 01 Ban quản lý dự án.
- Trong trường hợp các dự án có sử dụng vốn nước ngoài sẽ thành lập
thêm một số Ban quản lý dự án theo yêu cầu của Nhà tài trợ.
- Các BQLDA đang quản lý các dự án dở dang tiếp tục quản lý cho đến
khi dự án kết thúc (không thành lập lại) hoặc giải thể để sáp nhập và có trách
nhiệm giải quyết dứt điểm các tồn tại của các dự án cũ và quyền lợi của cán bộ,
nhân viên của Ban QLDA.
- Các chủ đầu tư căn cứ tình hình thực tế đề xuất các Ban QLDA trực
thuộc tiếp tục quản lý cho đến khi dự án kết thúc (không thành lập lại) hoặc
giải thể để sáp nhập.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Việc tổ chức sắp xếp các Ban QLDA được tinh gọn và chuyên nghiệp,
đảm bảo năng lực theo quy định. Tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi mô
2


hình quản lý dự án của các Ban quản lý sang hoạt động theo cơ chế doanh
nghiệp, công tác quản lý dự án đầu tư được tập trung hơn, phân biệt rõ hơn về
công tác quản lý chuyên ngành và công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình.
Hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành các quyết định thành
lập các Ban QLDA công trình nông nghiệp và PTNT Cà Mau, Ban QLDA xây
dựng giao thông Cà Mau và Ban QLDA công trình xây dựng tỉnh Cà Mau. Các
huyện, thành phố đã có đề án thành lập Ban QLDA trực thuộc cấp huyện.
5. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Phương án sắp xếp các Ban quản lý dự án xây dựng được áp dụng trên địa
bàn tỉnh Cà Mau sẽ hình thành các Ban QLDA có đủ năng lực, chuyên nghiệp

để quản lý điều hành dự án; từng bước khắc phục những khó khăn, vướng mắc
trong quản lý các dự án đầu xây dựng các dự án trên địa bàn tỉnh; hình thành
các Ban QLDA hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Đề nghị Hội đồng xét, công nhận sáng kiến xem xét, công nhận việc tham
mưu, đề xuất Phương án sắp xếp các Ban quản lý dự án xây dựng trên địa bàn
tỉnh Cà Mau là sáng kiến năm 2013.
Ý kiến xác nhận
của thủ trưởng đơn vị

Người báo cáo

Trần Thanh Hùng

3



×