ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM ĐÈN HALOGEN CỦa
CÔNG TY BÁCH TUYẾN
I. Định hướng phát triển và mục tiêu của Công ty
1. Định hướng phát triển
Quyết định mở rộng thị trường nội địa trong thời gian qua của Công ty Bách
Tuyến, đã gặp hái được mội số thành công nhất định, sản phẩm đèn Halogen chống
cận của Công ty đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, tạo được lòng tin của người
tiêu dùng về chất lượng và dịch vụ chăm sóc. Doanh số và lợi nhuận của công ty
đã tăng trưởng liên tục qua các năm, nhiều công ty từ Bắc vào Nam đã tìm đến sản
phẩm của công ty để xin làm đối tác và đại lý độc quyền cho công ty tại các tỉnh và
khu vực. Được như vậy là do “ Công ty lấy chất lượng sản phẩm của mình là
tiêu chuẩn hàng đầu, không ngừng cải tiến công nghệ để ổn định và nâng cao
chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng”.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng thương hiệu V-light của Công ty vẫn còn
nhợt nhạt trong tâm trí của người tiêu dùng và chưa gây được tiếng vang lớn trên
thị trường trong nước. Bên cạnh đó, công tác Marketing trên thị trường trong nước
của Công ty vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này có thể do nguyên nhân
chủ quan mà Công ty vẫn chưa thể khắc phục được. Nếu Công ty có sự đầu tư
đúng mức cho công tác Marketing xây dựng và phát triển thương hiệu về tài chính,
công nghệ, sản xuất và nhất là trong việc tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực
cho công ty, ắt hẳn sẽ đưa thương hiệu của công ty lên tầm cao của sự thành công.
Vấn đề đặt ra và cũng là bài toán mà công ty cần phải giải đó là hoạch định nột
chiến lược thương hiệu như thế nào? Triển khai vào thực tiễn ra sao để mang lại
hiệu quả cao nhất?
Trong tình hình hội nhập và cạnh tranh thương hiệu gay gắt như hiên nay, nếu
không muốn thua ngây trên sân nhà thì ngay bây giờ Công ty Bách Tuyến cần tạo
ra cho mình một vị thế thương hiệu mạnh trên cơ sở xây dựng một chiến lược
thương hiệu hiệu quả nằm trong chiến lược Marketing tổng thể, xuất phát từ việc
nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, xác định khách hàng mục tiêu, kết hợp với chiến
lược sản phẩm, quảng bá, chính sách giá cả và phân phối hợp lý nhằm tạo ra cho
công ty và các sản phẩm của công ty một hình ảnh riêng trong tâm trí và nhận thức
của khách hàng trong sự tương quan với đối thủ cạnh tranh.Cụ thể là:
Tiếp tục nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm theo hướng sản phẩm “
chất lượng cao” đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ đó tăng cường quảng
bá thương hiệu, đẩy mạnh hỗ trợ bán hàng mở rộng kênh phân phối hiện có
và xâm nhập kênh phân phối mới tạo danh tiếng thương hiệu trên thị trường
nội địa.
Không ngừng đầu tư nghiên cứu và cải tiến sản phẩm của Công ty theo
hướng khác biệt và có ích hơn đối với người tiêu dùng không chỉ về mặt
chức năng mà còn cả về tính thẩm mỹ học sản phẩm. Tiếp tục phát triển sản
phẩm đèn Halogen với mẫu mã đa dạng và thêm vào đó là đèn compact và
đèn dùng cho học sinh kiến trúc, xây dựng tạo lợi thế cạnh tranh tối đa cho
thương hiệu.
2. Mục tiêu Marketing cho xây dựng và phát triển thương hiệu
2.1. Kích thích nhu cầu:
Khơi dậy mối quan tâm đối với thương hiệu, ngay cả khi khách hàng chưa
biết đến sụ tồn tại của thương hiệu.
Thông báo cho khách hàng biết về thương hiệu và các lợi ích của nó khi họ
không hiểu rõ về thương hiệu và những lợi ích mà nó có thể mang lại.
2.2. Tối đa hoá sự thảo mãn của người tiêu dùng:
Thuyết phục khách hàng rằng các lợi ích của thương hiệu lớn hơn chi phí mà
họ bỏ ra và để đánh giá quyết định mua sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay đo lường
và đánh giá sự hài lòng của khách hàng còn gặp phải những khó khăn nhất định.
2.3. Nâng cao hình ảnh thương hiệu:
Tạo lòng tin đối với sản phẩm và thương hiệu khi khách hàng đã biết về sản
phẩm thương hiệu nhưng chưa hoàn toàn tin vào giá trị của thương hiệu. Để nâng
cao hình ảnh thương hiệu của V-light thì nhà quản trị Công ty có những bước đi
trong tiến trình xây dựng thương hiệu của mình thật sự hiệu quả.
II. Phương án hình thành chiến lược thương hiệu
1. Căn cứ xây dựng chiến lược
Lợi nhuận: lợi nhuận sẽ cao hơn vì khách hàng sẵn sàng trả một mức giá cao
hơn cho một thương hiệu nổi tiếng và sẽ giảm giá được chi phí quảng bá
thương hiệu.
Doanh số: có thể gia tăng bàng cách mở rộng thị trường.
Vị thế thương hiệu trên thương trường: điều này phụ thuộc vào nhận thức và
ấn tượng mà thương hiệu có thể tạo ra cho khách hàng.
2. Phương án hình thành chiến lược
Thường xuyên thu thập dữ liệu, cập nhật thông tin của thị trường, của đối
thủ cạnh tranh: các thông tin này có thể thu thập được từ:
Người tập sự hay nhân viên của đối thủ cạnh tranh.
Tư liệu, báo chí, ấn phẩm quảng cáo.
Hướng khách hàng : Đây là vấn đề trọng tâm, bởi lẽ ngày nay. trước sự
cạnh tranh thương hiệu khốc liệt của đối thủ cạnh tranh cùng sản xuất sản
phẩm, chiến thắng sẽ thuộc về doanh nghiệp noà có thể thoả mãn tối đa
mong muốn của khách hàng, khách hàng sẽ quyết định sự tồn tại của thương
hiệu đó.
III. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu
Với một thị trường ngày càng phát triển nhiều hàng hoá cạnh tranh khốc liệt
về chất lượng cũng như gía cả, phân phối thì ý nghĩa của thương hiệu càng trở nên
quan trọng và nó không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ giúp nhận biết và phân biệt trên
thị trường, mà còn đại diện cho tất cả toàn bộ những nhận thứccủa khách hàng khi
nghĩ về một cái tên của sản phẩm hoặc về Công ty trong tâm trí họ. Thương hiệu
cho phép Công ty bảo vệ hợp pháp những đặc điểm và/ hoặc hình thức đặc trưng,
riêng có của sản phẩm. Thương hiệu có thể được bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ,
đem lại tư cách hợp pháp cho người sỡ hữu thương hiệu. Tên gọi sản phẩm hoặc
dịch vụ có thể được bảo hộ thông qua việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Các quy
trình sản xuất có thể được bảo vệ thông qua các quy chế, giải pháp hữu ích. Bao bì,
kiểu dáng công nghiệp hoặc các bản quyền cho các câu hát, đoạn nhạc. Các quyến
sở trí tuệ này đảm bảo rằng công ty có thể đầu tư một cách an toàn cho thương
hiệu và thu lợi nhuận từ một tài sản đáng giá.
Khi những nhận thức của khách hàng càng tích cực về thương hiệu thì nó sẽ
tạo ra các giá trị vô hình rất lớn cho Công ty đó là:
Tăng hiệu năng và hiệu quả của chương trình tiếp thị
Tăng sự trung thành với thương hiệu.
Tăng giá bán / tỷ lệ lợi nhuận
Tăng khả năng mở rộng thương hiệu.
Tăng ảnh hưởng đối với kênh phân phối.
Tăng lợi thế cạnh tranh.
IV. Định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho
sản phẩm đèn Halogen của Công ty Bách Tuyến.
Thị trường sản xuất đèn Halogen cho học sinh và người làm việc hiện nay,
chủ yếu nhập ngoại rất nhiều sản phẩm chỉ có là của Trung Quốc và từ Nhật Bản,
nó có sự khác biệt về chật lượng và giá cả. Ở trong nước hiện nay thì sản phẩm của
đèn Rạng Đông cũng được biết đến nhưng chưa nhiều. Công ty Bách Tuyến là
Công ty sản xuất đi sau thị trường của Rạng Đông, nhưng từ việc phân tích nhu cầu
và thương hiệu hiện có thì Công ty đã có những hướng đi cho mình cụ thể bằng
chiến lược. Tuy nhiên việc hoạch định một chiến lược thương hiệu có ảnh hưởng
đến toàn bộ hoạt động sản xuất của Công ty, chiến lược hoạch định sai lệch có thể
ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất của Công ty đến chỗ mất hết tất cả.
Trong phạm vi giới hạn của sự hiểu biết về công tác Marketing tại Công ty Bách
Tuyến, thiết nghĩ đẻ có thể hoạch định một chiến lược cho Marketing cho thương
hiệu hiệu quả, bất kỳ công ty nào cũng vậy phải thực hiện theo những trình tự các
bước sau đây :
1. Xây dựng các thành phần thương hiệu
1.1.Tên và logo thương hiệu:
1.1.1. Tên:
Cái tên là mũi dùi đầu tiên trong trận chiến giành giật sự lựa chọn của khách
hàng và bạn phải được trang bị kỹ để giành được ưu thế ngay từ đòn phủ đầu…
Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, tên nhãn hiệu là thành tố cơ bản vì nó
thường là yếu tố chính hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và
tinh tế. Tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm/dịch vụ trong
nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng. Vì thế, tên nhãn hiệu là một yếu tố quan
trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy
nhãn hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm/dịch vụ trong những tình
huống mua hàng.