Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

sáng kiến đề xuất giải pháp hữu ích góp phần nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.1 KB, 4 trang )

Mẫu số 02/ĐN-SK

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
VÀ HĐND TỈNH CÀ MAU
VĂN PHÒNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Cà Mau, ngày 09 tháng 11 năm 2013
BÁO CÁO
NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
---------------------------- Tên sáng kiến: Đề xuất giải pháp hữu ích góp phần nâng cao chất lượng
soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân.
- Những người thực hiện:
+ Nguyễn Sơn Ca, Trưởng Ban pháp chế HĐND tỉnh;
+ Phạm Thị Ngọc, Phó phòng công tác HĐND thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH
và HĐND tỉnh.
- Thời gian triển khai thực hiện: Từ ngày: 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013.
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến, giải pháp hữu ích:
Nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)
của HĐND là một yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cơ quan Nhà
nước, góp phần từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nước nhà.
Thời gian qua, việc soạn thảo, ban hành văn bản QPPL của HĐND trên địa bàn
tỉnh về cơ bản đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, kịp thời cụ thể hóa các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho các cấp, các ngành,
các doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh thực hiện tốt
quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình; tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các
tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động
của các cơ quan tổ chức, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở
địa phương.


Tuy nhiên, việc soạn thảo, ban hành văn bản QPPL của HĐND trên địa bàn tỉnh
vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: chưa tuân thủ đúng quy trình, thủ tục trong quá
trình soạn thảo, ban hành văn bản QPPL; chất lượng Chương trình lập quy hàng năm
của HĐND tỉnh chưa cao; năng lực “dự báo” của một số cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh vẫn còn hạn chế; việc ban hành văn bản ngoài chương trình xây dựng, ban
hành văn bản QPPL hàng năm của HĐND tỉnh còn nhiều. Chất lượng soạn thảo một
số văn bản QPPL chưa đáp ứng yêu cầu; công tác tổ chức lấy ý kiến dự thảo văn bản
QPPL trong một số trường hợp còn mang tính hình thức; việc gửi thẩm định một số


văn bản chưa đảm bảo thời gian và hồ sơ thủ tục, chất lượng thẩm định chưa cao; quy
trình cũng như kỹ thuật soạn thảo, trình bày một số nghị quyết chưa khoa học và hợp
lý, một số quy định còn chung chung, thiếu chi tiết và giải pháp khả thi, chưa chú
trọng đến các điều kiện đảm bảo thi hành trong thực tế; công tác kiểm tra, rà soát, hệ
thống hóa văn bản QPPL của một số cơ quan chuyên môn chưa đạt yêu cầu, chưa kịp
thời phát hiện những văn bản “nguồn” là căn cứ ban hành của văn bản QPPL đã được
sửa đổi, bổ sung, thay thế để có hướng xử lý, sửa đổi, bổ sung văn bản QPPL của
HĐND tỉnh một cách kịp thời, có hiệu quả…
Trước yêu cầu ngày càng cao của việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật và tăng
cường pháp chế XHCN; việc ban hành văn bản QPPL của HĐND các cấp cấp nói
chung, của HĐND tỉnh nói riêng đòi hỏi phải được quan tâm đặc biệt, để vừa đảm bảo
tính chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật nước nhà, vừa đảm bảo tính
khả thi và hiệu lực, hiệu quả. Việc tìm kiếm giải pháp góp phần nâng cao chất lượng
soạn thảo, ban hành văn bản QPPL của HĐND là rất cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu nói trên, ngay từ đầu năm, các tác giả đã triển khai nhiều
công việc như: tham gia đóng góp ý kiến vào các quá trình dự kiến chương trình lập
quy của HĐND tỉnh; tham gia soạn thảo, góp ý, thẩm tra các dự thảo văn bản QPPL
của HĐND tỉnh; thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra, rà soát văn bản QPPL của HĐND
tỉnh theo quy định... Quá trình thực hiện nhiệm vụ, các tác giả nhận thấy cần thiết phải
phối hợp tổ chức Hội thảo chuyên đề về: “Nâng cao chất lượng công tác soạn thảo,

ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân”, với mục đích tìm
kiếm sự đồng thuận cao của các cơ quan, đơn vị có liên quan để trao đổi, tìm kiếm
giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác soạn thảo, ban hành văn
bản QPPL của HĐND nói chung, của HĐND tỉnh Cà Mau nói riêng.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Giải pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Nâng cao chất lượng công tác soạn
thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân” được triển
khai trong vi tỉnh Cà Mau.
3. Mô tả sáng kiến:
Giải pháp hữu ích được Thường trực HĐND tỉnh đồng ý đưa vào Chương trình
công tác quý III năm 2013 và giao cho Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì, phối
hợp với Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổ chức.
Để thực hiện đề tài, các tác giả đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện
và triển khai nhiều công việc; có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các thành viên,
cụ thể như sau:
- Đồng chí: Nguyễn Sơn Ca: nghiên cứu, đề xuất với Thường trực HĐND tỉnh
về ý tưởng tổ chức Hội thảo; thiết kế nội dung, chương trình của cuộc Hội thảo; chủ
trì, phối hợp với Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và các sở, ngành liên quan
chuẩn bị nội dung; tổ chức chỉ đạo, phối hợp chuẩn bị về thời, địa điểm Hội thảo;
kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong soạn thảo các bài phát biểu đề dẫn, bài
2


tham luận, thảo luận theo nội dung dự kiến. Chủ trì Hội thảo; phát biểu đề dẫn và phát
biểu kết thúc hội thảo.
- Đồng chí: Phạm Thị Ngọc: trực tiếp dự thảo bài phát biểu đề dẫn; phối hợp,
đôn đốc các tổ chức, cá nhân có liên quan chuẩn bị các công việc cần thiết; tiếp nhận
các bài viết gửi đến, kiểm tra và đề xuất hướng xử lý; dự kiến chương trình Hội thảo;
dự toán kinh phí tổ chức Hội thảo; tổng hợp, báo cáo kết quả Hội thảo…
Hội thảo được tổ chức với thành phần tham dự gồm có đại diện lãnh đạo, cán

bộ chuyên môn về công tác văn bản của các sở, ngành cấp tỉnh, thường trực HĐND,
lãnh đạo UBND, phòng tư pháp… các huyện và Thành phố Cà Mau. Số lượng đại
biểu mời tham dự khoảng 90 người.
Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thảo: thời gian 01 buổi, địa điểm tại Hội
trường UBND tỉnh.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Các tác giả trực tiếp chỉ đạo, phối hợp thực hiện. Hội thảo đã được triển khai
thực hiện đúng như Kế hoạch dự kiến; được chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ từ khâu chuẩn
bị nội dung, thiết kế chương trình, thông qua Thường trực HĐND tỉnh đến khi diễn ra
Hội thảo. Đặc biệt là có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ và hiệu quả của Trưởng các
ban HĐND tỉnh, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và các sở, ngành hữu
quan.
Tham dự Hội thảo có 64 đại biểu, gồm đại diện Thường trực HĐND, các Ban
của HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; đại diện Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh Cà Mau; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh; đại diện Thường trực
HĐND, Ban Pháp chế HĐND, lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND; Trưởng phòng
Tư pháp các huyện, thành phố trong tỉnh.
Sau khi tuyên bố lý do và khai mạc, Hội nghị đã nghe Báo cáo đề dẫn của Ban
Tổ chức Hội thảo, 09 bài tham luận tham luận, 04 ý kiến phát biểu của đại diện
Thường trực HĐND tỉnh, đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh và Thường trực
HĐND và UBND các huyện, thành phố.
Tại Hội thảo có nhiều đại biểu đã tích cực và mạnh dạn phát biểu, phản ánh,
nêu lên những tâm tư, tình cảm cũng như phân tích, đề xuất những vấn đề rất lý thú về
nội dung, giải pháp và kiến nghị xung quanh chủ đề “Nâng cao chất lượng công tác
soạn thảo, ban hành văn bản QPPL của HĐND”. Ban Tổ chức đã ghi nhận nhiều ý
kiến trao đổi, phản ánh, kiến nghị chân thành và thiết thực của đại biểu. Đã có 42 đề
xuất về giải pháp và những kiến nghị được Ban Tổ chức ghi nhận xung quanh vấn đề
làm thế nào để góp phần nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản QPPL của
HĐND nói chung và của HĐND tỉnh Cà Mau nói riêng.
5. Đánh giá về phạm vị ảnh hưởng của sáng kiến, giải pháp hữu ích:

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng tích cực của các cơ quan,
đơn vị, địa phương trong tỉnh. Từ thực trạng và kết quả đạt được, đại biểu dự thảo đều
3


mong muốn tiếp tục nâng cao nhận thức và thực hiện có hiệu quả ngày càng cao hơn
trong việc soạn thảo, ban hành văn bản QPPL nói chung và của HĐND nói riêng;
nhận thức rõ hơn vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn bản QPPL trong quản lý,
điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Các cơ quan, đơn vị trong tỉnh qua cuộc Hội thảo này đã có dịp trao đổi, thảo
luận, nhìn nhận rõ hơn về thực trạng, có cơ hội bày tỏ quan điểm, nêu lên những khó
khăn, vướng mắc, kinh nghiệm của mình trong công tác soạn thảo, ban hành văn bản
QPPL của HĐND; đề xuất những kiến nghị, phản ánh góp phần vào việc tìm kiếm
giải pháp nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản QPPL của HĐND.
Ban tổ chức Hội thảo qua đó đã thu thập được nhiều thông tin, kinh nghiệm quý
trong lĩnh vực công tác văn bản, từ đó ứng dụng vào thực tiễn công tác soạn thảo, ban
hành văn bản QPPL của HĐND tỉnh Cà Mau thời gian tới.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Những đề xuất về giải pháp và kiến nghị từ Hội thảo cần được phổ biến và ứng
dụng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị theo chức
năng, nhiệm vụ của Thường trực, các ban HĐND tỉnh và các cơ quan, đơn vị hữu
quan. Các địa phương, đơn vị cần thường xuyên tổ chức các cuộc Hội thảo tương tự,
góp phần tìm kiếm giải pháp mới, hiệu quả, thiết thực nhất để không ngừng nâng cao
chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản QPPL của HĐND.
Ý kiến xác nhận
của Thủ trưởng đơn vị

Đại diện các tác giả

Nguyễn Sơn Ca


4



×