Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

sáng kiến thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.71 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Cà Mau, ngày 25 tháng 01 năm 2014

BÁO CÁO SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC

- Tên sáng kiến, giải pháp công tác: Thực hiện chính sách đối với đồng
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Họ và tên người thực hiện: Triệu Quang Lợi, Nguyễn Cẩm Tú
- Thời gian đã triển khai thực hiện: từ năm 2011 – 2013.
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến, giải pháp công
tác:
Nhằm để giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số ổn định về nơi ở, điều kiện sản
xuất, đi lại, học hành, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc cả
về ngôn ngữ, chữ viết, lễ, tết, bảo tồn phong tục tập quán về mai táng người quá cố
bằng hình thức hỏa táng, tín ngưỡng thờ cúng, nâng cấp, sửa chữa các điểm Chùa,
Salatel, xây dựng mới các điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng tạo điều kiện vốn,
con giống, ứng dụng khoa học kỹ thuật để đồng bào tạo ra của cải vật chất cho gia
đình và xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần từng bước giảm nghèo bền


vững, trong điều kiện kinh tế toàn cầu đang khủng hoảng tác động không nhỏ đến
đời sống xã hội nói chung và nước ta nói riêng; trong đó nhân dân lao động gặp rất
nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt là hộ nghèo và đồng bào dân
tộc thiểu số càng gặp nhiều khó khăn hơn, đây là thời điểm nhạy cảm rất dễ bị các
thế lực thù địch kích động, xuyên tạc, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Vì vậy, việc thực hiện tốt chính sách dân tộc và chính sách an sinh xã hội là vấn đề
quan trọng, góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Việc thực hiện các chính sách dân tộc như: xây dựng cơ sở hạ tầng điện,


đường, trường trạm đối với các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135; hỗ
trợ đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
đời sống khó khăn chưa có đất ở, không có đất sản xuất và chưa có việc làm ổn
định, theo tinh thần Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt, theo tinh thần Quyết định số 1592/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ; chính sách về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
được thực hiện trong toàn tỉnh Cà Mau; chính sách định canh, định cư, theo tinh
thần Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chính sách hỗ trợ
trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo theo tinh thần Quyết định số
102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện tại những đơn vị hành
chính khó khăn, xã bãi ngang ven biển của tỉnh.

3. Kết quả, hiệu quả mang lại:
2


Trên cơ sở giải pháp của bản thân đã tham mưu UBND tỉnh triển khai, thực
hiện đạt kết quả tốt các chương trình, chính sách, dự án, đề án trong vùng đồng bào
dân tộc thiểu số như: Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các công trình hạ tầng đã
xây dựng được nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, cầu và đầu nối với đường
ở những nơi bức xúc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các tuyến huyết mạch
nối liền xã, ấp nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hóa, tạo điều kiện cho
con em đến trường được thuận lợi; góp phần nâng cao đời sống của nhân dân nói
chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, tạo sự chuyển biến tích cực trong
phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn những xã đặc biệt khó khăn của tỉnh làm cho
bộ mặt nông thôn ngày càng được khởi sắc;
Đề xuất giải pháp cho UBND tỉnh trong việc phối hợp với các sở, ngành có
liên quan khảo sát tình hình thực tế đời sống của đồng bào từ đó đã nắm bắt được
tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng của đồng bào để phản ánh với các cấp có
thẩm quyền quan tâm thực hiện các chính sách đối với vùng có đông đồng bào dân

tộc; đồng thời tiến hành rà soát nhu cầu thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống
của đồng bào như: điện, đường, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng (Salatel), lò hỏa
táng; từ đó xây dựng các Kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện; bên cạnh đó còn
tham mưu đề xuất xây dựng các văn bản, giải pháp thực hiện trình các cấp lãnh đạo
phê duyệt cho chủ trương đầu tư; tham mưu đề xuất và thực hiện việc chọn điểm
đầu tư, khảo sát định vị mặt bằng, chọn mô hình, tham mưu trong việc giải trình
các biện pháp bảo vệ trong việc thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường
của công trình xây dựng và các bước chuẩn bị đầu tư để thực hiện 07 lò hỏa táng
cho vùng đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn từ năm 2012 - 2014 với tổng nguồn
3


vốn đầu tư được phê duyệt là 14.900 triệu đồng. Đến thời điểm này đã tổ chức khởi
công xây dựng 06/07 lò, hoàn thành đưa vào sử dụng 05/06 lò với nguồn vốn đã
giải ngân 10.600 triệu đồng; khảo sát, định vị mặt bằng, tham mưu các thủ tục
chuẩn bị đầu tư để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật
xây dựng Salatel cho vùng đồng bào dân tộc Khmer tổng số 08 Salatel, với nguồn
vốn được duyệt là 14.965,295 triệu đồng; trong đó vốn xây lắp 12.007,038 triệu
đồng còn lại là chi phí tư vấn, quản lý dự án, dự phòng và chi phí khác, xây dựng
kế hoạch đấu thầu, chuẩn bị các điều kiện để khởi công xây dựng;
Nghiện cứu đề xuất giải pháp thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất bằng các
hình thức vận động người thân, gia đình và xóm ấp bán đất giá rẻ phù hợp với số
tiền được Nhà nước hỗ trợ, đề xuất giải pháp thủ tục quyết toán bằng hình thức bên
chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng làm giấy chuyển nhượng, có xác nhận
của những người lân cận và chính quyền địa phương, không thực hiện quyết toán
bằng hình thức chủ quyền đất; vận động chuộc lại đất đã cầm cố, thế chấp bắng
hình thức quyết toán là mua đất sản xuất để đảm bảo không trái với Quyết định số
74/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đề xuất giải pháp mua đất tập trung
để giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó
khăn; bước đầu đã đạt kết quả khả quan, trong những năm 2009, 2010 việc triển

khai thực hiện chính sách này còn nhiều khó khăn bất cập, do đó dẫn đến tình trạng
giải ngân nguồn vốn chậm và tồn đọng khá lớn, sau khi tìm ra những giải pháp như
đã nêu trên góp phần giải ngân nguồn vốn nhanh với tổng nguồn vốn thực hiện
trong 03 năm qua là 42.991 triệu đồng; trong đó đã hỗ trợ về đất ở cho 493 hộ, với
số tiền 4.930 triệu đồng; hỗ trợ giải quyết đất sản xuất cho 201 hộ, với số tiền
4


2.010 triệu đồng; đào tạo nghề cho 551 lao động, với số tiền 1.653 triệu đồng; hỗ
trợ mua sắm dụng cụ, máy móc cho 1.261 hộ, với số tiền 3.783 triệu đồng. Bên
cạnh đó, Ngân hàng chính sách xã hội cũng đã giải ngân nguồn vốn vay là 14.061
triệu đồng; mua 46 khu đất tập trung tổng diện tích 837.076,8 m 2, với số tiền
30.615 triệu đồng, các khu đất mua được đa số nằm ở những vị trí tương đối thuận
lợi cho việc ở và sản xuất của đồng bào; đồng thời đề xuất giải pháp triển khai thực
hiện thí điểm cấp đất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở và sản xuất, giải pháp về
giải quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo khi được hỗ trợ đất ở;
tiến hành xây dựng Kế hoạch lộ trình, trình UBND tỉnh phê duyệt để các huyện
triển khai thực hiện việc cấp đất từ nay đến cuối năm 2014; đề ra giải pháp truyền
nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số được áp dụng thực hiện có hiệu quả góp phần
đào tạo nghề cho người lao động nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng,
trong những năm qua đã truyền nghề và đào tạo nghề cho hơn 700 lao động là
người dân tộc thiểu số đã tạo được công ăn việc làm cho người lao động;
Đề xuất giải pháp tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện phối hợp với các
sở có liên quan triển khai thực hiện nguồn vốn hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và xây dựng Kế hoạch triển khai thực
hiện bằng hình thức khoan giếng nước phân tán và hỗ trợ cuốn chiếu đối với các
địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhằm giải quyết tận gốc việc
thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô cho hộ đồng bào cải thiện điều
kiện sinh hoạt cho hơn 1.000 hộ dân cư sinh sống rãi rác trên địa bàn vùng xa xôi
hẻo lánh của tỉnh góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội trong tỉnh, giải


5


quyết tận gốc tình trạng hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn
không có nước hợp vệ sinh để sinh hoạt và sản xuất;
Bên cạnh đó đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các giải pháp để thực
hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm
2015, theo tinh thần Quyết định số 352/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng
Chính phủ. Từ những giải pháp của bản thân như đã nêu trên góp phần cải thiện
đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số và giảm tỷ lệ hộ nghèo
trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm từ 2 - 3%.
Ngoài ra, bản thân còn phối hợp với các sở, ban , ngành tìm ra giải pháp
thực hiện tốt các chương trình phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy về công tác vận
động đồng bào thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; phối hợp với Tỉnh đoàn trong việc tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên
là người dân tộc thiểu số và xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn Hội trong vùng đồng bào
dân tộc thiểu số vững mạnh, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn - hội - đội;
phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh trong việc giám sát, phản
biện các vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; phối hợp với Sở Khoa học và
Công nghệ trong việc đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu; phối hợp với Sở Y tế về chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, xây dựng mạng lưới y
tế cơ sở, phòng chống HIV, ma túy… phối hợp với Đảng ủy xã Thanh Tùng trong
việc xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh; góp phần phát triển kinh tế
- xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh ở địa bàn.
6



* Tóm lại: Trong công tác tôi luôn nỗ lực phấn đấu, học tập và rèn luyện,
nâng cao kiến thức; tích cực chủ động, tham mưu đề xuất các giải pháp được áp
dụng trong việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc có hiệu
quả với sự quyết tâm cao trước công việc được giao, bản thân tôi đối chiếu mức độ
là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được tập thể và lãnh đạo phân công. Góp phần
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
4. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của giải pháp:
Qua những kết quả đạt được nêu trên, cho thấy giải pháp thực hiện chính
sách dân tộc của bản thân có phạm vi ảnh hưởng trong toàn tỉnh; góp phần cùng
với các ngành, các cấp trong việc thực hiện ổn định nơi ở và sản xuất cho đồng bào
dân tộc thiểu số, tạo công ăn việc làm, cải thiện điều kiện sinh hoạt và đời sống để
giúp đồng bào có cuộc sống ngày càng được tốt hơn, rút ngắn khoảng cách giàu
nghèo trong cộng đồng các dân tộc, tạo thuận lợi trong việc giúp đỡ lẫn nhau trong
cuộc sống, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trao đổi học tập kinh nghiệm
sản xuất và các điều kiện sinh hoạt khác.
5. Kiến nghị, đề xuất:
Lãnh đạo các cấp cần quan tâm hơn nữa trong việc thực hiện các chính sách
an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt là đồng bào dân tộc
Khmer vì hiện nay tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và
đồng bào dân tộc Khmer nói riêng còn khá cao, việc giảm nghèo hiện nay chưa
thật sự bền vững, tỷ lệ tái nghèo vẫn còn cao.

7


Phân bổ nguồn vốn thực hiện các Chương trình, chính sách dân tộc cần đồng
bộ giữa vốn ngân sách hỗ trợ và vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội đối với
những chính sách có phối hợp nguồn vốn.
Tăng cường nguồn vốn cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất và các nguồn vốn
vay ưu đãi khác để phối hợp tăng mức vốn cho hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu

số vay đồng thời giao cho chính quyền địa phương chỉ đạo ngành chuyên môn
hướng dẫn phương pháp chăn nuôi, trồng trọt, các mô hình kết hợp giữa chăn nuôi,
trồng trọt và dịch vụ đầu ra để tạo điều kiện cho hộ bảo lưu được nguồn vốn vay
vừa đảm bảo được sinh hoạt gia đình vừa có điều kiện tích lũy dần trả nợ vay.
Tăng cường chỉ đạo UBND các huyện có đất rừng kết hợp đất sản xuất đẩy
nhanh tiến độ quy hoạch, điều chỉnh, thu hồi đất đối với những đơn vị tự túc để cấp
đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không có đất ở, đất sản xuất để
sản xuất.
Xây dựng một số chính sách mang tính đặc thù của tỉnh để hỗ trợ cho con
em hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số đi học không thuộc diện
xã đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Chính sách dân tộc hiện nay thực hiện còn manh mún, chồng chéo. Vì vậy,
lãnh đạo các cấp cần xem xét đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nên chọn những vấn
đề bức xúc nhất đầu tư trước, những vấn đề kế tiếp sẽ đầu tư sau, không nên đầu tư
dàn trãi như đã qua dẫn đến tình trạng thực hiện hiệu quả không cao.

8


Cần đưa ra bàn bạc, thảo luận trong việc xây dựng các văn bản pháp luật về
điều chỉnh đất đai từ các nông, lâm trường quản lý sử dụng để địa phương có
nguồn quỹ đất cấp đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào.
Ban hành các chủ trương, chính sách về đất ở, đất sản xuất mang tính chất
đặc thù cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là việc cấp chủ quyền, việc
chuyển đổi hình thức sử dụng đất từ đất vườn, đất sản xuất sang đất ở và đất từ các
dự án treo để điều chỉnh quỹ đất cấp cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Xác nhận

Đồng sáng kiến


Triệu Quang Lợi
Nguyễn Cẩm Tú

9



×