Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

sáng kiến một số giải pháp chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.94 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đầm Dơi, ngày 29 tháng 11 năm 2013

BÁO CÁO
NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: Một số giải pháp chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chuyên
trách và công chức cấp xã.
- Họ và tên: TỐNG HOÀNG HẢI, sinh ngày 03 tháng 09 năm 1958
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 01 tháng 01 năm
2013 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013

1


1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
(Cần nêu sơ lược những hạn chế về năng lực, trình độ của CB, CC cấp
xã đã qua và nêu ý tưởng nẫy sinh ra giải pháp mới) Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc, cán bộ tốt, công việc sẽ tốt và ngược lại. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ
cán bộ phải được chuẩn hóa về mọi mặt, trình độ, năng lực, phẩm chất đạo
đức, lối sống…
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, có phẩm chất
đạo đức tốt, luôn tận tụy với công việc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc,
phục vụ nhân dân. Mà nhất là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, đây là một việc làm
hết sức cần thiết, cần phải được thực hiện lâu dài, phải có những chính sách,
có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thu hút hợp lý, đúng đối tượng,
nhu cầu, mục đích.
2. Phạm vi triển khai thực hiện
Triển khai, quán triêt sâu rộng trong toàn Đảng bộ huyện.


3. Mô tả sáng kiến
Một là: Chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành rà soát, đánh giá, nhận xét
thực trạng cán bộ hiện có về trình độ, lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp
vụ; mức độ hoàn thành nhiệm vụ, khả năng, triển vọng phát triển…những
đồng chí nhiều năm liền không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm
vụ không cao, trình độ năng lực yếu, không có triển vọng phát triển, thì tùy
theo từng trường hợp cụ thể mà có đề xuất giải quyết chính sách cho hợp lý.
2


Hai là: Trên cơ sở nhận xét, đánh giá cán bộ, tiến hành xây dựng quy
hoạch cán bộ theo từng chức danh cụ thể, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ; ưu tiên đưa vào quy hoạch, đào tạo những con em gia đình có
truyền thống cách mạng, nữ, người dân tộc thiểu số.
Ba là: Thực hiện tốt công tác tuyển dụng cán bộ mới, ưu tiên con em là
người của quê hương đã tốt nghiệp các Trường Cao đẳng, Đại học. Không
tuyển dụng những người chưa qua đào tạo chuyên môn (thấp nhất, phải có
Bằng tốt nghiệp Trung cấp mới được xem xét tuyển dụng khi có yêu cầu).
Bốn là: Điều chỉnh, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ một
cách hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường công tác. Phát huy đúng mức
trách nhiệm của người đứng đầu.
Năm là: Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho
đội ngũ cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập, rèn
luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức lối sống, luôn phấn đấu hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
Sáu là: Thực hiện tốt công tác đánh giá, phân tích chất lượng tổ chức cơ
sở đảng và đảng viên hàng năm; thường xuyên kiểm tra, giám sát; kịp thời
khen thưởng, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích tốt, đồng thời
có kế hoạch giúp đở những tập thể, cá nhân yếu kém và xử lý kỷ luật nghiêm
minh đối với tập thể và cá nhân có vi phạm kỷ luật.

4. Kết quả, hiệu quả mang lại
3


Từ khi bản thân đưa ra những giải pháp, sáng kiến đến nay đã đạt được
hiệu quả khá cao, cụ thể như sau:
- Huyện Đầm Dơi có 15 xã và 1 thị trấn. Trong đó có: 08 đơn vị xã loại
I, 07 đơn vị xã và thị trấn loại II. Thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP
ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ, biên chế cấp xã theo quy định là:
382 biên chế. Trong đó: Cán bộ chuyên trách 191 người; hiện có 342 cán bộ.
Trong đó: CBCT là 177 người (vì có bố trí 14 người Bí thư, phó Bí thư Đảng
ủy kiêm Chủ tịch HĐND), CBCC là 165 người, còn khuyết 26 CBCC.
- Về công tác quy hoạch cán bộ: Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW,
ngày 30 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 22- HD/BTCTW,
ngày 21 tháng 10 năm 2008 của Ban Tổ chức Trung ương, Hướng dẫn số 09HD/BTCTU, ngày 26 tháng 11 năm 2008 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, về công
tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất
nước. Các xã, thị trấn đã tiến hành quy hoạch cán bộ giai đoạn 2015 - 2020 và
những năm tiếp theo, đơn vị ít nhất là 32 người, đơn vị cao nhất là 42 người.
So với quy hoạch cán bộ giai đoạn 2010 - 2015 đã được tăng lên đáng kể cả về
số lượng và chất lượng.
Tổng số chung các bộ các xã, thị trấn đưa vào quy hoạch là: 599/448
người, tăng 33,70% . Trong đó cán bộ nữ 109/ 77 người, tăng 41,55% so với
quy hoạch nhiệm kỳ trước.

4


- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Trên cơ sở quy hoạch cán bộ,
chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, theo
từng chức danh cán bộ cụ thể. Từ đó, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ

chuyên trách và cán bộ công chức các xã, thị trấn luôn được nâng lên đáng kể.
+ Đối với cán bộ chuyên trách: Về trình độ học vấn: Trung học cơ sở:
36 đồng chí, so với năm 2010 giảm 24 đồng chí, giảm 50%; Trung học phổ
thông: 141 đồng chí, so với năm 2010 tăng 47 đồng chí, tăng 54,94%; Trình
độ chính trị: Trung cấp và cao cấp: 136 đồng chí, so với năm 2010 tăng 29
đồng chí, tăng 27,10%; Trình độ chuyên môn: Trung cấp: 60 đồng chí, so với
năm 2010 tăng 29 đồng chí, tăng 130,7%; Đại học: 40 đồng chí, so với năm
2010 tăng 12 đồng chí, tăng 42,85%.
+ Đối với cán bộ công chức: Về trình độ học vấn: Trung học cơ sở: 3
đồng chí, so với năm 2010 giảm 9 đồng chí, giảm 200%; Trung học phổ
thông: 162 đồng chí, so với năm 2010 tăng 98 đồng chí, tăng 153,12%; Trình
độ chính trị: Trung cấp và cao cấp: 56 đồng chí, so với năm 2010 tăng 25 đồng
chí, tăng 80,64%; Trình độ chuyên môn: Trung cấp: 103 đồng chí, so với năm
2010 tăng 54 đồng chí, tăng 110,2%; Cao đẳng, Đại học: 54 đồng chí, so với
năm 2010 tăng 41 đồng chí, tăng 315,38%.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Qua thực hiện những giải pháp, sáng kiến của bản thân nêu trên, bước
đầu đã đem lại những kết quả đáng kể, được cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ
5


chức đoàn thể cấp xã đánh giá cao, tích cực triển khai thực hiện. Do đó, những
giải pháp nêu trên có thể nhân rộng đến các huyện, Thành phố Cà Mau.
6. Kiến nghị, đề xuất
Đối với cấp tỉnh, hàng năm nên ưu tiên dành phần kinh phí thỏa đáng
cho việc thực hiện chính sách thu hút nhân tài về công tác cấp xã, công tác đào
tạo cán bộ cấp xã và giải quyết chính sách cho một số cán bộ cấp xã chưa đủ
tuổi nghỉ hưu nhưng do trình độ năng lực kém, không có đủ điều kiện để đưa
đi đào tạo.
Trường Chính trị tỉnh cần nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức,

chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn và mục tiêu đào tạo từng
chức danh của cán bộ ở cơ sở.
Đối với cấp huyện, chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch cán bộ
lãnh đạo, quản lý theo từng chức danh giai đoạn 2015 – 2020 và những năm
tiếp theo và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đúng theo tinh thần Hướng
dẫn của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Chỉ đạo cho Trung Tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Trung Tâm giáo dục
thường xuyên huyện, phải có kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng và kết hơp với các trường trong và ngoài tỉnh mở các lớp đào tạo, bồi
dưỡng theo yêu cầu thực tế của đội ngũ cán bộ cơ sở.
Hàng năm, huyện cần ưu tiên dành một phần kinh phí thỏa đáng cho
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã.
6


Cấp ủy huyện phải tập trung chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng xã,
thị trấn, trong sạch, vững mạnh, lấy hiệu quả hoạt động của Hệ thống chính trị
ở cơ sở làm thước đo kết quả công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện.
Cấp ủy cơ sở, nhất là người đứng đầu, phải luôn xác định xây dựng
Đảng là nhiệm vụ then chốt, công tác cán bộ là then chốt, của nhiệm vụ then
chốt. Phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, đảm bảo về chất
lượng; xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, phải thật sự là
nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở và là cầu nối giữa Đảng với
nhân dân.

Ý kiến xác nhận của

Người báo cáo sáng kiến

Thủ trưởng đơn vị


Tống Hoàng Hải

7



×