Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác truyền thông giáo dục về dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HỒNG HOA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CƠ SỞ LÀM CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC
VỀ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH - TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HỒNG HOA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CƠ SỞ LÀM CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC
VỀ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH - TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hợi

NGHỆ AN - Năm 2012



3

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn, tôi luôn nhận được sự
động viên khuyến khích, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo Trường Đại học
Vinh, gia đình, các đồng chí, đồng nghiệp.
Với tình cảm chân thành, tơi xin trân trọng cảm ơn Khoa sau Đại học, Khoa Giáo
dục - Trường Đại học Vinh; Các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Quản lý
Giáo dục K18 (2010-2012); Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ, Sở Y tế, Chi cục DSKHHGĐ, Cục Thống kê, Trung tâm Giáo dục - Truyền thông, Trung tâm CSSKSSKHHGĐ tỉnh Nghệ An; 20 Trung tâm Dân số -KHHGĐ, Trung tâm Tư vấn - Dịch vụ
SKSS/KHHGĐ tỉnh đã giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hợi,
người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong Ban Giám đốc Sở Y tế Nghệ An
đã quan tâm, tạo điều kiện để tôi theo học lớp Thạc sỹ Chuyên ngành Quản lý Giáo
dục tại Trường Đại học Vinh.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu, song luận văn
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các
thầy/cơ giáo trong Hội đồng chấm luận văn và những người quan tâm đến đề tài
"Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác truyền thông giáo
dục về DS-KHHGĐ, tỉnh Nghệ An".
Thành phố Vinh, tháng 8 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Hoa


4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU.............................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................5
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................5
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................5
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ..............................................6
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................6
8. Đóng góp của luận văn ...................................................................7
9. Cấu trúc của luận văn ....................................................................8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU.......................................................................................9
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ....................................9
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................9
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................11
1.1.3. Nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An ...............................................15
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN .......................................17
1.2.1. Cán bộ và đội ngũ cán bộ ...................................................17
1.2.2. Phát triển và phát triển đội ngũ cán bộ ......................17


5

1.2.3. Truyền thông – Giáo dục và Truyền thông về DSKHHGĐ ....................................................................................................19
1.2.4. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình .....................................20
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CƠ SỞ LÀM CÔNG TÁC TTGD VỀ DSKHHGĐ TỈNH NGHỆ AN .............................................................22
1.3.1. Sự cần thiết phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở làm

công tác TTGD về lĩnh vực Dân số-Kế hoạch hóa gia
đình tỉnh Nghệ An ...............................................................................22
1.3.2. Những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ cơ sở làm
cơng tác TTGD

về DS-KHHGĐ ....................................29

1.3.3. Mục đích, nội dung, phương pháp phát triển đội
ngũ cán bộ cơ sở làm công tác TTGD về DS - KHHGĐ
.........................................................................................................................31

1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ LÀM CÔNG TÁC
TTGD VỀ DS-KHHGĐ ....................................................................32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................34
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CƠ SỞ LÀM CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG


6

– GIÁO DỤC VỀ DÂN SỐ- KẾ HOẠCH HĨA GIA
ĐÌNH................................................................................... 35
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KT-XH TỈNH
NGHỆ AN........................................................................... 35
2.1.1.Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, xã hội .........................35
2.1.2. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Nghệ an.

35


2.2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ LÀM
CÔNG TÁC TTGD

VỀ DS-KHHGĐ ..............................37

2.2.1. Địa bàn khảo sát và mẫu nghiên cứu. ..........................37
2.2.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức cán bộ ..................................39
2.2.3. Về quy hoạch đội ngũ cán bộ ............................................60
2.3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC TTGD VỀ DSKHHGĐ CÁC CẤP ............................................................................60
2.3.1. Cấp tỉnh ........................................................................................60
2.3.2. Cấp huyện ...................................................................................62
2.2.3. Cấp xã: ..........................................................................................68
2.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ LÀM CÔNG
TÁC TTGD VỀ DS-KHHGĐ ........................................................72
2.4.1. Về tổ chức bộ máy ..................................................................72


7

2.4.2. Về quy hoạch đội ngũ cán bộ ............................................74
2.4.3. Về trình độ, chun mơn của cán bộ làm cơng tác
TTGD .........................................................................................................75
2.4.4. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ...........................................76
2.4.5. Về chế độ chính sách đối với cán bộ làm cơng tác
TTGD .........................................................................................................77
2.4.6. Về quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy,
chính quyền .............................................................................................78
2.5. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG .......................79

2.5.1. Thành công .................................................................................79
2.5.2. Hạn chế, bất cập .....................................................................81
2.5.3. Các vấn đề thực tiễn cần sớm được giải quyết đặt
ra từ kết quả nghiên cứu tại địa bàn khảo sát .....................82
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................84
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ LÀM CÔNG TÁC TTGD VỀ DSKHHGĐ TỈNH NGHỆ AN .............................................................86
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............86
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ................................86
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...............................86
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ................................86


8

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................86
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CƠ SỞ LÀM CÔNG TÁC TTGD VỀ DSKHHGĐ TỈNH NGHỆ AN .............................................................86
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng, chính
quyền về sự cần thiết phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở
làm công tác TTGD về DS tỉnh Nghệ An ................................86
3.2.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ
làm công tác TTGD các cấp ...........................................................88
3.2.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác TTGD
về DS-KHHGĐ ......................................................................................90
3.2.4. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả công
việc của đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác TTGD về DSKHHGĐ. ...................................................................................................92
3.2.5. Đảm bảo các điều kiện để đội ngũ cán bộ cơ sở làm
công tác TTGD về DS-KHHGĐ tỉnh Nghệ An phát huy

tốt vai trò của mình .............................................................................94
3.3. THĂM DỊ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI
CỦA CÁC GIẢI PHÁP .......................................................................97
3.3.1. Mục đích ......................................................................................97


9

3.3.2. Nội dung và phương pháp thăm dò ..............................97
3.3.3. Đối tượng, địa bàn thăm dò ...............................................98
3.3.4. Kết quả thăm dò ......................................................................98
3.3.5. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ................99
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.................................................. 101
KẾT LUẬN ...........................................................................................103
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................109


10

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của quá trình phát triển.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta ln coi trọng và hết sức quan tâm đến
công tác Dân số - Kế hoạch hố gia đình (DS-KHHGĐ). Nghị quyết số 04NQ/HNTW của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá
VII) ngày 14 tháng 01 năm 1993 về chính sách DS-KHHGĐ đã chỉ rõ: "Cơng
tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước,
là một trong những vấn đề kinh tế- xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố
cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và tồn
xã hội". [2]; Pháp lệnh Dân số cũng đã xác định: "Dân số là một trong những

yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước". [24]
Trải qua hơn 50 năm phấn đấu, cơng tác DS-KHHGĐ cả nước nói
chung, tỉnh Nghệ An nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng, đặc
biệt trong việc giảm mức sinh và nâng cao tuổi thọ, góp phần tích cực vào sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương. Đạt được thành cơng
đó, trước hết có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự
phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội, sự
hưởng ứng của toàn dân, sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ làm cơng
tác dân số, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác TTGD ở cơ sở, CTV trong
lĩnh vực Dân số.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác DS- KHHGĐ cả nước
nói chung và Nghệ An nói riêng đang đối mặt với nhiều thách thức cả về quy
mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư, tác động trực tiếp đến sự
phát triển bền vững của đất nước, địa phương. Nghệ An là tỉnh có quy mô dân


11

số lớn (thứ 4 cả nước) và đang có xu hướng tiếp tục tăng trong khi cả nước đã
đạt mức sinh thay thế. Mức sinh giảm nhưng chưa vững chắc và cịn cao, hiện
nay Nghệ An thuộc nhóm 10 tỉnh có mức sinh cao nhất cả nước. Một số vấn
đề mới xuất hiện như mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh đã ở mức báo
động, nếu khơng có giải pháp tích cực, sự mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ
đem lại những hệ lụy nặng nề, tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội. Cơ cấu
dân số đang có những biến đổi quan trọng, chuyển từ "cơ cấu dân số trẻ" sang
"cơ cấu dân số vàng" và xuất hiện "già hoá dân số". Chất lượng dân số mặc
dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế, đang là vấn đề hết sức được
quan tâm, nhất là xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước.[11]
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược Dân số - SKSS giai đoạn

2011 - 2020, góp phần thực hiện thành cơng các chỉ tiêu, mục tiêu của Nghị
quyết Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2011- 2015; Chiến lược phát triển KT –XH đất
nước và của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2020; đặc biệt là chủ động với
những thách thức mới đang đặt ra cho cơng tác dân số; địi hịi phải có các
giải pháp đồng bộ và thực thi có hiệu quả. Một trong những giải pháp quan
trọng hàng đầu trong cơng tác Dân số đó là tăng cường cơng tác TTGD về DS
-KHHGĐ cho các tầng lớp nhân dân; trong đó chú trọng cơng tác xây dựng,
củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác TTGD về dân số đủ
mạnh cả về số lượng và chất lượng, phát huy năng lực để thực hiện tốt nhiệm
vụ được giao. Bởi vì đây là lực lượng có vai trị rất quan trọng trong cơng tác
DS, là lực lượng trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân thực
hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác
Dân số.
Thực hiện chủ trương sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ, chức
năng, nhiệm vụ Dân số - KHHGĐ chuyển về Bộ Y tế nhằm thực hiện hiệu


12

quả hơn công tác Dân số trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, gắn kết
công tác Dân số và huy động sự tham gia của toàn ngành y tế trong triển khai
việc đảm bảo quy mô dân số hợp lý, cơ cấu dân số phù hợp và nâng cao chất
lượng dân số.
Ngày 29/1/2008, Chính phủ ban hành Quyết định số 18/2008/QĐ-TTg
của Thủ tướng chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DS- KHHGĐ thuộc Bộ Y tế. [35]
Ngày 25/4/2008, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch
số 03/2008/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy cơ quan y tế, trong đó có tổ chức DS-KHHGĐ cấp tỉnh, cấp huyện theo
Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ban hành

ngày 2/4/2008 về cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp
huyện. [27]
Ngày 14/5/2008, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 05/2008/TT-BYT
hướng dẫn chi tiết chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Chi cục DSKHHGĐ thuộc Sở Y tế, Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện, cán bộ TTGD về
DS là cán bộ sự nghiệp tại Trạm y tế xã và CTV DS-KHHGĐ thôn, bản. [28]
Theo đó, ngày 29/7/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
Quyết định số 38/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nghệ An,
trong đó nêu rõ: “Vị trí, chức năng của cán bộ chuyên trách DS xã: là viên
chức y tế” [ 51]
Tuy nhiên, đến nay đã hơn 4 năm nhưng đội ngũ CBCT dân số những
người trực tiếp làm công tác TTGD ở cơ sở vẫn chưa được tuyển dụng thành
viên chức y tế.
Chính vì thay đổi cơ cấu bộ máy tổ chức, nơi làm việc chưa ổn định và
có nhiều khó khăn, dẫn đến đội ngũ cán bộ làm công tác TTGD dân số ở cơ


13

sở thiếu ổn định, đội ngũ cán bộ TTGD cũ một số chuyển công tác, một số
phải thay thế do khơng cịn đủ tiêu chuẩn (trình độ, độ tuổi,...) thay vào đó là
đội ngũ cán bộ mới chưa tiếp cận được công việc và chưa được bổ sung các
kỹ năng, kiến thức về công tác TTGD. Vấn đề cấp thiết hiện nay ở cấp tỉnh,
huyện, xã là cần xác định các vấn đề ưu tiên, trong đó quan tâm ưu tiên làm
thế nào để quản lý nâng cao năng lực, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác
TTGD ở cơ sở; ưu tiên công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ TTGD ở
địa phương. Trên cơ sở đó có thể xây dựng được một chương trình đào tạo,
bồi dưỡng với hệ thống tài liệu phù hợp, đáp ứng được yêu cầu quản lý, đào
tạo cán bộ, đảm bảo cung cấp đúng và đủ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng
cho đội ngũ cán bộ các cấp.

Trong q trình chuyển đổi tổ chức bộ máy làm cơng tác Dân số,
đội ngũ cán bộ TTGD cấp xã được quan tâm đặc biệt vì đây là lực lượng
trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục tới người dân, cấp có
sự biến động nhất.
Với mong muốn góp phần lý giải thêm những nguyên nhân dẫn đến
thực trạng trên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ
cơ sở làm công tác Truyền thông – Giáo dục về Dân số - KHHGĐ tỉnh
Nghệ An” để nghiên cứu. Từ đó đề xuất những giải pháp và khuyến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác TTGD,
nâng cao hiệu quả thực tiễn của TTGD trong công tác Dân số - KHHGĐ.
Kết quả nghiên cứu “Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ làm
công tác Truyền thông – Giáo dục về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình” sẽ
đóng góp cơ sở khoa học cho việc kiện toàn mạng lưới CBCT, CTV TTGD
về DS ở cơ sở ổn định và phát triển một cách bền vững, nâng cao hiệu quả
trong tác DS - KHHGĐ nói chung và cơng tác TTGD nói riêng. Từ đó tạo cơ
sở thực tiễn đề xuất cho việc hồn thiện chính sách của Nhà nước đối với đội


14

ngũ CBCT, CTV làm công tác TTGD ở cơ sở cả nước nói chung và Nghệ An
nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác Truyền thông – Giáo dục
trong lĩnh vực Dân số - Kế hoạch hố gia đình, ở tỉnh Nghệ An.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác Truyền thông –
Giáo dục về Dân số - Kế hoạch hố gia đình.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác Truyền
thông – Giáo dục về Dân số - Kế hoạch hố gia đình tỉnh Nghệ An.
4. Giả thuyết khoa học
Có thể xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ TTGD ở cơ sở về Dân số đủ
về số lượng, nâng cao chất lượng, yên tâm công tác, nếu đề xuất và thực hiện
được các giải pháp có tính hệ thống, có cơ sở khoa học và tính khả thi trong
thực tiễn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ làm
công tác Truyền thông – Giáo dục ở cơ sở về lĩnh vực Dân số - Kế hoạch hoá
gia đình.
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ cơ
sở làm công tác TTGD về lĩnh vực DS-KHHGĐ ở tỉnh Nghệ An.
5.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở làm công
tác Truyền thông – Giáo dục về lĩnh vực Dân số - KHHGĐ ở tỉnh Nghệ An.


15

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng đội ngũ cán bộ đang làm công tác TTGD
về Dân số - KHHGĐ ở cơ sở và thăm dị tính cần thiết, khả thi của các giải
pháp đề xuất ở một số huyện, xã tỉnh Nghệ An mang tính đại diện cho các
vùng miền như: Nghĩa Đàn, Tương Dương (miền núi phía Tây), Quỳnh Lưu,
Thanh Chương (đồng bằng ), Thành phố Vinh, Cửa Lò (thành, thị).
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận, tham khảo các tài liệu
Bao gồm phân tích, thống kê, so sánh tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát
hoá các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu, các Quyết định, Chiến lược, Văn

kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước có liên quan đến phát triển
đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác TTGD trong lĩnh vực Dân số - KHHGĐ.
7.2. Phương pháp thu thập thông tin
Các số liệu phân tích được sử dụng từ các nguồn thu thập thông tin báo
cáo tổng hợp của 20 huyện, thành, thị nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Các biểu mẫu tổng hợp về số lượng, thực trạng đội ngũ cán bộ làm
công tác TTGD trong lĩnh vực Dân số - Kế hoạch hố gia đình.
- Các biểu mẫu tổng hợp về thực trạng và nhu cầu đào tạo đội ngũ cán
bộ Truyền thông – Giáo dục trong lĩnh vực Dân số - Kế hoạch hoá gia đình ở
cơ sở.
7.3. Phương pháp thảo luận nhóm
- 01 cuộc thảo luận nhóm tại cấp tỉnh, thành phần gồm: Lãnh đạo Sở Y
tế, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Nghiệp vụ y, Trung tâm TTGD SKSS; Chi
cục Dân số - KHHGĐ, lãnh đạo và cán bộ Phòng TTGD, Phòng Tổ chức
Tổng hợp, Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn DV DS/SKSS thuộc Chi cục Dân số KHHGĐ tỉnh.


16

- Tại 6 huyện khảo sát có tổ chức 03 cuộc thảo luận nhóm với các thành
phần tham gia như sau: Trưởng ban chỉ đạo công tác DS cấp huyện, phòng Y
tế; Trung tâm y tế, lãnh đạo, cán bộ TTGD của Trung tâm DS huyện; trưởng
trạm y tế xã; cán bộ làm công tác TTGD về Dân số một số xã trong huyện.
7.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Luận văn còn dựa trên kết quả phỏng vấn sâu trưởng trạm y tế xã, chủ
tịch hoặc Phó Chủ tịch xã là trưởng ban dân số xã về việc thực hiện nhiệm vụ
của cán bộ TTGD về Dân số xã và CTV dân số; Phỏng vấn lãnh đạo Giám
đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện về tổ chức bộ máy, cơ chế chính sách,
cơng tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ TTGD D về Dân
số - KHHGĐ.

7.5. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
- Phiếu hỏi ý kiến nhu cầu thông tin TTGD về Dân số - KHHGĐ của
Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện (6 huyện khảo sát);
- Phiếu khảo sát về nhu cầu đào tạo dành cho lãnh đạo Chi cục, Trưởng
phòng TC- TH - HC Chi cục DS-KHHGĐ; cán bộ làm công tác Truyền thông
- Giáo dục cấp tỉnh, huyện, xã 6 huyện, thành, thị khảo sát;
- Phiếu khảo sát về nhu cầu đào tạo và việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của cán bộ, CTV về TTGD về Dân số xã tại 6 huyện, thành, thị khảo sát.
7.6. Phương pháp xử lý thơng tin thống kê tốn học
- Thơng tin định lượng thu thập qua phiếu hỏi và biểu mẫu tổng hợp sẽ
được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS.
- Thơng tin định tính thu thập qua thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu và
ghi nhật ký sẽ được tiến hành phân tích, đưa ra các đánh giá để kết hợp với
các kết quả phân tích định lượng.
8. Đóng góp của luận văn
8.1. Về mặt lý luận


17

Phân tích làm rõ cơ sở lý luận của việc phát triển đội ngũ cán bộ cơ
sở làm công tác TTGD về lĩnh vực DS-KHHGĐ như một thiết chế giáo
dục xã hội với những đặc trưng của nó. Tiếp cận lý thuyết quản lý truyền
thông hiện đại vào việc TTGD tại cơ sở trong điều kiện hiện nay, đáp ứng
nhu cầu mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ TTGD ở cơ sở về Dân số - Kế
hoạch hoá gia đình.
8.2. Về mặt thực tiễn
Thực trạng đội ngũ cán bộ làm cơng tác TTGD về DS-KHHGĐ tỉnh
Nghệ An nói chung, các địa bàn nghiên cứu nói riêng như Nghĩa Đàn, Tương
Dương, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lị. Trên

cơ sở đó, tổng hợp và đánh giá việc phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở làm công
tác TTGD về DS-KHHGĐ. Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ làm
công tác TTGD về DS-KHHGĐ tại cơ sở có căn cứ khoa học và khả thi. Một
số giải pháp được ứng dụng trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ TTGD
trên địa bàn nghiên cứu.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu,
Phụ lục nghiên cứu, luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận của vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác
Truyền thông – Giáo dục về Dân số - Kế hoạch hố gia đình.
- Chương 3: Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở làm
công tác Truyền thông – Giáo dục về lĩnh vực DS-KHHGĐ, tỉnh Nghệ An.


18

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Thế kỷ XX được gọi là thế kỷ của "Bùng nổ dân số". Dân số thế giới
tăng trưởng ngày một nhanh, nhân loại đã chứng kiến dân số tăng phi mã từ
1,65 tỷ người vào đầu thế kỷ lên 6,06 tỷ người vào năm 2000, tăng 3,7 lần
trong vòng 100 năm. Trong khi đó, vào thế kỷ XIX, dân số thế giới chỉ tăng
1,7 lần, từ gần 1 tỷ người lên 1,65 tỷ người cũng trong cùng khoảng thời gian
100 năm. Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm ngày một tăng lên: khoảng 1,78%
vào giai đoạn 1950-1955, khoảng 2,04% vào giai đoạn từ 1965 - 1970,
khoảng 1,57% vào giai đoạn 1990 -1995 và hiện nay là 1,3%.[76;16]

Thực tế, trên thế giới đã có sự bùng nổ dân số. Năm 1950 đã lên tới 3 tỷ
người và vào ngày 11/7/1987, em bé người Nam Tư là công dân thứ 5 tỷ của
Trái đất. Liên hợp quốc cũng như các quốc gia khác trên thế giới đã tiến hành
các cuộc vận động TTGD để hạn chế sinh đẻ, bởi vì cần phải xuất phát từ
chính sách dân số thì cuộc vận động KHHGĐ mới hiệu quả. Năm 2000, dân
số thế giới là 6 tỷ người. Năm 2011, dân số thế giới đã là 7 tỷ người và dự
kiến năm 2050 dân số sẽ là 9 tỷ 300 triệu người.[16]
Ngày nay, các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo và quản lý của nhiều quốc
gia trên thế giới ngày càng nhận thức sâu sắc rằng, gia tăng dân số quá nhanh
sẽ tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của từng quốc gia và toàn thế
giới. Gia tăng dân số nhanh làm căng thẳng thêm các vấn đề mang tính tồn
cầu như: cạn kiệt nguồn tài ngun, suy thối mơi trường, biến đổi khí hậu,
quá tải dân cư…. Chính những hiện tượng này cùng với nhu cầu sống cơ bản


19

của người dân không được đáp ứng đầy đủ như lương thực, thực phẩm, chăm
sóc sức khỏe, giáo dục… sẽ là những yếu tố cản trở những nỗ lực nhằm nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cuộc sống của mỗi người dân, của
cộng đồng và toàn xã hội.
Nhiều nước đã và đang mong muốn kiểm soát sự gia tăng dân số hợp lý
nhằm tăng các nguồn lực đầu tư phát triển dài hạn, đáp ứng nhu cầu sống tốt
hơn cho mọi người dân. Trong mấy thập kỷ qua, mối quan hệ giữa dân số và
kinh tế xã hội từng bước được đề cập. Đầu tiên là tại Hội nghị Quốc tế về Dân
số lần thứ nhất được tổ chức tại Roma (Italia) vào năm 1954; lần thứ 2 năm
1965 tại Beograt (Nam Tư cũ), lần thứ 3 năm 1973 tại Bucharest (Romania),
lần thứ 4 năm 1984 tại Mexico và Hội nghị Dân số và Phát triển năm 1994 tại
Cairo – Ai Cập, cho đến Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hiệp quốc vào tháng
9 năm 2000 với Tuyên bố Thiên niên kỷ của 149 nguyên thủ quốc gia và đại

diện 180 nước tham gia đã ngày càng thống nhất hơn về nhận thức, phương
pháp giải quyết vấn đề dân số và phát triển.[16; 10]
Tại hội nghị Cairo, với 180 nước tham gia đã đạt được sự thống nhất cao
trong việc đề ra Chiến lược mới, nhấn mạnh mối liên hệ tổng thể giữa dân số
và phát triển. Hội nghị đã khẳng định con người là trung tâm của sự phát triển
bền vững, vì con người là nguồn lực quan trọng nhất, có giá trị nhất của mọi
dân tộc. Để đạt được phát triển bền vững, các nước cần giảm bớt và loại trừ
những mơ hình sản xuất, tiêu dùng thiếu bền vững, tăng cường các chính sách
liên quan đến dân số. [21, 10]
Tháng 5 năm 2011, Hội nghị Ủy ban về Dân số và phát triển LHQ đã tổ
chức phiên họp 44 tại New York với sự tham dự trên 200 nước. Hội nghị đã
thảo luận và thống nhất những vấn đề về dân số và phát triển là những nội
dung cực kỳ quan trọng và cấp thiết đối với mỗi quốc gia và toàn thế giới. Hội
nghị đã khẳng định: “Mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống


20

của các thế hệ hiện tại và trong tương lai, đảm bảo sự hài hòa giữa các mục
tiêu nhân khẩu học với các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường”. [22; 10]
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Từ nửa sau thế kỷ XX đến nay, dân số Việt Nam tăng nhanh chẳng hạn
như giai đoạn 1954-1960: với tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm là 3,93%; 19601970: 3,24%; Năm 1992, nhịp độ tăng dân số của nước ta là 2,26%; năm
1997: 1,88%. Tốc độ tăng dân số đã giảm từ 2,34% vào năm 1979 xuống còn
1,51% vào năm 1999 và 1,21% vào năm 2007. Với tỷ lệ gia tăng dân số quá
nhanh nói trên, mỗi ngày nước ta có thêm khoảng 3.100 người (tương đương
dân số 1 xã nhỏ), mỗi tháng thêm khoảng 97.000 người (khoảng 1 huyện) và
mỗi năm thêm khoảng 1,1 triệu người (khoảng 1 tỉnh trung bình).
Quy mơ dân số lớn vẫn tiếp tục gia tăng về số lượng tuyệt đối, song tốc độ
gia tăng có xu hướng giảm. Theo số liệu Tổng điều tra dân số ngày 01/4/1989,

nước ta có 64.412.000 người; Đến Tổng điều tra DS và nhà ở ngày 01/4/2009
dân số nước ta là 85.789.573 người.
Năm 1960, với dân số 30,2 triệu người, tỷ lệ tăng dân số thời điểm này
rất cao 3,8%/năm, tổng tỷ suất sinh là khoảng 6,3 con. Điều này ảnh hưởng
lớn tới sự phát triển KT- XH của nước ta. Chính vì vậy, ngày 26/12/1961, Hội
đồng Chính phủ đã ra Quyết định 216-CP về sinh đẻ có hướng dẫn. Đây là
Quyết định có dấu mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam về cơng tác dân số.
Theo đó, cuộc vận động SĐKH được phát động với mục tiêu “Vì sức khỏe
của người mẹ, vì hạnh phúc và hịa thuận của gia đình, vì để cho việc ni
dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân phải được hướng dẫn
một cách thích hợp” [25; 9]
Các kỳ Đại hội Đảng lần thứ IV,V và VI luôn xác định công tác DSKHHGĐ là những chỉ tiêu quan trọng trong phát triển đất nước, hàng loạt
chính sách dân số đã dược ban hành. Đại hội Đảng lần thứ VII đã xác định vị


21

trí, vai trị và u cầu đối với cơng tác DS là “Giảm tốc độ tăng dân số là một
quốc sách, phải trở thành cuộc vận động rộng lớn, mạnh mẽ và sâu sắc trong
toàn dân”.
Ngày 14/01/1993, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa VII) đã ban hành nghị quyết về chính sách DS-KHHGĐ. Đây là lần đầu
tiên Đảng ta tổ chức một hội nghị bàn về vấn đề dân số. Tại Hội nghị này
Đảng đã khẳng định "Sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những
nguyên nhân quan trọng làm cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gây khó
khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí
tuệ, văn hóa và thể lực giống nòi. Nếu xu hướng này cứ tiếp tục diễn ra thì
trong tương lai khơng xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn,
thậm chí những nguy cơ về nhiều mặt”. Sự gia tăng dân số quá nhanh đã tạo
nên sức ép rất lớn đối với việc phát triển KT-XH của đất nước, giảm chất

lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội. Nghị quyết đã chỉ rõ:
"Cơng tác Dân số - Kế hoạch hố gia đình là một bộ phận quan trọng của
Chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề KT-XH hàng đầu
của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng
người, từng gia đình và tồn xã hội". Nghị quyết này cho đến nay vẫn còn
nguyên giá trị.
Đến Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996, công tác DS –KHHGĐ
được định hướng “Kiện tồn hệ thống tổ chức làm cơng tác DS-KHHGĐ.
Phát triển mạng lưới dịch vụ KHHGĐ đến tận cơ sở, nhất là nơng thơn,
miền núi” [55; 9]
Bộ Chính trị (khóa IX) ban hành Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày
22/3/2005 về việc “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ”.
Ngày 01/4/2009, Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Kết luận số 44KL/TW, Kết
luận đã nhấn mạnh “Những thành tựu của công tác DS đã góp phần tích cực


22

vào sự phát triển KT-XH của đất nước, nhất là đóng góp vào cơng cuộc xóa
đói, giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo của nhân
dân”. [23; 10]
Để thể chế hóa về mặt Nhà nước đối với chính sách DS-KHHGĐ, Chính
phủ đã ban hành: Quyết định số 315- CT ngày 24/8/1992 của Thủ tướng Chính
phủ về Chiến lược truyền thông DS-KHHGĐ; Quyết định 270 ngày 03/6/1993
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm
2000”; Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 -2010 với mục tiêu chủ
yếu là khống chế tốc độ gia tăng dân số, từng bước nâng cao chất lượng dân
số. [24; 10]
Quyết định số 3526/2004/QĐ-BYT ngày 06/10/2004 của Bộ trưởng Bộ
Y tế phê duyệt Chương trình hành động TTGD về CSSK và KHHGĐ giai

đoạn 2005 - 2010 [6]. Do vậy, việc triển khai Chương trình được thực hiện
nguyên tắc quản lí theo cấp và các hoạt động thực hiện đạt các mục tiêu của
Chương trình đề ra:
- Làm cho tổ chức Đảng và chính quyền các cấp và mọi người dân hiểu
biết các chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ;
- Nâng cao nhận thức của người dân để họ tự thay đổi hành vi khơng có
lợi cho sức khoẻ bằng hành vi có lợi cho sức khoẻ, chủ động phịng chống
dịch bệnh, tự bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và tích cực tham gia cơng tác
chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng;
- Đẩy mạnh xã hội hoá và đa dạng hố cơng tác TTGD, tạo mơi trường
thuận lợi để người dân tự chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm cơng tác TTGD ;
- Đảm bảo tài chính, cơ sở làm việc và trang thiết bị cho hoạt động
truyền thông GDSK từ Trung ương đến cơ sở.


23

Chiến lược TTGD chuyển đổi hành vi về DS - KHHGĐ giai đoạn 20052010 do Chính phủ ban hành đã nhấn mạnh "Cần phải phát triển đội ngũ cán
bộ làm công tác TTGD lĩnh vực DS tại cơ sở phải được chú trọng quan tâm,
đào tạo hàng năm nâng cao chất lượng chuyên môn". Với phương thức hoạt
động “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tuyên truyền vận động,
cung cấp các PTTT, đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ xã và CTV ở thôn, bản thực
sự là lực lượng nịng cốt, quyết định thành cơng của chương trình DSKHHGĐ. [62; 9]
Năm 2009, dân số Việt Nam đã đạt gần 85,9 triệu người là nước đông
dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong các nước thuộc khu vực Đơng Nam
Á. Theo báo cáo tình hình Dân số Thế giới 2010 của Liên hợp quốc, dân số
Việt Nam là 89 triệu người và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050.
[48]
Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Thủ

tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn
2011-2020 với một trong những nội dung chính là nhấn mạnh chú trọng phát
triển, đào tạo về kiến thức, kỹ năng truyền thông DS và SKSS cho các cán
bộ làm công tác TTGD ở các cấp, cán bộ y tế tham gia trực tiếp trong lĩnh
vực cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS để nâng cao chất lượng truyền thông
và chất lượng dịch vụ hướng tới khách hàng, thoả mãn nhu cầu dịch vụ
CSSKSS cho mọi nhóm đối tượng. Chiến lược cũng đánh giá những nguyên
nhân dẫn đến tồn tại hạn chế trong công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2001 2010. Một trong những nguyên nhân đó là: Do có sự thay đổi của tổ chức bộ
máy dẫn đến sự thiếu ổn định, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở, tình trạng thiếu
cán bộ, nhất là cán bộ đã được đào tạo, có kinh nghiệm làm cơng tác DSKHHGĐ cịn tương đối phổ biến, chế độ đãi ngộ cho cán bộ còn chưa phù
hợp. [30, 42]


24

Giải quyết tốt các vấn đề dân số là một trong giải pháp cơ bản để đạt
tới mục tiêu phát triển bền vững. Đó là quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta trong 50 năm thực hiện công tác DS và cũng được khẳng định trong văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ XI: “Con người là trung tâm của chiến lược
phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển…”. Chiến lược đến năm 2020:
Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, để tạo nguồn lực cho
phát triển bền vững” [85; 9]
1.1.3. Nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An
Cũng như nhiều địa phương khác, 50 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó
khăn trong q trình triển khai chương trình DS- KHHGĐ; là tỉnh có quy mơ
dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được bổ sung
ngày càng nhiều; tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đang ở mức cao.
Bên cạnh đó Nghệ An là tỉnh có diện tích nhất cả nước, địa hình phức tạp,
mức sống của người dân, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn thấp,
nhiều quan niệm tập tục lạc hậu về sinh đẻ vẫn còn nặng nề trong một bộ

phận nhân dân; Với quan điểm dân số là yếu tố phát triển đất nước, cùng với
phát triển kinh tế, Nghệ An đã tập trung mọi nỗ lực, từng bước khắc phục khó
khăn đưa cơng tác Dân số - KHHGĐ tỉnh Nghệ An đã đạt được những thành
tựu quan trọng. Theo kết quả số liệu báo cáo: Tỷ lệ phát triển dân số giảm từ
3,45% (năm 1961) xuống còn 1,14% (năm 2011); Tốc độ tăng quy mô dân số
giảm từ 1,18% (năm 1961) xuống 0,2% (năm 2010). Số con trung bình của
một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 6,78% con (năm 1961) xuống còn 2,56
con (năm 2010). Đặc biệt nhờ làm tốt công tác TTGD, vận động, nhận thức
của cán bộ, và nhân dân về vấn đề dân số, CSSKSS, KHHGĐ đã có chuyển
biến rõ rệt. Phong trào nhân dân thực hiện mơ hình ít con, khỏe mạnh, bình
đẳng và tiến bộ đã từng bước phát triển rộng khắp. Đặc biệt, nhờ kết quả thực
hiện chương trình DS-KHHGĐ mà hàng năm có gần 4 vạn phụ nữ thực hiện


25

KHHGĐ và tránh mang thai sinh đẻ, nghĩa là hàng năm 4 vạn phụ nữ có điều
kiện thời gian để học tâp, lao động, công tác, tham gia các hoạt động xã hội,...
Tỷ lệ tăng dân số và mức sinh cao từng bước được khống chế; tuổi thọ bình
quân tăng từ 42,5 tuổi (năm 1961) lên 72,9 tuổi (năm 2010); kết quả giảm
sinh trong 50 năm qua đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo
và cải thiện đời sống nhân dân. [21;11]
Thành tựu công tác DS-KHHGĐ những năm qua do nhiều yếu tố hợp
thành, bên cạnh vai trị có tính quyết định của các cấp ủy Đảng, khơng thể
khơng nói đến vai trị của đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông DS –
KHHGĐ ở cơ sở, đó là những cán bộ chuyên trách DS, những CTV; đội ngũ
này cần phải được quan tâm đầu tư bố trí, tuyển chọn và sử dụng một cách
phù hợp và thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng. Đây là yếu tố tiên quyết
cho sự thành công của công tác DS-KHHGĐ trong thời gian qua.
Các chính sách cụ thể được ban hành: Chỉ thị 15-CT ngày 23/10/2003

của Ban thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An “về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp
ủy Đảng đối với cơng tác DS-Gia đình và trẻ em trong tình hình mới”; Nghị
quyết 122/205/NQ.HĐND-VX, ngày 17/7/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh
(khóa XV) về ban hành một số chế độ chính sách DS-KHHGĐ trên đại bàn
tỉnh Nghệ An;
Nghị quyết số 20 NQ-TU của BTV Tỉnh uỷ ngày 26/ 6/2009 về tiếp tục
đẩy mạnh công tác Dân số -KHHGĐ trong tình hình mới xác định: phấn đấu
sớm đạt được mục tiêu ổn định quy mô dân số, đồng thời từng bước nâng cao
chất lượng dân số để xây dựng nguồn nhân lực góp phần thực hiện thắng lợi
sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh nhà. [1]
Một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện Nghị
quyết là: Đẩy mạnh công tác TTGD và vận động các tầng lớp nhân dân về
công tác DS; Củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ và nâng cao hiệu lực


×