Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học chủ đề sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.02 KB, 26 trang )

Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: ĐỖ VĂN QUẢNG.

Giới tính: nam.

- Ngày tháng năm sinh: 18/6/1982
- Nơi thường trú: Bình Long, Châu Phú, An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Mỹ Đức.
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên.
- Lĩnh vực công tác: Giáo dục.
II. Tên sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học chủ đề Lịch Sử 8.
III. Lĩnh vực: Lịch Sử.
IV- Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:

Thực trạng của việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn
những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan, nhiều sự kiện
nên chưa tạo được hứng thú học lịch sử đối với học sinh. Học sinh hiểu một cách
rời rạc, nông cạn về kiến thức lịch sử, không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa
các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn…
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:

Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng
trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, đây được coi là một quan
niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng


cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học sử nhận thức được
sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ
giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong
kiến thức.
Sáng kiến kinh nghiệm

1

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

Dạy học liên môn trong môn Lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức
giao thoa với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Giáo dục công dân... Rèn
luyện kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương… để học sinh tiếp
thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc
sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử…
Trong chương trình phổ thông, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích
hợp trong hầu hết các bài dạy, từ đó làm tăng hứng thú cho học sinh.
3. Nội dung sáng kiến:
Về thời gian thực hiện: Đề tài được thực hiện trong năm học 2015-2016 và đã được trải
nghiệm trong nhiều năm học trước đó.
Về biện pháp tổ chức và tiến trình thực hiện, đề tài gồm hai nội dung lớn:
- Một là hệ thống các chủ đề trong chương trình Lịch Sử lớp 8.
- Hai là, chỉ rõ các địa chỉ tích hợp liên môn vào từng chủ đề Lịch Sử 8.

A. HỆ THỐNG CÁC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC SỬ 8

I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI: Gồm các chủ đề sau:
Chủ đề 1: Các cuộc cách mạng tư sản: (gồm các bài: 1, 2, 3).
a. Nguyên nhân: Do mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản, nhân dân lao động.
b. Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu:
Tên nước

Thời gian

Hà Lan

1566-1648

Anh

1640-1688



1775-1783

Pháp
Italia
Đức
Nga

1789-1794
1859-1870
1864-1871
2/1861


Hình thức
Giải phóng dân tộc (chống
ách thống trị của Tây Ban

Kết quả
Hà Lan được giải phóng, trở

thành nước TBCN.
Nha).
Nội chiến.
Thành lập chế độ TBCN.
Giải phóng dân tộc (chống
Nước Mĩ ra đời theo chế độ
ách thống trị của thực dân
TBCN.
Anh).
Nội chiến.
Thành lập chế độ TBCN.
Thống nhất đất nước
Thành lập chế độ TBCN.
Thống nhất đất nước
Thành lập chế độ TBCN.
Cải cách đất nước (ban bố Mở đường cho kinh tế Nga
sắc lệnh giải phóng nông phát triển theo con đường

Sáng kiến kinh nghiệm

2

Năm học 2015-2016



Trường THCS Mỹ Đức

Tên nước

Thời gian

Đỗ Văn Quảng

1905-1907

Hình thức
nô).
Nội chiến

2/1917

Nội chiến

Kết quả
TBCN.
Thất bại.
Hai chính quyền tư sản và vô

sản song song tồn tại.
c. Kết quả chung: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên toàn thế giới.
Chủ đề 2: Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á-Phi, Mĩ-la-tinh
và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á: (bài 3)
1. Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á-Phi, Mĩ-la-tinh:

a. Nguyên nhân:
- Do nhu cầu về tài nguyên và về thị trường.
- Các nước Á-Phi-Mĩ la tinh rất giàu tài nguyên, dân số đông. Đặc biệt khu vực Đông
Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, là cửa ngỏ giao thông, buôn bán quan trọng trên biển.
b. Quá trình xâm lược:
Thực dân
Thuộc địa
Anh
Ấn Độ, Trung Quốc, Mã Lay, Miến Điện, Sin-ga-po, Bru-nây, Ai Cập...
Pháp
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Ni-giê-ri-a, Nam Phi....
Tây Ban Nha Phi-lip-pin, các nước Mĩ la tinh.
Bồ Đào Nha
Bra-xin, Đông-ti-mo.
Hà Lan
In-đô-nê-xi-a
c. Kết quả: Hầu hết các nước Á-Phi-Mĩ la tinh đều trở thành thuộc địa của tư bản
phương Tây.

Sáng kiến kinh nghiệm

3

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng


2. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á cuối XIX-đầu XX:
Tên nước
Ấn Độ
Trung
Quốc

Thời gian
1857-1859
1859-1861

Phong trào tiêu biểu
Khởi nghĩa Xi-pay
Phong trào nông dân
Thái Bình Thiên quốc.

1868

Cuộc vận động duy tân

Cuối XIX-

Phong trào Nghĩa hòa

đầu XX

đoàn

Người lãnh đạo
Binh lính


Kết quả
Thất bại

Hồng Tú Toàn

Thất bại

Khang Hữu Vy
Lương Khải Siêu

Thất bại
Thất bại
Thành lập

1911

Cách mạng Tân Hợi

Tôn Trung Sơn

chế độ
TBCN.

Campuchia

1863-1866
1866-1867

Lào


1901

Việt Nam

1884-1913

Khởi nghĩa chống Pháp
của A-Cha-Xoa
Khởi nghĩa chống Pháp
của Pu-côm-bô
Khởi nghĩa chống Pháp
ở Xa-van-na-khét
Khởi nghĩa Yên Thế

A-Cha-Xoa

Thất bại

Nhà sư Pu-côm-bô

Thất bại

Pha-ca-đuốc

Thất bại

Hoàng Hoa Thám

Thất bại


Chủ đề 3: Phong trào công nhân quốc tế: (gồm bài 4,5,7)
a. Nguyên nhân: Do vô sản bị tư sản bóc lột nặng nề.
b. Các giai đoạn đấu tranh:
* Nửa đầu thế kỉ XIX:
- Đặc điểm: Phong trào mang tính tự phát.
- Các phong trào tiêu biểu: Phong trào đập phá máy móc.
* Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX:
- Đặc điểm: Phong trào mang tính tự giác vì đã có chủ nghĩa Mác soi đường và Quốc tế I
và Quốc tế II lãnh đạo.
- Các phong trào tiêu biểu: Công xã Pa-ri (1871).
c. Kết quả: Thất bại.
Chủ đề 4: Khoa học kĩ thuật:
1. Khoa học kĩ thuật thế kỉ XVIII-XIX
Lĩnh vực

Thời gian

Sáng kiến kinh nghiệm

Tác giả

Phát minh
4

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Công nghiệp


1764
1769
1785
1784

Giao thông

1807

Đỗ Văn Quảng

Giêm-Ha-ri-vơ
Ác-crai-tơ
Ét-mơn-các-rai
Giêm Oát
Phơn-tơn
(Anh)
Xti-phen-xơn

1814
Liên lạc

Máy kéo sợi Gien-ni
Máy kéo sợi chạy bằng sức nước
Máy dệt đầu tiên ở Anh.
Máy hơi nước
Thùy thủy chạy bằng động cơ hơi nước
Xe lửa chạy trên đường sắt


(Anh)

Giữa XIX

Moóc-xơ (Mĩ)

Nông nghiệp
Quân sự
Vật lí

Đầu XVIII

Hóa học

Giữa XVIII

Sinh học

1837

Lĩnh vực

Thời gian

Vật lí

XX

Niu-tơn (Anh)
Lô-mô-nô-xốp

(Nga)
Puốc-kin giơ

Máy điện tín và bảng chữ cái cho máy
điện tín.
Máy cày, máy kéo, máy gặt đập...
Đại bác, súng trường, chiến hạm vỏ thép,
ngư lôi, khí cầu...
Thuyết Vạn vật hấp dẫn.
Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng
Sự phát triển của thực vật và đời sống của

(Séc)
1859
Đác-uyn (Anh)
2. Khoa học kĩ thuật nửa đầu thế kỉ XX:
Tác giả
An-be Anhxtanh (Đức)

Liên lạc
Giao thông

mô động vật.
Thuyết Tiến hóa và di truyền.
Phát minh
Thuyết tương đối.
Điện thoại

O-vin và Uyn-bơ
Rai (Mĩ)


Máy bay đầu tiên

Điện ảnh
Phim có tiếng nói và phim màu
Quân sự
Rađa
* Mặt tích cực của khoa học kĩ thuật: Nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần cho
con người.
* Mặt trái của khoa học kĩ thuật: Bị con người lạm dụng trở thành phương tiện chiến
tranh gây thảm họa cho nhân loại.
Chủ đề 5: Hai cuộc chiến tranh thế giới:
*Nguyên nhân:
Chiến tranh thế giới lần I
Nguyên nhân chung
Sáng kiến kinh nghiệm

Chiến tranh thế giới lần II

(1914-1918)
(1939-1945)
Do mâu thuẫn về thuộc địa giữa các nước đế quốc.
5

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Nguyên nhân riêng


Đỗ Văn Quảng

Xuất hiện 2 khối quân sự đối -Chủ nghĩa phát xít xuất hiện ở
địch: Khối Liên Minh và khối Đức, Ý, Nhật.
Hiệp ước.

-Do chính sách thỏa hiệp của
Anh-Pháp-Mĩ đối với Đức để
Đức đánh Liên Xô.

* Diễn biến:
Giai
đoạn I

Chiến tranh thế giới lần I (1914-1918)
* TG: 1914-1916

Chiến tranh thế giới lần II (1939-1945)
* TG: 1939-1943

* Diễn biến:

* Diễn biến:

- 1914, Đức đánh Pháp, Nga đánh Đức - Ở Châu Âu:
+ 1/9/1939, Đức đánh Ba Lan  chiến

cứu nguy cho Pháp.


- Từ 1916, hai bên chuyển sang giai tranh bùng nổ.
đoạn phòng thủ.

+ 1939-1941: Đức chiếm hầu hết các
nước Châu Âu.
+ 22/6/1941, Đức đánh Liên Xô.
- Ở Châu Á: 7/12/1941, Nhật đánh Mĩ
ở Trân Châu Cảng (đảo Ha-Oai) 
chíếm hết Đông Nam Á.
- Ở Châu Phi: 9/1940, Ý đánh Ai Cập.
- 5/1941, Mặt trận Đồng Minh chống

Giai

phát xít thành lập.
-1917, cách mạng tháng Mười thắng * Ở Châu Âu:

đoạn II lợi, Nga rút khỏi chiến tranh. Mĩ tham - 2/2/1943, chiến thắng Xta-lin-rát
chiến theo phe Hiệp ước.

(Nga)  tạo bước ngoặt, ưu thế thuộc

-9/1918, Anh-Pháp-Mĩ tổng tấn công.

phe Đồng Minh.

-11/11/1918, Đức đầu hàng, chiến - 9/5/1945, Đức đầu hàng.
tranh kết thúc.

* Ở Châu Phi: Ý đầu hàng (5/1943).

* Ở Châu Á:
-Ngày 6 và 9/8/1945, Mĩ ném 2 quả
bom nguyên tử xuống Nhật.
-15/8/1945, Nhật đầu hàng, chiến
tranh kết thúc.

Sáng kiến kinh nghiệm

6

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

Chủ đề 6: Châu Âu, Mĩ, Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:
Giai đoạn
1918-1923

Châu Âu
-Kinh tế suy sụp.


Nhật Bản
- Kinh tế phát triển Kinh tế phát triển

-chính trị không ổn nhanh


chóng,

trở nhưng không ổn định.

định, phong trào cách thành trung tâm công
1924-1929
1929-1933
1933-1939

phát triển.
nghiệp, thương mại,
Kinh tế phát triển
tài chính thế giới.
nhanh chóng.
Khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế
-Anh,
Pháp…giải Giải quyết khủng
quyết

khủng

Từ 1927, khủng hoảng
tài chính.
Khủng hoảng kinh tế
Giải quyết khủng

hoảng hoảng bằng cách cải hoảng bằng con đường

bằng cách cải cách đất cách đất nước.


phát xít.

nước.
-Đức, Ý…giải quyết
khủng hoảng bằng con
đường phát xít.

II. LỊCH SỬ VIỆT NAM: Gồm các chủ đề sau:
Chủ đề 7: Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858-1884: (gồm bài 24,25)
* Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam:
- Do nhu cầu về tài nguyên và thị trường.
- Do Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đã suy yếu
(từ giữa XIX).
* Các sự kiện chính:
Thời gian
1/9/1858
1859
1861
5/6/1862
24/6/1867
1873
15/3/1874
1882
1883

Sự kiện
Pháp đánh Đà Nẵng, mở đầu xâm lược Việt Nam.
Pháp đánh chiếm thành Gia Định.
Đánh chiếm đại đồn Chí Hòa, chiếm Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

Hiệp Ước Nhâm Tuất được kí kết
Chiếm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Đánh chiếm Bắc Kỳ lần I
Hiệp ước Giáp Tuất.
Đánh chiếm Bắc Kỳ lần II
Hiệp ước Hác-măng

Sáng kiến kinh nghiệm

7

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

1884
Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
* Các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân:
Khởi nghĩa
Nguyễn Trung Trực

Thời gian Địa điểm
1859-1868 Long An, Kiên Giang.

Chiến công
-Đốt cháy tàu Hy Vọng trên sông
Nhựt Tảo (Long An) (1861) .

-Đánh đồn Kiên Giang (1868).

Trương Định
Nguyễn Hữu Huân
Trần Văn Thành

1859-1864 Gò Công (Tiền Giang)
1859-1874
1867-1873 Bảy Thưa (An Giang)

Sáng kiến kinh nghiệm

8

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

Chủ đề 8: Kháng kháng chống Pháp cuối XIX-đầu XX:
I. Phong trào Cần Vương:
1. Bối cảnh:
- Sau hai hiệp ước 1883, 1884, phái chủ chiến trong triều đình Huế (do Tôn Thất Thuyết đứng
đầu) vẫn nuôi hy vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
- Đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyểt hạ lệnh tấn công quân
Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá nhưng thất bại.
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây 13/7/1885, ông nhân
danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

2. Diễn biến:
Chia làm hai giai đoạn:
- 1885-1888: Phong trào diễn ra khắp cả nước và được sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn
Thất Thuyết. Về sau Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện nhưng bị giam lỏng ở Trung
Quốc. Ở Việt Nam, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và đày đi An-giê-ri (Châu Phi).
- 1888-1896: Phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn:
Khởi nghĩa
Thời gian
Người lãnh đạo

Ba Đình
Bãi Sậy
1886-1887
1883-1892
Phạm Bành và Đinh Nguyễn Thiện Thuật

Hương Khê
1885-1895
Phan Đình Phùng và

Địa điểm

Công Tráng
Nga Sơn (Thanh Hóa)

Cao Thắng
Thanh Hóa, Nghệ An

Hưng Yên


Hà Tĩnh, Quảng Bình.
3. Kết quả: thất bại.
II. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913):
1. Nguyên nhân:
- Do kinh tế nông nghiệp sa sút dưới triều Nguyễn đã khiến nhiều nông dân vùng đồng bằng Bắc
Kì lên Yên Thế sinh sống.
- Khi Pháp bình định xong đồng bằng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng.
Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế phải đứng lên đấu tranh.
2. Diễn biến:
Phong trào chia làm ba giai đoạn:
-1884-1892: phong trào chưa có sự chỉ huy thống nhất, thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm.
4/1892, Đề Nắm mất, Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành vị chỉ huy tối cao.
-1893-1908: Là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở. Trong giai đoạn này,
nghĩa quân đã hai lần giảng hòa với giặc. Tận dụng thời gian giảng hòa, nghĩa quân đã tích cực
khai hoang, tích trữ lương thực.
Sáng kiến kinh nghiệm

9

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

-1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế.
10/2/1913, Đề Thám bị giết, phong trào tan rã.
3. Kết quả: Thất bại.
III. Trào lưu cải cách duy tân ở VN nửa cuối XIX:

1. Nguyên nhân:
- Cuối thế kỉ XIX, xã hội phong kiến VN bị khủng hoảng nghiêm trọng: bộ máy chính quyền
mục ruỗng, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân
vô cùng khó khăn.
- Từ thực trạng trên, các nhà nho yêu nước đã mạnh dạn đề ra các đề nghị cải cách nhằm đưa đất
nước thoát khỏi khủng hoảng.
2. Nội dung cải cách:
Thời gian
1868

Người đề nghị
Nội dung cải cách
Trần Đình Túc, Xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định)

1863-1871

Nguyễn Huy Tế
Đinh Văn Điền
Nguyễn Trường Tộ

Xin khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ.
Dâng 30 bản điều trần đề cập một loạt vấn đề như: chấn
chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp,
tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ

1877&1882

Nguyễn Lộ Trạch

giáo dục….

Dâng hai bản Thời vụ sách đề nghị chấn hưng dâng khí,
khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

3. Kết cục đề nghị cải cách:
Các đề nghị không được nhà Nguyễn chấp nhận.
4. Ý nghĩa:
- Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết thức thời.
- Góp phần chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở VN đầu thế kỉ XX.

Chủ đề 9: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về xã
hội Việt Nam:
I. Cuộc khai thác lần I của thực dân Pháp:
1. Tổ chức bộ máy nhà nước:
-1887, Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương gồm ba nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
Sáng kiến kinh nghiệm

10

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

- Việt Nam bị chia làm ba xứ: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì với 3 chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì
là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì là xứ bảo hộ, Nam Kì là thuộc địa.
- Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh, đứng đầu xứ và tỉnh là các viên quan người Pháp. Dưới tỉnh là phủ,
huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở vẫn là xã do các chức dịch địa phương cai quản.
2. Chính sách kinh tế:

- Nông nghiệp: Duy trì phương thức bóc lột kiểu phong kiến.
- Công nghiệp: Tập trung khai thác than và kim loại.
- Giao thông: Được chú trọng xây dựng nhằm bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của
nhân dân.
- Thương nghiệp: Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam.
- Tài chính: Đặt ra nhiều loại thuế mới, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuốc phiện.
3. Chính sách văn hóa, giáo dục:
- Giáo dục:
+ Mục đích: Phục vụ cho công việc cai trị của Pháp.
+ Thủ đoạn: Duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở một số ít trường học.
- Văn hóa: Mở một số cơ sở y tế, văn hóa nhằm mục vụ cho công việc cai trị của Pháp.
II. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam:
1. Ở nông thôn:
- Giai cấp địa chủ: Phần lớn làm tay sai cho Pháp, bóc lột nông dân rất nặng nề.
- Giai cấp nông dân:
+ Cuộc sống rất cực khổ vì bị địa chủ, thực dân bóc lột nặng nề.
+ Một số ít ra thành thị kiếm sống trở thành công nhân.
+ Nông dân luôn sẵn sàng tham gia cách mạng.
2. Ở thành thị:
Xuất hiện các tầng lớp mới:
- Tư sản: Phụ thuộc kinh tế vào thực dân nên không tham gia cách mạng.
- Tiểu tư sản: Bị tư sản và thực dân chèn ép nên có tinh thần tham gia cách mạng.
- Công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân, bị tư sản và thực dân bóc lột rất nặng nề nên có
tinh thần cách mạng rất cao.
Chủ đề 10: Kháng chiến chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến 1918 :
I. Phong trào yêu nước trước CTTG I:

Thời gian

Phong trào Đông


Phong trào Đông

Du
1905-1909

kinh nghĩa thục
1907

Sáng kiến kinh nghiệm

11

Phong trào Duy tân
Đầu thế kỉ XX
Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức
Người

Phan Bội Châu

lãnh đạo

Hình thức
hoạt động

Đỗ Văn Quảng
Lương Văn Can, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.


Đưa

học

Nguyễn Quyền
sinh -Mở trường học.

sang

Nhật

học -Bình văn, xuất -Diễn thuyết về các đề tài xã hội.

tập.

bản sách báo….

-Mở trường học.
-Đả phá các hủ tục lạc hậu.
-Đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn.
-Cổ động mở mang công thương nghiệp…
Thất bại

Kết quả
Thất bại
Thất bại
II. Phong trào yêu nước trong CTTG I:

1. Chính sách của thực dân Pháp trong thời chiến:

- Về chính trị: Tăng cường bắt lính ở Đông Dương.
- Về kinh tế: Bắt nông dân Việt Nam trồng các loại cây công nghiệp như cao su, thầu dầu,….
- Về tài chính: Bắt nhân dân mua công trái.
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế:
- Lãnh đạo: Thái Phiên và Trần Cao Vân (được vua Duy Tân ủng hộ).
- Thành phần tham gia: Binh lính ở Huế.
- Diễn biến: Kế hoạch dự kiến khởi nghĩa đêm mùng 3 rạng sáng ngày 4 tháng 5 năm 1916. Song
kế hoạch bị bại lộ. Thái Phiên và Trần Cao Vân bị bắt và bị xử tử. Vua Duy Tân bị đày sang
Châu Phi.
- Kết quả: thất bại.
3. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917):
- Lãnh đạo: Lương Ngọc Quyến (tù chính trị), Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn).
- Thành phần tham gia: Binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên.
- Diễn biến: Nghĩa quân phá nhà lao, giết giám binh Pháp, thả tù chính trị, làm chủ tỉnh lị Thái
Nguyên trong một tuần lễ. Sau đó, Pháp tập trung lực lượng đàn áp. Lương Ngọc Quyến hi sinh.
Cuộc chiến đấu kéo dài thêm 5 tháng ở rừng núi vô cùng gian khổ. Cuối cùng Đội Cấn hy sinh.
- Kết quả: thất bại.

Sáng kiến kinh nghiệm

12

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

III. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước:

1. Tiểu sử Bác Hồ:
- Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Thân phụ là ông Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc - một nhà Nho yêu nước.
2. Hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ từ năm 1911-1917:
- 1911, tại Bến Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Từ 1911-1916, Bác Hồ đi qua nhiều nước Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ.
- 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Ở đây, người làm rất nhiều nghề, học tập và rèn luyện
trong quần chúng lao động.
3. Ý nghĩa:
Là điều kiện quan trọng để Bác Hồ xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Sáng kiến kinh nghiệm

13

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

B. TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO CÁC CHỦ ĐỀ DẠY
HỌC LỊCH SỬ 8:
I. Liệt kê các môn học, nội dung được tích hợp vào dạy học chủ đề Lịch Sử 8:
1. Các môn khoa học xã hội: Văn, Địa Lý, GDCD.
2. Các môn khoa học xã hội: Toán, Lý, Hóa.
3. Các môn Nghệ thuật: Âm Nhạc, Mỹ Thuật.
4. Các môn khác: Tin học, Tiếng Anh, Triết học Mác -Lênin.
5. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.

6. Giáo dục môi trường, giáo dục dân số.
7. Tích hợp Sử Việt Nam vào Sử thế giới.
8. Tích hợp Sử thế giới vào Sử Việt Nam.
9. Tích hợp kiến thức về biển đảo, về Hoàng Sa và Trường Sa.
10. Tích hợp tình hình thời sự trong nước và quốc tế hiện nay.
II. Cơ sở tích hợp liên môn trong dạy học Lịch Sử:
- Theo Triết học Mác Lênin, các sự vật, hiện tượng không thể tồn tại biệt lập, tách rời
nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác
định. Do đó để nhận thức một vấn đề lịch sử chúng ta phải đặt nó trong mối quan hệ giữa
các sự vật hiện tượng, tức đặt chúng trong mối quan hệ với các môn học khác.
- Khoa học lịch sử thuộc nhóm khoa học xã hội nên chúng có quan hệ với nhau. Kiến
thức của các môn có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Chẳng hạn, môn Ngữ Văn sẽ cung cấp
cho môn Lịch Sử những kho tàng kiến thức phong phú để làm nổi bật các vấn đề lịch sử.
Ví dụ: Khi học về chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong thời kì chiến
tranh thế giới thứ nhất, giáo viên có thể minh họa bằng những tác phẩm văn học “Một
bửa no” (Nam Cao), “Tắt Đèn” (Ngô Tất Tố), “Chị Dậu” (Nam Cao), “Lão Hạc” (Nam
Cao)…. Qua đó học sinh sẽ khắc sâu hơn về chính sách thống trị tàn bạo của thực dân
Pháp đối với nhân dân ta. Học sinh hiểu hơn về nổi thống khổ của nhân dân ta dưới thời
Pháp thuộc….
III. Nguyên tắc tích hợp vào dạy học chủ đề Lịch Sử:
- Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng môn học, không biến bài học môn Lịch
Sử thảnh bài học của môn học khác được tích hợp vào.

Sáng kiến kinh nghiệm

14

Năm học 2015-2016



Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

- Khai thác nội dung tích hợp có chọn lọc, đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến thức
bộ môn, vừa có được những kiến thức, kĩ năng về các lĩnh vực tích hợp.
- Việc tích hợp liên môn trong dạy học lịch sử không giới hạn trong bài nội khóa mà cần
phải tiến hành các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là các bài về lịch sử địa phương, dạng
bài thực địa…
- Việc tích hợp liên môn các kiến thức của các ngành khác vào trong bài học lịch sử phải
hết sức nhẹ nhàng, tự nhiên, tránh gượng ép, sống sượng, khiên cưỡng áp đặt.
IV. Các địa chỉ tích hợp liên môn vào dạy học chủ đề Lịch Sử 8:
1. Chủ đề 1: Các cuộc cách mạng tư sản:
a. Tích hợp Địa Lý:
- Sử dụng bản đồ xác định vị trí của các nước Hà Lan, Mĩ, Anh, Pháp…..
- Dùng bản đồ trình bày diễn biến các cuộc cách mạng tư sản như cách mạng tư sản Anh.
b. Tích hợp Tiếng Anh:
- Dùng Tiếng Anh giải thích tên nước Hà Lan (Netherlands, nghĩa là vùng đất thấp-do Hà
Lan là quốc gia nằm thấp nhất so với mực nước biển), Anh (Kingdom of England, nghĩa
là vương quốc Anh), Mĩ (USA-United States of America, nghĩa là hợp chúng quốc Mỹ),
Pháp (France)…
- Ghi tên các nhân vật lịch sử: Oliver Crôm-oen (Oliver Cromwell), Sác-lơ I (Charles I),
Cô-lôm-pô (Tiếng Ý: Cristoforo Colombo), G. Oa-sinh-tơn (George Washington).
c. Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Bác Hồ đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn độc
lập nổi tiếng thế giới, đó là Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mĩ và Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền của Pháp.
Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mĩ viết: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển
nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền
tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu

hạnh phúc”.
Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Bác Hồ viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền
bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
— Trích bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ.

.
Sáng kiến kinh nghiệm

15

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

+ Nói về hạn chế của cách mạng tư sản Pháp 1789 nói riêng và các cuộc cách mạng tư
sản nói chung, Bác Hồ đã viết: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách
mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì
nó tước lục (đoạt) công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa”.
Như vậy qua lời nhận xét của Bác Hồ, chúng ta có thể thấy được hạn chế của các cuộc
cách mạng tư sản (nói chung) và cách mạng Pháp (nói riêng) là chưa xóa bỏ chế độ bóc
lột, chưa đem lại quyền lợi cho nhân dân.
Chủ đề 2: Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á-Phi, Mĩ-la-tinh
và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á: (bài 3)
1. Tích hợp Địa Lý:
- Dùng bản đồ xác định vị trí các nước Châu Á, Châu Phi.
- Dùng bản xác định vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á.

- Dùng bản đồ giải thích vì sao các nước đế quốc lại đua nhau xâu xé các nước Châu Á,
Châu Phi.
Dựa vào bản đồ thế giới có thể thấy Châu Á và Châu Phi là những vùng đất rộng lớn,
màu mở, giàu tài nguyên và có vị trí địa lí thuận lợi cho giao thương cả trên đất liền và
trên biển. Nên từ rất sớm các nước thực dân đã đua nhau xâm lược các nước ở khu vực
này (đặc biệt là khu vực Đông Nam Á).
- Dùng bản đồ trình bày diễn biến Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (cuối thế kỉ XIX, đầu thế
kỉ XX), cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc.
2. Tích hợp thời sự trong nước và quốc tế hiện nay:
Những năm gần đây, nước Mĩ lấy lí do tiêu diệt khủng bố để đem quân xâm lược các
nước Áp-ga-nix-tan, Pakistan, Irắc,… Như vậy, động cơ thực sự của Mĩ là gì? Chẳng
phải là nhu cầu về tài nguyên đó hay sao? Còn động cơ gì khác không? Thử hỏi, nếu Mĩ
không đem quân đánh các nước khác thì số vũ khí khổng lồ hằng năm được các công ty
sản xuất vũ khí của Mĩ (có đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước) sẽ làm thế nào? Nên
nhớ, Mĩ giàu lên là nhờ một phần buôn bán vũ khí.
3. Tích hợp Triết học Mác-Lênin:
“Vì luôn luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản
xâm lấn toàn cầu…”. (Trích Tuyên ngôn của Đảng cộng sản).
Từ nội dung trích dẫn trên có thể thấy rõ mục đích xâm lược thuộc địa của các nước đế
quốc: tiêu thụ sản phẩm (mua bán).
Sáng kiến kinh nghiệm

16

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng


4. Tích hợp kiến thức lịch sử Việt Nam vào Lịch Sử thế giới:
- Nguyên nhân xâm lược thuộc địa: Tại sao Pháp xâm lược Việt Nam? Phải chăng vì Việt
Nam giàu tài nguyên, có vị trí địa lí quan trọng (nằm trong khu vực Đông Nam Á)…).
- Phong trào Cần Vương ở Việt Nam: Nổ lực đấu tranh cuối cùng của giai cấp phong
kiến chống lại thực dân Pháp, do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đề xướng.
- Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913): Là khởi nghĩa của nông dân ở vùng rừng núi Yên
Thế do Hoàng Hoa Thám (còn gọi là Đề Thám) lãnh đạo.
5. Tích hợp kiến thức biển đảo, Hoàng Sa, Trường Sa:
- Nguyên nhân xâm lược thuộc địa: Sở dĩ Pháp xâm lược và chiếm được Việt Nam vì:
+ Việt Nam có đường bờ biền dài trên 3000 km, và do đó theo Công Ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam sẽ có chủ quyền trên biển với diện tích là hơn
3000km x 300km = 900.000 (tức gần 1 triệu km 2 trên biển). Diện tích này gấp ba lần
diện tích đất liền. Đây là điều giáo viên cần nhấn mạnh để học sinh biết được chủ quyền
trên biển của đất nước mình. Rõ ràng, đường bờ biển dài là một lợi thế rất lớn của Việt
Nam trong xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách
thức lớn cho Việt Nam trong việc bảo vệ tổ quốc. Ngày xưa, người Pháp chiếm được
Việt Nam phải chăng do nước mình quá dài nên Bắc Nam khó hỗ trợ được cho nhau mỗi
khi Pháp xâm lược.
+ Nằm dọc theo bờ biển trên 3000 km đó, thiên nhiên ban tặng cho đất nước rất nhiều tài
nguyên, đặc biệt là nguồn dầu mỏ quý giá mà thế giới hiện nay gọi là “vàng đen”. Do đó,
trước đây, Bác Hồ đã từng dạy: “Việt Nam có rừng vàng biển bạc” là thế.
Chủ đề 3: Phong trào công nhân quốc tế: (gồm bài 4,5,7)
1. Tích hợp Triết học Mác-Lênin:
- Giải thích tại sao công nhân đấu tranh chống tư sản: Do tư sản bóc lột công nhân rất
nặng nề.
- Giải thích vì sao công nhân đập phá máy móc: Do công nhân lầm tưởng máy móc là
nguồn gốc bóc lột.
- Giới thiệu Mác, Ăng-ghen, Lê-nin.
- Làm rõ hơn về tư tưởng của Mác và Ăng-ghen, sự cần thiết phải ban hành Tuyên ngôn

của đảng cộng sản và thành lập các tổ chức quốc tế của công nhân.

Sáng kiến kinh nghiệm

17

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

2. Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Sự thành lập Công xã Pa-ri: Bác Hồ phân tích tình hình nước Pháp năm 1870, Bác ví:
“Chính phủ Pháp ở vào thế như nhà cháy hai bên, một bên là nước Đức tấn công, bên kia
là quần chúng nhân dân. Chính phủ Pháp thà đầu hàng giặc (Đức) vì họ sợ nhân dân hơn
là sợ giặc”.
Chủ đề 4: Khoa học kĩ thuật:
1. Tích hợp Vật Lý:
- Giới thiệu Giêm-Oát và máy hơi nước, động cơ hơi nước.
- Giới thiệu Mooc-xơ và bảng chữ cái cho máy điện tín.
- Giới thiệu nhà bác học Niu-tơn (Anh) và thuyết Vạn vật hấp dẫn.
- Giới thiệu nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh và Thuyết Tương đối.
- Giới thiệu chiếc máy bay đầu tiên: Chuyến bay đấu tiên trong lịch sử nhân loại được
thực hiện vào ngày 17 tháng 12 năm 1903 tại đồi Kill Devil, Kitty Hawk, bang Bắc
Carolina, Mỹ. Mỗi anh em thực hiện hai chuyến bay vào ngày hôm đó. Lần bay đầu tiên,
do Orville thực hiện kéo dài 12 giây và bay được khoảng 36.5 mét. Lần bay cuối cùng, do
Wilbur thực hiện kéo dài 59 giây và đi được 296 mét. Chiếc máy bay lúc đó được gọi là
Flyer I.

- Giới thiệu nhà bác học A.Nô-ben và giải thưởng Nô-ben: Alfred Bernhard Nobel là
một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, nhà sản xuất vũ khí, người phát minh ra thuốc
nổ (dynamite) và một triệu phú người Thụy Điển. Ông dùng tài sản của mình để sáng lập
ra Giải thưởng Nobel. Nguyên tố hóa học Nobelium được đặt theo tên của ông.
2. Tích hợp Hóa học:
Giới thiệu nhà bác học Lô-mô-nô-xốp và Định luật Bảo toàn vật chất và năng lượng.
3. Tích hợp Sinh học:
Giới thiệu nhà bác học Puốc-kin-giơ (Séc) và Học thuyết về Sự phát triển của thực vật và
đời sống của mô động vật.
4. Tích hợp Triết học Mác –Lênin:
- Giải thích Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học và chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Giới thiệu về Mác và Ăng-ghen.
5. Giáo dục môi trường và kiến thức môn giáo dục công dân:
Hạn chế của khoa học kĩ thuật: Gây ô nhiễm môi trường: Đất, nước, không khí; gây hiệu
ứng nhà kính; gây mưa đá,…
Sáng kiến kinh nghiệm

18

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

Chủ đề 5: Hai cuộc chiến tranh thế giới:
1. Tích hợp môi trường:
Hậu quả của chiến tranh: Chiến tranh tàn phá nghiêm trường.
Ảnh: hi-ro-si-ma

2. Tích hợp thời sự quốc tế hiện nay
Hiện nay thế giới đang nóng dần lên bởi nhiều sự kiện như:
- Xung đột vũ trang giữa phiến quân Hồi giáo IS và chính phủ Syria.
- Trung quốc không ngừng gây hấn trên Biển Đông và đẩy mạnh cải cách quân đội.
- Nhật bản tái thiết mạnh mẽ quân đội sau chiến tranh thế giới thứ nhất…
Đó là những sự kiện có liên quan đến việc tranh giành thuộc địa và có nguy cơ dẫn đến
chiến tranh thế giới lần thứ ba.
Chủ đề 6: Châu Âu, Mĩ, Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:
1. Tích hợp Địa Lý:
Dùng bản đồ xác định vị trí của các nước Châu Âu (Anh, Pháp, Đức…), Mĩ và Nhật Bản.
2. Tích hợp tình hình thực tế:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng thừa mà nguyên nhân chính
là do cung lớn hơn cầu. Đây là vấn đề mà các nhà sản xuất Việt Nam (đặc biệt là nông
dân) đang gặp phải. Ở xã Khánh Hòa nơi tôi đang ở, có hiện tượng nhiều nông dân đổ xô
trồng một loại cây vì nó rất có giá nhưng sau khi trồng xong đến mùa thu hoạch thì giá cả
lại rớt thê thảm, lúc đó nhiều hộ đã bỏ luôn không thu hoạch vì tiền bán sản phẩm thu
hoạch không đủ trả công thu hoạch.
- Bài 18: Nước Mĩ (1918-1939): Hiện nay Mĩ vẫn là nước dẫn đầu thế giới về kinh tế,
chính trị, quân sự.
- Về nạn phân biệt chủng tộc ở Mĩ: Hiện nay vấn nạn này có phần giảm bớt ở Mĩ, biểu
hiện rõ nhất là tổng thống Mĩ hiện nay là người da đen – ông Barack Obama.
- Về người nghèo ở Mĩ: Do bản chất bóc lột của chế độ tư bản chủ nghĩa nên có thể thấy
được thực tế đáng buồn của xã hội Mĩ là số người nghèo rất đông. Và nếu so sánh với
người nghèo Việt Nam thì có thể thấy số người nghèo ở Mĩ đông hơn, nghèo hơn.
- Thế giới hiện nay có bị khủng hoảng không? Câu trả lời là không nhưng những năm
qua thế giới đã từng khủng tài chính và gần đây có hiện tượng khủng hoảng nợ ở Hy Lạp.
Đó là mầm móng của những cuộc khủng hoảng kinh tế trong tương lay.

Sáng kiến kinh nghiệm


19

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

Chủ đề 7: Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858-1884: (gồm bài 24,25)
1. Tích hợp Sử thế giới vào Sử Việt Nam:
- Về nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam: Sử dụng kiến thức ở Sử thế giới để giải
thích vì sao Pháp xâm lược Việt Nam: Do nhu cầu về tài nguyên và thị trường.
2. Tích hợp kiến thức Văn học:
- Về sự suy yếu của chế độ phong kiến nhà Nguyễn: Dân gian có câu: “Vạn niên là vạn
niên nào, thành xây xương lính, hào đào máu dân”. Từ đó, giáo viên có thể thông tin cho
học sinh biết về cuộc khởi nghĩa “Chày vôi”. Đây là cuộc khởi nghĩa do những người
nông phu đi xây dựng Lăng vua Tự Đức (“Khiêm Lăng”-là lăng mộ to lớn và đẹp nhất
trong hệ thống các lăng tẩm thời Nguyễn).
- Về nguyên nhân thất bại: Giáo viên có thể dẫn chứng bài thơ “Chạy giặc” của Nguyễn
Đình Chiểu:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Ðồng Nai tranh ngói nhuộm mầu mây
Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng?
Nỡ để dân đen mắc nạn này!”
Bài thơ khắc họa một cách sinh động tình cảnh nhân dân ta những ngày đầu chống Pháp.

Đó là những tâm trạng hoảng loạn của nhân dân trước sự xâm lược của Pháp. Cuộc sống
êm đềm của nhân dân ta phút chốt bị tan biến. Hai câu thơ cuối bài phải chăng tác giả đặt
câu hỏi về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc mất nước. Nhà Nguyễn phải hoàn toàn
chịu trách nhiệm trong việc mất nước.
3. Tích hợp biển đảo:
Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3000 km, kèm theo đó Việt Nam được thiên nhiên
ban tặng rất nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì vậy, Việt Nam
luôn là đối tượng xâm lược của nhiều nước.
4. Tích hợp kiến thức Địa lí:
- Về diễn biến chiến sự ở Đà Nẵng: Giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng
làm nơi mở đầu xâm lược Việt Nam?
Sáng kiến kinh nghiệm

20

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

Để trả lời câu hỏi này, giáo viên dùng bản đồ địa lí Việt Nam xác định vị trí của Đà Nẵng
và Huế (kinh đô của nhà Nguyễn). Từ đó có thể giải thích do Đà Nẵng có nhiều hải cảng
lớn, lại nằm sát kinh thành Huế thích hợp cho việc thực hiện kế sách đánh nhanh thắng
nhanh.
- Về chiến sự ở Gia Định: Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Tại sao sau thất bại ở Đà Nẵng,
Pháp lại chuyển vào đánh Gia Định mà không quay ra đánh Hà Nội?
Để trả lời câu hỏi này, giáo viên có thể thông tin cho học sinh sự kiện sau đây:
Theo thư ngày 29 tháng 1 năm 1859 của viên tướng De Genouilly gửi Bộ trưởng Hải

quân Pháp ở Paris, thì "Sài Gòn nằm trên một con sông mà chiến thuyền của chúng ta dễ
vào, và hễ quân lên bộ thì đánh thành ngay, không phải lưng cõng, vai mang, băng đồng
mệt nhọc. Sài Gòn lại là một vựa thóc. Nhân dân và binh lính ở kinh thành Huế sống một
phần nhờ gạo Sài Gòn. Đến tháng Ba thì thuyền chở thóc gạo, sẽ kéo buồm từ Sài Gòn
ra Huế. Chúng tôi quyết chận thóc gạo đó lại..
Như vậy, có thể thấy 2 lí do Pháp đánh Gia Định (Sài Gòn) là: Một là Sài Gòn thuận lợi
về giao thông đường thủy, hai Sài Gòn là vựa lúa của cả nước. Rõ ràng, đánh Sài Gòn là
một rất quyết định sáng suốt của Pháp.
5. Tích hợp tình hình thực tế:
- Về Nguyễn Trung Trực: Hiện nay ở Rạch Giá (Kiên Giang) có đền thờ thần Nguyễn
Trung Trực. Hằng năm tại đây đều tổ chức lễ giỗ Nguyễn Trung Trực rất lớn. Lễ hội thu
hút đông đảo nhân dân tham gia.
- Về Hoàng Diệu: Hiện nay ở Long Xuyên có cầu Hoàng Diệu.
- Về Trần Văn Thành: Hiện nay nhiều nơi trong tỉnh An Giang có đền thờ Đức cố Quản
Trần Văn Thành. Chẳng hạn Đền thờ Đức Cố Quản ở xã Vịnh Thạnh Trung (Bửu Hương
Tự), Dinh Sơn Trung (Châu Thành)…

Sáng kiến kinh nghiệm

21

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

Chủ đề 9: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về xã
hội Việt Nam:


1. Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Về chính sách văn hóa giáo dục: Trong Tuyên ngôn độc lập 1945, Bác Hồ đã từng phê
phán chính sách văn hóa giáo dục của Pháp: “Về giáo dục, người Pháp mở nhà tù nhiều
hơn trường học……. Về văn hóa, chúng đầu độc dân ta bằng rượu và thuộc phiện….”.
Từ đó, Bác Hồ khẳng định: Chính sách văn hóa giáo dục của Pháp không phải là “khai
hóa văn minh” cho dân tộc ta như người Pháp đã từng rêu rao.
Chủ đề 10: Kháng chiến chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến 1918 :

1. Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Về chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu: Bác Hồ đã từng nhận xét: “Dựa vào Pháp
để đánh Nhật chẳng khác nào đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”. Bác Hồ dùng hình
ảnh hai con vật hổ và beo để so sánh với Pháp và Nhật. Hổ và Beo tuy khác giống nhưng
cùng đề là loài ăn thịt sống, cũng như người Pháp và người Nhật tuy khác giống người
nhưng đều là bọn đế quốc thực dân. Lời nhận xét của Bác Hồ thật chí lí đúng không?
- Về hoạt động ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ từ năm 1911-1917: Giáo viên
có thể giáo dục cho học sinh về tấm gương yêu nước, vượt khó, tinh thần say mê học tâp,
nghiên cứu tuyệt vời của Bác Hồ.

Sáng kiến kinh nghiệm

22

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng


V- Hiệu quả đạt được:
Trước đây khi chưa áp dụng sáng kiến tích hợp liên môn, các bài giảng lịch sử của
tôi nói chung và các giáo viên Lịch Sử nói riêng thường rất khô khan với những sự kiện
trong sách giáo khoa Lịch Sử, do vậy mà học sinh dù rất chăm học nhưng cũng kém hứng
thú với tiết học Lịch Sử, và do vậy chất lượng giảng dạy cũng không cao.
Năm học 2013-2014, kết quả giảng dạy đạt được như sau:
T.SOÁ
STT

GIỎI

HS

SL

TRUNG

KHAÙ

Tỉ lệ
%

SL

YEÁU

BÌNH

Tỉ lệ


SL

%

Tỉ lệ
%

SL

KEÙM

Tỉ lệ
%

SL

Tỉ lệ
%

7A1

39

21

53,8

9

23,1


5

12,8

4

10,3

0

0

7A2

37

16

43,2

10

27

10

27,1

1


2,7

0

0

7A3

41

9

22

13

31,7

8

19,4

7

17,1

4

9,8


7A4

35

18

51,4

5

14,3

8

22,8

3

8,6

1

2,9

COÄNG

152

64


42,1

37

24,3

31

20,4

15

9,9

5

3,3

8A1

35

21

60

10

28,6


4

11,4

0

0

0

0

8A2

32

17

53,1

6

18,8

8

25

1


3,1

0

0

8A3

36

16

44,4

13

36,1

7

19,5

0

0

0

0


8A4

36

17

47,2

12

33,3

7

19,5

0

0

0

0

8A5

33

20


60,6

9

27,3

3

9,1

1

3

0

0

8A6

35

18

51,4

9

25,7


6

17,2

2

5,7

0

0

COÄNG

207

109

52,7

59

28,5

35

16,9

4


1,9

0

0

T. COÄNG

359

173

48,2

96

26,7

66

18,4

19

5,3

5

1,4


Từ khi áp dụng sáng kiến tích hợp liên môn, các bài giảng Lịch Sử của tôi trở nên
phong phú về nội dung, hình ảnh, từ đó tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập.
Năm học 2014-2015, kết quả giảng dạy đạt được như sau:

Sáng kiến kinh nghiệm

23

Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

T.SOÁ
STT

Đỗ Văn Quảng

GIỎI

HS

SL

TRUNG

KHAÙ

Tỉ lệ

%

SL

YEÁU

BÌNH

Tỉ lệ

SL

%

Tỉ lệ
%

SL

KEÙM

Tỉ lệ
%

SL

Tỉ lệ
%

7A1


39

23

59

10

25,6

5

12,8

1

2,6

0

0

7A2

37

17

45,9


10

27

10

27

0

0

0

0

7A3

41

20

48,8

16

39

5


12,2

0

0

0

0

7A4

35

19

54,3

8

22,9

7

20

1

2,9


0

0

COÄNG

152

79

52

44

28,9

27

17,8

2

1,3

0

0

8A1


35

21

60

10

28,6

4

11,4

0

0

0

0

8A2

32

18

56,3


6

18,8

8

25

0

0

0

0

8A3

36

16

44,4

13

36,1

7


19,4

0

0

0

0

8A4

36

17

47,2

12

33,3

7

19,4

0

0


0

0

8A5

33

21

63,6

9

27,3

3

9,1

0

0

0

0

8A6


35

19

54,3

10

28,6

6

17,1

0

0

0

0

COÄNG

207

112

54,1


60

29

35

16,9

0

0

0

0

T. COÄNG

359

191

53,2

104

29

62


17,3

2

0,6

0

0

Nhìn vào số liệu trên chúng ta thấy tỉ lệ học sinh yếu kém giảm đáng kể. Tỷ lệ học
sinh yếu năm học 2013-2014 là 5,3%, kém là 1,4%. Năm học 2014-2015, tỷ lệ học sinh
yếu là 0,6%, không còn học sinh kém.
VI. Mức độ ảnh hưởng:
1/ Thời gian, đối tượng tác động:
Sáng kiến được áp dụng cho môn Lịch Sử lớp 8 trong cả năm học.
2/ Những điều kiện khi áp dụng giải pháp:
a/ Về phía giáo viên:
- Cần soạn được các chủ đề dạy học.
- Biết được các địa chỉ tích hợp vào từng chủ đề.
- Cần rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để biết được kiến thức tích hợp có phù hợp
với nội dung bài dạy hay không.
- Cần trao đổi với đồng nghiệp (cả giáo viên Lịch Sử và giáo viên khác môn) về các
kiến thức tích hợp liên môn.
- Chú ý các nguyên tắc tích hợp liên môn.
Sáng kiến kinh nghiệm

24


Năm học 2015-2016


Trường THCS Mỹ Đức

Đỗ Văn Quảng

- Chú ý nâng cao trình độ Tin học để khai thác nhiều hơn nữa những thông tin trên
mạng.
- Tăng cường đọc thêm các tài liệu tham khảo (môn Lịch Sử và cả các môn khác) để
có những kiến thức tích hợp liên môn chính xác và phù hợp.
- Cần giao nhiệm vụ cho học sinh nhiều hơn để phát huy được tính tích cực chủ
động của các em trong giờ học.
- Chú ý nhiều hơn đối với những kiến thức tích hợp tình hình thực tế để rèn luyện
cho các em kĩ năng phân tích, dự đoán tình hình, sự kiện lịch sử đã, đang và sẽ xảy ra.
Đây là những kĩ năng quan trọng vì nó giúp các em biết mình phải làm gì để bảo vệ đất
nước và góp phần cho hòa bình thế giới.
b/ Về phía học sinh:
- Học sinh cần thực hiện tốt công việc giao viên giao cho (công việc ở nhà và trên lớp).
- Tích cực chủ động trong giờ học, hợp tác tốt với giáo viên.
- Khai thác tối đa các trang mạng để phục vụ cho giờ học Lịch Sử.
VII- Kết luận:
Từ kết quả hết sức khả quan như đã nêu ở trên, tôi thiết nghĩ sáng kiến kinh nghiệm
của tôi nếu được áp dụng rộng rãi sẽ mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy Lịch Sử ở lớp
8. Tôi hy vọng ý tưởng và kinh nghiệm của mình sẽ được mở rộng cho môn Lịch Sử ở
các khối khác (6,7,9) và cho cả các môn học khác, nhất là các môn khoa học xã hội.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến
HT


Người viết sáng kiến

Tô Bá Hấn

Đỗ Văn Quảng

Sáng kiến kinh nghiệm

25

Năm học 2015-2016


×