Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Đánh giá quản lý dự án công viên sài gòn safari

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 31 trang )

1

MỤC LỤC


2

Chương 1. Giới thiệu đề tài

1.1 Lý do chọn đề tài
TPHCM được xác định là đô thị loại đặc biệt với chức năng là trung tâm kinh
tế, chính trị, văn húa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao
lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả
nước. Hiện nay, khu vực 12 Quận nội thành của TP có 109 công viên, vườn hoa
(lớn, trung bình, nhỏ) với tổng diện tích khỏang 250 ha ( chưa thống kê các công
viên thuộc 5 Quận mới và các huyện ngoại thành). Tỷ lệ đất công viên trên tổng
diện tích khu vực 12 Quận nội thành rất thấp chỉ khoảng 1.8%, chỉ tiêu diện tích
công viên, trên đầu người khoảng 0.7 m2/người và tốc độ phát triển diện tích công
viên mới rất chậm.
Năm 2004, dự án Công viên Sài Gòn Safari được UBND TPHCM phê duyệt
thực hiện tại địa bàn 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, với mong
muốn biến Dự án thành mô hình công viên giải trí du lịch sinh thái, tổ chức nuôi
dưỡng, trưng bày nhân giống các loài động, thực vật trong nước và các châu lục
khác trên thế giới. Với kỳ vọng xây dựng công viên sinh thái lớn nhất nước, rộng
bằng 1/2 khu trung tâm hiện hữu của thành phố.
Theo các nguồn tin cho biết, tất cả hiện trạng dự án chỉ là những cánh đồng
hoang vắng, những căn nhà đã được đập phá, bỏ hoang. Một trường tiểu học đóng
cửa để hoang, học sinh di dời hết sang cơ sở khác để dành đất cho công viên… Tuy
nhiên lại chưa có một công trình nghiên cứu thực sự nào đề cập đến vấn đề này.
Thực sự tiến độ của dự án đang ở mức độ nào, với hiện trạng như thế, liệu có đáp
ứng được nhu cầu của nhân dân hay không? Và liệu có nên biến Công viên Sài Gòn


Safari thành một khu sinh thái lớn nhất Việt Nam hay không?
Xuất phát từ những suy nghĩ ấy, nhóm em quyết định thực hiện đề tài: “Đánh
giá công tác quản lý dự án Công viên Sài Gòn Safari” để góp phần giải quyết những
bất cập của vấn đề.


3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích quan trọng của đề tài này là tìm hiểu về việc lập dự án và nguyên
nhân dẫn đến chậm tiến độ dự án để từ đó đề ra những giải pháp quản lý xây dựng
hiệu quả và tiến hành dự án được tốt nhất.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhóm chúng em chọn đối tượng cụ thể của đề tài là Dự án công viên Sài Gòn
Safari. Bởi vì đây là một dự án lớn nhưng lại không khả thi trong việc quản lý trong
vấn đề lập và tiến hành dự án dẫn đến trở thành một dự án treo cho đến thời điểm
hiện nay.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
-

Nghiên cứu các tài liệu lý thuyết nói về công viên cây xanh, quy trình lập và
tiến hành dự án.

-

Nghiên cứu các văn bản quy định về quy hoạch cây xanh, trong đó có quy
hoạch khu công viên ở TPHCM.


-

Nghiên cứu các số liệu và các đề tài liên quan đến dự án công viên của các
nghiên cứu trước đó.

-

Sử dụng kiến thức chuyên môn và tham khảo ý kiến của Giảng viên hướng
dẫn.

-

Sử dụng phần mềm MICROSOFT OFFICE để viết báo cáo đồ án.

-

Dùng phần mềm POWER POINT để thuyết trình cho báo cáo.

Chương 2. Tổng quan về dự án

2.1 Những khái niệm cơ bản
Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông
thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống
thích hợp cho người dân sống ở các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi


4

ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,
quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông

qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
Quản lý xây dựng: là thực hiện công tác tư vấn, lập, đánh giá dự án, lập hồ sơ
tổ chức thi công, đấu thầu, triển khai thiết kế, bàn giao nghiệm thu, thanh và quyết
toán công trình xây dựng dân dụng, cầu đường… tổ chức quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng.

2.2 Giới thiệu dự án
Vị trí: Theo quy hoạch, dự án Công viên Sài Gòn Safari nằm trên địa bàn hai
xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP HCM, với diện tích hơn 485
ha.
Chủ đầu tư: Để thực hiện dự án, tháng 6/2004, UBND TP HCM ra quyết định
thu hồi đất đồng thời giao Chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài
Gòn.
Số hộ trong diện giải phóng: UBND huyện Củ Chi tiến hành bồi thường và
tái định cư cho hơn 700 hộ dân thuộc địa bàn 2 xã của huyện Củ Chi.
Nhu cầu cấp thiết: Để tạo ra được môi trường sinh thái nhân tạo mới với các
khu chức năng: Khu thả thú bán hoang dã, dự kiến thả thú đặc trưng các khu vực
trên thế giới; là khu vực trưng bày, lưu giữ, nghiên cứu, bảo tồn, nhân giống các loại
động thực vật quý hiếm của thế giới và Việt Nam. Sài Gòn Safari ngoài ý nghĩa lớn
sẽ là một công viên với mô hình sinh thái quy mô nhất Việt Nam, còn giữ vai trò là
một công viên quốc gia, nơi đây sẽ bảo tồn, lưu giữ, nhân giống các loài động thực
vật quy hiếm trên thế giới; vườn thú đêm trưng bày các loài thú chuyên sinh hoạt
vào ban đêm; Các công trình dịch vụ khác phục vụ du khách như biểu diễn thú ban
ngày, ban đêm, khu dã ngoại, resort, khu vui chơi giải trí cho thiếu nhi...
Hình 2.1. Phân khu chức năng của công viên Sài Gòn Safari.


5

Nguồn: cafebiz.vn


Đặc thù chính của công viên Sài Gòn Safari là mô hình công viên giải trí du
lịch sinh thái. Dự kiến sẽ tổ chức nuôi dưỡng, trưng bày nhân giống các loài động
thực vật trong nước và các châu lục khác trên thế giới. Theo kế hoạch, nơi đây sẽ
nuôi dưỡng khoảng 300 loài động vật với khoảng 10.000 con, 3.000 loài thực vật
(bao gồm luôn cả cây cảnh, cây xanh, dây leo)…
Quy mô : Đây là công trình tầm cỡ quốc gia và khu vực Đông Nam Á, với
diện tích 456,85 ha là khu vực trưng bày, lưu giữ, nghiên cứu, bảo tồn, nhân giống
các loại động thực vật quý hiếm của thế giới và Việt Nam. Sài Gòn Safari ngoài ý
nghĩa lớn sẽ là một công viên với mô hình sinh thái quy mô nhất Việt Nam, còn giữ
vai trò là một công viên quốc gia, nơi đây sẽ bảo tồn, lưu giữ, nhân giống các

Hình 2.2. Mặt bằng tổng thể của công viên Sài Gòn Safari.


6

Nguồn: dantri.com.vn

2.3

Vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư khoảng 500 triệu USD do Thảo Cầm Viên Sài Gòn quản lý


7

2.4

Hiện trạng giải phóng đền bù

Hình 2.3. Hiện trạng giải phóng của công viên Sài Gòn Safari.

Nguồn: vnexpress.net

Hình 2.4. Cả khu đất rộng gần 500ha chỉ là những cánh đồng hoang vắng

Nguồn: dantri.com.vn


8

Hình 2.5. Một ngôi trường phải bỏ hoang để dành đất cho công viên

Nguồn: dantri.com.vn

Hình 2.6. Nơi được kỳ vọng là Công viên sinh thái lớn nhất Việt Nam giờ vẫn
bỏ hoang, cỏ mọc


9

Nguồn: dantri.com.vn

Tính đến năm 2007, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã đạt 96%. Từ
đó đến nay dù chỉ còn 4% nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, tình trạng tái
lấn chiếm diễn ra phức tạp, dự án chậm triển khai khiến người dân rất bức xúc. Bên
cạnh đó, quá trình bồi thường phát sinh nhiều vấn đề mà theo người dân là không
công bằng nên còn nhiều hộ tiếp tục khiếu nại cũng là một trong những nguyên
nhân khiến dự án vẫn án binh bất động suốt hơn chục năm qua.


2.5 Nguyên nhân treo
Ở dự án này còn vướng mắc về việc quy hoạch 1/2000. Giá thuê đơn vị nước
ngoài lập cao hơn khung giá cho phép. UBND TP đã ba lần gửi công văn xin ý kiến
Bộ Xây dựng nhưng chưa giải quyết xong. Vì vậy việc xây dựng công viên này
nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều cơ quan khác chứ không phải do Thảo Cầm
viên Sài Gòn.

2.6 Những bất cập trong chính sách về giải phóng đền bù
gặp phải
Việc áp giá đền bù giải phóng mặt bằng trong các dự án có thu hồi đất chưa
được sự đồng thuận của người dân là việc khá phổ biến ở nhiều địa phương. Là vấn


10

đề nhức nhối gây ra các vụ khiếu kiện về đất đai ngày càng nhiều mà các cơ quan
chức năng cũng đau đầu trong việc xử lý. Trên thực tế, khi đất bị giải tỏa đã làm
thay đổi cuộc sống của người dân nơi đó, vì vậy khi mức giá đền bù không đáp ứng
được nhu cầu tối thiểu là ổn định được cuộc sống như ban đầu thì đương nhiên dân
không đồng ý, dẫn đến khiếu nại ở nhiều nơi, kéo dài nhiều năm, tốn nhiều công
sức và tiền bạc để đòi lại đúng giá trị đất đai.
Thực tế trong đền bù giải phóng mặt ở hầu hết các công trình dự án, nhiều vấn
đề xem ra vẫn còn được tranh luận. Nên chăng cần có những giải pháp căn cơ trên
cơ sở thực tế đời sống người có đất bị thu hồi và quy định của pháp luật để khi áp
giá đền bù, hỗ trợ tái định cư sẽ đạt được sự hài hòa lợi ích giữa chủ đầu tư và
người dân, thiết nghĩ cũng là giải pháp hữu hiệu tạo sự đồng thuận trong nhân dân
trước những dự án, công trình phục vụ lợi ích chung.


11


Chương 3. Quá trình quản lý dự án

3.1 Quản lý quy hoạch xây dựng tại TP Hồ Chí Minh
3.1.1 Quy hoạch xây dựng TPHCM
Thành Phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là một đô thị có tốc độ đô thị hóa nhanh
nhất cả nước, công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch dựa trên luật quy hoạch đô
thị và luật xây dựng, QHC xâu dựng TPHCM đến năm 2025, quy chế quản lý quy
hoạch kiến trúc đô thị chung TPHCM, các đồ án QHPK, QHCT, TKĐT. Công cụ
quản lý xây dựng là giới thiệu địa điểm, GPQH và GPXD.
-

Do nguồn lực đầu tư khó xác định nên trên thực tế, QLXD theo quy hoạch tại
TPHCM đã phát triển không hoàn toàn tuân thủ theo định hướng QHC dự báo cụ

-

thể là phát triển đô thị về phía Tây và Tây Bắc thay vì Nam và Đông Nam.
TPHCM cũng tồn tại nhiều cấu trúc làng xóm đô thị hóa với mật độ lớn đan xen
trong khu vực phát triển đô thị mới. Cùng với sự phát triển gia tăng dân số, các khu
vực đô thị mới được xây dựng ven đô là các khu xây dựng không phép, thiếu quy
hoạch đang trong quá trình gia tăng MĐXD mà thiếu đi các công cụ kiểm soát hiệu
quả.
Hình 3.1. Cấu trúc làng xóm đô thị hóa và sự tương phản trong việc phát triển
khu vực mới và khu vực hiện hữu.


12

Nguồn: text.xemtailieu.com


-

TPHCM đứng trước nhiều thách thức về QLXD theo quy hoạch, đặc biệt là nội
dung cấp GPXD do thiếu các cơ sở cấp phép như QHCT, TKĐT , quy chế quản lý
kiến trúc cảnh quan….Theo sở xây dựng TPHCM năm 2014 với 52.370 lượt thanh
tra có đến 69,85% sai phép. Mặc dù các quy hoạch cho những khu vực quan trọng
đều được tư vấn nước ngoài lập với nhiều lý thuyết và quan điểm mới trong quy

-

hoạch và quản lý.
Tuy nhiên thực tế có sự sai khác đáng kể trong việc áp dụng các chỉ tiêu sử dụng đất
đặt biệt là chỉ tiêu cây xanh chưa theo quy hoạch do chưa có chỉ số kiểm soát thống
nhất. Chỉ số kiểm soát chủ yếu là dân số mà không kiểm soát các chỉ tiêu về tổng
diện tích sàn xây dựng một cách chặt chẽ. Đồng thời các chỉ tiêu sử dụng đất cũng
thường được sử dụng tối đa theo QCVN 01:2008 trong nội dung lập quy hoạch hoặc
điều chỉnh quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng.
Hình 3.2. Phát triển tự do tại vùng ven đô thị và mô hình phát triển khu đô thị
mới Phú Mỹ Hưng tại Nam Sài Gòn.


13

Nguồn: text.xemtailieu.com

3.1.2 Quy trình chi tiết các bước thực hiện dự án
Bảng 3.1 Quy trình chi tiết các bước thực hiện dự án
PHẤN I : CÁC THỦ TỤC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
ST

T
1

2

Nội Dung Công Việc
Đơn vị Tư vấn

Cơ Quan Liên Hệ
Cơ quan có thẩm
quyền

Ghi chú

Chuẩn bị
Xin thông tin quy hoạch

Phòng QLĐT Quận

Thỏa thuận ranh giới đất

Phòng TNMT Quận

Thỏa thuận của địa
phương về nơi thực hiện
Dự án

UBND Quận

Xin chủ trương đầu tư

Đơn xin lập Dự án đầu tư

Gửi Sở KHĐT,
UBND TP QĐ đồng ý
chủ trương đầu tư

Bản sao ĐKKD hợp lệ
Phương án kinh doanh

3

Lập quy hoạch chi tiết
Lập nhiệm vụ QH

Tư vấn lập
NVQH

Phê duyệt Nhiệm vụ QH

UBND TP

Lập hồ sơ QHCT
- Lập bản vẽ thuyết minh
hồ sơ quy hoạch
- Thỏa thuận quy họach
với địa phương

- Dự án <2ha
chỉ cần xin thỏa
thuận quy

hoạch
- Dự án >2ha
và <5ha chỉ lập
QHCT 1/500

Tư vấn lập QHCT
Phòng QLĐT Quận

- Lấy ý kiến dân

UBND Phường

- Ý kiếc các cơ quan ban
nghành

Hội đồng thẩm định

Thẩm định QHCT

Sở QHKT

Phê duyệt QHCT

UBND TP hoặc
UBND Quận

QH 1/2000
UBND TP Phê



14

duyệt
QH 1/500
UBND Quận
phê Duyệt

4

Lập, phê duyệt dự án đầu

Lập HS Thiết kế cơ sở

Tư vấn lập TKCS

Lập dự án đầu tư

Tư vấn lấp
DAĐT

Thỏa thuận đấu nối hạ
tầng kỹ thuật

Phòng QLDT quận,
Sở GTCC

Thỏa thuận PCCC

Sở CS PCCC


Thỏa thuận cấp điện

Điện Lực TP

Chiều cao tĩnh không

Cục hàng không VN

Đánh giá tác động môi
trường
Phê duyệt Dự án đầu tư và
thẩm định TKCS

5

Tư vấn lập BC

Sở Xây dựng

Thiết kế bản vẽ thi công
Thiết kế bản vẽ thi công

Tư vấn lập HSTK

Lập dự tóan

Tư vấn Lập dự
toán

Thẩm định Thiết kế và dự

toán
Thẩm tra thiết kế

6

Sở TNMT phê duyệt

Căn cứ theo
TKCS được
thẩm định
Sở Xây Dựng

Tư vấn thẩm tra

Triển khai thi công
Nhà thầu,
TVQLDA,
TVGS, TVTK

Thi công

Chứng chỉ phù hợp chất
lượng

7

Nghiệm thu bàn giao

8


Vận Hành Khai thác

Tư vấn

PHẦN II: THỦ TỤC PHÁP LÝ VỀ ĐẤT


15

ST
T

Cơ Quan Liên Hệ
Nội Dung Công Việc
Đơn vị Tư vấn

Cơ quan có thẩm
quyền

A: ĐỐI VỚI ĐẤT CĐT TỰ BỒI THƯỜNG
1

Chuẩn bị bồi thường
Đo vẽ bản đồ HTVT, đo
vẽ bản đồ tách thửa từng
hộ dân
Điều tra đất đai , xác định
nguồn gốc pháp lý đất
Lập phương án đền bù hỗ
trợ thiệt hại và tái định cư

Thẩm định phê duyệt giá
bồi thường

2

Tư vấn đo vẽ
Tư vấn điều tra
đất

Hội đồng đền bù
Quận, TP thông qua

Công Tác bồi thường
Thương lượng bồi thường
với các hộ dân
Xác nhận thỏa thuận bồi
thường ở phường
Xác nhận bồi thường tổng
hợp tại quận

3

Nhận được quyết định
giao đất

UBND Phường
Ban BTGPMB Quận

Tư vấn đo vẽ bản
đồ


Sở TNMT phê duyệt
Sở TNMT
Sở TNMT trình,
UBND TP ra quyết
định.

Thực hiện nghĩa vụ tài
chính với nhà nước
- Xác định đất công
- Khấu trừ tiền SDĐ

5

Phối hợp cùng ban
BTGPMB

Thủ tục xin giao đất
Đo vẽ bản đồ HTVT được
phê duyệt
Hoàn thiện hồ sơ xin giao
đất theo quy định

4

Ban ĐBTGPMB Quận

Thủ tục xin cấp Giấy
CNQSDĐ


Sớ Tài chính , Sớ
TNMT, Cục Thuế,
UBND Quận
Sở TNMT, UBND TP

B: THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT CÔNG
1

Xin chủ trương
Nộp đơn xin nhận chuyển
nhượng đất công để thực
hiện dự án

UBND Quận & TP,
Sở TNMT, Tổ liên
ngành

Ghi chú


16

Thực hiện các thủ tục cho
đến khi nhận được VB
chấp thuận chủ trương

2

Thẩm định giá đất
Tiến hành đo vẽ bản đồ

HTVT & trình Sở TNMT
phê duyệt
Ký hợp đồng tư vấn thẩm
định giá

3
4

Tư vấn đo vẽ bản
đồ
Tư vấn ban hành
chứng thư thẩm
định giá

VB chấp thuận giá trị
chuyển nhượng
Thực hiện nghĩa vụ tài
chính với nhà nước
Thủ tục xin cấp Giấy
CNQSDĐ

Sở TNMT phê duyệt
Sở Tài chính thẩm
đỉnh

UBND TP ban hành
Sở Tài Chính,Chi cục
thuế, Kho bạc NN
Sở TNMT, UBND TP


Nguồn: muabanduan.com

3.2 Kế hoạch quy hoạch của dự án
3.2.1 Mục tiêu chính của dự án
Dự án công viên Sài Gòn Safari được UBND thành phố được phê duyệt với
mong muốn biến dự án thành mô hình công viên giải trí du lịch sinh thái, tổ chức
nuôi dưỡng, trưng bày nhân giống các loài động, thực vật trong nước và các châu
lục khác trên thế giới.
Dự án công viên Sài Gòn Safari được xây dựng với mục tiêu là khu trưng bày
thú hoang dã kết hợp khu vui chơi lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Đồng thời
Công Viên Sài Gòn SAFARI còn là nơi nhân giống bảo tồn các loài thú quý hiếm,
đặc thù tại Việt Nam và thế giới, là trung tâm giáo dục bảo tồn môi trường thiên
nhiên, sinh hoạt văn hoá. Bao gồm:
-

Khu vực thả thú bán hoang dã (SAFARI): dự kiến thả thú đặc trưng tại khắp các
Châu lục trên thế giới. Công trình bao gồm hệ thống hào ngăn thú, hàng rào điện,
khu trú nghỉ cho thú …


17

-

Khu trưng bày thú mở (Open Zoo): Bao gồm hệ thống chuồng trại dạng mở và cảnh

-

quan, trưng bày các loài thú đặc trưng của khắp các Châu lục trên trên thế giới.
Vườn thú đêm: bao gồm hệ thống chuồng trại, cảnh quan, trưng bày các loài thú và


-

những tập tính của thú chuyên sinh hoạt vào ban đêm.
Xây dựng hoa viên.
Các công trình dịch vụ: Khu biểu diễn thú ban ngày, ban đêm; khu dã ngoại, resort,

-

khu vui chơi giải trí cho thiều nhi.
Trung tâm nghiên cứu khoa học về động vật và thực vật; Bảo tàng động thực vật,
kết hợp trung tâm giáo dục bảo tồn môi trường thiên nhiên.
3.2.2 Cấp quản lý
Từ năm 2004 đến năm 2015.Dự án công viên sài gòn SAFARI được UBND
thành phố giao cho chủ đầu tư là công ty TNHH một thành viên Thảo Cầm Viên Sài
Gòn và UBND huyện Củ Chi tiến hành bồi thường và triển khai dự án.
Đến đầu năm 2016 do dự án treo quá lâu ảnh hưởng tới người dân nên UBND
TPHCM đã chấp thuận cho Vinpearl tổ chức nghiên cứu đầu tư dự án, đồng thời đề
nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các sở ngành, đơn vị có liên quan hướng dẫn,
hỗ trợ công ty này thực hiện nhanh các thủ tục cần thiết theo đúng quy định để sớm
triển khai dự án.
3.2.3 Lập đề án quy hoạch xây dựng.
Từ nhu cầu cấp thiết của người dân thành phố cần một không gian xanh để vui
chơi giải trí, cũng như theo QHC TPHCM đến năm 2025 dựa vào khảo sát và phân
tích vị trí trên toàn thành phố. UBND TPHCM đã quyết định chọn huyện Củ Chi để
làm một công viên lớn của toàn thành phố cụ thể là dự án Công viên Sài Gòn Safari
nằm trên địa bàn hai xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.
Khảo sát: Cơ bản đã hoàn thành công tác khảo sát toàn bộ khu vực dự kiến
xây dựng dự án.
Thiết kế quy hoạch: Dự kiến công tác thiết kế quy hoạch sẽ được tổ chức đấu

thầu quốc tế rộng rãi để lựa chọn nhà thầu. Dự kiến mở thầu trong tháng 11/2005,
đến tháng 06/2006 sẽ hoàn tất công tác đấu thầu.


18

Đền bù giải toả: đã đền bù được 280 tỉ trong tổng kinh phí ĐBGT đã được
duyệt là 664 tỉ đồng (hơn 40%).
3.2.4 Triển khai thực hiện
Để thực hiện dự án, tháng 6/2004, UBND TP HCM ra quyết định thu hồi đất
đồng thời giao Chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn (chủ
đầu tư) và UBND huyện Củ Chi tiến hành bồi thường và tái định cư cho hơn 700 hộ
dân thuộc địa bàn 2 xã của huyện Củ Chi.
Tính đến năm 2007, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã đạt 96%. Từ
đó đến nay dù chỉ còn 4% nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, tình trạng tái
lấn chiếm diễn ra phức tạp, dự án chậm triển khai khiến người dân rất bức xúc. Bên
cạnh đó, quá trình bồi thường phát sinh nhiều vấn đề mà theo người dân là không
công bằng nên còn nhiều hộ tiếp tục khiếu nại cũng là một trong những nguyên
nhân khiến dự án vẫn án binh bất động suốt hơn chục năm qua.
Hình 3.3. Hiện trạng công viên SAFARI

Nguồn: nld.com.vn

Dự án Công viên Sài Gòn Safari được phê duyệt vào tháng 6/2004, nhưng tới
năm 2009 mới tổ chức thi tuyển phương án quy hoạch chi tiết 1/2.000. Sau đó phải
tới tháng 1/2011, UBND TP.HCM mới chấp thuận cho Công ty Bernard Harrison &
Friends Ltd (Singapore) làm chủ thầu tư vấn thực hiện thi công.


19


Tuy nhiên, tới tháng 12/2012, việc đàm phán hợp đồng tư vấn lập quy hoạch
phân khu tỷ lệ 1/2.000 giữa chủ đầu tư và Công ty Bernard Harrison & Friends Ltd
vẫn không thành công, khi phía Công ty đưa ra mức giá cao hơn 1,9 lần so với
thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý quy hoạch xây dựng và quy
hoạch đô thị.
Trao đổi về tiến độ của Dự án cũng như việc xây dựng khu tái định cư cho
người dân, ông Lê Minh Tấn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho
biết, vấn đề này do chủ đầu tư thực hiện, huyện đã làm hết trách nhiệm của mình.
Về phía chủ đầu tư, ông Phạm Quốc Hưng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH
một thành viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho biết, tới thời điểm này, Công ty đã có
hàng trăm văn bản yêu cầu huyện Củ Chi đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để
triển khai xây dựng Dự án, vì UBND Thành phố chỉ giao Công ty quyền ghi vốn khi
phía huyện Củ Chi yêu cầu chi.
“Từ năm 2012 đến 2014, Thảo Cầm Viên Sài Gòn phải trả lại vốn được ghi vì
Ban Giải phóng mặt bằng huyện Củ Chi không giải ngân được kinh phí giải phóng
mặt bằng cho Dự án”, ông Hưng nói.


20

Hình 3.4. Hiện trạng công viên SAFARI

Nguồn: nld.com.vn

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư hồi tháng 11-2015, dự án công viên
Sài Gòn Safari đã được thành phố hoàn tất công tác rà phá bom mìn, xây dựng được
gần 92% hạng mục hàng rào, đã chi hết gần 600 tỉ đồng tiền đền bù giải tỏa, chi trả
bồi thường hỗ trợ giải tỏa được 686/705 hộ dân trong vùng dự án, và đã bàn giao
được hơn 400 héc ta đất sạch cho thành phố.


3.3 Quản lý sử dụng của dự án
3.3.1 Sử dụng đât
UBND TP.HCM chấp thuận, về cơ cấu sử dụng đất, tỷ lệ đất dành cho khu
Safari là từ 60 - 70% so với tổng diện tích đất và xây dựng công trình thấp tầng cho
phù hợp với khu sinh thái.( Tổng diện tích toàn khu theo quy hoạch là 458ha ).
UBND TP.HCM giao Sở Tài nguyên và môi trường phối hợp với UBND
huyện Củ Chi công bố công khai cho nhân dân về kế hoạch sử dụng đất và thực


21

hiện các thủ tục đăng ký bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm, trình UBND
thành phố phê duyệt danh mục dự án sử dụng đất trong tháng 9/2016.
Giao Sở Giao thông vận tải nghiên cứu phương án kết nối giao thông từ khu
vực trung tâm thành phố và các khu vực lân cận đến dự án; trong đó có nghiên cứu
phương án bố trí tuyến xe buýt nhanh và mở rộng tuyến đường Nguyễn Thị Rành.
3.3.2 Theo quy hoạch chi tiết
UBND TP cũng nêu rõ, đề nghị Công ty CP Vinpearl nghiên cứu, tiếp thu các
ý kiến đóng góp của các sở, ngành như giảm tỉ lệ đất dành cho sân golf và khách
sạn, để dành thêm diện tích đất cho các hoạt động dã ngoại, thể thao ngoài trời
khác, tăng tỉ lệ đất dành cho khu vườn thú; đa dạng, phong phú các loại hình hoạt
động;... để bổ sung, điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 của dự án.
Ngoài ra, Vinpearl cũng cần đề xuất từ 2 - 3 phương án để lựa chọn phương án
tối ưu, gửi lấy ý kiến Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các sở - ngành có liên quan xem
xét, thẩm định, trình UBND TP trong tháng 6.
Bên cạnh đó, UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở,
ngành, đơn vị có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ Vinpearl thực hiện nhanh các thủ tục
cần thiết theo đúng quy định để sớm triển khai dự án; tổng hợp báo cáo và đề xuất
UBND TP xem xét và trình xin ý kiến Thường trực Thành ủy."Trong quá trình thực

hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, đề nghị các đơn vị kịp thời báo
cáo và đề xuất UBND TP giải quyết", UBND TP nhấn mạnh.
3.3.3 Giải phóng mặt bằng
Dự án được cấp phép từ năm 2004, sau hơn 10 năm dự án vẫn chỉ ở tình trạng
dở dang, hoang hóa. Hiện dự án công viên Sài Gòn Safari đã được thành phố hoàn
tất công tác rà phá bom mìn, xây dựng được gần 92% hạng mục hàng rào, đã chi hết
gần 600 tỉ đồng tiền đền bù giải tỏa, đã chi trả bồi thường hỗ trợ giải tỏa được


22

686/705 hộ dân trong vùng dự án và đã bàn giao được hơn 400ha đất sạch cho
TPHCM.
Tính đến năm 2007, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã đạt 96%. Từ
đó đến nay dù chỉ còn 4% nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, tình trạng tái
lấn chiếm diễn ra phức tạp, dự án chậm triển khai khiến người dân rất bức xúc. Bên
cạnh đó, quá trình bồi thường phát sinh nhiều vấn đề mà theo người dân là không
công bằng nên còn nhiều hộ tiếp tục khiếu nại cũng là một trong những nguyên
nhân khiến dự án vẫn án binh bất động suốt hơn chục năm qua.
Tính đến nay UBND huyện Củ Chi đã bàn giao mặt bằng gần hết, trên 97%,
chỉ còn 30 hộ có khiếu nại.
Vừa qua trong cuộc hộp giữa UBND TPHCM với các bên liên quan đến dự
án. UBND TP cũng yêu cầu UBND huyện Củ Chi hoàn tất công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng trong tháng 9/2016.

3.4 Giới thiệu sơ lược về công ty Vinpearl thuộc tập đoàn
Vingroup
3.4.1 Tập đoàn Vingroup
Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (gọi tắt là "Tập đoàn Vingroup"), tiền thân là
Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những người Việt

Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và thành công rực rỡ với
thương hiệu Mivina. Những năm đầu của thế kỷ 21, Technocom luôn có mặt trong
bảng xếp hạng Top 100 doanh nghiệp lớn mạnh nhất Ukraina. Từ năm 2000,
Technocom - Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với ước vọng được góp phần xây
dựng đất nước.
Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Vingroup đã tập trung
đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản (BĐS) với hai thương hiệu chiến lược
ban đầu là Vinpearl và Vincom. Bằng những nỗ lực không ngừng, Vincom đã trở
thành một trong những thương hiệu số 1 Việt Nam về BĐS với hàng loạt các tổ hợp


23

Trung tâm thương mại (TTTM) - Văn phòng - Căn hộ đẳng cấp tại các thành phố
lớn, dẫn đầu xu thế đô thị thông minh - sinh thái hạng sang tại Việt Nam. Cùng với
Vincom, Vinpearl cũng trở thành cánh chim đầu đàn của ngành Du lịch với chuỗi
khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển, công viên giải trí, sân golf đẳng cấp 5
sao và trên 5 sao quốc tế.
Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và
chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup - Công
ty CP. Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, sau khi thành lập,
Vingroup đã cơ cấu lại và tập trung phát triển với nhiều nhóm thương hiệu như:
-

Vinhomes (Hệ thống căn hộ và biệt thự dịch vụ đẳng cấp)
Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp)
Vinpearl (Khách sạn, du lịch)
Vinpearl Land (Vui chơi giải trí)
Vinmec (Y tế)
Vinschool (Giáo dục)

VinCommerce (Kinh doanh bán lẻ: VinMart, VinPro, Ađâyrồi, VinDS...)
VinEco (Nông nghiệp)
Almaz (Trung tâm ẩm thực và Hội nghị Quốc tế)
...
Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu

chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại, ở
bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi
xu hướng tiêu dùng. Vingroup đã làm nên những điều kỳ diệu để tôn vinh thương
hiệu Việt và tự hào là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt
Nam.
Với những thành tựu đã đạt được, Vingroup đang được đánh giá là một trong
những Tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, có chiến lược phát triển bền vững và
năng động, có tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và thế giới.


24

3.4.2 Dự án Công viên Safari Phú Quốc
Dự án công Vườn thú Vinpearl Safari Phú Quốc tại xã Gành Dầu, huyện Phú
Quốc, Tỉnh Kiên Giang, Tập đoàn Vingroup phối hợp với Uy Ban Nhân Dân tỉnh
Kiên Giang tổ chức lễ khởi công Vườn thú Vinpearl Safari Phú Quốc, tham dự buổi
lễ khởi công có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, một số cắn bộ câp cao
Trung ương; lãnh đạo tỉnh Kiên Giang có đồng chí Trần Minh Thống, Bí thư Tỉnh
ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang, đồng chí Lê Văn Thi,
Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch Uy Ban Nhân Dân tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở,
ban, ngành các cấp quận huyện tỉnh đểu có mắt đê khởi công siêu dự công Vườn
thú Vinpearl Safari Phú Quốc.
Hình 3.5. Vị trí Vinpearl Safari Phú Quốc


Nguồn: nguyentandung.org

Vườn thú Vinpearl Safari Phú Quốc đây là 1 dự án lớn và trọng điểm của
Vingroup với diện tích dự án lên đến 498.9 ha và tạo sự khác biệt về du lịch của Phú
Quốc ở Việt Nam, tăng thu ngân sách cho tỉnh Kiên Giang, mang tầm nhìn sâu,
rộng và phát triển bền vững.


25

Dự án Casino cũng được được xây dựng đầu tiên tại Việt Nam trên Hòn đảo
có biển đẹp nhất hành có diện tích lên đến 30.000m2 với 200 – 300 máy chơi bạc,
đáp ứng mọi nhu cầu vui chơi và nghỉ ngơi của khách hàng trong và ngòai nước.
Ngoài ra khu dự án cón có trung tâm hội nghị rộng lớn, là địa điểm lý tưởng để tổ
chức các sự kiện trong nước và quốc tế.Nằm ở vị trí giáp Lào và Campuchia, dự
kiến sau khi xây dựng xong.
Hình 3.6. Vị trí tiếp cận của công viên Safari Phú Quốc

Nguồn: nguyentandung.org

Khu dự án Casino sẽ thu hút một lượng khách lớn đến đây vui chơi và nghỉ
ngơi, với việc xây dựng ngay cạnh khu biệt thự nghỉ dưỡng Phú Quốc. Chủ dự án
này sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ việc khách thuê khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng.
Đồng thời, tại Vinpearl resort Phú Quốc còn có hệ thống khu vui chơi giải trí và khu
mua sắm, đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt và nghỉ ngơi của khách hàng tới thăm
quan nghỉ dưỡng. Do đó chắc chắn nơi đây sẽ thu hút một lượng khách lớn và tăng
doanh thu khi dự án Casino đi vào hoạt động.
Phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu vườn thú Vinpearl Safari Phú Quốc, vườn
thú Vinpearl Safari Phú Quốc đây là khu vườn thú hoang dã với các chủng loài đặc



×