Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NĂNG LƯỢNG, CHẤT THẢI TẠI KHÁCH SẠN INTERCONTINENTAL WESTLAKE HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.99 KB, 52 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Ngày nay đất nước đang trong thời kì phát triển thì nhu cầu của con
người ngày càng tăng cao, các loại hình dịch vụ ngày càng phát triển. Để đáp
ứng nhu cầu của con người, ngoài nhu cầu ăn uống thì nhu cầu nghỉ ngơi
cũng rất được quan tâm hiện nay. Hiện nay đã có rất nhiều các khách sạn
được xây dựng lên nhằm đáp ứng nhu cầu này của con người. Đặc biệt là
khách du lịch. Việc kinh doanh cơ sở lưu trú cũng có những ảnh hưởng vô
cùng mạnh mẽ đến môi trường cũng như là giá trị và sực hấp dẫn của điểm
đến. Đối với hoạt động du lịch, môi trường vừa là điều kiện để phát triển, vừa
là đối tượng chịu tác động. Chỉ những nơi có môi trường trong sạch, không bị
ô nhiễm, những nơi thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường mới là những
địc chỉ lý tưởng để thu hút khách du lịch. Mặt khác nếu hoạt động du lịch
không được quản lý và kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến
môi trường. Có thể thấy rằng hoạt động du lịch va môi trường có mối quan hệ
vô cùng chặt chẽ với nhau. Trong quá trình phát triển, chất lượng ở một khu
vực nào đó bị suy giảm thì đồng nghĩa với việc hoạt động du lịch ở đó bị đi
xuống.
Kinh doanh lưu trú du lịch là một trong số những lĩnh vực hoạt động
chủ yếu của ngành du lịch. Các cơ sở lưu trú không những là nơi lưu trú và sử
dụng, là nơi cung cấp dịch vụ của nhiều đối tượng khác nhau mà còn là nơi
tiêu thụ nhiều năng lượng và các nguyên vật liệu, tài nguyên như: điện, nước,
thực phẩm, hang hóa… Chính từ những hoạt động cung cấp dịch vụ cho
khách hàng mà mỗi ngày lượng rác thải, khí thải, nước thải, tiếng ồn… cùng
với những ảnh hưởng khác về văn hóa đã có những tác động mạnh mẽ tới môi
trường của chúng ta gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống. Các
nhà quản lý trên thế giới cũng nhận ra rằng việc thực hiện tốt các vấn đề về


1


môi trường không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta mà còn
đem lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh của khách sạn. Do vậy, việc thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và quản lý nguồn năng lượng, chất thải
là nhiệm vụ thiết yếu và quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh
khách sạn. Điều này cũng góp phần tạo nên sự yên tâm, uy tín, sức cạnh tranh
và thu hút khách, giúp làm tăng hiệu quả kinh doanh cho các cơ sở lưu trú và
dịch vụ du lịch. Ngoài ra việc thực hiện tốt các vấn đề về môi trường còn đảm
bảo tiết kiệm phí tổn, đảm bảo hoạt động lâu dài cho khách sạn. Các hoạt
động bảo vệ môi trường trong kinh doanh khách sạn nói riêng và trong ngành
du lịch nói chung nhằm tạo ra không gian và sản phẩm du lịch sạch, tạo sức
hút thu hút khách du lịch.
Chính vì vậy mà em xin lựa chọn đề tài: “ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NĂNG LƯỢNG, CHẤT THẢI
TẠI KHÁCH SẠN INTERCONTINENTAL WESTLAKE HÀ NỘI ” để làm
rõ vấn đề này.
2.
Mục đích của việc lựa chọn đề tài
Phân tích thực trạng về những tác động của hoạt động kinh
doanh khách sạn đối với môi trường.
Hiểu rõ được tầm quan trọng của môi trường có ảnh hưởng tới
hoạt động kinh doanh khách sạn.
Đưa ra các giải pháp nhằm giúp khách sạn có thể quản lý tốt
nguồn năng lượng và xử lý chất thải do hoạt động kinh doanh gây ra và làm
giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.
3.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nguồn năng lượng và chất thải: rác thải, nước thải trong kinh

doanh khách sạn, góp phần bảo vệ môi trường.
4.
Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp: đây là phương pháp cần thiết
giúp tiếp cận thong tin và vấn đề cần nghiên cứu. Trên cơ sở tổng quan những

2


tài liệu, báo cáo….
- Đánh giá và phân tích các dữ liệu thứ cấp: sẽ giúp phân chia các dữ
liệu thành từng loại, đánh giá các dữ liệu để tìm ra trọng tâm vấn đề. Hoàn
thiện và bổ sung những thiếu sót.
- Điều tra thực địa: giúp tiếp cận đối tượng một cách tốt nhất, thực
hiện khảo sát và trao đổi với quản lý khách sạn, các bộ phận có liên quan để
thu thập thông tin một cách chính sác nhất.
- So sánh: lựa chọn một khách sạn điển hình của Hà Nội mà cụ thể là
khách sạn Intercontinental Westlake Hà Nội và khách sạn ở nước ngoài. Đánh
giá và so sanh xem liệu các khách sạn ở Việt Nam đã làm và chưa làm được
gì, cần tiếp thu những thành tựu gì của thế giới.
5.
Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: khách sạn Intercontinental Westlake Hà Nội
- Thời gian: từ năm 2008 đến nay
6.
Ý nghĩa khoa học của đề tài
• Đối với sinh viên: hiểu và nắm rõ những kiến thức cơ bản về hoạt
động kinh doanh khách sạn, thấy được tầm quan trọng của môi trường và việc
bảo vệ môi trường trong kinh doanh khách sạn là vô cùng cần thiết.
• Đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn: thấy được ảnh

hưởng của hoạt động kinh doanh khách sạn tới khách sạn. Thực hiện bảo vệ
môi trường trong kinh doanh khách sạn đem lại nhiều lơi ích: tiết kiệm được
các phí tổn trong quá trình hoạt động khách sạn, góp phần tạo danh tiếng cũng
như là phản hồi tốt từ khách du lịch. Đây cũng là một lợi thế giúp tạo ấn
tượng và hình ảnh đẹp trong mắt khách du lịch.
• Đối với du khách: tạo một môi trường du lịch xanh, du khách sẽ có
cảm giác thoải mái, sạch sẽ. Việc thực hiện bảo vệ môi trường sẽ tạo ấn tượng
đầu tiên tốt đẹp cho du khách khi đến du lịch. Đây cũng là điều kiện tốt để lưu
giữ du khách và thu hút khách du lịch trong những chuyến du lịch sau.
• Đối với người dân địa phương: các hoạt động kinh doanh khách sạn
đã tạo ra một lượng lớn các chất thải, thải ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng
tới cuộc sống của người dân địa phương. Tuy nhiên nếu được thực hiện tốt sẽ
3


góp phần cải thiện môi trường, chống ô nhiễm và đảm bảo môi trường sống
trong sạch cho người dân.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ KINH DOANH KHÁCH SẠN
1.1. Môi trường
1.1.1. Khái niệm về môi trường
Có nhiều khái niệm về môi trường. Tuy nhiên theo như luật Bảo vệ môi
trường Việt Nam( thông qua ngày 27/12/1993): “ Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con
người, thiên nhiên.”

“ Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh
hưởng đến sinh vật.” theo Masn và Langenhim, 1957.
“ Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và
có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh
sáng mặt trời, rừng, biển, tầng Ozone, sự đa dạng sinh học về các loài” (Joe
Whiteney, 1993)
“ Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế, xã
hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng.” (UNEP)
Như vậy, môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học,
hóa học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người.
Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên cá thể
sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển. Tổng hòa của các chiều
hướng phát triển của từng nhân tố này sẽ quyết định đến chiều hướng phát
triển của cá thể sinh vật, của hệ sinh thái và của xã hội loài người.
1.1.2. Ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và những nguyên
nhân dẫn đến suy thoái môi trường
1.1.2.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
1.1.2.1.1. Khái niệm
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn của môi trường, làm thay đổi trực tiếp hay gián tiếp các
thành phần và đặc tính vật lý,hóa học, nhiệt độ, sinh học…ở bất kì thành phần
5


nào của môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định. Hay nói cách
khác, ô nhiễm môi trường là hậu quả của các hoạt động đào thải các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường, làm thay đổi đặc tính vốn có của môi trường
đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe của con người, đến sự phát triển
của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân gây ra ô
nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí ( khí thải ), chất thải ở dạng lỏng

( nước thải ), chất thải ở dạng rắn ( chất thải rắn ) chứa hóa chất hoạc tác nhân
vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi
trường chỉ được coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường
độ các tác nhân trên đạt mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh
vật và vật liệu.
Có nhiều loại ô nhiễm môi trường, bao gồm ba loại ô nhiễm chính là: ô
nhiễm không khí, ô nhiễm nước và ô nhiễm đất.
-

Ô nhiễm không khí: ô nhiễm không khí là sự có mặt của một

chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho
không khí không sạch hoạc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, hay làm giảm
tầm nhìn xa( do bụi). Các nguồn gây ra ô nhiễm không khí rất đa dạng, thuộc
về cả nguồn do tự nhiên và nguồn do nhân tạo.
• Nguồn tự nhiên: Các hoạt động của các hiện tượng tự nhiên như: sự
hoạt động của núi lửa, cháy rừng, bão, lũ, các quá trình phân hủy, thối rữa từ
xác động vật chết… đã thải ra môi trường rất nhiều các bụi bẩn, chất khí như:
sunfua, meetan, nitrit… gây ô nhiễm không khí.
• Nguồn nhân tạo: Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo cũng rất đa dạng,
nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nguyên liệu hóa thạch
như: than, dầu, khí đốt… và hoạt động của các phương tiện giao thông… Các
nguồn khí này được thải trực tiếp ra ngoài môi trường thông qua các ống khói
của các nhà máy, các đường ống dẫn khí hay hệ thống thông gió. Các nguồn
gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là: các nhà máy nhiệt điện, vật liệu xây dựng,
6


hóa chất và phân bón, dệt và giấy, luyện kim, thực phẩm, các xí ngiệp cơ khí,
các ngành công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải. Bên cạnh đó phải kể đến các

hoạt động sinh hoạt của con người cũng gây ra ảnh hưởng tới môi trường.
- Ô nhiễm nguồn nước: Định nghĩa của Hiến chương Châu Âu về ô
nhiễm nước đã nói rõ: “ ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người
đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con
người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động
vật nuôi và các loài hoang dã”. Ô nhiễm nước cũng xuất phát từ ô nhiễm từ tự
nhiên và nhân tạo.
• Nguồn tự nhiên: ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên do các hoạt
động của tự nhiên thay đổi gây ra các thiên thai như: mưa, tuyết tan, gió bão,
lũ lụt,… đã đưa vào môi trường nước thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có
hại, kể cả xác chết của chúng gây ô nhiễm nguồn nước.
• Nguồn nhân tạo: do quá trình thải các chất thải dưới dạng lỏng, có
thể là rắn xuống nguồn nước, làm cho nguồn nước bị nhiễm bẩn như: các chất
thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy chưa được đem qua xử lý thải trực
tiếp ra môi trường, công nghiệp và nông nghiệp,…(chất thải lỏng) hay các
loại rác thải sau khi được sử dụng bị vứt trực tiếp xuống song, hồ, ao…(chất
thải rắn)
-

Ô nhiễm môi trường đất là sự đưa vào môi trường các chất thải

nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật,
sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường. Đất được xem
như là bị ô nhiễm khi mà nồng độ các chất độc hại bên trong đất tăng lên quá
mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất. Người ta có
thể phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân
gây ô nhiễm.
• Theo nguồn gốc phát sinh: ô nhiễm môi trường đất có thể do các
hoạt động nông nghiệp (như: sử dụng nhiều phân hóa học, phân hữu cơ, thuốc
trừ sâu, thuốc diệt cỏ…); do chất thải sinh hoạt; do chất thải công nghiệp( ví

7


dụ: chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hóa học và
hữu cơ).
• Theo tác nhân gây ô nhiễm bao gồm: tác nhân hóa học( phân bón,
thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt); do tác nhân sinh
học ( trực khuẩn ly, thương hàn, các loại ký sinh trùng như: giun, sán…); ô
nhiễm do tác nhân vật lý ( như: nhiệt độ, chất phóng xạ…).
1.1.2.1.2. Tác hại của ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm không khí: theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng
năm có khoảng 800.000 người chết và 4,6 triệu người giảm tuổi thọ và có đến
2/3 số người chết và giảm tuổi thọ do ô nhiễm không khí gây ra tại các nước
đang phát triển ở Châu Á. Ô nhiễm không khí gây ra những tác vô cùng lớn
đối với sức khỏe của con người:
• Trong không khí bị ô nhiễm thì hàm lượng các chất như: oxit
cacbon, Dioxit sunfua, khí SO2… là các chất gây ra các vấn đề đau đầu,
chóng mặt, hay gây tổn hại đến tim mạch, tổn thương hệ thống hô hấp (oxit
cacbon); các chất dioxit sunfua xuất hiện do quá trình đốt nhiên liệu có chứa
lưu huỳnh độc hại không chỉ cho con người mà cả các loài động vật; đặc biệt
là khí SO2 gây kích thíc mạnh đối với mắt, da và các màng cơ, gây niêm mạc
đường khí quản…
• Ô nhiễm không khí còn trực tiếp gây ra các vấn đề như: đau mắt, đỏ
mắt, chảy nước mắt, ho, thở khò khè… Những tác động xấu của môi trường
bị ô nhiễm không khí nặng còn làm đẩy nhanh quá trình não hóa, làm giảm
chức năng của phổi, dễ mắc các bệnh hen xuyễn, viêm phế quản, nặng hơn là
ung thư… đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ em.
• Rất nhiều các tổ chức trên thế giới đã khuyến cáo về tác hại của ô
nhiễm không khí. Theo cơ quan nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) đã
tuyên bố, ô nhiễm không khí là một nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi.

Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) cũng đã xếp ô nhiễm không khí ngoài trời là
nguyên nhân hàng đàu gây ra bện ung thư ở người.

8


- Ô nhiễm nguồn nước: hậu quả chung cho vấn đề oo nhiễm nguồn
nước là: tỉ lệ mắc các bệnh liên quan như: viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư,
… ngày càng tăng cao.
• Khoa học đã chứng minh rằng, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm có
nhiễm asen để ăn uống, có thể gây ung thư, đặc biệt là ung thư da. Ngoài ra,
asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có
chứa asen 0,1mg/l.
• Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc chứng bệnh về thận hay thần
kinh.

• Trong nước thải bẩn có chứa chất amoni nitrat, nitrit gây các bệnh

như: xanh da, thiếu máu, ung thư…
• Nguồn nước bị ô nhiễm do nhiều tác nhân gây ra làm cho nguồn
nước bị nhiễm các loại chất khác nhau, gây ra các loại bệnh khác nhau. Ví dụ
như: bệnh cao huyết áp, bệnh về tim mạch (do natri gây ra); bệnh về đường
tiêu hóa (do lưu huỳnh); thoái hóa cột sống, đau lưng (do kali, cadimi) và các
chứng bệnh về bài tiết, ngộ độc nguồn nước…
- Ô nhiễm đất: đất bị ô nhiễm cũng gây ra những hậu quả vô cùng lớn
• Ô nhiễm đất có thể gây ảnh hưởng đến con người: qua quá trình hấp
thụ, các chất bị ô nhiễm hấp thụ trực tiếp vào, dưới sự tiếp xúc của con người
một cách lâu dài, các chất ô nhiễm này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe
của con người. Ngoài ra, đât cũng là môi trường thuận lợi cho các chất ô
nhiễm xâm nhập vào các loại cây trồng trực tiếp nên đó. Điều này không chỉ

gây hại cho cây mà còn có ảnh hưởng đến con người hay động vật ăn phải.
• Ảnh hưởng tối sự tang trưởng của thực vật
• Giảm thổ nhưỡng: các chất độc hại có trong đất có thể làm giảm độ
phì của đất, gây ra năng suất lao động kém. Đất bị ô nhiễm được sử dụng để
trồng các loại cây ăn quả hay rau củ có thể bị thiếu chất dinh dưỡng hay
nhiễm độc.
• Ô nhiễm đất có thể làm thay đổi cấu trúc đất.
1.1.2.2. Suy thoái môi trường và những nguyên nhân gây ra suy thoái

9


môi trường.
1.1.2.2.1. Khái niệm
“Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và
thiên nhiên.”( theo luật Bảo vệ môi trường, 2005). Mà trong đó thành phần
môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường như: không khí, nước,
đất, âm thanh, ánh sang, lòng đất, núi, rừng, song, hồ, biển, sinh vật, các hệ
sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan
thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
1.1.2.2.2.

Những biểu hiện của suy thoái môi trường

Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể, có mối liên quan chặt
chẽ với nhau giữa các thành phần của môi trường: nước, đất, không khí và các
cơ thực thể sống trên hành tinh này. Suy thoái môi trường xảy ra khi các yếu
tố này trở lên mất cân bằng và gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Những
biểu hiện của suy thoái môi trường:

- Sự xảy ra suy thoái môi trường trước hết là sự suy thoái tầng ozon.
Tầng ozon (O3) là lớp khí dày bao bọc quanh Trái đất, ngăn cản những tác
nhân lớn từ bên ngoài, đặc biệt tầng ozon hấp thụ đến 99% lượng bức xạ từ
tia cực tím do mặt trời chiếu đến Trái đất. Có thể nói, nếu không có tầng ozon
thì sẽ không có sự sống trên hành tinh này. Nếu tầng ozon bị suy thoái sẽ gây
ra những ảnh hưởng lớn tới sự sống, làm suy giảm sự miễn dịch và gây ra
nhiều bệnh tật. Cuối năm 1985, các nhà khoa học của Anh đã phát hiện ra một
lỗ hổng tang ozon tại Nam Cực, đến năm 1988, người ta lại phát hiện them
một lỗ thủng ozon tại Bắc Cực… Nguyên nhân gây ra lỗ thủng tầng ozon là
do các hợp chất cacbon có chứa flo và brom. Các chất này được sản sinh ra từ
quá trình sản xuất đông lạnh và chất dung môi (CFH3: clo-ro cacbon).
- Biểu hiện thứ hai của sự suy thoái môi trường là “ hiệu ứng nhà
kính”: Bầu khí quyển được xem như là một nhà kính khổng lồ, bao bọc quanh
10


Trái đất, bảo vệ Trái đất khỏi những xâm hại. Hiện tượng nhiệt độ của Trái
đất đang dần tăng lên được gọi là hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”. Hiện nay,
Trái đất đang có nguy cơ nóng dần lên do chịu nhiều tác động từ môi trường,
đặc biệt là tác động của con người. Các hoạt động đốt cháy nhiên liệu và các
vấn đề chặt phá rừng, đốt rừng… đã thải vào môi trường một lượng lớn các
chất CO2, CH4, CFC3, gây nguy hại tới môi trường.
- Biểu hiện thứ ba của tình trạng suy thoái môi trường là hiện tượng
mưa axit xảy ra do xuất hiện một hàm lượng lớn các chất khí thải SO 2 và NO2
theo hơi nước bốc lên cao, bị oxy hóa và thủy phân tạo thành axit, gặp lạnh
tạo thành mưa. Hiện tượng này có thể gây tổn hại đến hoạt động nông nghiệp,
làm ô nhiễm nguồn nước.
- Suy thoái môi trường còn biểu hiện ở việc ô nhiễm nguồn nước
sạch. Tổng lượng nước trên thế giới là 1.360 km 3, trong đó lượng nước
ngọt chiếm trên dưới 3%, lượng nước phục vụ cho hoạt động sinh hoạt xã

hội chỉ chiếm khoảng 1%. Tuy nhiên chúng lại đang bị ô nhiễm do các hoạt
động của con người.
1.1.2.2.3. Những nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường
Con người chỉ tồn tại được khi có môi trường. Tuy nhiên chính những
thay đổi và phát triển của xã hội cùng những hành động mang tính thiếu tích
cực đã gây ra những tác hại không hề nhỏ tới môi trường sống của chúng ta.
Dưới đây là một số các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thoái môi trường:
- Trước hết phải kể đến sự phát triển không ngừng của công nghiệp,
đặc biệt là các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Mỗi năm, các nhà máy và các
hoạt động công nghiệp đã thải vào môi trường khoảng 150 triệu tấn SO 2,
khoảng 200 triệu tấn CO2,…( theo Phạm Thành Dung- Môi trường sinh thái,
Tạp chí giáo dục lý luận số 3-99) đã gây tác hại đến tầng ozon, nguồn nước
sạch…
- Nguyên nhân thứ hai gây suy thoái môi trường là do hiện nay tệ nạn

11


phá rừng ngày càng trở lên trầm trọng và lan rộng ra toàn cầu. Rừng không
chỉ là môi trường sống của các loài động vật mà còn có những ảnh hưởng tới
hoạt động sản xuất của con người. Rừng được ví như lá phổi của Trái đất.
Rừng hấp thụ khí CO2 và các bụi bẩn, làm trong sạch môi trường sống… Thế
nhưng hiện nay, tài nguyên rừng ngày càng bị khai thác một cách bừa bãi và
ngày càng trở cạn kiệt. Theo con số thống kê, cứ mỗi phút có khoảng 21,5 ha
rừng bị phá hủy. Điều này đã làm cho khả năng thanh lọc môi trường kém,
làm tăng lượng khí CO2. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng “hiệu
ứng nhà kính”.
- Một nguyên nhân nữa là do vấn đề về mất cân bằng dân số. Dân số
tăng nhanh buộc phải có sự khai thác các tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn để
phục vụ cho nhu cầu sống và tồn tại của con người. Dân số tăng cao đồng

nghĩa với việc các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động sản xuất…
lại tăng lên. Đã làm phá vỡ cân bằng sinh thái, nguồn tài nguyên thiên nhiên
bị khai thác nhiều hơn,dẫn đến mức độ ô nhiễm môi trường tăng lên.
- Tại một số các nước phát triển xuất hiện vấn đề chạy đua vũ trang.
Chính vì vậy đã sản sinh ra các hoạt động sản xuất các loại vũ khí hạt nhân,
vũ khí hóa học… để phục vụ cho các vấn đề xung đột quốc gia. Điều này đã
gây ra ô nhiễm môi trường và tàn phá hệ sinh thái.
- Suy thái môi trường còn do các hoạt động sản xuất, hoạt động khai thác
và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người… cũng thải ra môi trường
một lượng không nhỏ các chất độc hại, làm hủy hoại môi trường sinh thái.
- Bên cạnh đó còn là do ý thức của con người, còn chưa nhìn nhận được
những ích lợi lâu dài và tầm quan trọng của môi trường là không thể thiếu.
1.2. Khách sạn
1.2.1. Khái niệm khách sạn
1.2.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ khách sạn (Hotel) được bắt nguồn từ tiếng Pháp và được sử
dụng rộng dãi ở nhiều nước trên thế giới, dung để chỉ các cơ sở kinh doanh

12


lưu trú và các dịch vụ khác như: ăn uống, vui chơi giải trí, thư giãn và các
dịch vụ bổ sung khác. Cùng với sự phát triển của du lịch, khách sạn cũng có
nhiều định nghĩa khác nhau.
Khách sạn là những công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, nhiều
phòng ngủ được trang bị các thiết bị tiện nghi, các vật dụng chuyên dung
phục vụ cho mục đích nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống và giải trí của du khách.
Tùy theo nội dung và đối tượng sử dụng mà phân loại khách sạn ra thành
nhiều loại: tạm trú, nghỉ dưỡng, hội nghị,… và theo mức độ tiện nghi và chất
lượng dịch vụ của từng khách sạn mà phân chia theo từng mức độ từ 1 đến 5

sao. Theo như chuyên gia nghiên cứu về du lịch và khách sạn Morcel Gotie
đã định nghĩa rằng : “ Khách sạn là nơi lưu trú tạm thời của du khách cùng
với các buồng ngủ còn có nhà hàng với nhiều chủng loại khác nhau”. Với
định nghĩa khá cụ thể của nhà nghiên cứu Morcel Gotie thì khái niệm về
khách sạn cũng được phản ánh một cách cụ thể và hoàn thiện, đúng với trình
độ và mức độ phát triển của nó. Nhóm tác giả của Mỹ trong cuốn sách “
welcome to hospitality” đã nói rằng : “ khách sạn là nơi mà bất kỳ ai cũng có
thể trả tiền để thuê buồng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ trong đó phải có
ít nhất là 2 buồng nhỏ ( phòng ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng ngủ phải có
giường ngủ, điện thoại, vô tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ còn có các dịch
vụ bổ sung khác như dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại (với
dịch vụ photocopy), nhà hàng, quầy bar và các dịch vụ giải trí khác. Khách
sạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu thương mại, nghỉ
dưỡng hoặc các sân bay”.
Tại Việt Nam, theo Thông tư số 01/202/TT-TCDL ngày 27 tháng 4
năm 2011 của Tổng cục du lịch về hướng dẫn nghị định số 39/2000/NĐ-CP
của Chính Phủ về cơ sở du lịch lưu trú ghi rõ: “ Khách sạn (Hotel) là công
trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên,

13


đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ
khách du lịch”.
1.2.1.2. Phân loại khách sạn
Khách sạn là một loại hình cơ sở lưu trú chính yếu nhất, chiếm tỷ trọng
lớn nhất cả về số lượng và loại kiểu trong hệ thống các cơ sở kinh doanh lưu
trú của ngành du lịch. Khách sạn phải có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên và
phải đảm bảo về chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dịch vụ cần
thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ. Đối với các khách sạn được

xếp hạng theo tiêu chuẩn thì cần phải tuân theo tiêu chuẩn xếp hạng được quy
định tại : “ Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch” của Tổng cục du lịch. So
với các loại hình du lịch khác thì khách sạn có nhiều ưu thế hơn trên thị
trường như:
- Cung cấp các dịch vụ với mức độ tiện nghi và sự thuận tiện cao hơn.
- Cung cấp một số lượng sản phẩm dịch vụ phong phú với mức chất
lượng dịch vụ cao.
- Có hình thức tồn tại, quy mô, vị trí và thứ hạng.
- Có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dung của nhiều đoạn thị trường
khác nhau.
Khách sạn được phân ra thành nhiều loại, phụ thuộc vào một số
các tiêu chí cơ bản sau: vị trí địa lý, mức cung cấp dịch vụ, mức giá bán sản
phẩm, quy mô của khách sạn, hình thức sở hữu và quản lý của khách sạn.
- Theo vị trí địa lý: khách sạn được phân ra thành 5 loại là: khách sạn
thành phố, khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn ven đô, khách sạn ven đường và
khách sạn sân bay.
• Khách sạn thành phố( city hotel) hay khách sạn công vụ ( business
hotel) là khách sạn được xây dựng ở trung tâm thành phố, các đô thị hoặc các
trung tâm thương mại lớn nhằm phục vụ đối tượng khách đến du lịch vì mục
đích công vụ, tham gia các sự kiện… hoặc có mục đích thăm thân hay mua
sắm… các khách sạn hoạt động quanh năm mặc dù hoạt động kinh doanh vẫn

14


có sự biến động theo chu kỳ.
• Khách sạn nghỉ dưỡng (resort hotel): được xây dựng tại các khu
nghỉ dưỡng du lịch. Các khách sạn này chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên
thiên nhiên. Các khách sạn này phổ biến ở các khu nghỉ dưỡng biển hay nghỉ
dưỡng núi…. Khách du lịch đến đây chủ yếu là khách đến để nghỉ ngơi và thư

giãn và thường nghỉ dài ngày. Ngoài các dịch vụ chính là nghỉ ngơi và ăn
uống thì các dịch vụ giải trí cũng khá phát triển như: sân golf, sân tennis, bể
bơi, sàn khiêu vũ, tiệc…
• Khách sạn ven đô (suburban hotel) được xây dựng ở ngoại vi thành
phố hoặc ven các đô thị. Khách hàng chính của loại khách sạn này là các
khách đi nghỉ cuối tuần.
• Khách sạn ven đường( highway hotel) được xây dựng ở dọc ven
đường cao tốc nhằm phục vụ đối tượng khách đi trên các tuyến đường cao tốc
sử dụng các phương tiện vận chuyển là ô tô và mô tô có nhu cầu thuê buồng
ngủ qua đêm.
• Khách sạn sân bay (airport hotel) khách sạn này được xây dựng ở
gần các sân bay quốc tế lớn. Đối tượng khách chủ yếu là những khách hàng
của hang hàng không dừng chân quá cảnh tại các sân bay quốc tế do lịch trình
bắt buộc hoặc vì lý do gì đó. Giá phòng đã nằm trong gói tuyến hành trình.
- Theo mức cung cấp dịch vụ khách sạn chia làm 4 loại: khách sạn
sang trọng, khách sạn với dịch vụ đầy đủ, khách sạn cung cấp số lượng hạn
chế dịch vụ và khách sạn thứ hạng thấp.
• Khách sạn sang trọng (luxury hotel) là khách sạn sang trọng và có
thứ hạng cao (5sao), với quy mô lớn với đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi,
hiện đại và tối tân và có mức độc chất lượng dịch vụ cao. Đối tượng khách
hàng mà khách sạn hướng đến là những khách có khả năng thanh toán cao
nhất.

• Khách sạn cung cấp đầy đủ dịch vụ (full service hotel) là khách sạn

bán các sản phẩm dịch vụ cao hứ 2 trên đoạn thị trường (khách sạn 4 sao).
Khách sạn cung cấp đầy đủ các dịch vụ và một số dịch vụ ngoài trời bị hạn
15



chế. Đối tượng khách thường là những khách có khả năng thanh toán tương
đối cao.
• Khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ ( limited- service
hotel) là khách sạn khoảng 3 sao nhằm vào lượng khách có khả năng thanh
toán trung bình.
• Khách sạn thứ hạng thấp (khách sạn bình dân) - (economy hotel) là
những khách sạn với quy mô nhỏ ( từ 1-2 sao). Mức giá bán buồng tương đối
thấp. Cung cấp dịch vụ lưu trú là chủ yếu.
- Theo mức giá trên thị trường thì khách sạn chia ra thành 5 loại:
khách sạn có mức giá cao nhất, khách sạn có mức giá cao, khách sạn có mức
giá trung bình, khách sạn có mức giá bình dân, khách sạn có mức giá thấp
nhất.

• Khách sạn có mức giá cao nhất (luxury hotel) là những khách sạn có

mức bán ra sản phẩm nằm trong khoảng từ phần thứ 85 trở lên trên thước đo.
• Khách sạn có mức giá cao (up –scale hotel) là những khách sạn
công bố giá sản phẩm lưu trú bán ra thị trường nằm trong khoảng từ phần thứ
70 đến cận phần thứ 85.
• Khách sạn có mức giá trung bình (mid- price hotel) là khách sạn
công bố giá sản phẩm bán ra từ phần thứ 40 đến cận phần thứ 70
• Khách sạn có mức giá bình dân (economy hotel) là khách sạn có
mức giá công bố thị trường dưới mức giá trung bình, khoảng từ phần thứ 20
đến cận phần thứ 40.
• Khách sạn có mức giá thấp nhất (budget hotel) là khách sạn công bố
giá sản phẩm thấp nhất, trong khoảng từ phần thứ 20 trở xuống trên thước đo.
- Theo quy mô của khách sạn: dựa vào số buồng của khách sạn mà
người ta chia ra làm 4 loại: khách sạn nhỏ, khách sạn vừa, khách sạn lớn và
khách sạn rất lớn. Tuy nhiên, mức độ quy mô thiết kế buồng của khách sạn rất
lớn, lớn, trung bình hay nhỏ còn phụ thuộc vào mức độ phát triển của hoạt

động kinh doanh khách sạn ở mỗi nơi hay mỗi quốc gia là khác nhau.
- Theo hình thức sở hữu và quản lý khách sạn chia 2 nhóm: khách sạn
độc lập và khách sạn chuỗi.
16


• Khách sạn sở hữu độc lập (independently owned hotel) là khách sạn
có một chủ đầu tư là cá nhân hay một hãng, đầu tư xây dựng, mua sắm trang
thiết bị, tự điều hành kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
kinh doanh của mình. Khách sạn không phải chịu sự rang buộc về quyền sở
hữu hay quản lý
• Khách sạn chuỗi (chain hotel) được hiểu là khách sạn hoạt động
theo hình thức liên kết gồm:
 khách sạn chuỗi liên kết sở hữu ( coporate owned chain hotel): tập
đoàn chuỗi vừa đồng chủ sở hữu vừa trực tiếp điều hành quản lý khách sạn,
được mang logo của tập đoàn chuỗi và được quản lý bởi một người của tập
đoàn chuỗi.
 khách sạn chuỗi hợp đồng quản lý ( management contract chain
hotel): khách sạn do một hãng (công ty) sở hữu nhưng được quản lý bởi một
nhóm quản lý do tập đoàn chuỗi hay một hãng (công ty) khác cho thuê lại
theo hợp đồng quản lý trên cơ sở có trả phí.
 Khách sạn chuỗi nhượng quyền thương hiệu ( franchised chain
hotel): tập đoàn chuỗi cho phép chủ sở hữu sử dụng thương hiệu kinh doanh
của tập đoàn trên cơ sở thu một khoản phí nhượng quyền thương hiệu.
1.2.2. Kinh doanh khách sạn
1.2.2.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn
Ngành kinh doanh khách sạn mặc dù ra đời muộn hơn các ngành kinh
tế khác. Tuy nhiên trải qua thời gian đến hiện nay, ngành kinh doanh này đã
chiếm ưu thế và phát triển mạnh mẽ hơn. Kinh doanh khách sạn không chỉ
còn đơn thuần là việc cung cấp dịch vụ cho thuê buồng ngủ nữa mà là một

chuỗi các dịch vụ được các cơ sở kinh doanh đưa vào hoạt động của mình
nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, bao gồm nhiều chủng loại khác
nhau và mức độ chất lượng dịch vụ khác nhau. Ngành kinh doanh dịch vụ
không chỉ còn là một nghề mà là một nghệ thuật. Ngành dịch vụ này có

17


những đặc trưng cơ bản riêng, có hệ thống lý luận riêng khác với các hoạt
động kinh doanh khác. Đầu tiên, kinh doanh khách sạn đơn thuần chỉ là một
hoạt động kinh doanh cung cấp chỗ ngủ và nghỉ ngơi qua đêm cho khách,
những người trả tiền. Sau đó, cùng với những phát triển và thay đổi, con
người cần có những nhu cầu cao hơn để thỏa mãn. Chính vì vậy mà hoạt động
kinh doanh khách sạn cũng được mở rộng. Các nhà kinh doanh khách sạn
muốn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nhằm mục đích tang lợi nhuận
cho hoạt động kinh doanh từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.
Kinh doanh khách sạn được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa
rộng thì kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp các dịch vụ, phục vụ nhu
cầu nghỉ ngơi, ăn uống của khách sạn. Còn theo nghĩa hẹp thì kinh doanh
khách sạn là đảm bảo nhu cầu ngủ, nghỉ cho khách du lịch.
Với tình hình phát triển như hiện nay thì nhu cầu đi du lịch được coi là
nhu cầu thiết yêu. Đó là nhu cầu được nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí, giao lưu,
hoạc hỏi,… để đáp ứng được nhu cầu này của du khách, các dịch vụ trong
kinh doanh khách sạn ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại. Trên
phương diện chung nhất có thể đưa ra khái niệm về kinh doanh khách sạn như
sau: “ kinh doanh khách sạn được hiểu là hoạt động kinh doanh của các cơ sở
lưu trú du lịch dựa trên việc cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch
vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu lưu lại tạm thời của khách du lịch.” (TS.
Nguyễn Văn Mạnh & Ths. Hoàng Thị Lan Hương, Giáo trình Quản trị kinh
doanh khách sạn). Như vậy theo định nghĩa trên thì ngành kinh doanh khách

sạn chia ra làm 3 lĩnh vực chính là: kinh doanh lưu trú, kinh doanh ăn uống và
kinh doanh dịch vụ bổ sung. Các hoạt động kinh doanh này tạo thành một
chuỗi các dịch vụ hoàn chỉnh đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách.
1.2.2.2. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn
Một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch chính như khách sạn, làng

18


du lịch,… đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn: khách sạn cần phải được xây
dựng khang trang, hiện đại, được trang bị các thiết bị tiện nghi hiện đại, đáp
ứng được các nhu cầu tối thiểu của khách. Ngoài ra, để hoạt động kinh doanh
đạt hiệu quả cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý, chất lượng
dịch vụ và nghiệp vụ chuyên môn… chính vì vậy, để đạt được những tiêu
chuẩn tốt, đáp ứng được những yêu cầu của cả những khách hàng khó tính
nhất đòi hỏi khách sạn cần có được khoản đầu tư không hề nhỏ.
- Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm
du lịch: tài nguyên du lịch được coi là yếu tố sản xuất trong hoạt động kinh
doanh khách sạn. Sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch sẽ chi phôi tới hoạt động
kinh doanh khách sạn. Tài nguyên du lịch hấp dẫn sẽ thu hút du khách tới
tham quan, điều này làm thúc đẩy hoạt động kinh doanh khách sạn phát triển.
- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương
đối cao: kinh doanh khách sạn là một ngành kinh doanh có hệ số luân chuyển
cao. Các nguồn lực phục vụ cho các hoạt động kinh doanh khách sạn yêu cầu
phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đạt mức phổ thông trở lên và cần
có nhiều lao động để thực hiện. Đặc biệt là ở các khách sạn có thứ hạng càng
cao thì đòi hỏi chất lượng dịch vụ cung cấp phải càng cao và thậm chí là
không được mắc lỗi. Chính vì vậy mà các khách sạn sử dụng nhiều nguồn lao
động có chất lượng cao được đánh giá là khách sạn có chất lượng tốt.
- Tính chất phục vụ của khách sạn: khác với các hoạt động kinh tế

khác, hoạt động kinh doanh khách sạn cũng mang tính thời vụ giống như hoạt
động kinh doanh du lịch. Đòi hỏi phải hoạt động liên tục, kể cả ngày nghỉ và
ngày lễ hay cuối tuần. Đặc biệt là vào các mùa cao điểm (phụ thuộc vào từng
địa diểm du lịch) các khách sạn hầu như phải hoạt động hết công suất. Bởi
thời gian nghỉ lễ hay cuối tuần thường là thời điểm họ cần phải nghỉ ngơi và
thư giãn sau công việc thì đây chính là khoảng thời gian hoạt động hết công
suất của các khách sạn.

19


- Đối tượng phục vụ của khách sạn: đối tượng phục vụ của khách sạn
là tất cả những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách sạn và phải có
khả năng thanh toán chúng. Tuy nhiên mối khách sạn lại có những khách
hàng mục tiêu khác nhau tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh, đặc điểm của
môi trường kinh doanh…
- Khách sạn thường được xây dựng ở nhiều điểm, trung tâm du lịch
nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch. Do vậy, các khách sạn thường
được xây dựng xa so với các cơ quan quản lý. Chính vì vậy mà làm cho công
tác kiểm tra và quản lý gặp nhiều khó khan. Điều này đòi hỏi các doanh
nghiệp kinh doanh khách sạn phải ý thức được trách nhiệm cũng như là nghĩa
vụ của mình, cần tự giác thực hiện tốt, tự chủ và sang tạo.
- Kinh doanh khách sạn có tính không thể lưu kho hay cất trữ:khác
với các hoạt động kinh doanh khác, hoạt động kinh doanh khách sạn không
thể lưu kho hay dự trữ được.
- Tính không thể dịch chuyển: không giống như các hoạt động kinh
doanh hàng hóa khác, kinh doanh khách sạn là kinh doanh dịch vụ. Các cơ sở
lưu trú cung cấp các dịch vụ ngay tại địa điểm đến cho các du khách có nhu
cầu và phải trả một khoản tiền tùy theo từng dịch vụ trong một khoản thời
gian. Sau khi sử dụng sản phẩm dịch vụ xong, du khách không thể mang đi

mà nó vẫn thuộc sở hữu của các chủ kinh doanh cơ sở lưu trú.
1.2.2.3. Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn
a)
Về kinh tế
- Kinh doanh khách sạn được coi là lĩnh vực hoạt động kinh doanh
chính của ngành du lịch và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của ngành.
- Thông qua hoạt động kinh doanh khách sạn bằng việc sử dụng các
dịch vụ về lưu trú, ăn uống của khách sạn mà một phần ngân quỹ tiêu dùng
của người dân được sử dụng vào việc tiêu dung sản phẩm, dịch vụ và hàng
hóa tại các cơ sở kinh doanh lưu trú tại địa điểm du lịch. Chính vì vậy hoạt
động kinh doanh khách sạn còn làm tang GDP của vùng và của cả một quốc

20


gia. Kinh doanh khách sạn phát triển còn góp phần tang cường vốn đầu tư
trong và ngoài nước.
- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi một lượng lớn các nguồn lực lao động
trực tiếp. Do đó, phát triển kinh doanh khách sạn sẽ góp phần giải quyết một
lượng lớn việc làm cho người lao động.
b) Về xã hội
- Thông qua việc đáp ứng các nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống và giải
trí trong quá trình đi du lịch của khách, kinh doanh khách sạn góp phần gìn
giữ và phục hồi khả năng lao động và sức sản xuất của người lao động.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn còn làm tang nhu cầu tìm hiểu các
di tích lịch sử, vặn hóa của các đất nước và vùng miền. Góp phần giáo dục
lòng yêu nước và tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
- Kinh doanh khách sạn còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu
văn hóa giữa mọi người từ khắp nơi, từ mọi quốc gia, mọi châu lục. Điều này
làm tang ý nghĩa hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới.

- Kinh doanh khách sạn góp phần tích cực cho sự phát triển giao lưu
giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Trong hoạt động kinh doanh
khách sạn có thể diễn ra vô vàn các hoạt động như: trao đổi, ký kết các hợp
đồng hay các buổi họp mang tính quan hệ hợp tác giữa các nước trên thế giới
với nhau. Đây cũng là một cầu nối cho sự giao hữu giữa các nền văn hóa khác
nhau trên thế giới.
1.3. Mối quan hệ tác động qua lại giữa môi trường và hoạt động
kinh doanh khách sạn
1.3.1. Sự tác động của môi trường đến hoạt động kinh doanh khách sạn
Trong những năm gần đây, nhu cầu về đi du lịch đang có xu hướng
tăng lên một cách nhanh chóng. Không chỉ ở trên thế giới nói chung mà kể cả
ở Việt Nam nói riêng. Lượng khách du lịch tới Việt Nam cũng tăng lên đáng
kể. Do đó hệ thống các cơ sở kinh doanh cũng tăng lên vượt bậc. Tính đến
năm 2008, tổng số trong cả nước có khoảng trên 6.700 cơ sở lưu trú du lịch.
Có thể thấy số lượng các cơ sở kinh doanh lưu trú đã tăng lên 19 lần so với
21


giai đoạn từ 1990-2005. Mặt khác, để có thể phát triển du lịch đặc biệt là kinh
dianh khách sạn, yếu tố môi trường là vô cùng quan trọng. Một địa điểm du
lịch nêu không có sức hút về cảnh quan thiên nhiên, nếu không có các công
tác đảm bảo an ninh an toàn, cũng như là một môi trường du lịch trong sạch…
Thì liệu du lịch có thể phát triển? Liệu rằng hoạt động kinh doanh khách sạn
có thể ngày một tăng lên? Có thể thấy, môi trường có những tác động không
hề nhỏ tới hoạt động kinh doanh khách sạn.
Với vai trò là điều kiện để phát triển du lịch, môi trường có những tác
động lớn, chủ yếu là tích cực đối với không chỉ khách du lịch, người dân sở
tại mà cong đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.
- Tài nguyên du lịch được coi là sức hút chính đối với các điểm đến du
lịch. Một điểm du lịch tốt gồm: chất lượng môi trường tốt, vẻ đẹp cảnh quan,

… sẽ tạo được những ấn tượng ban đầu khá tốt cho khách du lịch không chỉ
về cảnh quan đất nước mà còn cả về con người nơi đến thăm.
- Ngày nay, xu hướng đi du lịch của hầu hết các du khách (đặc biệt là
khách quốc tế) là lựa chọn những địa điểm du lịch vừa có sự hấp dẫn riêng về
cảnh quan thiên nhiên nhưng phải đảm bảo môi trường trong sạch. Chính vì
vậy mà các khách sạn hiện nay đều đang thực hiện tốt công tác bảo vệ môi
trường.
- Bên cạnh đó, môi trường cũng là tài sản chung của mỗi người. Làm ô
nhiễm môi trường không chỉ gây mất mỹ quan cảnh quan mà còn làm ảnh
hưởng xấu tới môi trường sống của chúng ta. Không chỉ đối với người dân và
khách du lịch mà còn cả với khách sạn. Môi trường bị ô nhiễm là mầm mống
của nhiều loại bệnh. Điều này khiến cho sức khỏe của các nhân viên bị giảm
sút, chất lượng phục vụ kém hiệu quả.
1.3.2. Sự tác động của hoạt động kinh doanh khách sạn đến môi trường
1.3.2.1. Tác động tích cực
Môi trường có những ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động kinh doanh

22


khách sạn. Môi trường chỉ có thể được bảo vệ khi các doanh nghiệp kinh
doanh khách sạn có thể hiểu được vai trò và tầm quan trọng của môi trường.
Để từ đó có những hành động đúng đối với môi trường. Ngày nay, do xã hội
ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao. Con người
không chỉ có nhu cầu được ăn uống, nghỉ ngơi nữa mà còn cần phải có những
hoạt động giải trí và thư giãn, tùy theo mức độ. Chính vì vậy mà hoạt động du
lịch ngày càng phát triển và kéo theo đó là các cơ sở kinh doanh lưu trú ngày
càng được mở rộng hơn ( mà chủ yếu là các khách sạn ). Mặt khác, các cơ sở
kinh doanh khách sạn cũng là một trong những yếu tố có những tác động tích
cực đến môi trường:

- Các khách sạn được xây dựng có thể tận dụng các nguồn tài nguyên
đất chưa được sử dụng và đem khai thác một cách hợp lý có hiệu quả. Điều
này góp phần làm hạn chế sự lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn.
Không chỉ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn cho người dân bản
địa và nhà nước.
- Việc xuất hiện các cơ sở kinh doanh lưu trú cũng là yếu tố thúc đẩy
và thu hút khách du lịch. Khách sạn không chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản
chính yếu như ăn uống, nghỉ ngơi mà còn có các dịch vụ bổ sung khác, đáp
ứng những nhu cầu cao hơn của khách du lịch. Điều này cũng giúp thu hút
khách du lịch. Có thể thấy rằng, sức thu hút khách du lịch không chỉ bởi vẻ
đẹp và tài sản cảnh quan thiên nhiên đem lại mà còn bởi các khu vực lưu trú
đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý thiết yêu của con người.
- Kinh doanh khách sạn cũng làm tăng sức hấp dẫn của cảnh quan
môi trường du lịch.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn cũng làm tăng GDP cho vùng miền.
- Các khách sạn ý thức được tầm quan trọng của môi trường đã đưa ra
các chính sách bảo vệ môi trường, qua đó phát động các phong trào bảo vệ
môi trường hay giữ gìn cảnh quan du lịch như: phát động các chính sách tiết

23


kiệm năng lượng điện, nước…; đóng góp vào các khu bảo tồn thiên nhiên cuả
địa phương; thực hiện chiến dịch môi trường xanh như: phân loại rác thải, các
chất thải sau khi xử dụng phải được qua xử lý…
1.3.2.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực đến môi trường, góp phần bảo vệ
môi trường thì hoạt động kinh doanh khách sạn vẫn có những ảnh hưởng
không hề nhỏ gây nguy hại tới môi trường sống của chúng ta.
- Đầu tiên đó là các hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và ngành

kinh doanh khách sạn nói riêng đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường của chúng ta. Các hoạt động kinh doanh khách sạn phát triển đã khai
thác một cách đáng kể nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thậm chí các hoạt động
này còn có liên quan tới việc các nguồn tài nguyên đang dần bị xuống cấp do
bị khai thác một cách tự do và bừa bãi. Đặc biệt là tài nguyên đất, tài nguyên
nước, tài nguyên không khí và tài nguyên sinh học.
- Các hoạt động phục vụ dịch vụ trong các cơ sở kinh doanh lưu trú
đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải, rác thải, các hóa chất. Các
chất thải và khí thải này nếu không được xử lý tốt có thể gây ô nhiễm môi
trường như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm đất.
- Đặc biệt là vấn đề chặt phá rừng để xây dựng các khu nghỉ dưỡng,
các khách sạn, các khu biệt thự trên núi,... là nguyên nhân khiến cho khả năng
thanh lọc của môi trường bị giảm sút. Điều này dẫn đến rất nhiều các hiện
tượng như: hiệu ứng nhà kính hay thủng tầng ozon, ô nhiễm không khí nặng
nề.
- Khai thác môi trường quá mức có thể làm cho đất bị xói mòn, kém
phát triển, làm thay đổi khí hậu hay xảy ra thiên thai lũ lụt, hạn hán kéo dài ở
nhiều nơi.
- Du lịch phát triển kéo theo các dịch vụ khác cũng phát triển theo mà
trong đó nổi trội nhất là kinh doanh khách sạn. Các khách sạn muốn xây dựng
cần phải có diện tích đất trống. Điều này dẫn đến việc xâm lấn các diện tích

24


×