Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Điều kiện lao động tại các nhà máy khu vực Hà Nội của Công ty TNHH LIXILViệt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 132 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN


nguyễn thị phợng

điều kiện lao động tại các nhà máy khu vực hà nội
của công ty tnhh lixil việt nam
Chuyên ngành: quản trị nhân lực

Ngời hớng dẫn khoa học:
pgs.ts. nguyễn vĩnh giang

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Điều kiện lao động tại các nhà máy khu vực
Hà Nội của Công ty TNHH LIXILViệt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng
một mình tôi.
Cơ sở lý luận tham khảo ở các tài liệu được nêu ở phần tài liệu tham khảo, số
liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực, không sao chép của bất
cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2015
Người thực hiện luận văn

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang,
người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.


Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân
lực- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã có nhiều ý kiến đóng góp cho tôi trong
quá trình hoàn thiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc công ty TNHH LIXIL Việt Nam và các cán
bộ nhân sự thuộc Phòng Nhân sự công ty TNHH LIXIL Việt Nam đã tạo điều kiện
và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp, những người đã kề vai sát cánh và thường xuyên động viên để tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................II
TÓM TẮT LUẬN VĂN.......................................................................................................I
PHỤ LỤC 1: QUY ĐỊNH CẤP PHÁT BẢO HỘ LAO ĐỘNG.......................................2


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ẢNH, SƠ ĐỒ
BẢNG:
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................II
TÓM TẮT LUẬN VĂN.......................................................................................................I
PHỤ LỤC 1: QUY ĐỊNH CẤP PHÁT BẢO HỘ LAO ĐỘNG.......................................2


BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 2.1:


Khấu hao máy móc thiết bị tính tới tháng 9/2015 của toàn công ty
........................................................Error: Reference source not found

Biểu đồ 2.2:

Sản lượng sứ vệ sinh bình quân 1 tháng của công ty Lixil Việt Nam
2012-2014......................................Error: Reference source not found

Biểu đồ 2.3:

Sản lượng sản xuất bồn tắm trung bình tháng năm 2012-2014. .Error:
Reference source not found

Biểu đồ 2.4:

Năng suất lao động sản phẩm sứ của Lixil Việt Nam 2012-2014
........................................................Error: Reference source not found

Biểu đồ 2.5:

Năng suất lao động của bồn tắm 2012-2014..Error: Reference source
not found

Biểu đồ 2.6:

Tư thế lao động..............................Error: Reference source not found

ẢNH:
Ảnh 1.1:


ToTo Việt Nam tổ chức cuộc thi tìm kiếm tài năng..Error: Reference
source not found

Ảnh 1.2:

Vườn hoa trong khuôn viên nhà máy Mỹ Lan..........Error: Reference
source not found

Ảnh 1.3:

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy Mỹ Lan...Error: Reference source
not found

Ảnh 1.4:

Phòng ăn nhà máy Mỹ Lan............Error: Reference source not found

Ảnh 2.1:

Kho nguyên liệu đất đá..................Error: Reference source not found

Ảnh 2.2:

Công nhân đang tháo khuôn đúc...Error: Reference source not found

Ảnh 2.3:

Công nhân đang phun men............Error: Reference source not found

Ảnh 2.4:


Công nhân đang kiểm tra sản phẩm.........Error: Reference source not
found

Ảnh 2.5:

Ảnh dọc đường đi tới nhà ăn.........Error: Reference source not found

Ảnh 2.6:

Ảnh trước cổng doanh nghiệp.......Error: Reference source not found

Ảnh 2.7:

Đường đi lại tại bộ phận kiểm tra nhà máy 1.Error: Reference source
not found


Ảnh 2.8:

Tai nạn lao động tại thí nghiệm.....Error: Reference source not found

Ảnh 2.9:

Hình ảnh tai nạn lao động tại lò 1 năm 2014. Error: Reference source
not found

SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1:


Sơ đồ mạng lưới hoạt động của Lixil Nhật Bản........Error: Reference
source not found

Sơ đồ 2.2:

Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm sứ.....Error: Reference source not
found

Sơ đồ 2.3:

Sơ đồ tổ chức của công ty Lixil Việt Nam.....Error: Reference source
not found

Sơ đồ 2.4:

Hệ thống cấp bậc/chức vụ tại LIXIL Việt Nam........Error: Reference
source not found


TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN


nguyễn thị phợng

điều kiện lao động tại các nhà máy khu vực hà nội
của công ty tnhh lixil việt nam
Chuyên ngành: quản trị nhân lực

Hà Nội - 2015



i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Công ty TNHH LIXIL Việt Nam là một Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
Nhật Bản với quy mô 1800 người, trong đó 260 người lao động có trình độ đại học
trở lên và 1540 người lao động phổ thông. Tình hình kinh doanh của Công ty ổn
định, lợi nhuận liên tục tăng ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên tỷ
lệ công nhân viên nghỉ việc vẫn rất lớn so với các doanh nghiệp trong cùng ngành.
Theo con số thống kê năm 2012 và 2013, 2014 có đến 14% số lao động nghỉ việc
do sức khỏe yếu và môi trường làm việc nóng bức, bụi và ồn. (Nguồn: Báo cáo lao
động năm 2012 và 2013, 2014 – Phòng Nhân sự Công ty TNHH LIXIL Việt Nam).
Với mong muốn cải tiến điều kiện lao động tại các nhà máy khu vực Hà Nội của
Công ty TNHH LIXIL Việt Nam, “Điều kiện lao động tại các nhà máy khu vực
Hà Nội của Công ty TNHH LIXILViệt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu
của luận văn này. Luận văn được chia làm 3 chương:
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG DOANH
NGHIỆP
Chương 1 khát quát lại cơ sở lý luận về điều kiện lao động trong doanh
nghiệp. Luận văn chỉ ra các định nghĩa khác nhau về điều kiện lao động và lựa chọn
một định nghĩa này để nghiên cứu
“ Điều kiện lao động là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động (các
yếu tố vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ) có tác động lên trạng thái
chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe,
quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của người lao động trong
hiện tại và lâu dài.”
Luận văn cũng chỉ ra tầm quan trọng của việc cải tiến điều kiện lao động
như: Đầu tư cải thiện điều kiện lao động để có được điều kiện lao động tốt sẽ đảm
bảo sự an toàn, sức khỏe, khả năng lao động và sự phát triển toàn diện của người



ii

lao động cũng như sự phát triển và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp
Luận văn chỉ ra phương pháp nghiên cứu đề tài là dùng phương pháp khảo
sát và thống kê: Bằng cách dùng các phương tiện kỹ thuật đo lường hiện đại để ghi
chép về hiện trạng các yếu tố của điều kiện lao động và thống kê các chỉ tiêu về tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Điều kiện lao động trong doanh nghiệp có thể chia ra thành 5 nhóm điều
kiện: Tâm sinh lý lao động, vệ sinh phòng bệnh, thẩm mỹ của người lao động, tâm
lý xã hội, chế độ làm việc và nghỉ ngơi. Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động gồm
các yếu tố như sự căng thẳng về thể lực; sự cẳng thẳng về thần kinh; tư thế lao
động; tính đơn điệu trong công việc; cường độ lao động. Nhóm điều kiện vệ sinh
phòng bệnh gồm các yếu tố như vi khí hậu; tiếng ồn, rung động; môi trường không
khí; ion hóa và chiếu sáng; sự tiếp xúc với dầu mỡ, hóa chất độc; phục vụ vệ sinh và
sinh hoạt. Nhóm điều kiện thẩm mỹ của người laoi động gồm các yếu tố như bố trí
không gian sản xuất và sự phù hợp với thẩm mỹ; các trang thiết bị với yêu cầu của
thẩm mỹ; âm nhạc, trang trí, cảnh quan môi trường. Nhóm điều kiện tâm lý xã hội
gồm các yếu tố như mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, trao đổi thông tin;
các phong trào thi đua, phát huy tính sáng tạo, cải tiến kỹ thật; các vấn đề về khen
thưởng và kỷ luật; phong cách lãnh đạo. Nhóm điều kiện về chế độ làm việc và nghỉ
ngơi: Gồm các yếu tố như quy định số giờ làm việc trong ngày, số ngày làm việc
trong năm; tỷ lệ sự luân phiên giữa làm việc và nghỉ giải lao, thời gian quy định
trong ngày cho nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết.
Các nhân tố ảnh hưởng đến điều kiện lao động trong doanh nghiệp cũng
được luận văn đề cập đến gồm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp như quy định
của pháp luật và chính sách của nhà nước, tình hình kinh tế xã hội và các điều kiện
bên trong doanh nghiệp như đặc điểm sản xuất kinh doianh của doanh nghiệp, quan
điểm của chủ doanh nghiệp, khả năng tài chính của doanh nghiệp, cán bộ chuyên

trách thực hiện công tác đảm bảo điều kiện lao động, bản thân người lao động,
chính sách về điều kiện lao động của doanh nghiệp.


iii

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÁC NHÀ MÁY
KHU VỰC HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL VIỆT NAM
Chương 2 được chia thành 4 phần:
Phần thứ nhất : Luận văn chỉ ra những đặc điểm và nhân tố có ảnh hưởng tới
điều kiện lao động tại các máy khu vực Hà Nội của công ty TNHH LIXIL Việt Nam
như: quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức và cán bộ
chuyên trách về điều kiện lao động, đặc điểm sản xuất kinh doanh, chính sách về
điều kiện lao động tại doanh nghiệp, đặc điểm nguồn nhân lực, tình hình kinh tế xã
hội, chính sách pháp luật nhà nước.
Phần thứ hai: Luận văn phân tích thực trạng về điều kiện lao động tại các nhà
máy khu vực Hà Nội của Công ty TNHH LIXIL Việt Nam theo năm nhóm điều kiện:
Thực trạng nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động
Về yếu tố thể lực: Đặc điểm công việc tại đây đòi hỏi thể lực cao bê vác vật
nặng 20-30kg hoặc đứng chạy theo dây chuyền
Về yếu tố căng thẳng về thần kinh: chỉ có 4% số phiếu trả lời không chịu
được căng thẳng trong công việc
Về yếu tố đơn điệu trong công việc: có tới 37% số phiếu trả lời công việc
đơn điệu, nguyên nhân là do mức độ chuyên môn hóa quá cao.
Về cường độ lao động: nhìn chung là hợp lý, chỉ trong 1 số trường hợp như
sự cố cần một đơn hàng lớn gấp, mất điện, hỏng hóc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân
lực thì cường độ lao động cao.
Thực trạng nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh
Doanh nghiệp tiến hành đo đạc 16 thông số dựa trên phân tích các nguy cơ

có thể xảy ra từ quá trình sản xuất. Trong đó có 3 thông số vượt tiêu chuẩn cho phép
là Nhiệt độ, tiếng ồn và tốc độ chuyển động của không khí. Doanh nghiệp có tiến
hành trả phụ cấp bằng hiện vật cho những vị trí phải làm việc có yếu tố ngoài tiêu
chuẩn cho phép này. 13 thông số còn lại không vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng có


iv

thể nhận thấy bộ phận lò là nơi làm việc nặng nhọc nhất vì các thông số đo được tại
lò đều cao nhất. Tuy nhiên doanh nghiệp chưa có mức trả phụ cấp cho bộ phận lò
khác các bộ phận khác.
Về các yếu tố phục vụ vệ sinh và sinh hoạt, doanh nghiệp đã bố trí phòng
nghỉ ngơi lắp điều hòa và tủ lạnh, nước uống đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn 51% số
phiếu trả lời chưa hài lòng do khu vực nhà vệ sinh chưa được dọn dẹp sạch sẽ, cơm
ăn chưa ngon, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để làm việc.
Thực trạng nhóm điều kiện thẩm mỹ của người lao động
Nhìn chung doanh nghiệp chưa chú trọng nhiều tới yếu tố thẩm mỹ của
người lao động dù đã áp dụng 5S, bố trí không gian máy móc làm việc ngăn nắp, dễ
nhìn nhưng chưa đẹp mắt. Nhìn từ phía ngoài vào, cỏ còn mọc dài phía trước cổng,
diện tích để trống còn khá nhiều. Môi trường làm việc không có âm nhạc.
Thực trạng nhóm điều kiện tâm lý xã hội
Do doanh nghiệp lao động nam chiếm đa số nên dễ xảy ra mâu thuẫn trong
quá trình làm việc hoặc tụ tập đánh bạc. Đã có những trường hợp người lao động
đánh nhau trong giờ làm việc chỉ vì trêu đùa và nói những lời không tôn trọng nhau.
Việc trao đổi thông tin mới được một chiều, chưa có kênh thu thập thông tin
trực tiếp từ công nhân lên ban lãnh đạo.
Khen thưởng chỉ ở mức thấp, không đủ kích thích sự hứng thú tham gia các
phong trào cải tiến kỹ thuật , thi đua của người lao động, chưa có nhiều phong trào
thi đua trong doanh nghiệp.
Kỷ luật vẫn còn ở mức thấp, người quản lý đôi khi chỉ nhắc nhở và bỏ qua

lỗi cho người lao động, không mang tính răn đe cao.
Chưa có nhiều lớp đào tạo kỹ năng quản lý dành cho quản lý cấp trung như
đốc công, trợ lý đốc công do đó vẫn còn một phần nhỏ phàn nàn quản lý không tôn
trọng cấp dưới, chưa có những hành động khích lệ tinh thần làm việc cho cấp dưới.
Thực trạng nhóm điều kiện về chế độ làm việc và nghỉ ngơi
Doanh nghiệp có nhiều chế độ làm việc và nghỉ ngơi trên mức luật lao động
quy định như nghỉ trung bình 3 thứ bảy/ tháng, tính công trả lương trên cơ sở 23
ngày làm việc/ tháng ( bảo hiểm xã hội tính công trên 26 ngày làm việc/ tháng).


v

Tuy nhiên còn một số hạn chế như sắp xếp quá nhiều ca làm việc, thời gian
nghỉ ngơi ăn trưa của 1 số bộ phận chỉ có 30 phút.
Tình trạng người lao động làm việc xuyên ca vẫn xảy ra.
Phần thứ ba: Luận văn chỉ ra các ảnh hưởng của điều kiện lao động đến các chỉ tiêu
về Bệnh nghề nghiệp và Tai nạn lao động
Ảnh hưởng của điều kiện lao động về bệnh nghề nghiệp: Hiện nay doanh nghiệp
chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh nghề nghiệp. Hoạt động kiểm tra bệnh
nghề nghiệp chỉ được thực hiện gần đây, trước đó không cho người lao động đi
khám bệnh nghề nghiệp.
Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới tai nạn lao động: Năm 2012, 2013, 2014 mỗi
năm có 1 vụ tai nạn lao động, nguyên nhân chủ yếu do người lao động chwua ý
thức được vấn đề nguy hiểm. Năm 2015: chưa có xảy ra vụ tai nạn lao động nào.
Phần thứ tư là kết luận về điều kiện lao động tại Lixil Việt Nam
Ưu điểm: Điều kiện đã được quan tâm , cải thiện. Có khả năng tài chính tốt, quản
lý theo phong cách Nhật Bản, hạn chế tối đa được bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động
So sánh điều kiện lao động giữa các bộ phận nhà máy Hà Nội: Các bộ
phận sản xuất như đúc, lò, men, kiểm tra có điều kiện làm việc vất vả, mệt nhọc hơn
so với các bộ phận phụ trợ như bảo dưỡng, kho, bồn tắm, khuôn, test.

Điều kiện làm việc tại nhà máy 3 tốt hơn nhà máy 1 do xây dựng sau nhưng
nặng nhọc hơn, do sản xuất hàng 1 khối.
So sánh điều kiện lao động giữa các nhà máy Hà Nội và Hưng Yên: Về
quản lý công tác thực hiện các quy định về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy
thì nhà máy Khu vực Hà Nội tốt hơn Hưng Yên. Tuy nhiên về điều kiện làm việc
nói chung thì khu vực Hưng Yên tốt hơn Hà Nội.
Hạn chế: Chính sách phụ cấp môi trường chưa hợp lý, bù đắp và khích
lệ thật sự được người lao động làm việc. Cán bộ chuyên trách về điều kiện lao
động còn yếu về kinh nghiệm làm việc và số lượng ít. Các vụ tai nạn lao động
vẫn còn xuất hiện, công việc còn đơn điệu, và không phù hợp với thể lực. Có
hiện tượng người lao động đi làm xuyên ca, chưa quan tâm tới yếu tố thẩm mỹ
người lao động


vi

Nguyên nhân của các hạn chế: Doanh nghiệp chưa đào tạo an toàn hóa
chất, năng lực chuyên môn cán bộ làm công tác điều kiện lao động còn yếu, chưa có
các khóa học quản lý cho cán bộ cấp trung, máy móc thiết bị đã cũ nhưng chưa có
nhiều sự cải tiến, quy định về trừ thưởng cho các vi phạm an toàn lao động chưa có.

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI TIẾN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI
CÁC NHÀ MÁY KHU VỰC HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH LIXIL
VIỆT NAM
Chương 3 luận văn chỉ ra phương phướng hoạt động sản xuất của công ty
trong năm 2015-2015 và phương hướng cải tiến điều kiện lao động tại các nhà máy
Hà Nội của Công ty TNHH LIXIL Việt Nam năm 2015-2018. Tập đoàn Lixil sẽ
không xây dựng thêm nhà máy mới và chỉ thực hiện các hoạt động cải tiến nhằm
nâng cao năng suất lao động và thiết kế mẫu mã phát triển sản phẩm mới phù hợp

với người tiêu dùng Việt Nam. Năm 2016, nhà máy 04 hoạt động trở lại và 2018 nhà
máy 02 hoạt động trở lại. Doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các chính sách về an toàn
lao động, phòng cháy chữa cháy như trước đây. Ngoài ra tuyên truyền giáo dục
nâng cao kiến thức, ý thức về điều kiện lao động, kiểm tra chặt chẽ quy định an toàn
lao đông kết hợp với thưởng phạt; đánh giá và thực hiện những biện pháp cải tiến
trước mắt và lâu dài nhằm thay đổi điều kiện lao động tại công ty ngày càng tốt
hơn.
Từ đó luận văn chia ra 5 giải pháp về để cải tiến điều kiện lao động :

Giải pháp thứ nhất là các biện pháp giáo dục như: Tạo hứng thú cho
người lao động khi tham gia các khoa học an toàn lao động hàng năm và nâng cao
chất lượng các buổi học đào tạo

Giải pháp thứ hai là các biện pháp kỹ thuật như: Doanh nghiệp có
thể kiểm soát nhiệt độ, cải tiến thiết bị máy móc, hạn chế bệnh nghề nghiệp. Kết
hợp âm nhạc, thiết kế trang trí, sắp xếp nơi làm việc tạo hiệu ứng tích cực cho người


vii

lao động.

Giải pháp thứ ba là các biện pháp hành chính như nâng cao ý thức
tự giác thực hiện tốt an toàn lao động

Giải pháp thứ tư là các biện pháp về mặt kinh tế như nâng cao ý
thức của người lao động về việc trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và thực hiện đúng
quy định về thao tác làm việc và tiến hành điều tra khảo sát lại môi trường làm việc,
phân chia phụ cấp cho hợp lý.


Giải pháp thứ năm là các biện pháp cụ thể về các yếu tố điều kiện
lao động như:
- Thiết kế và làm mới lại công việc
- Phân chia rà soát lại lao động để bố trí làm việc sao cho phù hợp
- Rà soát lại công tác tuyển dụng đầu vào để tuyển người cho hợp lý
- Tăng thêm số lượng bài viết về các yếu tố như tâm lý, giải trí để người lao
động đọc giải trí giờ nghỉ ngơi
- Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý bằng các yêu cầu nhà cung cấp hoặc lựa
chọn 2 nhà cung cấp dịch vụ ăn uống
- Luân chuyển người lao động khi mở rộng quy mô sản xuất với sự đồng ý
của người lao động
- Tăng cường kiểm tra sức khỏe những vị trí có nhiều nguy cơ mắc bệnh
nghề nghiệp
- Thay thế nhà cung cấp dịch vụ dọn vệ sinh/ lấy ý kiến đánh giá của người
lao động/ Nhân sự phòng hành chính tích cực kiểm tra và chụp ảnh để phản ánh lại
cho nhà cung cấp
- Trồng thêm cây có mùi hương, hoa để làm đẹp cảnh quan
- Bố trí thêm ghế đá nghỉ mát quanh khu vực nhà ăn, có thể thêm
- Quy định thời gian báo trước khi xin nghỉ
- Sắp xếp lại thời gian làm việc, giảm bớt số ca làm việc


TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN


nguyễn thị phợng

điều kiện lao động tại các nhà máy khu vực hà nội
của công ty tnhh lixil việt nam
Chuyên ngành: quản trị nhân lực


Ngời hớng dẫn khoa học:
pgs.ts. nguyễn vĩnh giang

Hà Nội - 2015


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường
sản xuất nhất định và có nhiều yếu tố ảnh hưởng tác động tới sức khỏe, năng suất
lao động và sự an toàn của người lao động. Tuy nhiên hiện nay ý thức cải thiện điều
kiện lao động, bảo vệ môi trường và bảo đảm các chế độ bảo hộ lao động để bảo vệ
người lao động của các doanh nghiệp còn yếu kém. Hơn nữa công tác thanh tra, xử
phạt các vi phạm về vệ sinh, an toàn lao động của cơ quan quản lý còn chậm và
lỏng lẻo. Theo số liệu của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe - lao động và môi trường (Sở
Y tế), sáu tháng đầu năm 2014 đơn vị này đã tiến hành đo đạc mức độ ô nhiễm môi
trường tại 526 cơ sở. Kết quả hầu hết yếu tố môi trường đều không có mẫu đạt
chuẩn vệ sinh cho phép gây tổn hại đến sức khỏe người lao động.
Công ty TNHH LIXIL Việt Nam là một Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
Nhật Bản với quy mô 1800 người, trong đó 260 người lao động có trình độ đại học
trở lên và 1540 người lao động phổ thông. Công ty đã được thành lập và hoạt động
trong gần 20 năm tại Việt Nam, là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam
(70%) trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm Sứ vệ sinh. Tình hình kinh
doanh của Công ty ổn định, lợi nhuận liên tục tăng ngay cả trong thời kỳ khủng
hoảng kinh tế, tuy nhiên tỷ lệ công nhân viên nghỉ việc vẫn rất lớn so với các doanh
nghiệp trong cùng ngành. Đặc biệt những lao động trẻ mới được tuyển dụng trong
thời gian gần đây đều không có định hướng sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Theo con số thống kê năm 2012 và 2013, 2014 từ báo cáo lao động của Phòng nhân
sự có đến 14% số lao động nghỉ việc do sức khỏe yếu và môi trường làm việc nóng
bức, bụi và ồn.
Với mong muốn chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế, cải
tiến điều kiện lao động tại các nhà máy khu vực Hà Nội của Công ty TNHH LIXIL
Việt Nam, “Điều kiện lao động tại các nhà máy khu vực Hà Nội của Công ty
TNHH LIXILViệt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này.


2

2. Các công trình nghiên cứu có liên quan
(1) Công trình nghiên cứu “Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các giải pháp
khoa học, công nghệ để cải thiện môi trường lao động, phòng ngừa bệnh liên quan
đến nghề nghiệp trong các làng nghề, làng có nghề chế biến thủy sản” của Ths.
Đặng Kim Chung (năm 2013- Viện khoa học Lao động và Xã hội) đã đánh giá hiện
trạng môi trường lao động trong các làng nghề chế biến thủy sản ở miền trung; Đề
xuất các giải pháp khoa học, công nghệ để cải thiện Môi trường lao động, phòng
ngừa bệnh có liên quan đến nghề nghiệp. Tác giả đã đưa ra được những khuyến
nghị có tính khả thi cao để cải tiến điều kiện lao động. Thứ nhất là huy động các
nguồn vốn để nâng cấp cơ sở hạ tầng các làng nghề chế biến thủy sản gắn với an
toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường (chú trọng đầu tư hệ thống cấp, thoát
nước và xử lý nước thải, chất thải). Thứ hai là hỗ trợ địa phương áp dụng mô hình
quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các làng nghề. Thứ ba là tổ chức các lớp tập
huấn nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường cho các
cơ sở sản xuất, cộng đồng địa phương và cộng đồng làng nghề. Tuy nhiên các yếu
tố khác như tâm sinh lý lao động, thẩm mỹ lao động, tâm lý xã hội chưa được đề
cập nghiên cứu sâu trong luận văn.
(2) Luận văn Thạc sỹ “ Hoàn thiện điều kiện lao động trong các doanh
nghiệp công nghiệp hiện nay” của Nguyễn Thị Minh Ngọc ( năm 1998, Đại học

Kinh tế Quốc dân) đề cập đến vấn đề điều kiện lao động trong các doanh nghiệp
công nghiệp nói chung. Luận văn đã chỉ ra được các yếu tố của điều kiện lao động
như nhóm các yếu tố vệ sinh môi trường, nhóm các yếu tố tâm sinh lý, nhóm các
yếu tố thẩm mỹ, nhóm các yếu tố kinh tế – xã hội. Thông qua việc nghiên cứu điều
kiện lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp, luận văn đã hoàn thiện hệ thống
các phương pháp đánh giá điều kiện lao động để các doanh nghiệp có thể áp dụng
đánh giá chính xác điều kiện lao động tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên luận văn đã
thực hiện được thời gian khá lâu (cách đây 7 năm), chưa kịp cập nhật những thông
tin tiêu chuẩn mới về điều kiện lao động hiện nay, chưa đi sâu khai thác được thực
tế doanh nghiệp nào.


3

(3) Đề tài khoa học cấp Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam “Giải pháp đảm
bảo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân các khu công nghiệp ở
Việt Nam hiện nay” do TS. Lê Thanh Hà, Phó Viện trưởng Viện Công nhân – Công
đoàn làm chủ nhiệm đề tài đã đưa ra được một loạt số liệu nghiên cứu thực tiễn bất
cập về việc làm và điều kiện làm việc của công nhân lao động trong các khu công
nghiệp, khu chế xuất như : Tình trạng văn hóa, chuyên môn và việc làm của người
lao động, tình trạng sức khỏe, bệnh nghề nghiệp, số vụ tai nạn lao động. Từ đó, đề
tài khoa học đưa ra các giải pháp đảm bảo việc làm và cải thiện điều kiện lao động.
Thứ nhất là khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ; giải pháp kỹ thuật
để bảo vệ người lao động, hạn chế tác động bởi các yếu tố nguy hiểm nảy sinh trong
lao động. Thứ hai là thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, tăng cường công tác
quản lý nhà nước về công tác bảo hộ lao động tại doanh nghiệp. Thứ ba là phát huy
vai trò và trách nhiệm của vệ sinh trong doanh nghiệp; nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật, chấp hành nội quy về an toàn, vệ sinh lao động của công nhân trong các
khu công nghiệp. Tuy nhiên các yếu tố khác của điều kiện lao động như: điều kiện
tâm sinh lý lao động, thẩm mỹ của người lao động, tâm lý xã hội, chế độ làm việc

và nghỉ ngơi chưa được tác giả đi sâu vào phân tích và nghiên cứu.
(4) Luận văn “ Hoàn thiện công tác tổ chức nơi làm việc trong các doanh
nghiệp chuyên sản xuất gốm tại làng Gốm Bát Tràng- Gia Lâm- Hà Nội trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Hồng ( Năm 2007, Đại học
kinh tế quốc dân) đã đề cập tới vấn đề thiết kế nơi làm việc, trang bị nơi làm việc,
bố trí nơi làm việc và phục vụ nơi làm việc của các doanh nghiệp sản xuất gốm tại
Bát Tràng- Gia Lâm. Tác giả đã chỉ ra những điểm còn chưa hợp lý khi sử dụng
diện tích sản xuất hiện có, tổ chức nơi làm việc không có kế hoạch, máy móc thiết
bị không đầy đủ và đồng bộ, nơi làm việc chưa được gọn gàng sạch sẽ. Qua phân
tích tìm hiểu nguyên nhân, tác giả đã đưa ra các giải pháp như: Đổi mới công nghệ
trong từng công đoạn sản xuất, chuẩn hóa quy trình sản xuất, thiết kế và quy hoạch
lại mặt bằng sản xuất, bố trí nơi làm việc, Xây dựng và hoàn thiện các chế độ phục
vụ nơi làm việc, Cải thiện điều kiện lao động, triển khai thực hành 5S, hoàn thiện tổ


4

chức nơi làm việc theo tiêu chuẩn bộ quy tắc ứng xử ( ISO 14001, ISO 6385, SA
8000,…). Tuy nhiên luận văn chưa nghiên cứu sâu các yếu tố khác của điều kiện
lao động như yếu tố thẩm mỹ, tâm lý xã hội, chế độ làm việc và nghỉ ngơi.
Nhìn chung các luận văn, công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề
cải tiến điều kiện lao động, tuy nhiên chưa có luận văn, công trình nào từng thực hiện
nghiên cứu về cải tiến điều kiện lao động tại doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cụ
thể là tại Công ty TNHH LIXIL Việt Nam. Đó chính là khoảng trống mà luận văn sẽ
tập trung nghiên cứu. Nghĩa là đề tài này sẽ đề cập và nghiên cứu thực trạng các yếu
tố của điều kiện lao động như: Tâm sinh lý lao động, vệ sinh phòng bệnh, thẩm mỹ
lao động, tâm lý xã hội và chế độ làm việc và nghỉ ngơi tại công ty TNHH LIXIL
Việt Nam, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành để từ đó cải tiến, làm cho
luận văn khác biệt và hoàn thiện hơn so với các công trình nêu trên.


3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Chỉ ra những điều kiện lao động đảm bảo và không đảm
bảo yêu cầu tiêu chuẩn, nguyên nhân những hạn chế và đề xuất các giải pháp khắc
khục điều kiện lao động tại các nhà máy khu vực Hà Nội của Công ty TNHH LIXIL
Việt Nam.
Mục tiêu cụ thê:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về điều kiện lao động nơi làm việc để xây
dựng được khung lý thuyết nghiên cứu đề tài.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng điều kiện lao động, chỉ ra được ưu điểm,
nhược điểm và nguyên nhân hạn chế về điều kiện lao động tại các nhà máy khu vực
Hà Nội của công ty Lixil Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp cải tiến điều kiện lao động tại các cơ sở sản xuất trên

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Điều kiện lao động tại các nhà máy khu vực Hà Nội của Công ty TNHH
LIXIL Việt Nam


5

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về điều kiện lao động, nhóm điều
kiện tâm sinh lý lao động, nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường,
nhóm điều kiện thẩm mỹ của người lao động, nhóm điều kiện tâm lý xã hội và
nhóm điều kiện về chế độ làm việc và nghỉ ngơi
Không gian: tại các nhà máy khu vực Hà Nội của Công ty TNHH LIXIL
Việt Nam
Thời gian: Điều kiện lao động của Công ty từ năm 2012-2014, kiến nghị đến
năm 2018.


5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng

5.1. Phương pháp thu thập và xử lý nguồn dữ liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu: Đọc, ghi chép, tập hợp các dữ liệu từ các nguồn:
• Các cuốn sách, giáo trình viết về/ có liên quan đến điều kiện lao động
• Các văn bản, báo cáo, nghiên cứu của các tổ chức/ cá nhân đã thực hiện về
điều kiện lao động
• Dữ liệu của doanh nghiệp:
o Tài liệu giới thiệu công ty: lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chiến lược
phát triển, nội quy công ty.
o Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và các báo cáo nhân sự năm
2012, 2013 và 2014, kết quả khám bệnh nghề nghiệp, kết quả đo kiểm tra môi
trường lao động, báo cáo tai nạn lao động, đơn xin thôi việc.
Xử lý dữ liệu: Chủ yếu mô tả thống kê, tổng hợp phân tích, so sánh chọn
lọc thông tin.

5.2. Phương pháp thu thập và xử lý nguồn dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập: Phỏng vấn và bảng hỏi
• Nội dung khảo sát: thái độ và sự đánh giá của của cán bộ công nhân viên
đối với điều kiện lao động hiện nay của công ty; sự kỳ vọng của cán bộ nhân viên


6

về một điều kiện lao động mới.
• Đối tượng khảo sát: Một số cán bộ công nhân viên tại các nhà máy khu
vực Hà Nội

• Địa bàn nghiên cứu: tại các nhà máy khu vực Hà Nội
o Phỏng vấn cá nhân: Phỏng vấn cá nhân sẽ được thực hiện với các cá nhân
thuộc nhà máy khu vực Hà Nội bao gồm những người có thâm niên làm việc, vị trí
làm việc khác nhau. Cách thức phỏng vấn linh hoạt, phù hợp với đối tượng được
phỏng vấn.
Phỏng vấn 7 người gồm:
1.

Đốc công bộ phận Thí nghiệm

2.

Trợ lý bộ phận kho

3.

Công nhân bộ phận men

4.

Giám đốc sản xuất nhà máy

5.

Đốc công bộ phận bồn tắm

6.

Người phụ trách an toàn lao động


7.

Người phụ trách môi trường lao động.

o Bảng hỏi điều tra: Phiếu điều tra dưới dạng bảng hỏi sẽ được phát cho các
lao động chính thức tại các nhà máy khu vực Hà Nội của công ty.
Để đảm bảo tính khách quan, phổ biến và tổng hợp của kết quả điều tra, mẫu
điều tra sẽ được phân bố đều cho các bộ phận và cho những người thâm niên khác
nhau. Phân bố mẫu điều tra áp dụng công thức tính: n=N/ (1+N*a^2)
Trong đó sai số: a= 10%
Số lượng lao động: N= 677 người (Tổng số lao động các nhà máy khu vực
Hà Nội)
Số lượng bảng hỏi điều tra: n=677/(1+677*0.1^2)=87 người
Phân chia số lượng bảng hỏi điều tra theo tỉ lệ số lao động tại mỗi bộ phận ta
được bảng phân phối như sau:


7

Bảng 1.1: Phân chia số lượng bảng hỏi điều tra
Số lao động

Bộ phận
Bồn tắm
Sửa
Đúc

Men
Kiểm tra
Bảo dưỡng

Nguyên liệu
Khuôn
Test
Giám đốc sản xuất
Kho
Thí nghiệm
Tổng

(T12.2014)
26
15
202
50
85
54
28
24
62
8
2
100
21
677

Số lượng bảng hỏi theo từng bộ phận
3
2
26
6
11

7
4
3
8
1
0
13
3
87
Nguồn tác giả tự phân tích

Nội dung của bảng hỏi :
Bảng hỏi gồm 29 câu hỏi lựa chọn và 1 câu hỏi mở, trong đó được phân chia
thành các nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động, nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh,
nhóm điều kiện thẩm mỹ của người lao động, nhóm điều kiện tâm lý xã hội, nhóm
điều kiện về chế độ làm việc và nghỉ ngơi, mức độ gắn bó với công ty, các giải pháp
cải tiến điều kiện lao động. Thông qua các câu trả lời của người lao động trên bảng
hỏi, ta có thể đánh giá được thái độ và sự đánh giá của các bộ công nhân viên về
điều kiện lao động hiện nay của doanh nghiệp cũng như sự kỳ vọng của họ về một
điều kiện lao động mới.
• Phương pháp xử lý số liệu:
o Dữ liệu các cuộc phỏng vấn sẽ được ghi âm và chuyển sang dạng vănbản,
sử dụng Microsoft word.
o Dữ liệu điều tra từ phiếu điều tra và nhập vào Microsoft Excel để xử lý số
liệu, vẽ biểu đồ, sau đó sẽ phân tích để đưa ra các kết luận.

6. Đóng góp của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, xác định được khung lý



8

thuyết nghiên cứu, có thể là tài liệu tham khảo cho các độc giả quan tâm
Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận văn chỉ ra được mối quan hệ của điều kiện lao động với những vấn
đề bất cập mà Công ty đang gặp phải trong quản lý nhân sự (ví dụ: tỷ lệ nghỉ việc
quá cao, năng suất làm việc thấp, mức độ gắn kết thấp …). Từ đó chỉ ra được tầm
quan trọng của điều kiện lao động đối với hoạt động chung của doanh nghiệp.
- Luận văn đánh giá về điều kiện lao động tại Công ty và so sánh với những
doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề, từ đó phân tích chi tiết, cụ thể, giúp các
nhà quản trị doanh nghiệp nhìn thấy được những hạn chế về điều kiện lao động và
thực hiện những giải pháp nhằm cải tiến điều kiện lao động tại Công ty.
Hạn chế của luận văn: Do thời gian nghiên cứu có hạn và chưa có nhiều
kinh nghiệm nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.

7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng
biểu, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về điều kiện lao động trong doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích thực trạng điều kiện lao động tại các nhà máy khu vực
Hà Nội của Công ty TNHH LIXIL Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp cải tiến điều kiện lao động tại các nhà máy khu
vực Hà Nội của Công ty TNHH LIXIL Việt Nam


9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của cải tiến điều kiện lao động trong
doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm điều kiện lao động.
Quá trình sản xuất của con người luôn diễn ra trong một môi trường sản xuất
nhất định và mỗi một môi trường sản xuất luôn có có các yếu tố tác động tới người
lao động. Có khá nhiều định nghĩa điều kiện lao động như sau:
Theo giáo trình Tổ chức lao động khoa học của trường Đại học Kinh tế Quốc dân
năm 1994 thì “ Điều kiện lao động là tổng hợp các nhân tố của môi trường sản xuất có
ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động.” [10, tr.186.]
Theo bài giảng năm 2014 của TS.Vũ Thị Uyên- Giảng viên trường đại học
Kinh tế Quốc Dân thì “ Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tồn tại trong môi
trường làm việc bao quanh người lao động và được hình thành do tính chất, đặc
điểm công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường vi khí hậu trong không gian
nơi làm việc, có ảnh hưởng tác động tới sức khỏe hoặc khả năng làm việc của
người lao động và từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, hiệu quả làm việc của
cá nhân người lao động và của toàn tổ chức”
Theo giáo trình Quản trị nhân lực trường đại học Kinh tế Quốc Dân năm
2013 thì “ Điều kiện lao động là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động (các
yếu tố vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ) có tác động lên trạng thái
chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe,
quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của người lao động trong
hiện tại và lâu dài.” [4,tr.292.]
Luận văn này sử dụng khái niệm của giáo trình Quản trị Nhân lực- Đại học
Kinh tế Quốc dân và đi sâu tìm hiểu nghiên cứu điều kiện lao động trên năm nhóm


×