Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 74 trang )

Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Trần Hải Hà (MSV: CQ530983)
Lớp: Quản trị kinh doanh quốc tế 53B, viện Thương mại và kinh tế quốc tế,
trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Tôi xin cam đoan rằng tôi đã tự thực hiện và hoàn thành chuyên đề thực tập
cuối khóa với đề tài: “ Nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông
lạnh của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức ” mà không sao chép
từ các bất cứ luận văn, chuyên đề nào khác. Trong quá trình viết, tôi có tham khảo
nhiều tài liệu liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành và những số liệu được nêu trong
bài viết đều là chính xác, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Ký tên

Trần Hải Hà

SV: Trần Hải Hà
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành

MỤC LỤC

SV: Trần Hải Hà
Lớp: QTKD Quốc tế 53B



Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:
Bảng 1.2:

Bảng 1.3:

Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:

Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí
Đức giai đoạn 2011 – 2014...............Error: Reference source not found
Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty Cổ phần Thương mại và
Dịch vụ Trí Đức giai đoạn 2011 – 2014.....Error: Reference source not
found
Cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty Cổ phần Thương mại và
Dịch vụ Trí Đức giai đoạn 2011 – 2014.....Error: Reference source not
found
Cơ cấu mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu giai đoạn 2011 – 2014
................................................................Error: Reference source not found
Cơ cấu thị trường nhập khẩu thực phẩm đông lạnh giai đoạn 2011 – 2014
................................................................Error: Reference source not found
Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu giai đoạn 2011 – 2014
................................................................Error: Reference source not found

Chỉ tiêu sử dụng vốn nhập khẩu lưu động giai đoạn 2011 – 2014......Error:
Reference source not found
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động cho hoạt động nhập khẩu giai đoạn
2011 – 2014..........................................Error: Reference source not found

SV: Trần Hải Hà
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành

DANH MỤC HÌNH
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại và
Dịch vụ Trí Đức giai đoạn 2011 – 2014................................................12

SV: Trần Hải Hà
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5


Từ viết tắt
TNHH
NK
LN
ASEAN
EU

Nghĩa tiếng việt đầy đủ
Trách nhiệm hữu hạn
Nhập khẩu
Lợi nhuận
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Liên minh Châu Âu

SV: Trần Hải Hà
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng về cả
chiều rông lẫn chiều sâu, các rào cản văn hóa, thương mại cũng dần được xóa bỏ.
Việt Nam cũng có những thay đổi lớn và có những bước tiến quan trong trong quan
hệ thương mại. Việt Nam đã tích cực tham gia các liên kết kinh tế thế giới cũng như
khu vực, đặc biệt là việc gia nhập WTO, AFTA,… và đang trong quá trình đàm
phán gia nhập TPP đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này sẽ đem

lại rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong
thời gian tới, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
Là một hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại quốc tế, thì hoạt động xuất nhập
khẩu, đặc biệt là hoạt động tạm nhập - tái xuất hàng hóađóng góp một phần không
nhỏ vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân, ngoài ra nó còn đóng góp rất lớn vào sự
phồn thịnh của đất nước. Do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động tạm nhập – tái
xuất nói chung và nhập khẩu nói riêng mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức được thành lập năm 2004,
với lĩnh vực hoạt động chính là tạm nhập – tái xuất các mặt hàng đông lạnh. Các
sản phẩm của công ty được nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Ấn Độ, Hồng Kong và
được tái xuất sang thị trường Trung Quốc. Đến nay, công ty đã đạt được rất nhiều
thành tích đáng kể, có được một chỗ đứng khá vững chắc trong nước và trở thành
bạn hàng tin cậy với nhiều đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, qui mô bộ phận xuất
nhập khẩu của công ty còn khá nhỏ, việc sử dụng các nguồn lực chưa hiệu quả,
cộng với những tác động của nền kinh tế và thay đổi trong chính sách của Nhà nước
khiến công ty gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng
hóa.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu và
những khó khăn mà công ty đang gặp phải, em xin lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu
quả nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh của Công ty Cổ phần Thương
mại và Dịch vụ Trí Đức” làm chuyên đề thực tập cuối khóa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạngnâng cao hiệu quả nhập khẩucủa Công ty Cổ
SV: Trần Hải Hà

1
Lớp: QTKD Quốc tế 53B



Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành
phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức trong giai đoạn 2011 – 2014, rút ra các ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đây, đề xuất những
phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu của công ty
đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu đã đề ra, chuyền đề tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức:
chức năng, nhiệm vụ của công ty, cơ cấu tổ chức, tình hình kinh doanh…
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công
ty, bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài.
- Khái quáttình hìnhhoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại
và Dịch vụ Trí Đức về một số mặt: cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, thị trường nhập
khẩu, kim ngạch nhập khẩu…
- Phân tích thực trạngnâng cao hiệu quả nhập khẩu của công ty, chỉ ra những
ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu.
- Đề xuất phương hướng và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả nhập
khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức giai đoạn 2015 – 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động nâng cao hiệu quả nhập
khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức.
3.2. Phạm vị nghiên cứu
- Về không gian: Chuyên đề nghiên cứu hiệu quả nhập khẩu nhóm hàng đông
lạnh của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức.
- Về thời gian:Chuyên đề tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiệu quả
nhập khẩu của Công ty Cổ Phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức trong giai đoạn
2011 – 2014. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Công ty

Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức đến năm 2020.
4. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài các phần: mở đầu, kết luận, danh mục Bảng, Hình, các từ viết tắt,
chuyên đề thực tập bao gồm 3 chương:
Chương 1: Sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả
nhập khẩumặt hàng thực phẩm đông lạnh của Công ty Cổ phần Thương mại và
Dịch vụ Trí Đức
Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng thực phẩm
đông lạnh của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức giai đoạn 2011 –
2014
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu
SV: Trần Hải Hà

2
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành
mặt hàng thực phẩm đông lạnh của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí
Đức đến năm 2020.

SV: Trần Hải Hà

3
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành


CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỰC
PHẨM ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI VÀ DỊCH VỤ TRÍ ĐỨC
Mục tiêu của chương 1 là giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Thương
mại và Dịch vụ Trí Đức. Qua đó cho chúng ta cái nhìn khái quát về cơ cấu tổ chức
của công ty, sự cần thiết và các nhân tố tác động tới việc nâng cao hiệu quả nhập
khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh của công ty trong giai đoan 2011 – 2014.
Nhiệm vụ của chương 1 là phải giải quyết các vấn đề: (1) Công ty Cổ phần
Thương mại và Dịch vụ Trí Đức thành lập như thế nào? (2) Cơ cấu tổ chức của
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức là như thế nào? (3) Chức năng
nhiệm vụ của công ty là gì? (4) Tại sao phải nâng cao hiệu quả nhập khẩu của
công ty? (5) Các nhân tố nào ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu của
công ty giai đoạn 2011 – 2014, chúng tác động theo hướng thuận lợi hay bất lợi?
Kết cấu của chương 1 bao gồm 3 phần chính: (1.1) Tổng quan về Công ty Cổ
phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức, (1.2) Các nhân tổ ảnh hưởng đến nâng cao
hiệu quả nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức giai
đoạn 2011 – 2014, (1.3) Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Công
ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức.
1.1.
Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức thành lập ngày 2 tháng 12
năm 2005 theo giấy phép kinh doanh số 5700569746 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tỉnh Quảng Ninh cấp.Hình thức hoạt động của công ty là độc lập, công ty được
phép lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động kinh doanh theo quy định của giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh và điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật, thực
hiện các biện pháp thích hợp để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty.

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức được thành lập với mục
đích nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ thị thị trường nước ngoài và
xuất khẩu sang Trung Quốc.
Từ năm 2005 đến nay, đội ngũ cán bộnhân viên của công ty đã được tăng
thêm, đặc biệt là nhân viên phòng xuất nhập khẩu để đảm bảo hoạt động nhập khẩu
SV: Trần Hải Hà

4
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành
mặt hàng thực phẩm đông lạnh của công ty đạt hiệu quả cao nhất. Công ty Cổ phần
Thương mại và Dịch vụ Trí Đức cũng đã mở rộng được nhiều mối liên kết, liên
doanh với nhiều tổ chức, cá nhân cả trong và ngoài nước, hợp tác, trao đối sản phẩm
hàng hóa theo qui định của Nhà nước.
Sau 10 hoạt động, Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức đã có sự
tăng trưởng khá nhanh về quy mô cũng như về vốn kinh doanh. Điều này giúp cho
công ty thu hút được nhiều vốn và mở rộng kinh doanh, từng bước nâng cao uy tín
của mình trên thị trường.
Một số thông tin về công ty:
- Tên Tiếng Việt của công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ TRÍ ĐỨC
- Tên Tiếng Anh của công ty: TRI ĐUC TRADE AND SERVICES JOINT
STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: TRIDUC.JSC
- Mã số thuế: 5700569746
- Trụ sở chính: số nhà 21, phố Lò Bát, phường Trần Phú, thành phố Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

- Chi nhánh đại diện: Số nhà 256, đường Lê Thánh Tông,quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng, Việt Nam
- Điện thoại: 0333.833495 / 0313.760723
- Fax: 0333.773668 / 0313. 760723
- Email:
- Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VNĐ (10 tỷ đồng )
- Người đại diện theo pháp luật:
Họ và tên: Ngô Thái HàChức danh: Giám đốc
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo dạng cơ cấu chức năng để phù
hợp với quy mô của công ty và lĩnh vực hoạt động, bao gồm các phòng ban có chức
năng và nhiệm vụ khác nhau, giúp công ty hoạt động liên tục và hiệu quả.
Dưới đâu là sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty:
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị

SV: Trần Hải Hà

5
Giám Quốc
đốc tế 53B
Lớp: QTKD
Các Phó giám đốc


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành

Phòng tài

chính kế
toán

Phòng kế
hoạch

Phòng xuất
nhập khẩu

Phòng tổ
chức hành
chính

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty)
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Thương mại và
Dịch vụ Trí Đức
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ
phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức,bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ
phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và 1
số nhiệm vụ như:
- Thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ.
- Thông qua định hướng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng
năm, các báo cáo của Hội đồng quản trị.
- Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.
- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, phê chuẩn việc
Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc.
- Tổ chức lại hoặc giải thể công ty và chỉ định người thanh lý
- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần

Thương mại và Dịch vụ Trí Đức, có quyền ty quyết định cơ cấu tổ chức của Công
ty, qui chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập các chi nhánh trực thuộc
công ty; quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng
năm của công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban
Giám đốc và các cán bộ quản lý trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày
của Công ty; kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty và các
quyền khác được qui định tại điều lệ công ty.
Giám đốc - ông Ngô Thái Hà: Là người đại diện theo pháp luật của công ty,
được bổ nhiệm bởi Hội đồng quản trị, trực tiếp chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động
của Công ty; xây dựng chiến lược phát triển, lập ra kế hoạch kinh doanh hàng năm,
SV: Trần Hải Hà

6
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành
các qui tắc, qui định để đạt được mục tiêu của công ty, đồng thời xây dựng các
phương pháp hợp tác kinh doanh trong và ngoài nước của công ty. Giám đốc có
nhiệm vụ đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công việc
của các bộ phận, kí kết hợp đồng với đối tác; đánh giá ưu nhược điểm, rút kinh
nghiệm và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Giám đốc cũng có quyềnquyết định về việc tuyển dụng, phân công, sử dụng
lao động và các vấn đề khác như khen thưởng, kỷ luật.Giám đốc là chịu trách nhiệm
về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những
vấn đề của công ty
Phó giám đốc: Bao gồm 2 Phó Giám đốc, là người giúp giám đốc trong việc
điều hành các lĩnh vực hoạt động của mỗi chi nhánh theo sự phân công của giám
đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công

thực hiện, giúp giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác
của công ty, giúp giám đốc đề ra các kế hoạch xây dựng cơ bản phục vụ cho quá
trình kinh doanh, chăm lo sức khoẻ, nâng cao tinh thần làm việc thông qua các hoạt
động văn hoá xã hội, giúp giám đốc quản lý và điều hành, tổ chức thực hiện kế
hoạch, trực tiếp điều hành giám sát việc thực hiện công việc của các phòng ban. Các
Phó Giám đốc cũng có quyền thay mặt giám đốc ký các hợp đồng của công ty khi
được sự uỷ quyền của giám đốc.
- Phó giám đốc 1 – ông Lê Xuân Hưng: là người giúp giám đốc trong việc
điều hành hoạt động kinh doanh của công ty tại trụ sở chính ngoài Móng Cái.
- Phó giám đốc 2 – ông Phạm Hồng Việt: là người giúp giám đốc trong việc
điều hành hoạt động kinh doanh của công ty tại chi nhánh Hải Phòng, trực tiếp quản
lý điều hành tất cả các thủ tục nhập khẩu, theo dõi tình trạng giáo nhận hàng và giải
quyết khiếu nại nếu có.
Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho giám đốc trong các công tác quản lý
tài chính, kế toán tài vụ, kiểm toán nội bộ, quản lý tài sản, thanh toán, quyết toán
hợp đồng kinh tế, kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty Cổ phần Thương
mại và Dịch vụ Trí Đức
- Lập kế hoạch về tài chính, vốn, theo dõi tình hình kế hoạch tài chính của
công ty, tổng hợp số liệu về tình hình tài chính kế toán để báo cáo với giám đốc.
- Tổ chức quản lý theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao
động, chi tiêu nội bộ của công ty. Phối hợp với phòng hành chính tổng hợp lập kế
hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố định, xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang
SV: Trần Hải Hà

7
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành

thiết bị tại công ty.
- Kết hợp và hỗ trợ tài chính cho các phòng ban khác trong việc thanh toán
các chi phí dịch vụ, cước phí vận chuyển hoặc tính toán và chi tiền hoa hồng cho
khách hàng đối với những lô hàng tự khai thác.
- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ của các bộ phận
nghiệp vụ, số liệu theo quy định hiện hành, thực hiện các giao dịch nội bộ.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn
trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Phòng kế hoạch: Có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốctrong việc xây
dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, tìm hiểu khai thác thị trường,
đầu tư phát triển sản xuất, liên doanh liên kết trong và ngoài công ty
- Xây dựng các chiến lược đầu tư phát triển, ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn
của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức
- Phối hợp với Phòng xuất nhập khẩu trong việc tổ chức nghiên cứu thị
trường, dự báo xu hướng phát triển, đề ra các phương hướng phù hợp giúp thực hiện
tốt mục tiêu nhiệm vụ của công ty
- Thường xuyên tiếp xúc và liên hệ với các đối tác, khách hàng để tìm hiểu
nắm bắt thông tin, nhu cầu của đối tác trong việc tìm kiếm các hợp đồng mới.
- Phối hợp với các phòng ban trong việc theo dõi kiểm tra việc thực hiện các
hợp đồng kinh tế
- Trên cơ sở kế hoạch của các phòng ban, Phòng Kế hoạch tổng hợp và xây
dựng kế hoạch tổng thể của Công ty về xuất nhập khẩu hàng hóa và các kế hoạch có
liên quan đến hoạt động của công ty.
Phòng xuất nhập khẩu: Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu và tham
mưu cho Ban Giám đốc trong công tác định hướng xuất nhập khẩu hàng hóa. Chủ
động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị
trường của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức.
- Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, thúc đẩy hoạt động xúc tiến
thương mại,tham mưu xây dựng chiến lược phát triển với Ban Giám đốc, tìm kiếm
đối tác cho công ty; thực hiện liên doanh, liên kết, mở rộng mạng lưới kinh doanh

trên thị trường và phát triển hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu. Chủ động giao
dịch, đàm phán trong và ngoài nước, ký các thư từ, đơn chào hàng, trao đổi thông
tin với các đối tác nước ngoài trong quá trình giao dịch khi ký kết hợp đồng kinh
doanh của Công ty.
- Soạn thảo các hợp đồng có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của
SV: Trần Hải Hà

8
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành
công ty, tổ chức thực hiện đúng quy định các hợp đồng kinh doanh đã được ký kết.
- Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán trongviệc thu tiền xuất khẩu hàng
hóa, thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa - dịch vụ có liên quan đến hoạt động xuất
nhập khẩu.
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của công
ty như: làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, kiểm dịch hàng hóa, bảo hiểm,
khiếu nại,... và đối ngoại như: tìm kiếm giao dịch với các bên mua và bên bán, giải
quyết tranh chấp khiếu nại với các đối tác có liên quan đến các hoạt động kinh
doanh của công ty.
- Xây dựng và triển khai thực hiện phương án kinh doanh đã được Ban Giám
đốc công ty phê duyệt. Thống kê, báo cáo hoạt động kinh doanh theo đúng tiến độ
và quy định. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trước Ban Giám
đốc Công ty.
- Phối hợp với các phòng ban quản lý,theo dõi, thực hiện các hợp đồng kinh
tế cho đến khi hoàn thành việc thanh lý hợp đồng đã ký kết.
- Lưu trữ các hồ sơ, tài liệu và hợp đồng kinh tế có liên quan đến công tác
xuất nhập khẩu của công ty.

Phòng tổ chức hành chính: Phòng tổ chức – hành chính được lập ra nhằm tổ
chức, thực hiện các công việc như: Lập kế hoạch tổ chức bộ máy (tuyển dụng, đào
tạo, sắp xếp nhân lực, tổ chức thực hiện cho phù hợp); tổ chức, quản lý cán bộ, nhân
sự lao động và tiền lương theo quy định Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ
Trí Đức và theo quy định của nhà nước; phối hợp với các bộ phận, phòng ban để
công ty có thể duy trì hoạt động hợp lý, hiệu quả; tổ chức bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công
tyThực hiện việc mua sắm, quản lý tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và
phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh của công
ty;thực hiện công tác hành chính tổng hợp nhằm đảm bảo việc lưu trữ các tài liệu hồ
sơ của công ty chính xác, thuận tiện, an toàn.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Trí Đức là đơn vị kinh tế hoạch toán
độc lập theo hình thức Công ty cổ phần, được sử dụng con dấu riêng, tiến hành đầy
đủ các thủ tục về đăng ký kinh doanh, hoạt động theo điều lệ Công ty cổ phần, thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh
theo đúng qui định của pháp luật. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:
Chức năng: Thực hiện chức năng tổ chức nhập khẩu từ thị trường nước ngoài
SV: Trần Hải Hà

9
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành
như Hong Kong, Ấn Độ… và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc các mặt hàng
thực phẩm đông lạnh như: thịt trâu đông lạnh, thịt bò đông lạnh, thịt gà đông lạnh…
- Nhiệm vụ:
+ Trực tiếp xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động xuất nhập khẩu và các

hoạt động khác có liên quan, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
+ Chấp hành các qui định của pháp luật, tuân thủ các chính sách về quản lý
và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, bảo toàn và phát triển vốn thực hiện nghĩa vụ
đối với Nhà nước.
+ Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ
chức kinh tế trong và ngoài nước.
+ Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao
động, tiền lương do công ty quản lý, làm tốt công tác phân phối theo lao động, đảm
bảo công bằng xã hội.
+ Quản lý toàn diện, đào tạo bồi dưỡng để không ngừng nâng caotrình độ
văn hóa, nghiệp vụ tay nghề đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của Công ty
+ Làm tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động, bảo vệ môi trường, giữ gìn
trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật thuộc
phạm vi quản lý của công ty.
1.1.4. Tình hình kinh doanh của công tyCông ty Cổ phần Thương mại và
Dịch vụ Trí Đức giai đoạn 2011 – 2014
Tình hình xuất khẩu
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức hoạt động trong lĩnh vực
tạm nhập tái xuất nên hoạt động nhập khẩu luôn gắn chặt với hoạt động xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu có diễn ra thuận lợi thì nhập khẩu mới đạt hiệu quả cao và
ngược lại.
Ngay từ khi thành lập, công ty đã xác định thị trường xuất khẩu chính là Trung
Quốc, chính vì thế trong giai đoạn 2011 – 2014, công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu vào thị trường này.
Với dân số đạt trên 1,3 tỷ dân (đông dân nhất thế giới), tăng trưởng kinh
tế trung bình trong giai đoạn 2011 – 2014 là 8,1%, cộng với thói quen tiêu dùng
các mặt hàng thực phẩm đã qua sơ chế, các mặt hàng thực phẩm đông lạnh,
Trung Quốc chính là thị trường béo bở đối với hầy hết các doanh nghiệp kinh
doanh loại hình này nói chung và Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí
Đức nói riêng.

SV: Trần Hải Hà

10
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành
Việt Nam và Trung Quốc lại là 2 quốc gia láng giếng nhau, có mối quan hệ
bạn bè lâu năm nên việc xuất khẩu trao đổi hàng hóa giữa 2 quốc gia là tương đối
dễ dàng và thuận tiện. Điều này giúp cho hoạt động xuất khẩu của công ty được
diễn ra thuận lợi. Nhờ đó qui trình tạm nhập tái xuất của công ty được diễn ra 1
cách liên tục và linh hoạt. Cụ thể, hàng hóa của công ty được xuất khẩu chủ yếu
thông qua các cửa khẩu Móng Cái, Lạng Sơn sau khi được lưu kho và vận chuyển
từ Hải Phòng.
Theo những số liệu báo cáo tổng hợp từ phòng xuất nhập khẩu, trong năm
2014, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt trên 102 tỷ đồng và được dự báo sẽ tiếp
tục tăng trưởng mạnh trong những năm tiếp theo.
Khái quát kết quả kinh doanh công ty giai đoạn 2011 – 2014
Ta sẽ đi xem xét kết quả kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm
2014thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước thuế, và lợi nhuận
sau thuế để có cái nhìn khái quát về hoạt động nhập khẩu của công ty. Dưới đây là
bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí
Đức trong giai đoạn 2011 – 2014.

SV: Trần Hải Hà

11
Lớp: QTKD Quốc tế 53B



Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành

Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch
vụ Trí Đức giai đoạn 2011 – 2014
Đơn vị:Tỷ VNĐ
Năm

2011

2012

2013

2014

Doanh thu

89,682

94,555

97,719

102,41

Chi phí

88,254


93,036

96,079

100,328

Lợi nhuận
trước thuế

1,428

1,519

1,64

2,082

Lợi nhuận sau
thuế

1,071

1,139

1,23

1,562

Chỉ tiêu


(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Nhìn vào bảng, ta thấy doanh thu có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2012,
doanh thu đạt 94,555 tỷ đồng, tăng 5,4% tương đương 4,873 tỷ đồng so với năm
2011 (89,682 tỷ đồng). Năm 2013 và 2014, doanh thu tiếp tục tăng, tuy nhiên mức
tăng không lớn bằng năm 2012. Doanh thu năm 2013 đạt 97,719 tỷ đồng, tăng hơn
4,95% so với năm 2012, tương ứng với 4,683 tỷ đồng, còn năm 2014 là 102,41 tỷ
đồng, tăng 4,8% so với năm 2013, tương đương với 4,691 tỷ đồng.
Cùng với sự tăng lên của doanh thu, chi phí của công ty cũng có xu hướng
tăng cao qua các năm. Năm 2012, chi phí là 93,036 tỷ đồng, tăng 5,42% so với năm
2011. Trong các năm tiếp theo, mức tăng chi phí của công ty lần lượt là 3,27% và
4,42% vào các năm 2013 và 2014.
Mục tiêu cuối cùng của mỗi công ty luôn là tối đa hóa lợi nhuận nên ta sẽ xem
xét sự tăng trưởng về lợi nhuận của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí
Đức trong giai đoạn này. Do doanh thu có tốc độ tăng nhanh hơn nên lợi nhuận
SV: Trần Hải Hà

12
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành
trước thuế của công ty tăng đều qua các năm và đều đạt trên 1 tỷ đồng từ 1,428 tỷ
đồng năm 2011 tăng lên tương ứng là 1,519 tỷ năm 2012và 1,64 tỷ vào năm 2013.
Đến năm 2014, lợi nhuận trước thuế của công ty đã tăng vọt lên mức trên 2 tỷ, đạt
2,082 tỷ đồng, tăng 26,95% so với năm 2013, tương đương với 0,442 tỷ đồng.
Tuy nhiên, để thấy rõ được sự thay đổi trong lợi nhuận Công ty Cổ phần
Thương mại và Dịch vụ Trí Đức thì cần phải xét đến sự tăng tưởng của lợi nhuận
sau thuế.

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của công ty đã
chuyển biến theo chiều hướng tích cực và rất khả quan.Nếu như từ năm 2011 đến
2013, lợi nhuận sau thuế tăng khá đều và ổn định, mức tăng trung bình 1 năm đạt
7,1%, thì đến năm 2014, lợi nhuận sau thuế đã có bước tăng vọt lên 1,562 tỷ, tăng
gần 27% so với năm 2013. Qua đây có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty
đang diễn ra tương đối hiệu quả.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Công
ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức giai đoạn 2011 – 2014
Mục tiêu của phần này là xác định các nhân tố ảnh hưởng và tác động của
chúng đến việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng đông lạnh của Công ty Cổ phần
Thương mại và Dịch vụ Trí Đức giai đoạn 2011 – 2014. Chuyên đề sẽ tiếp cận các
nhân tố theo hai nhóm là nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong doanh nghiệp,để
từ đấy phân tích chỉ ra tác động của các nhân tố là thuận lợi hay bất lợi tới hoạt
động nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng đông lạnh của công ty.
1.2.1. Các yếu tố bên ngoài công ty
1.2.1.1. Các mối liên hệ và liên kết kinh tế quốc tế
Trong giai đoạn 2011 – 2014, Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục định hướng và
hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng được thị trường trọng điểm trong quan hệ
thương mại quốc tế, đó là thị trường Đông và Nam Á, Thị trường EU và thị trường
Hoa kỳ.
Điều này sẽ tác động thuận lợi đến hiệu quả nhập khẩu của công ty thông qua
việc giúp công ty xây dựng được các mục tiêu, định hướng đúng đắn trong việc mở
rộng thị trường nhập khẩu, tìm kiếm bạn hàng, đó là phải mở rộng, tăng cường nhập
khẩu từ các thị trường mới như Mỹ hay Nam Á để có thể có được nguồn hàng có
chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu từ phía thị trường xuất khẩu là Trung Quốc.
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã tăng cường đàm phán ký kết các hiệp định
thương mại song phương và đa phương, thiết lập mối quan hệ thương mại gắn bó
lâu dài và hữu nghị với các nước, trong đó có Hong Kong – Trung Quốc, Ấn Độ và
SV: Trần Hải Hà


13
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành
Mỹ là những thị trường nhập khẩu chính của công ty. Cụ thể, Việt Nam đã cùng với
ASEAN ký kết 2 hiệp định quan trọng, đó là Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN
– Trung Quốc (ACFTA) ký và triển khai năm 2013, Hiệp định Khu vực Mậu dịch
Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) ký và triển khai năm 2013. Bên cạnh đó, Việt
Nam cũng ký thỏa thuận mở rộng thương mại và đầu tư giữa Việt Nam – Hong
Kong năm 2014, đồng thời tích cực tăng cường đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế
chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Mỹ
Điều này giúp công ty dễ dàng tiếp cận thêm nhiều nguồn hàng nhập khẩu,
nhiều nhà cung cấp, rút ngắn được thời gian nhập khẩu, giảm chi phí nhập khẩu,
qua đó tác động thuận lợi tới việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu cho công ty.
Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này xảy ra một sự việc, đó là Trung Quốc đưa
giàn khoan Hải Dương HD - 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam từ
ngày 1 tháng 5 năm 2014 đến ngày 27 tháng 5 năm 2014, dẫn đến những tranh chấp
và va chạm trên vùng biển này. Cụ thể các tàu tuần dương của Trung Quốc đã dùng
súng nước tấn công hoặc đâm hỏng nhiều tàu của Việt Nam, trong đó có các tàu của
ngư dân. Chính những hành vi được cho là “ngang ngược” đó đã khiến cho mối
quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trở nên căng thẳng và xấu đi trong một thời gian
ngắn. Điều này khiến cho việc giao thương hàng hóa giữa 2 quốc gia cũng bị ảnh
hưởng ít nhiều. Đối với Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức, việc
xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc cũng gặp không ít khó khăn: hàng hóa xuất
sang chậm, bị dồn ứ ở cửa khẩu, dẫn đến chi phí lưu kho cho các mặt hàng nhập
khẩu về tăng lên, tác động bất lợi đến việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu.
1.2.1.2. Một số biến động của nền kinh tế trong nước
Các biến động về kinh tế trong nước đều có những tác động lớn nhỏ khác nhau

tới việc kinh doanh của công ty. Trong đó, sự biến động của tỷ giá và lạm phát là
những yếu tố ảnh hướng lớn nhất tới việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Công ty
Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức trong giai đoạn 2011 – 2014.
 Sự biến động tỷ giá
Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng gắn liền với kinh tế của các nước trên thế
giới và các quan hệ kinh tế quốc tế, tác động đến sự thăng bằng trong cán cân thanh
toán của một quốc gia, sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể kích thích hoặc hạn
chế xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chính là đối tượng chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ những thay đổi này. Tỷ giá thay đổi trong thời gian thực hiện hợp
đồng nhập khẩu có thể giúp cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hoặc khiến
SV: Trần Hải Hà

14
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành
doanh nghiệp bị lỗ.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Hình 1.2: Biến động tỷ giá hối đoái USD/VND giai đoạn 2011 – 2014
Nhìn chung, tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2011 –
2014.Sau khi điều chỉnh tăng đến 9,3% so với năm 2010 lên mức 20.693
đồng/USD, mức tăng lớn nhất trong lịch sử thị trường ngoài hối Việt Nam, thị
trường ngoại hối và tỷ giá đã đi vào sự ổn định trong các năm tiếp theo, tương phản
hoàn toàn so với những biến động trong giai đoạn trước 2011. Bằng chứng là trong
các năm từ 2012 đến 2014, tỷ giá hối đoái tăng nhẹ lên các mức 20.828 đồng/USD
năm 2012, 21.036 đồng/ USD năm 2013 và 21.246 đồng/ USD năm 2014, biên độ
dao động được duy trì ở mức 1 – 3%.

Việc tỷ giá tăngtác động bất lợi đến việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt
hàngthực phẩm đông lạnh của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức.
Tỷ giá tăng, chứng tỏ đồng tiền trong nước ngày càng mất giá so với đồng ngoại tệ,
làm cho chi phí nhập khẩu hàng hóa tăng lên, lợi nhuận nhập khẩu của công ty
giảm. Chi phí tăng cũng khiến cho công ty khó đa dạng hóa được mặt hàng nhập
khẩu. Nghiệp vụ chuyên môn chưa cao nên công ty đã không có các biện pháp
phòng ngừa cần thiết để giảm thiểu thiệt hại do rủi ro tỷ giá gây ra.
 Lạm phát
Lạm phát cũng là một yếu tố quan trọng, phản ánh sự mất giá trị của thị
SV: Trần Hải Hà

15
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành
trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Lạm phát sẽ tác động khác nhau tới các
thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, lạm
phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhập khẩu, chi phí vận chuyển, tiền lương…
Đơn vị: %

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Hình 1.3: Biến động lạm phát trong nước giai đoạn 2011 – 2014
So với năm 2010, CPI đã có sự tăng mạnh trong năm 2011 đạt mức18,13%,
vượt xa so với mục tiêu 7 % ban đầu đã được quốc hội phê chuẩn. Điều này được lý
giải là do việc ưu tiên mục tiêu phát triển kinh tế của chính phủ. Suốt thời gian dài,
Việt Nam đã chấp nhận lạm phát cao để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế với
chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng. Lạm phát cao trong năm 2011 đã làm tăng
chi phí nhập khẩu, chi phí vận chuyển và tiền lương… đông thời thời khiến công ty

gặp khó khăn trong việc huy động vốn để thực hiện các hợp đồng nhập khẩu lớn.
Sau đó, việc Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thắt chặt chính
sách tài khóa, cắt giảm đầu tư công, kiếm chế nhập siêu, đã góp phần kiềm chế làm
phát trong các năm tiếp theo. Cụ thể,năm 2012 CPIđã giảm mạnh xuống chỉ còn
6,81% và tiếp tục giảm ở năm 2013 ở mức 6.04%. Đặc biệt đến năm 2014, CPI đã
xuống đến mức kỷ lục là 1,86%.
Việc lạm phát giảm liên tục trong giai đoạn 2011 – 2014 đã tác động thuận lợi
tới việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu cho công ty nhờ giảm được các chi phí về vận
chuyển, tiền lương… giúp tăng lợi nhuận cho công ty, đồng thời việc huy động vốn
SV: Trần Hải Hà

16
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành
cũng trở nên dễ dàng hơn.
1.2.1.3. Các qui định của nhà nước về hoạt động tạm nhập tái xuất
Trong giai đoạn 2011 – 2014, Nhà nước đã ban hành nhiều thông tư, nghị định
liên quan đến hoạt động tạm nhập tái xuất, điều này tác động trực tiếp đến hoạt
động nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh và việc nâng cao hiệu quả nhập
khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức. Có thể kể đến một số
thông tư, chỉ thị như:
- Thông tư 21/2011/TT-BCT ban hành năm 2011 qui định về quản lý hoạt
động kinh doanh tạm nhập – tái xuất thực phẩm đông lạnh: trong đó qui định về
việc kho bãicó đủ nguồn điện và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các
container lạnh.Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh có
trách nhiệm thanh toán toàn bộ các chi phí để xử lý, làm sạch môi trường và tiêu
hủy hàng hóa tạm nhập tái xuất tồn đọng quá thời hạn quy định…

Điều này tác động bất lợitới việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng thực
phẩm đông lạnh do công ty phải tăng thêm chi phí cải tạo kho bãi, nâng cao chất
lượng vệ sinh môi trường, tuy nhiên về lâu dài tác động thuận lợitới hiệu quả hoạt
động nhập khẩu của công ty.
- Thông tư 59/2013/TT-BTC ban hành năm 2013 hướng dẫn thủ tục hải
quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với một số loại hàng kinh doanh tạm nhập – tái
xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan. Trong đó, có một số nội dung được hướng
dẫn bổ sung cho các thông tư trước về việc làm thủ tục hải quan: hồ sơ hải quan tạm
nhập, hồ sơ hải quan tái xuất, địa điểm làm thủ tục hải quan. Ngoài ra, thông tư còn
qui định về thời gian lưu giữ hàng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam không được quá
45 ngày thay vì là 120 ngày như trước kia, hàng hóa tạm nhập không được phép
chia nhỏ container trong quá trình vẫn chuyển…
Điều này giúp công ty làm đúng các thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian
thông quan, tăng cường hiệu quả thực hiện công việc, tránh được các sai phạm, tiết
kiệm được thời gian chi phí, qua đó tác động thuận lợi tới việc nâng cao hiệu quả
nhập khẩu của công ty.
- Chỉ thị 23/CT-TTg ban hành tháng 9 năm 2012 về việc tăng cường quản lý
nhà nước đối với hoạt động tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.
Theo đó,các Bộ và ban ngành phải tăng cường kiểm soát, ngăn chặn việc lợi dụng
quy định về tạm nhập tái xuất để buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn
thuế, thẩm lậu hàng hóa, kể cả hàng hóa không bảo đảm vệ sinh, an toàn vào thị
trường nội địa, đe dọa an toàn môi trường, gây nên lo ngại trong xã hội và nhân dân.
SV: Trần Hải Hà

17
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành

Nhờ đó, Nhà nước đã phát hiện và xử lý rất nhiều trường hợp các công ty vi phạm
qui định trong kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất như: kinh doanh các mặt hàng đã
bị tạm ngừng tái xuất, hoặc chia nhỏ container trong quá trình vận chuyển…
Nhờ vậy mà số lượng doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất mặt hàng
thực phẩm đông lạnh giảm đi đáng kể từ 200 xuống còn 60 năm 2013, góp phần
giảm bớt các đối thủ cạnh tranh, qua đó tác động thuận lợitới việc nâng cao hiệu
quả nhập khẩu của công ty.
1.2.1.4. Chính sách về thuế và các loại phí
Các chính sách về thuế của Nhà nước có tác động không nhỏ tới hiệu quả nhập
khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức, do nó ảnh hưởng trực
tiếp tới chi phí thực hiện nhập khẩu của công ty.
Năm 2013, Bộ tài chínhđã ban hành Thông tư số 128/2013/TT-BTC qui
định về thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, nhập khẩu và quản lý thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 112 Thông tư
số 128/2013/TT-BTC thì hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ
hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế
quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất trả ra nước ngoài; trừ
trường hợp xuất vào khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công
nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài
chính) được xét hoàn thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực
tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu nếu đáp ứng các điều kiện nêu tại
điểm a khoản 8 này. Trong trường hợp hàng hoá nhập khẩu phải tái xuất còn
trong thời hạn nộp thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế nhập khẩu tương
ứng với số hàng hoá thực tái xuất. Hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu, không thu thuế
xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 120, Điều 126 Thông tư số
128/2013/TT-BTC.Vì vậy công ty sẽ không mất chi phí nộp thuế nhập khẩu cho
mặt hàng thực phẩm đông lạnh.
Chính sách này đã tác động thuận lợi tới việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu
của công ty, do giúp công ty giảm bớt được chi phí thực hiện hoạt động nhập khẩu,
tiết kiệm được thời gian đi đóng thuế.

Ngoài ra, Quyết định 2261/QĐ-UBND ngày 13-11-2013 về việc thực hiện thu
phí sử dụng lề đường, bến bãi, mặt nước đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái
xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan trên địa bàn thành phố đã bắt đầu
được áp dụng từ ngày 1-12-2013. Theo đó, công ty sẽ phải nộp thêm khoản phí về
việc sử dụng lề đường, bến bãi, mặt nước vào ngân sách của thành phố Hải Phòng.
SV: Trần Hải Hà

18
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành
Nguồn thu phí này sẽ được đầu tư trở lại, nâng cấp hệ thống đường giao thông,
luồng lạch, bến bãi, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự tại các cửa khẩu…
Khoản phí tuy nhỏ nhưng cũng phần nào làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của công
ty, tức là tác động bất lợi tới nâng cao hiệu quả nhập khẩu của công ty.
1.2.1.5. Việc ứng dụng công nghệ cao của Hải quan Việt Nam
Đầu năm 2014, hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam (Vietnam
Automated Cargo Clearance System - VNACCS) và hệ thống cơ sở dữ liệu thông
tin tình báo (Vietnam Customs Intelligent Database System - VCIS) (gọi tắt là hệ
thống VNACCS/VCIS) do Nhật Bản tài trợ cho Hải quan Việt Nam đã chính thức
được đưa vào vận hành.
Cụ thể, hệ thống VNACCS/VCIS có một số điểm mới và thay đổi so với hệ
thống thông quan điện tử cũ như:
Về qui trình, thủ tục hải quan, so với khai báo hải quan hiện tại, tiêu chí khai
báo hải quan trong hệ thống VNACCS/VCIS sẽ có tiêu chí khai báo đầy đủ hơn, vì
các thông tin cơ bản về hợp đồng, hóa đơn, vận đơn… có thể khai trên tờ khai hải
quan. Hệ thống VNACCS/VCIS sẽ xử lý hoàn toàn tự động từ việc tiếp nhận, xử lý
và phân luồng với thời gian xử lý diễn ra rất nhanh (trong khoảng 3 giây) nhờ chức

năng kết nối với các hệ thống khác (e-Manifest, e-Invoice, e-Payment…).Hệ thống
VNACCS/VCIS cho phép khai bổ sung sau thông quan. Việc đính chính nội dung
khai báo sẽ do người khai thực hiện. Nếu hải quan phát hiện ra những sai sót trong
nội dung khai báo thì thông báo cho người khai hải quan biết để hiệu chỉnh và khai
bổ sung. Trong việc quản lý hàng tạm nhập tái xuất, Hệ thống hỗ trợ thông tin quản
lý hàng hóa tạm nhập tái xuất, có chức năng kiểm tra thanh khoản và kết xuất báo
cáo từ cấp chi cục, cấp cục, cấp tổng cục đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất.
Về việc tính thuế và thanh toán thuế, hệ thống VNACCS/VCIS hỗ trợ việc
tính thuế tự động, tự động tìm thuế suất theo mã HS (đối với thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu), theo mã phân loại thuế suất (đối với các loại thuế khác: Thuế VAT,
thuế tiệu thụ đặc biệt, thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp…). Tuy nhiên, hệ thống cũng có
cơ chế linh hoạt để người khai có thể tự nhập thuế suất. Bên cạnh đó, hệ thống
VNACCS/VCIS còn có chức năng tính toán các loại thuế khác khi phát sinh (như
thế bảo vệ môi trường, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối
xử…).Hệ thống VNACCS/VCIS cho phép xử lý hoàn toàn tự động đối với quản lý
danh mục ưu đãi miễn thuế.
Ngoài ra hệ thống VNACCS/VCIS còn có nhiều ưu điểm trong việc quản lý
rủi ro, tổ chức dây chuyền nghiệp vụ…
SV: Trần Hải Hà

19
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Bùi Thị Lành
Như vậy, việc áp dụng hệ thống VNCCCS/VCIS tác động thuận lợi đến việc
nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức
nhờ rút ngắn được thời gian làm thủ tục, hỗ trợ việc quản lý hàng tạm nhập tái xuất,
tiết kiệm được thời gian thực hiện hợp đồng và chi phí cho công ty.

1.2.2. Các yếu tố bên trong công ty
1.2.2.1. Năng lực tài chính
Vốn là vấn đề then chốt trong vấn đề tồn tại, phát triển và mở rộng của mỗi
công ty, và là một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp tới hiệu quả nhập khẩu của
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trí Đức. Bên cạnh việc thanh toán tiền
hàng nhập khẩu, nguồn vốn còn được công ty sử dụng để thực hiện các khoản đầu
tư cần thiết như: mua sắm tài sản cố định, nâng cấp trang thiết bị… phục vụ cho
hoạt động kinh doanh.Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh công ty không
ngừng bổ sung, huy động tăng cường nguồn vốn từ các nguồn khác nhau như nguồn
vốn tự có của công ty, vốn vay ngân hàng, vốn liên kết liên doanh với nước ngoài,
liên doanh trong nước…
Biểu đồ dưới đây thể hiện sự tăng trưởng về qui mô và vốn kinh doanh của
công ty trong giai đoạn 2011 – 2014
Đơn vị: tỷ VNĐ

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hình 1.4: Nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011 – 2014
Tổng vốn kinh doanh của công ty năm 2011 là 43,8 tỷ đồng. Năm 2012 là 48,2
tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2011, đến năm 2013 là 54,6 tỷ đồng, tăng 13,3% so
với năm 1012.Năm 2014, tổng vốn của công ty đạt 62,7 tỷ đồng, tăng 14,8% so với
SV: Trần Hải Hà

20
Lớp: QTKD Quốc tế 53B


×