Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỒ SƠ SỨC KHỎE CÁ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.73 KB, 12 trang )

1

TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỒ SƠ SỨC KHỎE CÁ NHÂN
(PERSONAL HEALTH RECORDS)
I.

Tổng quan:
Có nhiều ý nghĩa khác nhau liên quan với từ ngữ này. Nhiều lợi ích ban đầu của PHR

đã được ghi nhận trong việc chuyển tải các dấu hiệu sinh tồn (vital signs) vào các trang
Web lưu trữ thông tin sức khỏe như Google Health và Microsoft Health Vault. Ngay bản
thân từ PHR cũng gây nhiều tranh cãi. Các chuyên gia trong lĩnh vực này đã dùng những
tên khác để mô tả hệ thống PHR bao gồm PHP (PHP Personal Health Platform: Diễn đàn
sức khỏe cá nhân), PHA (Personal health application:Trình ứng dụng sức khỏe cá nhân),
PCHRS (Personally- controlled health record system: Hệ thống hồ sơ sức khỏe có sự kiểm
soát cá nhân).
Về mục đích, PHR là một diễn đàn kết nối các dữ liệu của người bệnh từ nhiều
nguồn và đưa ra những trình ứng dụng, dùng các dữ liệu đó để giúp người bệnh hiểu rõ và
cải thiện sức khỏe của mình. Đây là một ý niệm phức tạp mà các trang web đang cố gắng
tìm kiếm để mở rộng và phát triển. Trong khi chưa có định nghĩa rõ ràng cho PHR thì đã
xuất hiện nhiều tính chất và chức năng của PHR làm nó trở thành công cụ duy nhất giúp
người bệnh tham gia và quyết định những việc liên quan đến sức khỏe của họ. Để hiểu đầy
đủ về năng lực và tiềm lực của PHR thì phải quay lại từ đầu và khảo sát ngay tại nguồn
gốc của nó. Bài viết này muốn tạo ra một sự thảo luận bằng cách phác họa sự phát triển
của PHR từ những kho chứa thông tin sức khỏe tĩnh lặng đến những diễn đàn năng động
theo yêu cầu của khách hàng để trao quyền lực (empowerment) cho người bệnh. Nó dựa
vào một số nghiên cứu đầu tiên trong lãnh vực PHR và phác thảo ra những đường nét và
những chức năng thông thường của những PHR đầu tiên.

Bệnh án hay hồ sơ y khoa (medical record) cũng lâu đời như bản thân sự chữa
bệnh hay thực hành y khoa (the practice of medicine). Về mặt lịch sử, bệnh án là những




2

files bằng giấy được các bác sĩ thiết lập, sở hữu và duy trì. Như vậy nó được thiết kế để
thỏa mãn nhu cầu của nhà cung cấp dịch vụ y tế và đặt cơ sở trên những thông tin mà người
thầy thuốc (chứ không phải bệnh nhân) cho rằng có liên quan đến qui trình lâm sàng như
là lịch sử bệnh, các tình trạng bệnh lý và sự dùng thuốc. Khi khoa học máy tính trở nên
phổ biến hơn trong thực hành y khoa vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000,
một số nhà cung cấp dịch vụ y tế đã chuyển đổi các bệnh án bằng giấy sang hồ sơ y khoa
điện tử (EMRs: Electronic Medical Records). Hồ sơ y khoa điện tử chủ yếu là phiên bản
số hóa của bệnh án bằng giấy được tạo nên bởi các bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên bệnh
viện. Tuy nhiên quan trọng hơn là HSYKĐT đã giúp cho người bệnh dễ dàng truy cập vào
hồ sơ y khoa của họ, thường là qua các cổng trang Web trực tuyến (Online Web portal).
Các cổng Web của HSYKĐT là các cửa sổ đi vào hồ sơ y khoa của cơ quan chủ quản ,
thường là một bệnh viện hay một hệ thống y tế. Những cổng này cũng có những giới hạn
của nó nhưng đã khởi đầu một sự thay đổi quan trọng trong việc truy cập và tham gia của
người bệnh vào trang thông tin sức khỏe của cá nhân mình. Thông qua các cổng Web này,
người bệnh bắt đầu thấy được lợi ích khi hiểu biết những điều ghi trong bệnh án của họ và
khi được truy cập vào các dữ liệu, họ đã góp phần vào các quyết định của thầy thuốc trong
việc chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân.

Sự chuyển đổi từ bệnh án bằng giấy sang bệnh án điện tử không phải động lực
duy nhất tạo ra sự tiến triển của hồ sơ sức khỏe cá nhân. Một lực đẩy tuy nhỏ nhưng mạnh
mẽ, xuất phát từ người bệnh khi họ đang yêu cầu được truy cập và kiểm tra thông tin sức
khỏe của mình cùng một lúc và theo một cách đơn giản, đễ làm. Ở bất cứ nơi nào mà hệ
thống cung cấp dịch vụ y tế vận hành chậm chạp thì ở đó các thiết bị hoạt động độc lập
(mà lúc đầu được gọi là PHRs) sẽ bắt đầu khởi động để phục vụ cho nhóm “ bệnh nhân
khách hàng” mới này. Những “bệnh nhân-khách hàng” này muốn thấy các thông tin sức
khỏe của họ bên cạnh những thông tin mà họ cho là có liên quan với họ như các số liệu sức

khỏe cá nhân, từ mức đường trong máu, khẩu phần, đến các thói quen tập luyện. “Hội nghị
kết nối người Mỹ với việc Chăm sóc Sức khỏe đã nói lên qui mô mà các hội nghị khách


3

hàng đã gợi ý và định dạng cho sự phát triển của PHRs. Thế hệ PHR đầu tiên chưa có sự
hấp dẫn trên diện rộng, một phần vì sự tương tác giới hạn giữa PHRs với các hệ thống cung
cấp dịch vụ y tế. Hơn nữa, thị trường của những khách hàng tham gia sức khỏe vào lúc đó
cũng còn nhỏ nhoi và không tập trung. Nhưng ước muốn có được những thiết bị và
những ứng dụng để làm cho các thông tin sức khỏe trở nên thân thiết hơn với người bệnh
đã đóng vai trò quyết định trong sự tiến triển của PHRs.

Những tiến bộ kỹ thuật diễn ra trong các hệ thống cung ứng dịch vụ sức khỏe,
cùng với yêu cầu ngày một tăng của người bệnh muốn được nắm giữ hồ sơ sức khỏe cá
nhân của mình đã dẫn đến “sự đồng tiến” của PHRs của cơ sở y tế và PHRs hoạt động độc
lập. Kết quả của sự đồng tiến này là một số chủ đề chung đã xuất hiện bao gồm một sự
thỏa thuận sơ bộ về những tính chất căn bản, những chức năng và các giới hạn của PHRs.
Một trong những tính chất đã được xác định của PHR là vị trí trung tâm của người bệnh
(centrality of patient). Trong lịch sử thì những người cung cấp dịch vụ y tế có nhiều kiến
thức, quyền lực và thông tin hơn người bệnh. PHRs làm thay đổi cách vận hành của mối
liên hệ này bằng cách cho phép người bệnh truy cập vào thông tin của họ. Thầy thuốc vẫn
là những chuyên gia, vẫn là người duy nhất viết một toa thuốc hay cho chỉ định một xét
nghiệm nhưng PHRs làm nhiều việc để giảm bớt sự mất cân đối thông tin. Khi được trang
bị với những hiểu biết về các dữ liệu riêng của mình, người bệnh có thể trở nên quan trọng
và trở thành người quản lý chủ động – đồng chủ nhân sức khỏe của mình. PHRs đặt người
bệnh ở vị trí trung tâm trong những quyết định liên quan đến sức khỏe như vừa là chủ nhân
của nguồn dữ liệu sức khỏe, vừa làm chủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình. Không còn
thời kỳ giao khoán việc chăm sóc sức khỏe người bệnh cho một mình người thầy thuốc mà
phải san sẽ với người bệnh. PHRs là dứt khoát tập trung cho người bệnh. Phần 1 của tài

liệu “Hồ sơ sức khỏe cá nhân trong thời đại kỹ thuật số“ một series podcast gồm 4 phần
được tài trợ bởi tổ chức Pioneer Portfolio thảo luận về sự trung tâm hóa người bệnh và các
khía cạnh liên quan đã xác nhận tính di động và sự tiện lợi của PHRs.


4

Khi có một vài thỏa thuận đầu tiên về chức năng của PHRs thì đã xuất hiện nhiều
phiên bản khác nhau của PHRs nhằm thỏa mãn các yêu cầu đa dạng của bệnh nhân - khách
hàng. Phiên bản tiên tiến nhất đã có thể giúp người bệnh truy cập vào hồ sơ sức khỏe của
họ, tham gia vào mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh nhân và thầy thuốc, theo dõi và quản lý
việc dùng thuốc của mình. Tùy thuộc vào mục đích đặc biệt mà các phiên bản PHRs đầu
tiên còn cho phép người bệnh nhập và tra cứu các số liệu về cholesterol của mình, nhận
những thông báo về các kỹ thuật tầm soát phòng bệnh hoặc ghi chép vào nhật ký những
cơn đau hay trạng thái tâm lý của mình. Cuối cùng, các giới hạn của thế hệ PHRs đầu tiên
đã trở nên ngày càng rõ ràng cùng với sự phát triển rầm rộ của nó. Báo cáo cuối cùng của
nhóm Personal Health Working Group of Connecting for Health đã nêu ra lý do giải thích
tại sao các phiên bản sớm nhất của PHRs đã xâm nhập thị trường một cách tương đối nhỏ
nhoi: “Không có người thầy thuốc ở phía bên kia của trình ứng dụng để liên tục cung cấp
sự tư vấn, chỉnh sửa các toa thuốc, hoặc mặt khác giúp đỡ người bệnh quản lý tốt việc chăm
sóc cho mình” thì những trình ứng dụng này không thể cung ứng cho người bệnh những
tiện ích tức thì. Cho dù bệnh nhân nhập liệu bằng tay, tất cả thông tin sức khỏe của mình
và luôn làm mới nó thì cũng không có cách gì để các nhà cung cấp dịch vụ liên quan vào
được thông tin đó, nếu nó được thực hiện tại nhà, trong một PHR riêng rẽ.

Ngay cả với những PHRs gắn kết chặt với hệ thống cung cấp dịch vụ sức khỏe
cũng có những giới hạn của nó. Một bệnh viện có thể cho phép người bệnh đọc được hồ sơ
sức khỏe của họ thông qua một cổng Web và ngay cả có thể cung cấp những trình ứng
dụng cho phép họ nhắn tin an toàn, truy cập các dữ liệu liên quan đến họ nhưng PHRs vẫn
có giá trị giới hạn, trừ khi những thông tin đó theo suốt người bệnh thông qua tất cả các

dịch vụ y tế mà họ đã xử dụng (lâm sàng và các dịch vụ khác). Ví dụ một người bệnh tiểu
đường với một đội chăm sóc y tế và một PHR ở một bệnh viện cũng không thể có những
tiện ích có ý nghĩa từ kho công nghệ thông tin trừ khi nó liên tục kết nối với nhà thuốc,


5

thầy thuốc khám đầu tiên và các nhà cung cấp dịch vụ khác của người bệnh. Một bệnh nhân
có thể có nhiều PHRs – ví dụ 2 hồ sơ cho hai bệnh mãn tính và một hồ sơ cho lần khám
ban đầu nhưng không có hồ sơ nào tương tác với nhau, hoặc còn lại với người bệnh khi họ
cắt kết nối với nhà cung cấp dịch vụ. Hãy tưởng tượng sự phức tạp và rườm rà của nó.

Để đạt được đầy đủ năng lực của nó, các hệ thống PHRs phải có khả năng thông
tin điện tử hai chiều và khả năng trao đổi thông tin với nhiều nguồn dữ liệu về sức khỏe
khác nhau, hiện có trong hệ thống chăm sóc sức khỏe manh mún của chúng ta. Báo cáo sau
cùng của tổ chức Personal Health Working Group of Connecting for Health và báo cáo sau
đó của Connecting for Health về “Các chính sách chia sẽ thông tin điện tử” ( Policies for
Electronic Information Sharing) đã nhấn mạnh quan điểm này và nhận định tốt về cách
thức mà PHRs đã tiến triển và thay đổi trong 10 năm qua. Các báo cáo này cũng tạo ra một
phát súng bắn tỉa (a snapshot) vào những thỏa thuận thực hành (prevailing consensus) về
các chức năng và các giới hạn của PHRs ở thời điểm mà những thỏa thuận đó đang được
viết. PHRs đã thay đổi và phát triển với một tốc độ ấn tượng trong 10 năm qua trong khi
điều này gây khó khăn cho việc phác thảo một bức tranh hoàn hảo về sự phát triển của
PHRs theo thời gian, thì đồng thời, nó cũng đồng tình với các nhận định của các nhân viên
Pioneer Portfolio rằng sự chuyển đổi của PHRs còn lâu mới hoàn thiện.

Một trong những thách thức chủ yếu đối với PHRs là nó tạo ra những thông tin
có thể bị kiện tụng khi nó đối mặt với một mớ dữ liệu lộn xộn trong ngăn kéo chứa các file
điện tử. Vâng, PHRs phải thu thập và lưu trữ dữ liệu. Nhưng nó cũng phải đồng bộ với
những bộ công cụ phức tạp (sophisticated) để giúp đỡ bộ máy (tract) và tổ chức thông tin,

làm nổi bật các xu hướng và cho ra các ý kiến phản hồi hữu ích. Tầm nhìn của Pioneer
Portfolio đối với PHRs là mỗi bệnh nhân phải được truy cập một cách an toàn và không
bị ràng buộc vào các trang thông tin sức khỏe của họ, kèm với những công cụ đơn giản,
không rườm rà để đọc và xử lý các thông tin đó nhằm dẫn đến đời sống sức khỏe hơn.


6

Trong khi Porfolio không độc quyền trong viêc phác thảo tương lai của PHRs, thì với kinh
nghiệm, chúng tôi tin tưởng rằng người bệnh chỉ có thể thực hiện đầy đủ mọi tiềm lực của
PHR khi họ có vai trò tích cực trong việc cải thiện các dịch vụ y tế mà họ nhận được và
chất lượng cuộc sống của họ. Chương 2 của những đề mục chủ chốt này cùng cách tiếp
cận của nó sẽ đáp ứng tầm nhìn đối với PHRs.
II.

Thực trạng hiện nay:

Năm 2014, Việt Nam với quy mô dân số đạt 90,7 triệu người, là nước đông dân thứ 3
trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trên thế giới1. GDP bình quân đầu người năm
2015 ước khoảng 2109 USD2. Hiện ngân sách dành cho y tế vào khoảng gần 7% và Bộ Y
tế đang đề xuất tăng hơn trong những năm tới. Trong giai đoạn hiện tại, một trong những
lĩnh vực được coi trọng nhất và là một trong những ưu tiên đặc biệt của ngành y tế để đầu
tư, phát triển chính là y tế điện tử.
Y tế điện tử (YTĐT) hay còn gọi là e-health được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như: Lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin nói chung và thông tin về quản lý bệnh
viện nói riêng như: quản lý bệnh nhân, dược, viện phí, Quản lý thông tin về lâm sàng, hành
chính và tài chính của bệnh viện; Cung cấp cơ chế để các chuyên gia y tế ở khoảng cách
xa thực hiện được các công việc chẩn đoán và điều trị; Nâng cao năng lực bằng cách đưa
ra các khóa huấn luyện và đào tạo y học liên tục, trực tuyến cho các sinh viên và nhân viên
y tế; Tạo nguồn thu từ phát triển các thiết bị di động, đem lại những cách tiếp cận sáng tạo

cho chăm sóc sức khỏe; Tạo khả năng thực hiện các nghiên cứu y sinh có mức độ phức tạp
cao thông qua mạng lưới tin học. E-health còn là các bệnh án điện tử, kê đơn thuốc trên hệ
thống máy tính, cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh được cập nhật, thay đổi hàng ngày và đảm
bảo an toàn cao, hỗ trợ cho hoạt động khám và điều trị sức khoẻ, cung cấp thông tin về
sức khoẻ tới người dân và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học3.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nước ta đạt
được nhiều kết quả tốt. Việc ứng dụng y tế điện tử đã góp phần đáng kể trong công tác
quản lý, điều hành hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, giảm bớt áp lực công việc cho cán bộ
các cơ sở y tế đồng thời nâng cao chất lượng thông tin. Trước sự phát triển với tốc độ nhanh
1

Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam

2

Tổng cục thống kê

3

Ehealth - Báo cáo chung tổng quan ngành y tế hàng năm (JAHR)


7

của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) và trước nhu cầu thông
tin phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, việc ứng dụng CNTT trong
lĩnh vực y tế vẫn còn nhiều vấn đề nan giải3.
Tuy nhiên, hiện nay bệnh án điện tử được cung cấp và sử dụng bởi nhân viên Y tế, ngoài
ra, phạm vi sử dụng hạn chế trong khu vực hệ thống của một cơ sở Y tế. Do đó, dẫn đến
việc trao đổi thông tin về bệnh nhân giữa các nhân viên Y tế, giữa các cơ sở Y tế khác nhau

bị hạn chế. Ngoài ra, theo năm tháng và điều kiện khí hậu Việt Nam việc đã từng sử dụng
các dịch vụ Y tế, thuốc, phương pháp điều trị của người dân sẽ mai một hoặc người dân
không nhớ mình đã từng sử dụng như thế nào. Dẫn tới việc hỗ trợ chẩn đoán/điều trị/chăm
sóc cho các nhân viên Y tế sẽ bị hạn chế rất nhiều khi người dân không nhớ tiền sử sử dụng
dịch vụ Y tế. Chưa kể một số trường hợp cấp cứu, bệnh nhân không có khả năng giao tiếp
thì việc lưu trữ hồ sơ sức khỏe cá nhân có thể cứu mạng họ. Khi xem xét lại các kết quả
cận lâm sàng đã thực hiện trước đó, thay vì phải làm lại các xét nghiệm từ đầu thì nhân
viên Y tế sẽ lấy luôn kết quả trước đó để hỗ trợ chẩn đoán/điều trị/chăm sóc. Kết quả là
bệnh nhân sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian khám chữa bệnh, hạn chế biến chứng/tai
biến của một số xét nghiệm. Nhưng quan trọng hơn, việc có sớm các kết quả xét nghiệm
sẽ giúp cứu sống bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp.
III.

Tầm quan trọng của hồ sơ sức khỏe cá nhân:

Hiệu quả của hồ sơ Y tế cá nhân rõ ràng nhưng hiện nay tại Việt Nam có rất ít các cơ
quan/tổ chức/công ty triển khai dự án Hồ sơ Y tế cá nhân với đối tượng sử dụng là người
dân. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn nêu trên, chúng tôi thực hiện đề án .
Tất cả các thông tin sức khỏe cá nhân như tiền sử bệnh tật; tiêm chủng; thuốc, hình thức
điều trị và xét nghiệm đã từng sử dụng được lưu trữ, quản lý, chia sẻ nếu được sự đồng ý
của thành viên.
Khi đi khám bệnh, thành viên có thể sử dụng hồ sơ sức khỏe của mình để chia sẻ thông
tin kết quả chẩn đoán, xét nghiệm, thuốc, phương pháp điều trị đã sử dụng từ các lần


8

khám/điều trị trước. Do đó, nhân viên Y tế sẽ không lặp lại các xét nghiệm/thuốc không
cần thiết, cũng có nghĩa là quý vị sẽ phải chi trả ít hơn cho việc chăm sóc sức khỏe của
mình.

Hồ sơ sức khỏe của quý thành viên được lưu trữ trên hệ thống, do đó quý thành viên có
thể xem lại thông tin của mình khi các tài liệu sức khỏe gốc bị mất.
Trong trường hợp cấp cứu, nếu quý thành viên không thể cung cấp thông tin về tiền sử
sức khỏe bản thân thì người giám hộ hoặc người được ủy quyền có thể liên lạc để lấy thông
tin này. Tuy nhiên, việc này cần có giấy cam đoan của người thân/người giám hộ dùng tài
liệu này mục đích hỗ trợ cấp cứu/chăm sóc sức khỏe cho chính thành viên.
Nếu quý vị sử dụng dịch vụ tư vấn thì nhân viên Y có thể sử dụng chính các hồ sơ sức
khỏe mà quý khách đăng tải lên để đưa ra những lời khuyên mang tính cá thể hóa nhất, phù
hợp và hiệu quả nhất đối với quý thành viên.
Với hệ thống dữ liệu thuốc đa dạng và tích hợp ngay trong hệ thống dịch vụ do đó Quý
thành viên dễ dàng tìm kiếm thông tin thuốc cần tìm hiểu.
IV.

Một số điều khoản khi sử dụng Hồ sơ Y tế cá nhân:

1. Bảo mật:
Dưới đây là những điều khoản áp dụng cho tất cả các thành viên sử dụng sản phẩm
và dịch vụ bảo vệ, lưu trữ trực tuyến thông tin sức khỏe, hồ sơ bệnh án điện tử của bạn và
các tài liệu quan trọng khác. Chúng tôi cam kết về việc bảo mật thông tin về sức khỏe và
đời tư của quý thành viên và các trường hợp được quyền chia sẻ những thông tin đó. Theo
luật pháp Việt Nam, chúng tôi có nghĩa vụ bảo mật thông tin sức khỏe và đời tư của quý
vị theo một quy trình nghiêm ngặt, ngoại trừ các trường hợp sau đây chúng tôi được phép
chia sẻ:
 Toà án, giấy lệnh của toà án
 Uỷ ban, Hội đồng hay uỷ ban Hành chính thừa lệnh luật pháp cần thông tin để giải
quyết án lệnh


9


 Nằm trong một phần của tiến trình điều tra trước khi ra toà theo trát lệnh của toà án
 Người phân xử hay hội đồng phân xử, khi sự phân xử đó theo luật phải tiến hành
theo trát lệnh của toà án
 Tổ chức được lệnh của Chính phủ phát lệnh truy nã
 Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ hoặc chuyên viên quản lý bệnh án có thể
được phép thông báo một số giới hạn thông tin trong hồ sơ bệnh lý không cần phải
có giấy uỷ quyền cho:
 Tiến trình thanh toán tài chính, thủ tục bồi hoàn chăm sóc y tế, xử lý số liệu y học,
hoặc các dịch vụ chăm sóc y tế, chuyên viên quản lý bệnh án khác.
 Các tổ chức hoặc các hội đoàn chuyên môn có thẩm quyền nghiên cứ đánh giá chất
lượng chăm sóc y tế.
 Các tổ chức cá nhân hoặc nhà nước có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực kiểm tra
chất lượng cũng như cơ sở của các dịch vụ chăm sóc y tế, chuyên viên quản lý bệnh
án.
 Nhân viên điều tra vụ án trong tiến trình điều tra được xúc tiến bởi văn phòng điều
tra
 Các tổ chức, các đơn vị nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu y tế giáo dục có liên đới
với các dự án nghiên cứu (xác thực), với điều kiện các thông tin đó không thể dùng
để nhận dạng được đương sự
 Chủ sở làm, những người chịu trách nhiệm trả bảo hiểm y tế
 Các tổ chức y tế chính phủ thu thập số liệu thống kê, nghiên cứu, với mục đích lợi
ích cho quốc gia, cộng đồng nhưng các thông tin phải được xử lý ở mức độ không
nhận dạng được cá nhân.
Tóm lại những trường hợp ngoại lệ về việc tiết lộ thông tin cá nhân trong hồ sơ bệnh lý
không cần giấy uỷ quyền của đương sự nằm trong ba mục đích chính: (a) liên quan đến sự
an nguy tính mạng của một số người khác, có tính cách pháp lý, thí dụ như một bệnh nhân
đến tư vấn với một bác sĩ Tâm thần và thổ lộ anh ta sẽ có kế hoạch giết một người nào đó,
về mặt đạo đức nghề nghiệp thì đó là thông tin cá nhân, nhưng về mặt đạo đức xã hội và



10

luật pháp nếu nghiệm thấy vấn đề có thể nghiêm trọng thì người bác sĩ cần phải thông báo
cho cơ quan hữu trách theo dõi; hoặc một nạn nhân đến điều trị với những vết thương nghi
ngờ có liên quan hình sự như vết đạn bắn, dao đâm, thì cần phải liên lạc với cơ quan tư
pháp, (b) liên quan đến lợi ích cho cộng đồng xã hội, như những trường hợp bệnh lây lan,
sởi, dại AIDS v..v.., (c) liên quan đến quan hệ bảo hiểm sức khoẻ giữa cá nhân với bộ phận
trả bảo hiểm.
Trong mọi trường hợp có hay không cần giấy uỷ quyền thì các thông tin được tiết lộ
phải tuân thủ theo nguyên tắc: có đích nhận là những tổ chức có thẩm quyền được cấp giấy
phép về quyền nhận thông tin, và các thông tin cung cấp phải được giới hạn ở mức đủ yêu
cầu sử dụng.
Giấy uỷ quyền hay đồng ý cho phép cung cấp thông tin cá nhân phải thoả mãn các yêu
cầu sau:
 Giấy uỷ quyền do chính thành viên viết tay và ký
 Giấy uỷ quyền dưới dạng mẫu đơn điền sẵn, có chữ ký của thành viên
 Trong giấy uỷ quyền đó không có mục đích nào khác hơn là cho phép nhân viên y
tế cung cấp thông tin
 Các chữ ký được coi là có hiệu lực: chính thành viên ký, những người trưởng thành;
người bảo hộ (cha mẹ, cha mẹ nuôi hoặc người nuôi dưỡng) có tư cách pháp lý đối
với trẻ em, người đại diện hay người thừa kế của bệnh nhân quá cố, người có quan
hệ phối ngẫu.
 Trong giấy uỷ quyền đó cần phải có đầy đủ các chi tiết: các thông tin nào được phép
thông báo, ai (kể rõ tên, chức danh) được phép công bố, chỉ rõ đối tượng được phép
nhận thông tin đó (nêu rõ tên, chức danh), xác định rõ mục đích và giới hạn sử dụng
của thông tin đó đối với những người được uỷ quyền sử dụng thông tin.
 Giới hạn thời gian hiệu lực sử dụng thông tin.
 Người uỷ quyền phải có một bản sao giấy uỷ quyền đó.
2. Trách nhiệm của thành viên:



11

Sử dụng dịch vụ và quản lý tài khoản theo đúng qui định và qui định của Pháp luật.
Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của công ty Peacelife
trong quá trình đăng ký và sử dụng dịch vụ.
Thành viên hoặc người giám hộ chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin được đăng
tải lên hệ thống lưu trữ hồ sơ sức khỏe. Thành viên hoặc người giám hộ không được phép
làm bất kỳ điều gì sau đây:
Chuyển tải bất kỳ thông tin bôi nhọ hay phỉ báng cá nhân, tổ chức, cơ quan.
Chuyển tải bất kỳ tin nhắn, dữ liệu, hình ảnh hay chương trình trái với thuần phong mỹ
tục như khiêu dâm, đồi trụy, tệ nạn xã hội nghiện hút; Các thông tin có nội dung ảnh hưởng
đến an ninh quốc gia: xuyên tạc và tuyên truyền chống đối các chủ trương chính sách của
Ðảng và nhà nước, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, các thông tin về chính trị nhạy cảm,
quốc phòng, phản gián; Các thông tin có nội dung kích động bạo lực, tuyên truyền chiến
tranh xâm lược, gây hận thù các dân tộc và nhân dân các nước, truyền bá tư tưởng phản
động; Các thông tin có ảnh hưởng xấu đối với văn hoá xã hội như xuyên tạc lịch sử, phủ
nhận thành quả cách mạng, xúc phạm vĩ nhân và anh hùng dân tộc, xúc phạm uy tín tổ
chức, trái với bản sắc văn hoá dân tộc, phao tin đồn nhảm; Các thông tin ảnh hưởng đến tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Chuyển tải bất kỳ tin nhắn, dữ liệu, hình ảnh hay chương trình vi phạm quyền sở hữu,
bao gồm bí mật thương mại, thông tin bí mật độc quyền, các nhãn hiệu dịch vụ đã đăng ký
quyền sở hữu.
Sử dụng để đe dọa, quấy rối, lạm dụng và xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người
khác, bao gồm quyền riêng tư và quyền công khai.
Đăng tải các file có chứa phầm mềm hoặc các tài liệu khác được bảo vệ bởi luật sở hữu
trí tuệ, luật bảo vệ đời tư hoặc luật công khai hoặc bất kỳ một luật khác được áp dụng, trừ
khi cá nhân sở hữu hoặc được sự cho phép cần thiết để sử dụng/truy cập hoặc truyền tải.



12

Tải các thông tin, tài liệu hoặc/và những file chứa virus, worm, trojan, mã độc có thể
gây phá hoại cơ sở dữ liệu.
Người đại diện hợp pháp cho chủ tài khoản phải từ 18 tuổi trở lên, không có các vấn đề
về tâm thần và có đủ quyền hợp pháp ký vào biên bản đồng ý sử dụng dịch vụ hồ sơ sức
khỏe cá nhân hoặc trực tiếp tại cơ sở cung cấp dịch vụ.
Thành viên phải tự chịu toàn bộ trách nhiệm về những nội dung do chính mình đưa và
đồng ý trả mọi bồi thường cũng như chi phí khác cho người có liên quan trong trường hợp
có tranh chấp theo quy định của pháp luật hiện hành.



×