Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CÁC TRUNG GIAN tài CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.05 KB, 9 trang )

CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN
I.

Những vấn đề chung về các tổ chức tài chính trung gian
1.1/ Khái niệm
Các tổ chức tài chính trung gian là những tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tài

chính tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là huy động các nguồn vốn
nhàn rỗi trong nền kinh tế xã hội dưới các hình thức tiền gửi; phí bảo hiểm; phát hành
kỳ phiếu, trái phiếu và các loại chứng từ có giá khác, sau đó sử dụng các nguồn vốn
huy động này để cấp tín dụng cho vay hoặc thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính
và các hoạt động kinh doanh khác chủ yếu nhằm mục đích lợi nhuận.
- Đặc điểm của các tổ chức tài chính trung gian:
+ Các tổ chức tài chính trung gian là những tổ chức làm cầu nối giữa những chủ thể
cung và cầu vốn trên thị trường.
+ Các tổ chức tài chính trung gian là đơn vị kinh doanh tiền tệ - tín dụng.
1.2/ Chức năng của các tổ chức tài chính trung gian
• Chức năng tạo vốn:
Để có thể cho vay hoặc đầu tư, các trung gian tài chính tiến hành huy động vốn
tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế hình thành các quỹ tiền tệ tập trung, phương thức
huy động vốn có thể theo thể thức tự nguyện thông qua cơ chế lãi suất và theo thể
thức bắt buộc qua cơ chế điều hành của chính phủ. Với chức năng này, các trung gian
tài chính đem lại lợi ích cho chính mình và cho người có những khoản tiết kiệm.


Chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế:

Tiền vốn được huy động từ những người có vốn là để thực hiện mục tiêu cung
ứng vốn cho những người cần nó. Trong nền kinh tế thị trường, người cần vốn là các
doanh nghiệp, chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. Với chức
năng này, các tổ chức tài chính trung gian đáp ứng chính xác và đầy đủ, kịp thời nhu


cầu tài trợ vốn cho các cá nhân và doanh nghiệp.


Chức năng kiểm soát:

Các trung gian tài chính thực hiện chức năng kiểm soát nhằm giảm tới mức tối
thiểu vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức do thông tin không cân xứng gây ra,
yêu cầu của chức năng này là các trung gian tài chính phải thường xuyên hoặc định kỳ
kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay các doanh nghiệp.
1

1


1.3/ Vai trò của các tổ chức tài chính trung gian
- Các trung gian tài chính giữ vị trí ngày càng quan trọng trong hệ thống tài chính. Nó thực

sự đem lại lợi ích trọn vẹn và đầy đủ cho cả người có vốn, người cần vốn, cho cả nền
kinh tế xã hội và bản thân các tổ chức tài chính trung gian.
- Hoạt động của các trung gian tài chính góp phần giảm bớt những chi phí thông tin và
giao dịch lớn cho mỗi cá nhân, tổ chức và toàn bộ nền kinh tế.
- Do chuyên môn hóa và thành thạo trong nghề nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian
đáp ứng đầy đủ, chính xác và kịp thời yêu cầu giữa người cần vốn và người có vốn.
- Do cạnh tranh, đan xen và đa năng hóa hoạt động, các trung gian tài chính thường xuyên
thay đổi lãi suất 1 cách hợp lý, làm cho nguồn vốn thực tế được tài trợ cho đầu tư tăng
lên mức cao nhất.
- Thực hiện có hiệu quả các dịch vụ tư vấn, môi giới, tài trợ, trợ cấp và phòng ngừa rủi ro.
1.4/ Mối quan hệ tài chính của các trung gian tài chính
• Tài chính của trung gian tài chính quan hệ với tài chính nhà nước:
Nhà nước xem xét cấp và thu hồi giấy phép hoạt động cho các ngân hàng và các tổ

chức tín dụng; thanh tra, kiểm soát tín dụng, quy định các thể chế đối với các tổ chức
trung gian tài chính…
• Tài chính của trung gian tài chính quan hệ với tài chính doanh nghiệp: Là cầu nối giữa
các doanh nghiệp với thị trường. Các quan hệ này được thể hiện thông qua việc tài trợ
các nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Với thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân
hàng, các doanh nghiệp nhận được các khoản tiền vay để tài trợ cho các nhu cầu vốn
ngắn hạn và ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay và tiền lãi trong thời
hạn nhất định. Với thị trường vốn, thông qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian
khác, doanh nghiệp t́m kiếm các nguồn tài trợ khác để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn
bằng cách phát hành các chứng khoán. Ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả mọi
khoản lãi cho các chủ thể tham gia đầu tư vào doanh nghiệp bằng một khoản tiền cố
định hay phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua thị trường
tài chính, các doanh nghiệp cũng có thể đầu tư vốn nhàn rỗi của mình bằng cách kí gửi
vào hệ thống ngân hàng hoặc đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp khác.
• Tài chính của trung gian tài chính quan hệ với tài chính của các cá thể: Là nơi cung cấp
vốn, kết nỗi giữa những người cần vốn và người có vốn nhàn rỗi…

2

2




Tài chính của trung gian tài chính quan hệ với tài chính nước ngoài: Là cầu nối nền tài
chính quốc gia với nền tài chính quốc tế, là phương tiện thanh toán, trao đổi và bảo
đảm giao dịch với nước ngoài…
II.

Các tổ chức trung gian tài chính ở Việt Nam

Ở Việt Nam, với quan điểm thiết lập hệ thống trung gian tài chính theo hướng

đa dạng hóa, đa năng hóa, thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật như Luật các
tổ chức tín dụng, Nghị định của chính phủ đã hình thành các hệ thống tài chính trung
gian khá đa dạng gồm 2 khối sau đây:
2.1/ Các ngân hàng
2.1.1 – Ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại là 1 loại hình định chế tài chính trung gian tiêu biểu. Nó là
1 tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác có liên quan ( trong đó họat động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số
tiền này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại chủ yếu và thường xuyên là thu
hút vốn thông qua các khoản tiền gửi phát séc, tiền gửi tiết kiệm và những khoản tiền
gửi khác từ các chủ thể trong nền kinh tế. Tiếp đó ngân hàng sử dụng nguồn vốn này
để cấp tín dụng và thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính trên thị trường; bên cạnh đó
trong quá trình kinh doanh, ngân hàng thương mại còn thực hiện cung ứng các dịch vụ
trung gian tài chính.
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mạithực hiện các chức năng trung
gian tín dụng, trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền. Cùng với các chức năng này,
ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu như nghiệp vụ huy động vốn,
nghiệp vụ sử dụng vốn, nghiệp vụ trung gian ( dịch vụ ngân hàng).
Hiện ở Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại quốc doanh ( Ngân hàng Công
thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam…) chiếm hơn 70% thị phần tín
dụng và huy động vốn; 37 ngân hàng cổ phần đô thị và nông thôn, chiếm 11% thị phần
tín dụng và huy động vốn; 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh
chiếm 12% thị phần tín dụng và huy động vốn.
II.1.2 – Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
3


3


BIDV là 1 trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống
các ngân hàng tại Việt Nam, là ngân hàng thương mại lớn thứ nhì Việt Nam ( sau
Agribank) tính theo tổng khối lượng tài sản, ngân hàng số 1 Việt Nam theo doanh thu và
là doanh nghiệp lớn thứ tư Việt Nam theo báo cáo của UNDP. BIDV thuộc loại doanh
nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo môhình Tổng công ty nhà nước ( Tập
đoàn).
Ngoài việc hoạt động đầy đủ các chức năng của ngân hàng thương mại, BIDV còn
được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi
ngân hàng, làm ngân hàng đại lý phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế,
tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước. BIDV chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực đầu tư và
phát triển như cho vay trung và dài hạn, cho vay ngắn hạn phục vụ các doanh nghiệp thi
công xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư vốn theo các dự án…
II.1.3 – Ngân hàng chính sách

Là loại hình tổ chức tín dụng mà thông qua họat động và dịch vụ ngân hàng để góp
phần thực hiện 1 chính sách kinh tế xã hội nào đó của nhà nước như: Phục vụ người
nghèo, thực hiệnc hính sách đối với doanh nghiệp nhà nước, chính sách đối với kinh tế
hợp tác, chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn…
Đặc trưng của loại hình này là nó hoạt động không phải vi mục tiêu lợi nhuận là
trên hết. Ở nước ta, lịch sử hình thành và phát triển của các ngân hàng chính sách còn rất
mới mẻ, điển hình là sự ra đời của ngân hàng phục vụ người nghèo (1996), ngân hàng
phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (1998). Trước đó, việc thực hiện tài trợ phục vụ
các chính sách của Đảng và nhà nước đều do các ngân hàng thương mại quốc doanh đảm
nhiệm, chưa hình thành những ngân hàng chính sách độc lập như ngày nay.

II.1.4 – Hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng


Các hợp tác tín dụng, quỹ tín dụng là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ
ngân hàng do các cá nhân, tổ chức và hộ gia đình tự nguyện thành lập, họat động với mục
tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất kinh doanh.

4

4


Tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng và chịu sự quản
lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tổng dư nợ cho vay của hệ thống các tổ chức tín
dụng Việt Nam đạt gần 380.000 tỷ đồng, xấp xỉ 60% GDP. Năm 2014, tổng tài sản của
các tổ chức tín dụng Việt Nam đạt 5.755.869 tỷ đồng, tăng hơn 670.000 tỷ đồng, tương
ứng với tỷ lệ tăng 13,17% so với cùng kỳ năm trước.
Dù tồn tại dưới hình thức nào và phạm vi, mức độ hoạt động có khác nhau,
nhưng vai trò trung gian tài chính của các ngân hàng đều thể hiện rất rõ qua 2 hoạt
động chủ yếu nhận tiền gửi và cho vay, thực hiện vai trò cầu nối giữa cung và cầu vốn.
2.2/ Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
2.2.1 – Công ty tài chính
Có thể là các công ty quốc doanh hoặc cổ phần. Hoạt động chủ yếu là: Cho vay để
mua bán hàng hóa dịch vụ bằng nguồn vốn của mình. Nhận tiền gửi có kỳ hạn. Phát hành
tín phiếu, trái phiếu. Vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Ngoài ra còn hùn
vốn liên doanh và mua cổ phần của doanh nghiệp. Kinh doanh vàng bạc, đá quý. Cất giữ,
quản lý các chứng khoán, những giấy tờ có giá. Tư vấn kinh doanh tiền tệ. Cho vay thuê
mua.
Các công ty tài chính ở Việt Nam:
-

Các công ty tài chính trực thuộc các tổng công ty: dầu khí, bưu điện, cao su,


-

tàu thủy.
Công ty tài chính sài gòn (SFC).
Công ty tài chính Seaprodex.

2.2.2 – Công ty cho thuê tài chính
Cung cấp tín dụng trung, dài hạn thông qua các hợp đồng cho thuê tài sản với
khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khác hàng được mua lại với giá ưu đãi hoặc
được tiếp tục thuê tài sản đó theo điều kiện đã thỏa thuận trong hớp đồng thuê.
Một số công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam: Chailease, Prudential, Viettinbank
Leasing, …
Tính đến năm 2014, tổng vốn điều lệ của các công ty tài chính và CTTC gần
18,823 tỷ, tăng nhẹ so với mức cuối năm 2013, tổng tài sản giảm 3.8% xuống gần 62,960
tỷ với chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0.43%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chỉ ở
mức 5.83% trong khi tỷ lệ tối thiểu theo quy định đối với các tổ chức tín dụng là 13%.
5

5


Đáng chú ý tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động gần 240% trong khi cuối tháng 5/2014
là 400%.
2.2.3 – Các công ty bảo hiểm
Là 1 trung gian tài chính dưới hình thức 1 tổ chức tín dụng đứng ra huy động tiền
của những người mua bảo hiểm ( phí bảo hiểm) trên mọi lĩnh vực khác nhau với lời hứa
sẽ bù đắp thiệt hại cho những người tham gia khi họ gặp rủi ro theo từng loại bảo hiểm.
Các công ty bảo hiểm sử dụng các phí bảo hiểm thu được để đầu tư vào các tài sản
có như trái phiếu, cổ phiếu, các món vay thế chấp hoặc các món vay khác. Thu nhập từ
những khoản đầu tư này sẽ được dùng để thanh toán cho các khiếu nại đòi bồi thường và

phần còn lại được bổ sung vào thu nhập chính của công ty.
Các công ty bảo hiểm tại Việt Nam: Tính đến 31/12/2014, 61 doanh nghiệp bảo
hiểm (DNBH) hoạt động tại Việt Nam, trong đó gồm 29 DNBH phi nhân thọ, 1 chi nhánh
DNBH phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam, 17 DNBH nhân thọ, 12 doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm (DNMGBH) và 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm (DNTBH). Tổng tài sản của
các DNBH nhân thọ năm 2014 ước đạt 114.384 tỷ đồng tăng 18,46% so với cùng kỳ năm
2013. Biên khả năng thanh toán của các DNBH nhân thọ đều cao hơn nhiều so với biên
KNTT tối thiểu theo quy định của pháp luật. Không kể đến các doanh nghiệp mới thành
lập, các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 6 năm đều có lãi và tăng vốn chủ sở
hữu nhờ lợi nhuận để lại.
2.2.4 – Quỹ hưu trí
Được thành lập với mục đích hỗ trợ cho người lao động khi về hưu có 1 mức thu
nhập ổn định. Nguồn vốn nhàn rỗi của quỹ được đầu tư vào các công cụ đầu tư dài hạn
như cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, tiền gửi ở các ngân hàng… Việc
đầu tư nhằm bảo toàn và phát triển quỹ vừa giúp đảm bảo thu nhập thường xuyên ổn định
cho người lao động về hưu vừa giúp di chuyển vốn nhàn rỗi đến tay các chủ thể cần vốn
trong nền kinh tế ( trung gian tài chính).
Quỹ hưu trí ở Việt Nam: Tổ chức của nhà nước. Người lao động đóng góp 1 phần,
doanh nghiệp đóng góp 1 phần. Tổng số dư hiện tại của các quỹ hưu trí Việt Nam chỉ vào
khoảng 55% GDP, trong khi đó ở Mỹ, con số này là hơn 100% GDP.
2.2.5 – Quỹ đầu tư

6

6


Huy động tiền bằng cách bản các chứng chỉ đầu tư ( tức cổ phần ) cho các nhà đầu
tư (công chúng). Đầu tư vốn huy động vào các loại chứng khoán khác nhau. Có lợi thế so
với đầu tư cá nhân (đa dạng hóa rủi ro, chuyên môn hóa).

Một số quỹ đầu tư ở Việt Nam: Dragon Capital, Vietfun, Vina Capital, Mekong
Capital, IFC.IDG. Các quỹ đã niêm yết trên thị trường: FRI và VFI.
Một trong những nhân tố dẫn dắt tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua là vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam được hưởng lợi từ tỷ trọng cao nhất khu vực
của FDI chiếm trên 5% so với tổng thu nhập quốc dân. Ngành sản xuất của Việt Nam đã
tăng nhanh, đạt xấp xỉ 170 tỷ USD vào cuối năm 2014 với sản phẩm xuất khẩu đi hơn 80
quốc gia và vùng lãnh thổ. Với thu nhập trên đầu người 2.200 USD/người/năm, Việt Nam
đang đứng trước cơ hội cũng như thách thức chuyển đổi mô hình kinh tế phát triển từ gia
tăng cơ học: vốn, lao động… sang nâng cao năng suất của các yếu tố đầu vào. Trong giai
đoạn này, Việt Nam cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho giáo dục, công nghệ cũng như
hạ tầng (cứng và mềm). Bên cạnh đó, thị trường tài chính cũng phải nhanh chóng bắt kịp
để không làm cản trở cơ hội vàng tăng trưởng kinh tế, xã hội. Qua 15 năm phát triển, quy
mô của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đạt khoảng 32% GDP, nếu tính cả dư nợ
trái phiếu, quy mô của thị trường vốn Việt Nam đạt 55% GDP và đã khẳng định là kênh
dẫn vốn chính của nền kinh tế. Trong 15 năm qua, Việt Nam đã thành công trong việc
chuyển từ một hệ thống tài chính dựa hoàn toàn vào ngân hàng sang một hệ thống đa trụ
cột, có sự tham gia ngày một tăng của thị trường vốn. Việt Nam đang có ưu thế về cơ cấu
dân số vàng, lực lượng lao động trẻ ngày càng chuyên nghiệp và làn sóng đầu tư từ các
công ty đa quốc gia như Samsung, Intel… Việt Nam hội đủ yếu tố trở thanh công xưởng
mới của thế giới, mở ra cơ hội và tiềm năng cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế.
Vì vậy đầu tư theo hình thức quỹ đầu tư là cơ hội mà nhà đầu tư Việt Nam nên nắm bắt.

2.2.6 – Các tổ chức hoạt động trên thị trường chứng khoán
Công ty chứng khoán là 1 định chế tài chính trung gian thực hiện chức năng

-

trung gian tài chính qua các nghiệp vụ chủ yếu sau:
- Môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng.
Mua bán chứng khoán bằng nguồn vốn của chính mình để hưởng chênh lệch giá.

Trung tâm phát hành và bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các đơn vịi phát hành
chứng khoán.
7

7


-

Tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư.

Hiện có 15 công ty chứng khoán hoạt động với chức năng là các tổ chức môi
giới trên thị trường chứng khoán như lập các thủ tục phát hành, bảo lãnh phát hành chứng
khoán.
Trên thị truờng có 1 ngân hàng chỉ định thanh toán: Ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam.
Có 1 công ty quản lý quỹ đầu tư đang quản lý quỹ: VFI.
839 là tổng số mã giao dịch nhà đầu tư nước ngoài được cấp trong năm 2014,
trong đó có 522 nhà đầu tư cá nhân và 317 nhà đầu tư tổ chức.
1.156.000 tỷ đồng là giá trị vốn hóa của TTCK Việt Nam tính tới cuối năm
2014, tăng gần 20% so với năm 2013 và bằng 31,48% GDP.
237.000 tỷ đồng là tổng giá trị huy động vốn qua TTCK trong năm 2014, tăng
6% so với năm 2013 và bằng 5,9% GDP. Trong đó, tổng giá trị huy động vốn thông qua
kênh phát hành TPCP tăng 29% so với năm 2013, đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay.
1 tỷ USD là tổng giá trị TPCP kỳ hạn 10 năm được phát hành thành công ra thị
trường vốn quốc tế. Lãi suất phát hành là 4,8%/năm, thấp hơn mức dự kiến là
5,125%/năm. Đây là mức lãi suất thấp nhất trong các đợt phát hành từ trước đến nay.
85 là số lượng công ty chứng khoán còn lại trên TTCK tính tới cuối năm 2014,
giảm 16 công ty so với năm 2013. Ngoài ra, có 26 quỹ đầu tư hoạt động trên TTCK.
24 là số công ty niêm yết mới trong năm 2014 (10 doanh nghiệp lên sàn HOSE

và 14 doanh nghiệp lên sàn HNX), trong đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV - mã BID) là doanh nghiệp lớn nhất lên sàn trong năm này, với tổng khối
lượng cổ phiếu niêm yết hơn 2,8 tỷ cổ phiếu. Đặc biệt, trong năm 2014 ghi nhận 2 quỹ
ETF nội đầu tiên niêm yết trên TTCK là E1VFVN30 (sàn HOSE) và E1SSHN30 (sàn
HNX).
31 là số mã hủy niêm yết trong năm 2014 với tổng số cổ phiếu bị hủy niêm yết
là gần 474 triệu đơn vị, trong đó có 6 doanh nghiệp trên HOSE và 25 doanh nghiệp trên
HNX. Trong số này, có tới 27 công ty bị hủy niêm yết bắt buộc do liên quan đến kết quả
kinh doanh yếu kém và 1 công ty bị hủy niêm yết do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin
là CTCP Xây dựng Huy Thắng (HTB - sàn HNX).
8

8


9

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×