Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.45 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH sử

===£OC3G3===

PHẠM THỊ THẢO

ĐẢNG LÃNH ĐAO HOAT ĐÔNG
ĐỐI NGOAI TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Vui, người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, các thày
cô trong bộ môn Lịch sử Đảng trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, đã tạo điều
kiện giúp em hoàn thành khóa luận của mình.
Do lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên đề tài
nghiên cứu khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em
rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thày cô và các bạn
sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên



Phạm Thị Thảo


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Trần
Thị Vui. Em xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng em.
Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Phạm Thị Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, cứu NƯỚC (1954-1975)................. 7
1.1. Tình hình quốc tế và trong nước tác động tới hoạt động đối ngoại của
Đảng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước(1954-1975)......................... 7
1.2 Chủ trương của Đảng về công tác đối ngoại trong kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954-1975) ............................................................................. 10
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THựC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG
MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975) ...................................................................... 19
2.1. Hoạt động đối ngoại của Đảng đáp ứng yêu cầu xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc (1954-1975)....................................................................... 19
2.2. Hoạt động đối ngoại của Đảng phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải

phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975)................................... 29
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ............................ 56
3.1. Nhận xét.................................................................................................. 56
3.2. Một sô kỉnh nghiệm ............................................................................... 64
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 70


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
được thành lập, Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời. Trong điều kiện trực tiếp
lãnh đạo chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoạch định đường lối ngoại
giao với các nội dung:
Mục tiêu ngoại giao là góp phần đưa nước nhà đi tới độc lập hoàn toàn
vĩnh viễn.
Nguyên tắc đối ngoại: lấy nguyên tắc Hiến chương Đại Tây Dương làm
nền tảng.
Kể từ đó tới nay, nhất quán những nội dung trên, nền ngoại giao Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam giành được những thắng
lợi to lớn trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước, nâng cao hơn vị
thế của dân tộc trên trường quốc tế. Đường lối đối ngoại của Đảng đã được
thực hiện qua các giai đoạn khác nhau và hình thái khác nhau rất sinh động và
sáng tạo mà giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ là một tiêu biểu.
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ là cuộc chiến
tranh cục bộ lớn nhất thế kỷ này. Xét về quy mô lực lượng tham gia, phương
tiện chiến tranh hiện Đại được huy động và tính chất ác liệt theo chiều hướng
ngày càng tăng suốt 21 năm, đây là cuộc đụng đầu lịch sử giữa đế quốc Mỹ với
nhân dân Việt Nam - một cuộc đụng đầu, xét về mặt vật chất, là không cân sức.
Bởi vì nước Mỹ, một trong những nước lớn nhất và mạnh nhất hành tinh đi xâm

lược nước Việt Nam nhỏ và nghèo, lại bị tàn phá trong cuộc chiến tranh chống
thực dân Pháp, chưa kịp hồi phục. Quân đội Mỹ trong vòng 200 năm kể từ khi
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thành lập đã tiến hành và tham gia 8 cuộc chiến tranh
lớn, nhưng chưa lần nào bại trận. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam,

1


Mỹ đã ứng dụng những thành tựu khoa học-kỹ thuật quân sự tiên tiến nhất, mới
nhất (trừ vũ khí nguyên tử), sử dụng tối đa sức mạnh và tiềm lực của nước Mỹ
chống Việt Nam. Ngoài ra còn có các nước đồng minh của Mỹ tham gia đóng
góp lương thực, thuốc men, trang bị kỹ thuật và huấn luyện..., giúp Mỹ tiến
hành chiến tranh. Với sức mạnh “không thể tưởng nổi” của nước Mỹ, giới cầm
quyền Nhà Trắng, Lầu Năm Góc tin chắc sẽ chiến thắng một cách dễ dàng. Họ
muốn chứng minh cho thế giới thấy rằng Mỹ đã tham chiến thì không có một
lực lượng chống đối nào mà không bị đè bẹp và tiêu diệt. Lúc đầu, nhiều người
cho rằng trong cuộc chiến đấu không cân sức này, nhân dân Việt Nam khó có
thể đứng vững.
Cuộc chiến tranh mà đế quốc Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam là cuộc
chiến tranh toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao,
văn hóa. Đồng thời với việc lãnh đạo kháng chiến về quân sự, hoạt động đối
ngoại của Đảng trở thành một bộ phận của kháng chiến - kiến quốc. Với đường
lối đối ngoại đúng đắn, Đảng đã xây dựng được một mặt trận đoàn kết rộng rãi
thu hút đông đảo lực lượng nhân dân tham gia và nhận được sự ủng hộ giúp đỡ
về vật chất và tinh thần to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân
dân tiến bộ trên thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ của nhân dân
Việt Nam.
Chính vì vậy, cách mạng Việt Nam phát huy được sức mạnh tổng hợp
của dân tộc và thời đại, đánh thắng “đế quốc to” trên thế giới. Giải phóng hoàn
toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Với tinh thần muốn hiểu biết thấu đáo đường lối đối ngoại của Đảng
trong giai đoạn lịch sử đầy khó khăn và biến động (1954-1975), tôi chọn đề tài
"Đảng lãnh đạo hoạt động đổi ngoại trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975)” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử Đảng.
2. Lịch sử nghiền cứu vấn đề

2


Vấn đề ngoại giao Việt Nam nói chung, chính sách của Đảng trong đấu
tranh ngoại giao nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu.
Cho tới nay có nhiều công trình nghiên cứu nền ngoại giao Việt Nam
hiện đại từ nhiều góc độ khác nhau, khẳng định nội dung cơ bản của chính sách
đối ngoại của Việt Nam.
Năm 1985, Học viện Quan hệ quốc tế xuất bản cuốn sách: “thắng lợi có
tính thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân ta”. Cuốn
sách đề cập đến quá trình đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta trong kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Năm 1996, Học viện Quan hệ quốc tế xuất bản cuốn sách “Bác Hồ nói
về ngoại giao”. Cuốn sách nêu rõ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về
công tác ngoại giao trong đấu tranh cách mạng.
Năm 2001, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho in cuốn sách “Ngoại
giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945-1975)” do
Nguyễn Phúc Luân (chủ biên), cuốn sách trình bày vai trò mặt trận ngoại giao
hiện đại trong sự nghiệp đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ giành độc lập dân
tộc.
Năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho xuất bản cuốn sách
“Ngoại giao Việt Nam 1945-2000”. Cuốn sách này trình bày quá trình phát
triển của ngành ngoại giao Việt Nam, từ khi sau nước Việt Nam Dân chủ Cộng

hòa ra đời, trải qua hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ xâm lược và
thời kỳ đổi mới cho đến năm 2000
Năm 2007, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã cho in cuốn sách “Lịch sử
ngoại giao Việt Nam” của TS Vũ Quang Vinh. Cuốn sách nêu rõ quá trình phát
triển ngành ngoại giao Việt Nam từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước
cho đến thời kỳ đổi mới.

3


Năm 2013, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho in cuốn sách
“đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (1945-2012) của PGS.TS. Đinh
Xuân Lý. Cuốn sách nêu lên chủ trương chính sách đối ngoại của Đảng thực
hiện trong cuộc đấu tranh với Pháp, Mỹ và thời kỳ đổi mới.
Năm 2015, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội xuất bản
cuốn “Quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2010)” của GS.VŨ Dương Ninh với
nội dung trình bày chủ trương của Đảng về quan hệ đối ngoại qua các thời kỳ
trong giai đoạn 1940-2010 làm rõ tiến trình thực hiện đường lối đối ngoại và
kết quả đạt được
Ngoài ra còn khá nhiều những bài viết khác được đăng trên tạp chí lịch
sử Đảng: Chu Văn Chúc (2011) số 7, “Ngoại giao Việt Nam trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (Giai đoạn 1965-1975)”; Phạm Hồng Chương (2000), số 2,
“Hơn nửa thế kỉ chính sách ngoại giao nhất quán”; Nguyễn Thị Hoa Mai
(2011), số 9, “Chính sách đối ngoại của Đảng những năm sau cách mạng Tháng
tám”; Nguyễn Duy Niên (2006), số 2, (Ngoại giao Việt Nam vì sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Vũ Dương Ninh (2005), số 8, “Quan hệ đối ngoại
Việt Nam trên chặng đường 60 năm” .
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào trình bày một cách hệ
thống quá trình đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ khi kí hiệp định Giơnevơ
về Đông Dương đến khi Việt Nam hoàn toàn đánh thắng đế quốc Mỹ, thống

nhất đất nước. Vì vậy đề tài: “ Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” sẽ tổng kết lại quá trình lãnh đạo của
Đảng trên mặt trận ngoại giao kết hợp với quân sự, chính trị làm nên chiến
thắng Điện Biên Phủ trên không, oanh liệt và hào hùng buộc Mỹ phải ngồi vào
bàn đàm phán và tạo điều kiện để đi tới hiệp định Pari, buộc
Mỹ rút hết quân về nước, Việt Nam hoàn toàn độc lập tiến tới thống nhất nước
nhà.

4


3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu đường lối và quá trình chỉ đạo thực hiện công tác đối ngoại
của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
3.2. Nhiệm vụ
Tìm hiểu chủ trương của Đảng về công tác đối ngoại trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
Tìm hiểu quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về hoạt động đối
ngoại trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm
trong lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1975.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu là các bài báo, các bài nghiên cứu trên tạp chí Lịch sử
Đảng.
Những cuốn sách về mặt trận ngoại giao trong thời kỳ 1945-2000.
Mặt trận ngoại giao, đối ngoại trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

1954-1975.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, sử dụng các phương pháp của ngành khoa học lịch sử:
Lịch sử, logic và sự kết hợp giữa hai phương pháp đó, so sánh phân tích, tổng
hợp, thống kê....
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận khẳng định vai trò quan trọng của chủ trương đối ngoại trong

5


kháng chiến chống Mỹ cũng như những đường lối, chính sách đúng đắn của
Đảng trong giai đoạn này nhằm từng bước đưa nền ngoại giao nước nhà thoát
khỏi sự cô lập trên trường quốc tế.
Qua việc tìm hiểu về đường lối đối ngoại của Đảng trong giai đoạn này
giúp ta hiểu hơn về sự sáng suốt của Đảng trong việc họach định đường lối đối
ngoại qua những thăng trầm, biến cố lịch sử. Qua đó, rút ra những đặc điểm và
vai trò của hoạt động đối ngoại trong thời đại ngày nay khi mà đa phương hóa,
đa dạng hóa quan hệ quốc tế đang là xu thế trên toàn thế giới.
Ngày nay khi mà tình hình thế giới có nhiều thay đổi nhưng những bài
học rút ra từ sự lãnh đạo của Đảng trong việc đề ra đường lối đối ngoại trong
kháng chiến chống Mỹ vẫn giữ một vai trò quan trọng, làm nền tảng cho đường
lối đối ngoại trong thời kỳ xây dựng đất nước.
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận có 3
chương.
Chương I: Chủ trương của Đảng về công tác đối ngoại trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
Chương II: Quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về hoạt động đối

ngoại trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
Chương III: Nhận xét và một số kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo
đường lối đối ngoại

CHƯƠNG 1
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI


TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, cứu NƯỚC (1954-1975)
1.1. Tình hình quốc tế và trong nước tác động tới hoạt động đối ngoại của
Đảng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước(1954-1975)
1.1.1. Tình hình thế giới

6


Các nước xã hội chủ nghĩa:
Trong thời gian này Liên Xô đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc
xây dựng kinh tế, các kế hoạch năm năm đều hoàn thành. Liên Xô chế tạo
thành công bom nguyên tử (1949), và bom khinh khí (1953), phá vỡ thế độc
quyền hạt nhân của Mỹ, làm tương quan lực lượng giữa hai bên thay đổi. Trong
lĩnh vực chinh phục vũ trụ, năm 1957 Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ
đạo trái đất, năm 1960, phóng tàu vũ trụ đầu tiên với nhà du hành I.Gagarin.
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã thành lập Hội đồng
tương trợ kinh tế xã hội chủ nghĩa (SEV-1949) và khối hiệp ước quân sự
Warsaw (1955).
Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sau khi thành lập (10/1949) đã bắt
tay vào công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước. Trong mười năm đầu
(1949-1959), Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội. Từ năm 1959, Chủ tịch Mao Trạch Đông đưa ra

đường lối “Ba ngọn cờ hồng” là đại nhảy vọt, công xã nhân dân và học thuyết
xã hội chủ nghĩa nhằm đưa Trung Quốc nhanh chóng vượt qua thời kỳ quá độ,
tiến lên xã hội chủ nghĩa. Nhưng tư tưởng nóng vội, chủ quan muốn đốt cháy
giai đoạn đã gây ra nhiều hậu quả, nạn đói tràn lan, kinh tế trì trệ, nội bộ Đảng
bị phân hóa.
Từ năm 1956, sau Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô, mâu
thuẫn Xô-Trung dần dần bộc lộ và ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến tình trạng bất đồng là sự đánh giá khác nhau về công lao của nhà
lãnh đạo LStalin.
Trước tình hình ngày càng căng thẳng giữa hai đảng lớn và hai nhà nước
xã hội chủ nghĩa, tháng 11-1957 đã diễn ra hội nghị đại biểu các Đảng Cộng
sản và công nhân quốc tế bàn về nội dung thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội, về vấn đề chiến tranh và hòa bình, phân tích những quy

7


luật chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa, kêu gọi gìn giữ quan hệ đoàn kết
trong phong trào cộng sản và công nhân. Tháng 12-1960, Hội nghị 81 Đảng
Cộng sản và công nhân họp tại Ma Cao đã tranh luận gay gắt những vấn đề lý
luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, tuy kí kết được bản tuyên bố
chung nhưng không giải quyết căn bản vấn đề. Đây không còn là sự bất đồng
giữa hai đảng mà dẫn tới sự phân hóa nghiêm trọng trong phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế. Tình hình điều này hết sức bất lợi cho Việt Nam khi phải
đương đầu với đế quốc Mỹ.
Các nước tư bản chủ nghĩa:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, vị thế của Mỹ đối với thế giới ngày
càng tăng, chiếm vị trí lãnh đạo các nước tư bản chủ nghĩa. Mỹ đóng vai trò
quan trọng rất quan trọng đối với các Tây Âu thông qua hai công cụ chính là kế
hoạch Marshall phục hưng kinh tế và khối quân sự Bắc Đại Tây Dương

(NATO). Kinh tế các nước châu Âu sau thời gian phục hồi đã phát triển nhanh
chóng, bắt đầu thành lập các tổ chức liên kết hợp tác, năm 1957 thành lập Cộng
đồng kinh tế Châu Ầu (EEC). Đồng thời, Mỹ thiết lập các liên minh quân sự và
đóng quân ở nhiều nơi trên thế giới tạo thành vành đai bao vây các nước xã hội
chủ nghĩa như: Hiệp ước Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn, Khối quân sự Đông Nam Á, Khối
Trung Đông, và khối ANZUS.
Trong khối NATO, mâu thuẫn Mỹ - Pháp ngày càng bộc lộ, nhất là từ
khi De Gaulle lên là thủ lĩnh phong trào kháng chiến giải phóng nước Pháp,
khỏi sự chiếm đóng của phát xít Đức, có uy tín trong nhân dân, không muốn lệ
thuộc theo Mỹ nên đã rút khỏi NATO, điều đó làm cho mối quan hệ giữa hai
nước ngày càng rạn nứt, trong vấn đề chiến tranh ở Việt Nam.
Phong trào giải phóng dân tộc:
Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Inđônêxia; Việt Nam và Lào là
những nước đầu tiên trong hệ thống thuộc địa đứng lên tuyên bố độc lập. Tiếp

8


đó, diễn ra quá trình “phi thực dân hóa”, nhiều quốc gia độc lập ở Châu Á ra
đời dưới hình thức và mức độ khác nhau. Mỹ tuyên bố trao trả độc lập cho
Philipin (1946), Ấn Độ (1947), Miến Điện (1948), Mã Lai (1957)...sự thành lập
của hai nhà nước lớn ở Châu Á là Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa (1949) có ảnh hưởng tới phong trào giải phóng dân tộc.
Năm 1960, được coi là “năm Châu Phi” với 17 nước châu Phi giành
đươc độc lập, về cơ bản hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản bị
sụp đổ. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc bị áp bức, chấm dứt chế độ thực dân
500 năm, tác động tích cực và to lớn đến cục diện chính trị thế giới.
1.1.2. Tình hình trong nước
Sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết, chiến tranh chấm dứt, hòa bình
lập lại. Tình hình Việt Nam có nhiều thay đổi:

Nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc Việt Nam được hoàn
toàn giải phóng, sau giai đoạn phục hồi kinh tế, tiến hành cải tạo xã hội chủ
nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư nhân; xác định miền Bắc bước vào
thời kỳ quá độ tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, trở thành bộ phận của phe xã hội
chủ nghĩa.
Mỹ gạt Pháp khỏi Đông Dương, áp dụng chủ nghĩa thực dân mới ở miền
Nam Việt Nam, xây dựng căn cứ miền Nam thành căn cứ quân sự, âm mưu
chia cắt Việt Nam lâu dài và như, chính quyền Mỹ tuyên bố, ngăn chặn chủ
nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam Á. Ngày 8-9-1954, tại Manila, Mỹ thành lập
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), gồm tám thành viên: Hoa Kỳ; Anh;
Pháp; Pakixtan; Thái Lan; Philipin, Ôtrâylia; Niu Dilân. Trong hiệp ước có điều
khoản đặt miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia dưới “ô bảo hộ” của tổ
chức này. Mỹ tuyên bố không ràng buộc bởi hiệp định Giơnevơ, phá hoại môt
cách trắng trợn vào hệ thống Hiệp định Giơnevơ, mở rộng ảnh hưởng ở Lào và
Campuchia, Ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm, do Mỹ dựng

9


lên, ra sức phá hoại hiệp định Giơnevơ. Đe tranh thủ Mỹ và củng cố địa vị của
mình, trong chuyến thăm Mỹ năm 1957, Ngô Đình Diệm trắng trợn tuyên bố
“Biên giới nước Mỹ kéo dài đến vĩ tuyến 17”.
Đặc điểm tình hình thế giới và trong nước tác động đến chủ trương và
hoạt động đối ngoại của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
1.2 Chủ trương của Đảng về công tác đối ngoại trong kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954-1975)
Giai đoạn 1954-1964: “tiếp tục củng cố quan hệ với các nước xã hội
chủ nghĩa, các nước đang phát triển và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân các
nước đối với việc tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân các nước đối với việc đấu
tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ và cuộc kháng chiến chống “chiến tranh đặc

biệt” của Mỹ” [33; tr.90].
Ngày 5-9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới về nhiệm vụ
mới và chỉnh sách mới của Đảng. Bộ Chính trị nhận định tình hình sau khi đình
chiến điều kiện trong nước cũng như điều kiện ngoài nước để có lợi để củng cố
hòa bình, kiến thiết miền Bắc, tiến tới thực hiện thống nhất, độc lập, dân chủ
trong toàn quốc. Nhưng mặt khác, Bộ Chính trị cũng cho rằng, Mỹ thất bại
trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương càng ra sức đẩy
mạnh việc lập “khối phòng thủ chung Đông Nam Á” xúc tiến việc lập “khối
liên minh phòng thủ sông Cửu Long” hòng phá hoại đình chiến, phá hoại hòa
bình ở Đông Dương. Vì vậy, nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc chưa phải
đã hoàn thành. Cuộc đấu tranh đó còn tiếp tục, nhưng phương thức đấu tranh
cần thay đổi.
Căn cứ vào tình hình cụ thể, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ chung của
Đảng là: đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình
chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại hiệp định đình chiến củng
cố hòa bình, ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản

10


xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố Miền Bắc, giữ vững
và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, củng cố hòa
bình, thực hiện hòa bình, thực hiện thống nhất hoàn thành độc lập, dân chủ
trong toàn quốc.
Bộ Chính trị nhận định thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ làm cho nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thêm những khả năng mới để mở rộng quan hệ
với nước ngoài.
Bộ Chính trị xác định mục tiêu chính sách đối ngoại của Việt Nam là:
“chống chính sách chiến tranh của đế quốc Mỹ, chống Mỹ và khối tổ chức xâm
lược Đông Nam Á, củng cố hòa bình ở Đông Dương, bảo vệ hòa bình ở Đông

Nam Á và toàn thế giới” [4; tr.304], đồng thời đề ra chính sách ngoại giao với
mục tiêu xây dựng và phát triển quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào dựa
theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi và tôn trọng lãnh thổ, chủ quyền
của nhau.
Mối quan hệ giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với nước Pháp cần
tiếp tục dùng hình thức thương lượng và đàm phán để điều chính, tránh quá
găng để đến nỗi tan vỡ; chủ trương rộng quan hệ kinh tế, mậu dịch với Pháp
trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi; quan hệ với nhân dân nước Pháp cần được
tăng cường; xây dựng hội Việt - Pháp hữu hảo ở Việt Nam và Pháp- Việt hữu
hảo ở Pháp để tăng cường thêm sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân hai
nước Việt-Pháp. Làm cho nhân dân hai nước liên hợp chặt chẽ với nhau hơn
nữa để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất đất nước, phản đối và ngăn ngừa
sự gây hấn của phe Mỹ và thân Mỹ.
Đối với các nước Đông Nam Á, Bộ Chính trị nhấn mạnh việc mở rộng
mối quan hệ với các nước như Ấn Độ, Nam Dương, Miến Điện... Làm cho
chính phủ các nước đó đồng tình ủng hộ với nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, hoặc có thiện cảm với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Còn sự liên hệ giữa

11


nhân dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Với nhân dân các nước đó nên hết sức
mở rộng với điều kiện được chính phủ các nước đó đồng ý.
Đối với các nước Đông Dương, mối quan hệ nước Việt Nam dân chủ
Cộng hòa với Lào và Cao Miên đặt trên năm nguyên tắc lớn là “tôn trọng cùng
có lợi, sống chung trong hòa bình”; tìm mọi cách tăng cường tình hữu nghị giữa
nước ta và hai nước Lào và Cao Miên, tăng cường đoàn kết giữa nhân Việt
Nam, Khơme, Lào. Coi việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị với Cao Miên,
Lào là một điều kiện quan trọng để củng cố hòa bình ở Đông Dương và tranh
thủ độc lập thống nhất của Việt Nam.

“Tiếp tục phát triển và củng cố tình hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc
và tất cả các nước Dân chủ nhân dân khác” [4; ữ.304].
Xuất phát từ tình hình thực tiễn mối quan hệ giữa Đảng Lao động Việt
Nam với các đảng cộng sản khác ngày càng phát triển, cần phải có một tổ chức
chuyên trách giúp Trung ương quản lý công tác đối ngoại với các Đảng ở các
nước xã hội chủ nghĩa cũng như ở các nước tư bản chủ nghĩa; ngày 16- 6-1958,
Ban Bí thư ra nghị quyết số 44-NQ/TW, về việc thành lập Ban Đối Ngoại của
Trung ương. Theo Nghị quyết Ban đối ngoại có nhiệm vụ:
- Giúp Trung ương nghiên cứu và theo dõi tình hình các Đảng anh em
để học tập các kinh nghiệm lớn về cách mạng vô sản và về xây dựng xã
hội chủ nghĩa của các đảng anh em.
- Giúp Trung ương thực hiện sự liên lạc với các Đảng anh em về mặt
trao đổi các văn kiện nội bộ
- “Giúp Trung ương liên lạc với các đảng anh em các nước chưa giành
được chính quyền để tùy khả năng mà giúp đỡ cần thiết” [8; tr.220].
Vào năm 1960, hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu phát
triển vượt bậc, trở thành nhân tố quan trọng trong sự vận động của quan hệ
quốc tế. Ở Miền Bắc, trong gần mười lăm năm nhân dân ta giành được những

12


thắng lợi lịch sử. Tuy nhiên, ở miền Nam, Mỹ hất cẳng Pháp, biến miền Nam
trở thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, phá hoại sự nghiệp hoà
bình thống nhất nước nhà của nhân dân ta; do đó cách mạng Việt Nam hiện tại
có hai nhiệm vụ thuộc hai chiến lược khác nhau.
Trong hoàn cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III họp (9/1960).
Đại hội xác định nhiệm vụ của nhân dân cả nước là: tăng cường đoàn kết toàn
dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở

miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và tự chủ, xây
dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,
thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở
Đông Nam Á và thế giới.
“Đảng khẳng định chính sách ngoại giao của Việt Nam mang bản chất
hòa bình. Mục tiêu ngoại giao của Việt Nam là đảm bảo thắng lợi cho sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp thống nhất nước
nhà của nhân dân ta” [10;tr. 627].
Cuối năm 1963, tình hình cách mạng thế giới có những thay đổi nhanh
chóng theo hướng có lợi cho nhân dân các nước, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế
giới được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai không ngừng lớn mạnh và
thu được nhiều thắng lợi quan trọng. Ở trong nước, quân và dân miền Nam đã
vượt qua khó khăn, làm thất bại từng bước chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
của đế quốc Mỹ. Trước tình hình đó, tháng 12-1963, tại Hà Nội, Trung ương
Đảng đã triệu tập Hội nghị lần thứ chín, ban hành Nghị quyết về tình hình thể
giới và nhiệm vụ quốc tể của Đảng. Ban Chấp hành Trung ương đề ra những
chủ trương và nhiệm vụ đối ngoại cụ thể:
- Khôi phục và tăng cường đoàn kết nhất trí trong phe xã hội chủ nghĩa và
phong trào cộng sản quốc tế.

13


- Tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân châu Á, châu
Phi và Mỹ Latinh.
- Tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh vì dân chủ và chủ nghĩa xã hội của giai
cấp công nhân và nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa.
- “Góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới” [13; tr.744].
Đường lối đối ngoại của Đảng trong giai đoạn 1954-1964 đã hạn chế tối
đa sự chia rẽ bất đồng trong phe xã hội chủ nghĩa, tranh thủ sự đồng tình ủng

hộ về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa, của nhân dân thế
giới, và đạt nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống kẻ
thù chung của dân tộc là đế quốc Mỹ.
Đối ngoại giai đoạn 1965-1975: Nêu cao lập trường chính nghĩa của
cách mạng miền Nam; đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận ngoại giao buộc Mỹ
ngồi vào bàn đàm phán.
Sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đã buộc Mỹ phải bị
động chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” đưa quân Mỹ tham chiến
trực tiếp ở miền Nam với quy mô ngày càng lớn, và thực hiện đánh phá miền
Bắc, mở rộng chiến tranh ra cả nước Việt Nam.
Ngày 27-12-1965, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 12, Ban
hành nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ mới, Trung ương yêu cầu quán triệt
quan điểm: nắm vững phương châm dựa vào sức mình là chính, nhưng đồng
thời hết sức tranh thủ đồng tình, ủng hộ và viện trợ quốc tế. Tranh thủ đến cao
độ đồng tình, ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, của các nước dân tộc Á,
Phi, Mỹ Latinh và của nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mỹ.
“Đảng nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề mở rộng và tăng cường
mặt trận nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ xâm lược, ủng hộ cuộc đấu tranh
chính nghĩa của nhân dân Việt Nam; đồng thời chỉ rõ, mặt trận đó phải tập hợp
được tất cả các lực lượng tiến bộ trên thế giới và lấy các nước trong phe xã hội

14


chủ nghĩa làm chỗ dựa vững chắc; đi đôi với đấu tranh quân sự cần đẩy mạnh
đấu tranh chính trị và ngoại giao, góp phần củng cố vào sự đoàn kết của phe xã
hội chủ nghĩa, luôn luôn giữ thế chủ động, nắm vững và nêu cao ngọn cờ độc
lập và hòa bình” [15; tr.638-641].
Ban Bí thư đề ra phương hướng hoạt động tuyên truyền đối ngoại như:
- Dựa vào tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là dựa vào Trung

Quốc và Liên Xô;
- Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ toàn thế giới đối
với cuộc đấu tranh chính nghĩa của ta;
- Cô lập triệt để đế quốc Mỹ, phân hóa bọn đế quốc.
Ngày 27-1-1967, Hội nghị Trung ương lần thứ 13 của Đảng ra nghị
quyết về đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến công địch, phục vụ sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Nội dung cơ bản của Nghị quyết
thể hiện đường lối độc lập, tự chủ và chủ động tiến công địch trên mặt trận đối
ngoại; khẳng định đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực.
Đảng chủ trương: “Đi đôi với đấu tranh quân sự và chính trị ở miền Nam, ta
cần tiến công địch về ngoại giao, sự phối hợp với hai mặt trận đấu tranh đó để
giành thắng lợi to lớn hơn nữa” [17; tr.174]. Nghị quyết chỉ rõ: đấu tranh quân
sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi
trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao...tuy nhiên
đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến
trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay với tính chất cuộc chiến tranh giữa
ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực chủ động.
Trong đấu tranh ngoại giao, Đảng yêu cầu nắm giữ các phương châm:
- Phát huy thế mạnh, thế thắng của ta;
- Chủ động tiến công địch;
- “Giữ vững tính độc lập, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nước xã

15


hội chủ nghĩa anh em” [17; tr.174].
Mục đích cuộc tiến công ngoại giao được Đảng xác định là nhằm tố cáo
mạnh mẽ hơn nữa những tội ác dã man của bọn xâm lược Mỹ, vạch trần thủ
đoạn “hòa bình” bịp bợm của chúng.
về phương châm và phương pháp đấu tranh ngoại giao Nghị quyết Hội

nghị Trung ương lần thứ 13 chỉ rõ: “cần vận dụng sách lược ngoại giao một
cách khôn khéo, linh hoạt, nhằm khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa Mỹ và các
nước đế quốc khác; phân hóa nội bộ bọn cầm quyền Mỹ, quân chư hầu, tạo
thêm điều kiện thuận lợi cho đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền
Nam giành thắng lợi” [17;trl75].
“Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 13 có ý nghĩa như là một
cương lĩnh về đấu tranh ngoại giao của Đảng, nhằm góp phần đưa cuộc kháng
chiến chống Mỹ đến thắng lợi. Thực tế cho thấy là lần đầu tiên Đảng khẳng
định đấu tranh ngoại giao là một mặt trận” [33; tr. 109-110].
Thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy Tết mậu thân năm 1968 mở ra
cục diện mới, cục diện “vừa đánh vừa đàm”. Ngày 13-5-1968, Việt Nam và Mỹ
chính thức mở cuộc đàm phán tại Pari. Sau cuộc tập kích chiến lược bằng B.52
vào Hà Nội, Hải Phòng bị đánh bại hoàn toàn, Mỹ buộc phải kí kết Hiệp định
Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973).
Sau khi Hiệp định Pari có hiệu lực, vào tháng 5-1973, Bộ Chính trị ra
Nghị quyết về đấu tranh thi hành Hiệp định. Xác định mục tiêu của cách mạng
Việt Nam lúc này hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất Tổ quốc.
Vì vậy, đấu tranh ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự và chính trị để buộc
đối phương thi hành hiệp định trở thành một bộ phận quan trọng của cách mạng
Việt Nam. Nhiệm vụ của đối ngoại lúc này xác định là:
Phối hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, đấu tranh thi hành
hiệp định Pari, góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng.

16


Chống sự dính líu và can thiệp của Mỹ, cô lập chính quyền Sài Gòn.
Tiếp tục tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới.
“Đẩy lùi khả năng Mỹ ngăn cản ta giải phóng hoàn toàn miền Nam” [2;
tr.l 14].

Trên lĩnh vực hoạt động đối ngoại nhân dân
Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hoạt động đối
ngoại nhân dân góp phần đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ (19541956). Nghị quyết số 07/NQ-TW của Trung ương Đảng, ngày 10-4-1956 khẳng
định: “Muốn thực hiện đầy đủ chính sách đối ngoại của Đảng, cần phải chú ý
hoạt động trên hai mặt: Một mặt, Chính phủ ta với chính phủ các nước, một mặt
nhân dân ta với nhân dân các nước”. Vì vậy, Đảng chủ trương thành lập Ban
Hoạt động quốc tế - một cơ quan chuyên trách giúp Trung ương theo dõi và
quản lý hoạt động đối ngoại nhân dân của các đoàn thể nhân dân, nhằm “tăng
cường chỉ đạo và phối hợp các hoạt động quốc tế của các đoàn thể nhân dân
nhằm củng cố và phát triển tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân
dân các nước, tranh thủ sự đồng tình của nhân dân các nước đối với cuộc đấu
tranh chính trị của nhân dân ta, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới”.
Quán triệt chủ trương của Đảng, thời kỳ này, nội dung, phương pháp và
hình thức vận động quốc tế cũng như đấu tranh ngoại giao rất đa dạng.
về hình thức, ngoài việc ra bản tin, sách báo, phát thanh, phim ảnh, chú
trọng vận động cá nhân, gặp mặt, hội nghị hội thảo trong và ngoài nước, tố cáo
tội ác của Mỹ - Nguy bằng người thật việc thật, còn vận động thông qua các
diễn đàn nhân dân quốc tế và ở một số nước cũng như quan hệ giữa các tổ chức
quần chúng, hội hữu nghị, tổ chức nhân đạo và quan hệ kết nghĩa địa phương
giữa nước ta và một số nước.
Tiểu kết chương 1
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng và Nhà nước ra sức mở rộng

17


hoạt động ngoại giao, với phương châm là: Đoàn kết với bất cứ người nào có
thể đoàn kết được, tranh thủ bất cứ người nào có thể tranh thủ, tập hợp bất cứ
người nào có thể tập hợp, nhằm phân hóa kẻ thù và cô lập chúng, đồng thời, có
thêm nhiều bạn bè ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam.

Với sự sáng suốt, nhạy bén, Đảng luôn đề ra những chủ chương, chính
sách đối ngoại phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng, góp phần tạo điều
kiện thuận lợi công cuộc đấu tranh ngoại giao đi tới thắng lợi.

CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)
2.1. Hoạt động đối ngoại của Đảng đáp ứng yêu cầu xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc (1954-1975)
Trong giai đoạn cách mạng mới, Việt Nam coi trọng việc củng cố và
phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác anh em với các nước xã hội chủ nghĩa,
trước hết là Liên Xô, Trung Quốc, đồng minh và là chỗ dựa chủ yếu của mình.
Trung Quốc là láng giềng gần gũi của Việt Nam. Liên Xô còn là đồng chủ tịch
của Hội nghị Giơnevơ, Ba Lan là thành viên của kiểm soát và giám sát quốc
tế...
Ngay sau khi thủ đô Hà Nội được giải phóng, chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nước xã hội chủ nghĩa đặt đại
sứ quán ở Hà Nội. Đồng thời Việt Nam cũng đặt đại sứ quán ở các nước này.
Năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức thăm Liên Xô, Trung
Quốc và Mông cổ. Năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu
Việt Nam thăm chín nước, gồm tất cả các nước xã hội chủ nghĩa Đông Ầu, Bắc
Á và một số nước dân tộc chủ nghĩa ở Châu Á. Trong các cuộc đi thăm này,

18


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị hợp
tác giữa Việt Nam với các nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao quan hệ đoàn
hết giữa các nước trong phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô và Trung Quốc đứng

đầu.
Qua các cuộc tiếp xúc và trao đổi ý kiến trong dịp đoàn đại biểu Việt
Nam đến thăm các nước, các nhà lãnh đạo các nước đều ủng hộ đường lối xây
dựng củng cố miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà của Việt
Nam. Phía Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tranh thủ được viện trợ
kinh tế to lớn từ các nước xã hội chủ nghĩa, góp phần đảm bảo hoàn thành kế
hoạch 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957) và kế hoạch ba năm phát triển kinh
tế, văn hóa (1958-1960). Những cơ sở công nghiệp mới đầu tiện trên miền Bắc
như các máy cơ khí Trung quy mô, phân đạm, cao su, xà phòng, thuốc lá,... đều
xây dựng từ các luồng viện trợ này. Các nhà lãnh đạo của các nước anh em
thăm Việt Nam, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và nâng cao vị thế của
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế.
về phía Liên Xô, từ năm 1955 đến 1964, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam
số tiền vào khoảng 320 triệu rúp, trong đó, 94,5 triệu rúp cho vay không hoàn
lại, số còn lại cho vay với điều kiện ưu đãi (lãi suất thấp). Năm 1965, Chính
phủ Liên Xô đồng ý hoãn thời hạn thanh toán lãi gốc số tiền trên cho Việt Nam.
Từ năm 1955 đến năm 1957, Liên Xô giúp đỡ Việt Nam khôi phục và mở rộng
28 nhà máy, xí nghiệp, xây dựng lại 18 cơ sở công nghiệp. Đến cuối năm 1962,
Liên Xô đã giúp Việt Nam tất cả là 1.400 triệu rúp, xây dựng 34 nhà máy lớn
nhỏ, 19 nông trường và cải tạo 27 nông trường, một số trường đại học, một
bệnh viện lớn, giúp xây dựng 21 đài khí tượng thủy văn và 156 trạm thủy văn
các cấp. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Liên Xô giúp đỡ xây
dựng 25 xí nghiệp thiết bị điện, nhà máy sửa chữa và sản xuất phụ tùng ô tô.
Đến cuối năm 1964, với sự giúp đỡ của Liên Xô, trên miền Bắc đã hoàn thành

19


cải tạo và xây dựng 90 xí nghiệp và công trình các loại, trong đó có 43 công
trình công nghiệp, đáng kể là các nhà máy điện, các công trình khai khoáng như

mỏ thiếc Tĩnh Túc, mỏ apatit Lào Cai, nhà máy cơ khí Hà Nội, nhà máy supe
phot phát Lâm Thao, nhà máy chè Phú Thọ và một số trường đại học như Đại
học Bách khoa, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội... [22;trl36-137].
về phía Trung Quốc, có nhiều nguồn tư liệu thống kê về sự giúp đỡ của
Trung Quốc dành cho Việt Nam khác nhau, trong đó nguồn tư liệu thống kê từ
Lưu trữ Quốc gia Việt Nam cho biết: từ năm 1954 đến 1964, Chính phủ Trung
Quốc giúp Việt Nam vốn khôi phục hệ thống đường sắt, bến tàu, tu sửa cầu
đường, xây dựng nhà máy dệt, nhà máy thuộc da, nhà máy giấy, một số nông
trường... trị giá 900 triệu nhân dân tệ. Theo Báo cáo của Quân ủy Trung ương
năm 1966, trong 5 năm (1955-1961), Trung Quốc giúp Việt Nam khôi phục hệ
thống đường sắt, bến tàu, tu sửa cầu đường, xây dựng nhà máy dệt, nhà máy
thuộc da, nhà máy giấy... trị giá 1.224 tỉ đồng Việt Nam. Còn tính tròn 10 năm
(1954-1964), viện trợ kinh tế của Trung Quốc cho Việt Nam là 1,1 triệu nhân
dân tệ để xây dựng gần 100 công trinh lớn nhỏ [22; ữ.149].
Cùng với sự giúp đỡ kinh tế, đào tạo cán bộ khoa học, giúp đỡ xây dựng,
phát triển văn hoá - giáo dục, quân sự - quốc phòng cũng nhận được sự giúp đỡ
to lớn từ phía Liên Xô và Trung Quốc.
Việt Nam chủ trương đưa nhiều lưu học sinh sang học tập ở Liên Xô và
Trung Quốc và các nước anh em khác nhằm đào tạo cán bộ giảng dạy đại học,
cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật, cán bộ lý luận cơ bản có trình độ cao.
Đáp ứng yêu cầu đó, Liên Xô giúp Việt Nam đào tạo, nâng cao tay nghề cho số
lượng lớn cán bộ, sinh viên Việt Nam, lo chu cấp học phí và ăn ở. Từ năm 1951
đến 1958, Trung Quốc nhận đào tạo cho Việt Nam 1.200 lưu học sinh. Trong 4
năm, từ 1955 đến 1958, Trung Quốc nhận 3.300 cán bộ Việt Nam sang thực
tập. Tính chung 5 năm (1954-1964), Trung Quốc tiếp nhận của Việt Nam 4.755

20


cán bộ, công nhân sang Trung Quốc thực tập, khảo sát kinh nghiệm và kĩ thuật

của hầu hết các ngành kinh tế và văn hoá Trung Quốc, trong đó chủ yếu là các
ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ Bên cạnh đó, cả Liên Xô và Trung
Quốc còn gửi chuyên gia sang giúp Việt Nam khôi phục, cải tạo, xây dựng
hàng loạt xí nghiệp và các cơ sở kinh tế. Tính chung từ 1954 đến 1964, Liên Xô
cử 2.500 chuyên gia kinh tế sang Việt Nam, góp phần quan trọng vào công
cuộc khôi phục, cải tạo và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất ở miền Bắc Việt
Nam; Trung Quốc cử tổng cộng 5.837 chuyên gia sang giúp đỡ Việt Nam [22;
tr. 153-155].
Ngoài chi viện về vật chất, Liên Xô cử chuyên gia sang giúp Việt Nam
xây dựng các công trình công nghiệp quốc phòng, trao đổi, bồi dưỡng các vấn
đề quân sự. Cán bộ quân sự Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng quân, binh
chủng, giúp tổ chức huấn luyện, đào tạo cán bộ, xây dựng các công trình phòng
ngự quốc gia... Từ năm 1964, những chuyến hàng viện trợ quân sự đầu tiên của
Liên Xô gồm vũ khí, khí tài hiện đại, có vai trò quan trọng nâng cao khả năng
phòng thủ của miền Bắc Việt Nam đã đến Việt Nam. Phía Trung Quốc, tích cực
gửi các chuyên gia quân sự sang bồi dưỡng, đào tạo, huấn luyện cho các cán bộ
Việt Nam trong các trường quân sự. Trung Quốc còn viện trợ cho Việt Nam
xây dựng các cơ sở cho ngành công nghiệp quốc phòng ở nhiều lĩnh vực: bộ
binh, pháo binh, hải quân, không quân, các xưởng sản xuất, sửa chữa vũ khí,
vật tư hậu cần... Nhờ sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, Liên Xô và các nước
trong phe xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam, Việt Nam không chỉ nhanh chóng
hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiềm lực quốc phòng được
tăng cường cả về cơ cấu, chất lượng và số lượng và vị thế Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Miền Bắc tiến
nhanh và thu được nhiều thành quả to lớn, toàn diện trong thực hiện các kế
hoạch 3 năm phát triển kinh tế (1958-1960), 5 năm lần thứ nhất (1961-1965),

21



×