Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu xanh tại trường đại học nông lâm thái nguyên vụ thu đông năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.19 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG MỸ DUYÊN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI
NGUYÊN VỤ THU ĐÔNG NĂM 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Trồng trọt

Lớp

: K43 – TT - N02

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 -2015

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Vũ Thị Nguyên



Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG MỸ DUYÊN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI
NGUYÊN VỤ THU ĐÔNG NĂM 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Trồng trọt

Lớp

: K43 – TT - N02

Khoa

: Nông học


Khóa học

: 2011 -2015

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Vũ Thị Nguyên

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong xuốt quá trình học tập của mỗi sinh viên ở các trường Đại Học, thực
tập tốt nghiệp là thời gian không thể thiếu được. Đây chính là thời gian để mỗi sinh
viên có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học được trên lý thuyết vận dụng
vào trong thực tiễn. Đồng thời đây cũng là thời gian sinh viên củng cố lại những
kiến thức đã học để khi ra trường trở thành một kĩ sư có chuyên môn, có đầy đủ
năng lực góp phần vào sự ngiệp phát triển nông thôn nói riêng và nền kinh tế của
nước ta nói chung.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, sự đồng ý của nhà trường và Ban
chủ nhiệm khoa Nông Học, tôi đã tiến hành thực tập tại trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên với tên đề tài là:
“Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu xanh tại
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên vụ thu đông năm 2014”.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Các thầy cô giáo trong khoa Nông Học, đặc
biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: Th.S Vũ Thị Nguyên.
Do khả năng chuyên môn còn hạn hẹp nên đề tài tốt nghiệp này chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong sự góp ý của các thầy, cô
giáo và các bạn sinh viên để bản báo cáo này được đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Mỹ Duyên


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần axit amin trong bột đậu xanh và tiêu chuẩn của
FAO/WHO ............................................................................................................. 5
Bảng 2.2. Bảng diễn biến thời tiết khí hậu vụ thu đông năm 2014 tại Thái
Nguyên ................................................................................................................... 9
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu xanh hàng năm trên thế giới giai đoạn trong
2000 – 2011 ..........................................................................................................21
Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của Thế giới về diện tích,
năng suất và sản lượng đậu xanh giai đoạn 2000-2011 .......................................22
Bảng 2.5. Diện tích gieo trồng đậu xanh của một số nước trên Thế giới năm 2011
..............................................................................................................................23
Bảng 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu các loại của Việt Nam giai đoạn
2007 - 2011...........................................................................................................24
Bảng 2.7. Tình hình sản xuất đậu xanh của tỉnh Thái Nguyên trong những năm
gần đây .................................................................................................................28
Bảng 3.1. Nguồn gốc các giống đậu xanh thí nghiệm vụ thu đông năm 2014 ....29
Bảng 4.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu xanh .............................35
Bảng 4.2. Chiều cao cây của các giống đậu xanh qua các thời kỳ sinh trưởng ...38
Bảng 4.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh .............................39
Bảng 4.4. Đặc điểm hình thái của quả, sự phân cành của một số giống đậu
xanh ......................................................................................................... 40

Bảng 4.5. Chỉ số diện tích lá của một số giống đậu xanh ....................................41
Bảng 4.6. Khả năng tích lũy chất khô của thân, lá qua một số giai đoạn sinh
trưởng của các giống đậu xanh.............................................................................42
Bảng 4.7. Tiềm năng năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu
xanh ......................................................................................................................43
Bảng 4.8. So sánh xếp hạng năng suất thực thu của các giống đậu xanh thí
nghiệm ..................................................................................................................44
Bảng 4.9. Mức độ nhiễm sâu hại của các giống đậu xanh thí nghiệm ........................45
Bảng 4.10. Khả năng chống đổ của các giống đậu xanh .....................................46


iii

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
AVRDC

:

Trung tâm Nghiên cứu Rau màu Châu Á

BNNPTNT

:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đ/c

:


Đối chứng

FAO

:

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Thế giới

IPBGH

:

Văn bản quốc tế tài nguyên cây trồng

IRRI

:

Viện Nghiên cứu lúa quốc tế

NSLT

:

Năng suất lý thuyết

NSTT

:


Năng suất thực thu

P1000 hạt

:

Khối lượng 1000 hạt

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

TT

:

Thứ tự

WHO

:

Tổ chức Y Tế Thế giới


iv

MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 3
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học............................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ....................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 4
2.2. Vai trò của cây đậu xanh trong đời sống con người ....................................... 4
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây đậu xanh ........................................................... 4
2.2.2. Vai trò của cây đậu xanh trong hệ thống cây trồng nông nghiệp ................ 6
2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây đậu xanh ........................................ 8
2.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ ...................................................................................... 8
2.3.2. Yêu cầu về ánh sáng ..................................................................................... 8
2.3.3. Yêu cầu về nước ........................................................................................... 9
2.3.4. Yêu cầu về đất và các chất dinh dưỡng......................................................10
2.4. Nghiên cứu đánh giá các mẫu giống đậu xanh trên cơ sở thực vật học ........11
2.5. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam .......................13
2.5.1. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới .............................................13
2.5.2. Tình hình nghiên cứu đậu xanh ở Việt Nam ..............................................15
2.6. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam ...................................20
2.6.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trên Thế giới ................................................20
2.6.2. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam ..................................................24
2.6.3. Tình hình sản xuất đậu xanh tại Thái Nguyên ...........................................27
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................29


v


3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................29
3.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................30
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi.........................................30
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..................................................................30
3.4.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm ...............................................30
3.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi .....................................31
3.5. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................34
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................35
4.1. Các giai đoạn sinh trưởng của cây đậu xanh.................................................35
4.2. Chiều cao cây các giống đậu xanh ................................................................37
4.3. Một số đặc điểm hình thái cơ bản của các giống đậu xanh ..........................39
4.3.1. Đặc điểm hình thái về màu sắc lá, hoa quả, hạt của các giống đậu xanh .........39
4.3.2. Đặc điểm hình thái của quả, sự phân cành của cây đậu xanh ....................40
4.4. Chỉ số diện tích lá của một số giống đậu xanh .............................................41
4.5. Khả năng tích lũy chất khô qua một số giai đoạn sinh trưởng của đậu
xanh ......................................................................................................................42
4.6. Tiềm năng năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất đậu xanh ...............42
4.7. Tình hình sâu bệnh hại của các giống đậu xanh ...........................................45
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................47
5.1. Kết luận .........................................................................................................47
5.2. Đề nghị ..........................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................49

PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Đậu xanh (Vigna radiata L.), tên đồng nghĩa (Phaseolus aureus Roxb) là
loại cây thuộc họ đậu đỗ, họ phụ cánh bướm (Leguminoceae) là loại cây thực
phẩm có thời gian sinh trưởng ngắn (63 - 80 ngày), dễ trồng, đặc biệt ở ĐB SCL
có thể trồng đậu xanh luân canh trên đất lúa. Trồng đậu xanh còn giúp bồi dưỡng
và cải tạo đất tốt nhờ xác bã, thân, lá để lại cho đất.
Về phương diện dinh dưỡng, hạt đậu xanh có chứa nhiều chất dinh
dưỡng như: protein (21 - 24%), lipid (1 - 4%), đường bột (57 - 58%), 4 - 5%
các chất khác và các sinh tố nhóm B. Giá đậu xanh (1 kg đậu hạt có thể ủ
được 7 - 8 kg giá) còn chứa nhiều sinh tố B và các sinh tố khác nên có giá trị
để thay thế một số rau tươi và các mùa vụ thiếu rau, giá đỗ lại có thể tồn trữ
và sản xuất dễ dàng. Protein trong hạt đỗ cao nên hạt đỗ còn được dùng làm
bột dinh dưỡng cho người hoặc làm thức ăn bổ sung cho gia súc. Hạt đậu
xanh là loại nông sản quen thuộc được dùng rộng rãi trong nhân dân để làm
thực phẩm (chè, xôi, cháo, bánh ếch, bánh tét, bún tàu (miến), kẹo, bánh, rau
sống (giá đậu), bánh mì ... (Điêu Thị Mai Hoa, 2007) [6]
Về canh tác học, cây đậu xanh có nhiều ưu thế so với các cây trồng
khác là do có chu kỳ sinh trưởng ngắn nên đậu xanh có cơ hội tránh né thiên
tai do thời tiết, có thể luân canh, giúp giảm sự lây lan các loại dịch hại cây
trồng; là cây họ đậu nên có khả năng cải tạo và làm tốt đất, giảm thiểu việc
đầu tư phân đạm vô cơ so với nhiều loại cây trồng khác, góp phần bảo vệ môi
trường bền vững. Kỹ thuật canh tác đậu xanh đơn giản, dễ tăng vụ, trồng xen,
trồng gối với nhiều loại cây trồng khác, là cây trồng cạn nên ít yêu cầu nước
tưới so với sản xuất lúa nước.


2

Hiện nay, hạt đậu xanh tiêu thụ rất mạnh ở các nước như Đài Loan,

Philippin, Ấn Độ, Thái Lan...và nhất là nước ta. Đối với khu vực Duyên Hải
Nam Trung Bộ, diện tích cây đậu hàng năm khoảng 10.000 ha. Mặc dù, diện
tích sản xuất cây đậu xanh ở các tỉnh Duyên Hải miền Trung và Tây Nguyên
không thể so sánh với cây lạc và đậu tương, tuy nhiên đậu xanh cũng là cây
thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năng suất đậu xanh bình quân toàn
vùng đạt khoảng 12 - 13 tạ/ha. Do nhiều công dụng và dễ sử dụng nên đậu
xanh được trồng rộng rãi trong nhân dân.
Ở Việt Nam, đậu xanh đã được trồng từ rất lâu đời và có mặt khắp nơi
trong cả nước. Việc tập trung sản xuất cây lương thực vẫn còn là tập quán của
nhiều vùng, cây đậu xanh vẫn bị xem là cây trồng phụ tận dụng đất đai, lao
động… và thường được trồng trên đất xấu, điều kiện canh tác không đảm bảo,
giống đậu xanh được sử dụng chủ yếu là giống cũ của địa phương không
được chọn lọc nên cho năng suất thấp.
Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất và xuất khẩu, lựa chọn những
giống đậu xanh có năng xuất cao, ổn định, chất lượng tốt, chín tập trung, thời
gian sinh trưởng ngắn, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Đây không những
là vấn đề các nhà khoa học rất quan tâm mà còn là vấn đề chung của xã hội
trên lĩnh vực nông nghiệp.
Xuất phát từ lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu xanh tại trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vụ thu đông năm 2014”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra những giống đậu xanh có năng xuất cao, phẩm chất tốt, có khả
năng chống chịu sâu bệnh, sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của
địa phương để giới thiệu sản xuất.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học, làm cơ sở
cho việc nghiên cứu, xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, sử dụng các loại
giống đậu xanh thích hợp cho cây đậu xanh trên địa bàn Thái Nguyên.
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung tài liệu cho công tác nghiên
cứu khoa học, làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy về cây đậu xanh ở
địa phương.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ quan trọng góp phần xác
định được các loại giống đậu xanh thích hợp cho năng suất, chất lượng cao
và thích ứng với điều kiện sinh thái của vùng Thái Nguyên.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tư liệu để duy trì và phát triển sản
xuất. Giống là một trong những yếu tố hàng đầu, có vai trò hết sức quan trọng
trong việc nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, để chọn
được giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng thì trước khi đưa vào
sản xuất trên diện rộng các giống mới cần được khảo nghiệm trước khi đưa ra
sản xuất, để có thể đánh giá đầy đủ, khách quan khả năng thích nghi của
giống với vùng sinh thái cũng như khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng
chống chịu với những điều kiện bất lợi khác.
Trong quá trình so sánh giống sẽ loại được các giống có những yếu
điểm về các đặc tính nông sinh học như thời gian sinh trưởng quá dài, cây quá
cao, chống đổ kém và dễ nhiễm sâu bệnh, năng suất thấp… Chọn lựa theo
kiểu hình sẽ loại bỏ được những đặc tính không mong muốn, tuy nhiên để có

kết quả tin cậy cần phải thực hiện thí nghiệm ở nhiều thời vụ.
Các kết quả nghiên cứu về thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình thái,
khả năng chống chịu, năng suất… của các giống đậu xanh làm thí nghiệm là
cơ sở lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
2.2. Vai trò của cây đậu xanh trong đời sống con ngƣời
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây đậu xanh
Theo Khatik K.L., Vaishnava C.S.; Lokesh Grupta (2007) [28], đậu
xanh là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, trong 100g bột đậu xanh chưa
tách vỏ có 24g protein; 1,3g lipid; 59,7g hydratcarbon; 3,5g khoáng; 123mg
Ca; 326mg P; 7,3g Fe;94mg caroten; 0,47mg B1; 0,39mg B2 và 334 kcalo.
Protein đậu xanh chứa đầy đủ các axit amin không thay thế và tương đối trùng
hợp với tiêu chuẩn dinh dưỡng dành cho trẻ em do tổ chức Nông - Lương và
Y Tế Thế Giới đưa ra.


5

Bảng 2.1. Thành phần axit amin trong bột đậu xanh
và tiêu chuẩn của FAO/WHO
(Đơn vị :% protein)
Thành phần
axit amin
Isoleicine

3,5

Thực phẩm tiêu chuẩn
FAO/WHO - 2007
3,6


Leucine

5,9

7,3

Lycine

6,1

6,4

Methiomin + Cystin

2,0

3,5

Phenyalnin + Tyrosine

6,7

7,3

Threonin

2,1

4,2


Tryptophan

1,8

1,0

Valine

4,1

5,0

Bột đậu xanh

Nguồn: Khatik et al (2007); FAO năm 2007
Hạt đậu xanh được chế biến thành nhiều sản phẩm như: Các loại bột
dinh dưỡng, làm bánh, nấu chè, đồ xôi, làm thực phẩm, đồ uống… (Trần Văn
Lài và CTV, 1993) [7]. Sản phẩm được sản xuất ra từ đậu xanh chủ yếu là bột
và protein đậu xanh. Người ta có thể pha trộn bột ngũ cốc với bột đậu xanh
hoặc protein của nó để nâng cao chất lượng của thương phẩm, đảm bảo cung
cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể. Có sự pha trộn này là do
thiếu hụt nguyên tố S trong đậu xanh được bổ sung bằng S có trong axit amin
ngũ cốc và ngược lại sự thiếu hụt lycine trong ngũ cốc được bổ sung bằng
lycine của đậu xanh. Sự bổ sung cho nhau này đã làm cho thành phần dinh
dưỡng của sản phẩm được nâng lên và cân đối hơn, phù hợp với sức khỏe
người sử dụng (Đường Hồng Dật, 2006) [4].
Hạt đậu xanh còn là nguyên liệu của ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm, chế biến thành bánh kẹo như đặc sản bánh đậu xanh Hải Dương với
chất lượng thơm ngon. Bên cạnh đó rau mầm làm từ đậu xanh (giá đậu xanh)



6

có chứa nhiều sinh tố E và các sinh tố khác có giá trị cao nên có thể thay thế
một số loại rau tương ứng trong mùa vụ thiếu rau. Lá non của ngọn cây đậu
xanh có thể làm rau, muối dưa; thân, lá dùng làm thức ăn cho chăn nuôi; thân,
lá già đem phơi khô, nghiền nhỏ làm bột dự trữ thức ăn gia súc (Phạm Văn
Thiều, 1999) [18].
Đậu xanh không chỉ là thức ăn bổ dưỡng cho con người mà còn được
sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong sách “ Nam dược thần diệu” của danh y
Tuệ Tĩnh và “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân có chỉ rõ: Vỏ hạt đậu
xanh có vị ngọt, tính nhiệt, không độc có tác dụng giải nhiệt, giải bách độc.
Dùng nấu ăn tiêu phù thũng, hạ bề, giải nhiệt độc, giải các chất độc của thuốc
về kim loại. Hạt đậu xanh còn dùng để chữa bệnh đái tháo đường, chữa phù
thũng, sưng quai hàm, nhức nhối. Bột đậu xanh quấy với nước uống chữa
được cho bệnh nhân trúng phải thuốc có chất độc, ngất đi nhưng tim còn đập
(Đường Hồng Dật, 2006) [4].
2.2.2. Vai trò của cây đậu xanh trong hệ thống cây trồng nông nghiệp
Cây đậu xanh không chỉ có giá trị đối với đời sống con người mà còn
có giá trị vô cùng quan trọng trong hệ thống canh tác sinh học, đó là khả năng
cố định nitơ khí quyển thành dạng đạm cung cấp cho cây nhờ vi khuẩn Rhiro
vigna cộng sinh ở bộ rễ.
Theo Poehlman J.M. (1991) [32], lượng đạm cố định được phụ thuộc
vào môi trường đất, tương đương 30 - 60kg N/ha. Nghiên cứu của Whistler và
Hymowitz (1979) cho kết quả 30kg N/ha, trong khi Aboola và Fayemi (1972)
[23] thì dựa trên thí nghiệm trong chậu xác định lượng này là 63kg N/ha.
Nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng lượng đạm đậu xanh cố định được dao
động 58 - 107 kgN/ha/năm (Firth P., Thitipoca H., Suthipradit S., and Beech
D.F., 1973) [27]; (Lawn, R.J and C.S. Ahn, 1985) [31]. Do vậy đất sau khi
trồng đậu xanh thì thành phần lý, hóa tính được cải thiện rõ rệt nhờ lượng

đạm tăng lên, hệ vi sinh vật hảo khí được tăng cường rất có lợi cho các cây
trồng vụ sau, nhất là đối với các loại cây trồng có nhu cầu cao về đạm dễ tiêu.


7

Đậu xanh là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng với
nhiều loại đất và kiểu khí hậu khác nhau, đậu xanh có thể trồng nhiều vụ
trong năm (trừ mùa đông lạnh) nên có thể đưa vào nhiều công thức luân canh
cây trồng như trồng thuần, trồng xen, trồng gối góp phần nâng cao giá trị sử
dụng đất (Đường Hồng Dật, 2006) [4]. Trong hệ thống gối vụ, đậu xanh được
trồng chủ yếu với vai trò cây trồng phụ. Sử dụng đậu xanh trong hệ thống gối
vụ mang lại những lợi ích như sau:
- Diện tích đất được tận dụng triệt để giữa các giai đoạn sinh trưởng của
cây trồng chính (Bohuah A.R., Hazarica B.D và Paul A.M.,1984) [25];
- Nhu cầu sử dụng lao động được phân bố đều trong năm (Bohuah
A.R., Hazarica B.D và Paul A.M.,1984) [25];
- Tạo được khối lượng sản phẩm hạt đậu xanh giàu Protein;
- Lượng đạm trong đất được cải thiện và cây trồng sau cho năng suất
cao hơn (Reddy K.C., Soffer A.R. và Prine G.M., 1986) [33].
Đậu xanh có thể trồng xen với sắn, mía, ngô, lạc, cây ăn quả…
Trồng đậu xanh xen sắn cho thu nhập gấp 2,88 lần và lượng đất bị mất đi
trong quá trình canh tác giảm 26,29% so với trồng sắn thuần (Nguyễn Thanh
Phương và cs, 2010) [14]. Trồng xen canh đậu xanh với mía, đậu triều, bạc
hà, cây ăn quả… năng suất đậu xanh có thể đạt 0,7 - 1,0 tấn/ha mà không làm
suy giảm năng suất cây trồng chính (S. Shanmugasundaran, G. Singh và H.S.
Sekhon, 2004) [34].
Cây đậu xanh trong cơ cấu luân canh, xen canh vừa có tác dụng cải tạo
đất vừa có hiệu quả kinh tế cao nên đã phù hợp với xu hướng sử dụng đất hiện
nay, nhưng giống phải có cỡ hạt lớn màu xanh bóng mới đáp ứng được yêu

cầu xuất khẩu (Lê Xuân Đính, 1991) [5]. Đối với những vùng đất có khả năng
dư thừa lao động gia đình thì việc áp dụng công thức luân canh lúa với đậu
xanh sẽ cho hiệu quả tốt, tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động (Nguyễn Văn Dân và CTV, 2003) [3].


8

2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây đậu xanh
2.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Cây đậu xanh có nguồn gốc từ nhiệt đới và á nhiệt đới nên yêu cầu có
nhiệt độ cao để mọc mầm, sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ bình quân 2325°C, lượng mưa từ 1300 - 1500 mm là rất thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát
triển của cây đậu xanh. Các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng nhiều đến cây đậu
xanh là nhiệt độ, lượng mưa và ánh sáng.
Theo Poehlman J.M. (1991) [32] thì nhiệt độ mà cây đậu xanh mọc
được là từ 30 - 40°C. Nếu nhiệt độ chỉ 18°C thì sẽ mọc chậm, yếu và sau cùng
sinh trưởng kém. Nếu nhiệt độ ở 14°C thì cây sẽ không mọc và mọi quá trình
trao đổi chất sẽ không xảy ra (Raison và Chapman, 1978). Nhiệt độ từ 15°C
trở lên thì hạt giống mới nẩy mầm được thuận lợi, do đó không nên gieo đậu
xanh khi thời tiết còn lạnh (< 15°C)
Ở điều kiện nhiệt độ từ 22 - 30°C, cây đậu xanh sẽ phát triển tốt rễ,
thân, lá và hoa. Cho nên ở phía Bắc vụ đậu xanh hè nhờ có nhiệt độ cao, có
mưa, đủ ẩm, cây sinh trưởng, phát triển mạnh, ra nhiều cành, hoa, quả hơn
trong vụ xuân dẫn đến năng suất cũng cao hơn vụ xuân và vụ thu đông
(Phạm Văn Thiều, 1999) [18].
2.3.2. Yêu cầu về ánh sáng
Đậu xanh là cây ưa sáng. Khi có đủ ánh sáng thì lá sẽ dầy, có màu xanh
đậm, hoa, quả nhiều, ước đạt năng suất cao. Cho nên khi bố trí cây đậu xanh
xen với các cây trồng khác cần bố trí thời gian làm sao cho khi cây đậu xanh
ra hoa, kết quả, thân, lá phát triển mạnh thì chưa bị lá của cây trồng chính che

lấp mất ánh sáng.
Độ dài chiếu sáng cũng có ảnh hưởng nhiều đến việc ra hoa của cây
đậu xanh. Trong một thí nghiệm chiếu sáng nhân tạo từ 12-16 giờ/ngày cho
1273 mẫu giống đậu xanh tại AVRDC đã cho thấy: chỉ có 47% giống là nở
hoa bình thường, 10% nở hoa chậm hơn 10 ngày, 32% nở hoa khi được chiếu
sáng 16 giờ, còn lại 8% không có biểu hiện rõ rệt.


9

Hiệu suất quang hợp của cây đậu xanh kém hơn một số cây như ngô,
mía… cho nên thiếu ánh sáng là năng suất giảm. Sản phẩm của quang hợp là
kết quả tổng hợp của diện tích lá và lượng bức xạ mặt trời. Cũng vì thế mà
năng suất của đậu xanh vụ hè thường cao hơn vụ xuân và vụ thu đông. Năng
suất cây đậu xanh của các tỉnh phía Nam cao hơn phía Bắc một phần cũng là
do nhiều ánh sáng so với các tỉnh phía Bắc. Các giống có bộ lá màu xanh
đậm, diện tích lá lớn, cuống ngắn, không che lấp nhau, cứng cây, không bị đổ
và các bệnh hại lá… sẽ cho năng suất cao.
2.3.3. Yêu cầu về nước
Do có bộ rễ kém phát triển nên khả năng chịu úng và hạn của cây đậu
xanh đều kém hơn đậu tương và lạc.
Độ ẩm thường xuyên cho cây đậu xanh mọc tốt nhất là từ 70 - 80%, khi độ
ẩm xuống dưới 50% thì năng suất sẽ giảm. Có 2 thời kỳ không thể thiếu ẩm là khi
mọc và khi ra hoa, đậu quả. Thời gian này độ ẩm của đất cần phải từ 80 - 90%.
Ở thời kỳ cây con, nếu gặp hạn, cây và cành phát triển kém, lá bé, ít lá
và sau này hoa quả ít. Ngược lại nếu gặp độ ẩm cao quá rễ rất dễ bị thối, lá
vàng và rụng, nếu ngập úng nhiều cây chết hàng loạt, cho nên đậu xanh rất
cần chú ý chống hạn và chống úng kịp thời mới đảm bảo năng suất cao (Phạm
Văn Thiều, 1999) [18].
Bảng 2.2. Bảng diễn biến thời tiết khí hậu vụ thu đông năm 2014

tại Thái Nguyên
Yếutố

Nhiệt độ
(0C)
28,3

Ẩm độ
(%)
85

Tháng 9

28,4

82

150,3

167

Tháng 10

25,9

78

46,5

171


Tháng 11

22,1

82

58,5

93

Tháng 12

16,5

70

12,2

106

Tháng
Tháng 8

Tổng lƣợng mƣa
(mm)
329,5

Số giờ nắng
(giờ chẵn)

151

Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên


10

Trên cơ sở phân bố lượng mưa tại Thái Nguyên trong năm 2014 cho
thấy cây đậu xanh có thể sinh trưởng phát triển thuận lợi trong năm này. Các
tháng trong vụ thu đều có ẩm độ trung bình tương đối cao, khi trồng vào
tháng 8 ẩm độ đạt 85% thích hợp cho cây đậu xanh phát triển.
2.3.4. Yêu cầu về đất và các chất dinh dưỡng
Do đặc điểm khả năng chống hạn và úng của bộ rễ cây đậu xanh nên
khi trồng đậu xanh nên chọn loại đất có thành phần cơ giới tương đối nhẹ, có
khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Ở các chân đất thường trồng ngô, khoai
lang có thể trồng được đậu xanh, như đất phù sa ven sông, đất cát pha, đất thịt
nhẹ, đất đồi vùng trung du, đất đỏ bazan, đất nâu xám ở miền Đông Nam
Bộ… Tóm lại, loại đất tương đối xốp nhẹ, giữ được ẩm, đủ dinh dưỡng, có độ
pH từ 5,5 - 7,6 là phù hợp. Tránh trồng vào các loại đất thịt nặng, thấp, dễ bị
úng và lại khó thoát nước, nhất là vụ hè, còn vụ xuân và vụ thu đông lưu ý
tránh đất nhiều cát, dễ bị hạn.
Yêu cầu các chất dinh dưỡng của cây đậu xanh cũng gần giống như
một số cây họ đậu khác là cần đủ các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg, Mo, Bo,
Mn. Cu, Zn… Tuy là cây họ đậu nhưng vẫn cần được bón bổ sung một lượng
đạm, nhất là những nơi đất xấu, vì đạm do vi khuẩn nốt sần cung cấp không
đủ cho cây, chú ý nhiều vào giai đoạn đầu khi chưa có nốt sần.
Đạm là yếu tố chính của sự sinh trưởng và cho năng suất. Cây cần được
cung cấp đủ đạm mới sinh trưởng nhanh, ra nhiều thân lá, lá có màu xanh
đậm. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, thân cành bé nhỏ, lá bé, ít lá, lá màu
vàng nhạt. Đạm còn có tác dụng thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn Rhizobium,

sớm tạo thành nốt sần.
Lân cũng cần như đạm, là yếu tố sinh trưởng, yếu tố tạo ra protein, tổng
hợp ATP, mỡ, các enzym và nhiều thành phần khác. Nó tham gia trực tiếp
vào các hoạt động sinh lý của cây. Khi thiếu lân thì cây lớn chậm, bộ rễ phát
triển kém, lá có màu xanh tối, các cành lá úa vàng và khô giống như thiếu
đạm,… cây ra hoa kết quả kém và chín muộn.


11

Kali (K) giúp cho quá trình quang hợp, sự hoạt động của các enzym,
làm tăng hàm lượng tinh bột trong hạt, tăng cellulose, giúp cho cây chống
được bệnh và chống đổ…
Canxi (Ca) là chìa khóa trong sự tăng trưởng của cây đậu xanh, nó giữ
vai trò quan trọng trong việc tạo ra năng suất, điều chỉnh độ pH và cải tạo đất.
Magiê (Mg) cũng là một nguyên tố quan trọng để cây tạo diệp lục và có
vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất đậu xanh. Thiếu Mg có thể
làm suy giảm năng suất đậu xanh đến 14%.
Lưu huỳnh (S) tham gia vào việc cấu tạo lá và aminoacit chủ yếu trong
hạt, là yếu tố cấu thành quan trọng của phần lớn các protit. Cây họ đậu có nhu
cầu sinh lý đặc biệt quan trọng về lưu huỳnh. Các nguyên tố vi lượng như
đồng (Cu) tham gia vào thành phần của diệp lục, Mo giúp cho nốt sần hình
thành sớm và thúc đẩy quá trình cố định đạm. Mn và B giúp cho quá trình ra
hoa, tạo quả… (Phạm Văn Thiều, 1999) [18].
2.4. Nghiên cứu đánh giá các mẫu giống đậu xanh trên cơ sở thực vật học
+ Rễ
Bộ rễ cây đậu xanh chủ yếu gồm rễ chính và các rễ phụ. Rễ chính ăn
sâu 20 - 30cm, trong điều kiện đủ ẩm, đất tơi xốp, tầng canh tác dày rễ chính
có thể ăn sâu 70 - 100cm. Rễ phụ thông thường gồm 30 - 40 cái, dài 20 25cm phân bố chủ yếu ở tầng đất ≤ 25cm. Trên rễ phụ xuất hiện nhiều lông
hút với nhiệm vụ trực tiếp hấp thụ dinh dưỡng từ đất. Các điểm giao nhau

giữa rễ chính và rễ phụ hoặc trên rễ phụ thường có nhiều nốt sần, số lượng nốt
sần không nhiều, trung bình 20 - 30 cái nhưng tỉ lệ nốt sần hữu hiệu khá cao
(>80%). Kích thước giữa các nốt sần biến động khá lớn thông thường dao
động 4 - 5mm. Số lượng nốt sần lớn là biểu hiện khả năng tự dinh dưỡng đạm
cao. Do đó để nâng cao hiệu quả khai thác của bộ rễ cần tác động các biện
pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nốt sần cả về số lượng và chất lượng.


12

+ Thân, cành
Thân cây đậu xanh thuộc dạng thân thảo hàng năm, thường có dạng
đứng thẳng hoặc hơi nghiêng và có màu xanh hay tím tùy thuộc vào kiểu gen.
Tuy nhiên các giống hoang dại có thể có dạng bò lan trên mặt đất (thường gặp
ở Ấn Độ, Miến Điện).
Xét về đặc tính sinh trưởng đậu xanh có thể có 3 dạng hình sinh trưởng:
a, Sinh trưởng hữu hạn.
b, Sinh trưởng vô hạn.
c, Sinh trưởng bán vô hạn.
Trong đó sinh trưởng hữu hạn có vị trí quan trọng trong công tác gống
cây trồng hiện nay.
Đường kính thân của cây đậu xanh trung bình từ 5 - 8cm nhưng chiều
cao cây biến động khá lớn tùy thuộc vào giống, vụ mùa và khả năng thâm
canh, phạm vi biến động có thể từ 25 - 125cm (Lawn R.J và cs, 1970) [31].
Trên thân cây được chia thành 7 - 8 đốt, các đốt gần mặt đất thường
phát sinh cành cấp một, các đốt phía trên là vị trí để hình thành các chùm quả.
Số cành/thân thường dao động từ 2 - 3 cành, tuy nhiên có nhiều trường hợp số
cành lên đến 9 - 10 cành tùy giống và điều kiện chăm sóc.
+ Lá
Cũng như các cây đậu đỗ khác, hạt đậu xanh khi hút đủ nước thì rễ và

lá mầm suất hiện. Sau khi lá mầm xuất hiện 3 - 5 ngày hai lá lớn (lá sò) hình
thành mọc đối nhau ngay trên mặt đất. Khoảng một tuần sau lá kép (3 lá chét
xuất hiện). Lá kép đậu xanh ngoài mọc trên thân với số lượng trung bình 7 - 8
lá, còn mọc khá nhiều trên các cành cấp một. Diện tích của các phiến lá tăng
dần từ lá đầu tiên đến các lá nằm trong vùng giữa thân rồi giảm dần ở các lá
phía trên. Chiều dài phiến lá thường dao động lớn và phụ thuộc vào kiểu gen
hay điều kiện ngoại cảnh nhưng thông thường từ 10 - 12cm, rộng 7 - 8cm. Lá


13

chét có thể có những hình dạng khác nhau từ oval, thuôn dài, thuôn tròn, lưỡi
mác. Độ dày phiến lá phụ thuộc vào giống hay điều kiện chăm sóc. Số lá trên
thân chính trung bình có 7 - 8 lá, đôi khi có 9 lá trên thân.
+ Hoa
Hoa đậu xanh thuộc loại hoa lưỡng tính mọc thành từng chùm trên trục
hoa. Chùm chính mọc trên đỉnh thân, các chùm phụ mọc các đốt 4, 5, 6. Mỗi
chùm dài 2 - 10cm khi mới hình thành hoa có dạng cong cánh bướm, màu xanh
hay tím, khi nở chuyển thành màu vàng. Mỗi hoa có 9 nhị đực và 1 nhụy cái.
+ Quả
Quả đậu xanh có thể hình thành từ phía trên hay bên trong các vòm lá.
Quả thường có dạng thuôn dài 8 - 14cm. Thiết diện ngang quả có hình tròn
hay dẹt với đường kính 4 - 6mm. Màu sắc quả khi chín có thể là màu đen hay
nâu, đôi khi có màu trắng. Phần vỏ quả tiếp giáp với hạt thường chia thành
nhiều vách ngăn tương ứng với số hạt trên quả. Mỗi cây trung bình có 8 - 35
qủa tùy giống, mùa vụ và điều kiện chăm sóc (Lawn R.J và cs, 1970) [31].
+ Hạt
Hạt đậu xanh thông thường có dạng hình tròn, trụ, trống, elip. Trọng
lượng nghìn hạt có thể dao động từ 15 - 70g nhưng chủ yếu phụ thuộc vào
giống. Màu vàng rơm, vàng xanh, xanh đậm, nâu, xanh nhạt, hỗn hợp là các

màu chính của vỏ hạt đậu xanh. Tuy nhiên màu hạt không có tương quan với
chất lượng hạt. Mỗi quả có thể cho 8 - 17 hạt (Lawn R.J và cs, 1970) [31].
2.5. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam
2.5.1. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới
Cây đậu xanh có nguồn gốc phát sinh từ Châu Á và đã được nhiều Viện,
Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển. Trong đó có
Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới (Nhật Bản), Trung tâm Nghiên
cứu Chinat (Thái lan), Trung tâm nghiên cứu Rau màu Châu Á (AVRDC) và
Viện Nghiên cứu cây trồng cạn Ấn Độ,…


14

Tại Trung tâm nghiên cứu Rau màu Châu Á (AVRDC) có tập đoàn giống
đậu xanh rất phong phú (có khoảng 5.108 mẫu). Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ đã thu
thập và lưu giữ 3.494 mẫu, Trường đại học Dunjab công bố có khoảng 3.000
mẫu. Phần lớn nguồn gen đậu xanh của AVRDC được thu thập từ 41 nước trên
thế giới và Ấn Độ là nước đóng góp chủ yếu (APO, 1982), [24].
Kết quả nghiên cứu và đánh giá nguồn gen đậu xanh đáng chú ý nhất
trong thời gian gần đây đã được thực hiện bởi sự hợp tác giữa các Trung tâm
nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới (Nhật Bản), Trung tâm nghiên cứu cây
trồng Chinat (Thái Lan), Viện Tài nguyên Cây trồng quốc gia Nhật Bản và
AVRDC. Trong chương trình nghiên cứu này có 497 mẫu đã được sử dụng
cho việc đánh giá kiểu sinh trưởng, 651 mẫu cho việc đánh giá đặc điểm hạt
và 590 mẫu cho việc đánh giá sự đa dạng protein. Hầu hết các mẫu giống này
đều được cung cấp bởi các ngân hàng gen của AVRDC, Trường Đại học
Tokyo (Nhật Bản) và Viện Tài nguyên Cây trồng quốc gia Nhật Bản.
Ở Philipines, nghiên cứu về cây đậu xanh đã được triển khai từ những
năm 1975. Trong đó, Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI đã nghiên cứu xây
dựng thời vụ gieo trồng cho cây đậu đỗ (đậu xanh, đậu tương, lạc) cho vùng

chuyên canh lúa nhằm phá vỡ thế độc canh của cây này trong vùng. Các kết
quả của Viện IRRI đã đưa ra một số kết luận sau:
- Cần xây dựng cơ cấu luân canh hợp lý giữa cây lúa với cây đậu đỗ.
- Các cây họ đậu (chủ yếu là cây đậu xanh và đậu tương) có thể trở
thành cây trồng trước hoặc cây trồng sau vụ lúa, do đó cần phải có các bộ
giống thích hợp đối với các mùa vụ này. Từ các định hướng ban đầu như vậy,
Viện IRRI đã chọn được một giống đậu xanh năng suất cao thích hợp với vụ
hè là giống Green Taiwan (K.L.M Kim S.C., 1984) [29].
Nghiên cứu về các đặc điểm nông sinh học của đậu xanh, Lantican R.M.
(1982) [30] nhận xét: “Đối với cây đậu xanh phải quan tâm đến sức sống cây


15

con, nó tương quan trực tiếp chặt đến năng suất, ngoài ra thời kỳ cây con còn có
mối tương quan thuận và chặt với số quả/cây, số hạt/quả, số cành/cây, trọng
lượng hạt”. Tác giả còn cho rằng chỉ số diện tích lá và trọng lượng chất khô cũng
tương quan rất chặt với năng suất đậu xanh trồng vụ sau lúa (Lantican R.M.,
1982) [30].
Đậu xanh là cây đậu đỗ được trồng nhiều vào vụ hè, vụ đông ở Ấn Độ.
Các giống được chọn có loại hình sinh trưởng trung bình, cây khỏe, mập, phát
triển nhanh chống chịu tốt với điều kiện khó khăn và có tiềm năng năng suất
cao, ổn định.
Thái Lan là nước trồng đậu xanh lớn ở Đông Nam Á và là nước xuất khẩu
đậu xanh lớn nhất trên thế giới. Thời vụ gieo trồng đậu xanh ở Thái Lan khác
nhau tùy theo vùng sinh thái, vùng Bắc và Đông Bắc trồng 3 - 4 vụ đậu xanh
trên năm, chủ yếu gieo trong mùa mưa. Vụ sớm gieo tháng 2 đến tháng 3 (đầu
mùa mưa), ngoài ra còn gieo đậu xanh từ tháng 8 đến tháng 11 (đầu đến giữa
mùa khô). Mùa vụ đậu xanh gần như không có giới hạn ở vùng chủ động tưới
tiêu nước (Chiềng Mai, Đông Bắc, Thái Lan) (Chang Soon Ahn, 1985) [26].

2.5.2. Tình hình nghiên cứu đậu xanh ở Việt Nam
Đậu xanh là cây trồng ngắn ngày thích hợp cho việc luân canh và cải tạo
đất. Tuy nhiên trong sản xuất hiện nay vẫn còn thiếu bộ giống cho năng suất cao,
khả năng thích nghi tốt và ổn định qua các mùa vụ. Do đó việc đánh giá, khảo
sát các tập đoàn để chọn lọc ra các dòng giống tốt là rất cần thiết.
Trong những năm gần đây sản xuất đậu đỗ ở Việt Nam đã phát triển
với quy mô khá lớn nhưng sản lượng tăng lên chủ yếu nhờ vào tăng diện tích
gieo trồng còn năng suất hầu như không tăng. Điều đó chứng tỏ sản xuất đậu
xanh đang ở trong tình trạng quảng canh và như vậy vấn đề thâm canh tăng
năng suất mở rộng quy mô của nó cả về thời gian và không gian đang được
đặt ra. Tác giả Nguyễn Tiến Mạnh và cs (1995) [10] đã khẳng định sản xuất


16

đậu đỗ nói chung và cây đậu xanh nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng
trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đẩy mạnh sản xuất hàng hóa ở
nước ta. So với một số cây trồng khác trong cùng điều kiện thì cây đậu đỗ đạt
hiệu quả cao hơn, dễ tiêu thụ hơn.
Để phục vụ công tác chọn giống đậu xanh cho vụ xuân ở các tỉnh phía
Bắc, Nguyễn Thị Út và cs (1986) [20] đã tiến hành khảo sát tập đoàn gồm
493 mẫu được thu thập trong và ngoài nước với kết quả như sau: Trong điều
kiện vụ xuân các mẫu giống có thời gian sinh trưởng tương đối dài với sự dao
động từ 87 - 107 ngày, số quả dao động từ 12 - 39 quả/cây, khối lượng 1000
hạt 23,4 - 50,0 gam. Tác giả Lê Khả Tường (1990) [19] đã khảo sát và đánh
giá được 108 mẫu giống đậu xanh về các đặc điểm hình thái của lá, quả, hạt,
khả năng phân cành, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thời gian sinh trưởng
và tiềm năng năng suất. Trên cơ sở đó đã xác định được những nhóm đậu
xanh phù hợp với vụ thu đông. Qua đó tác giả đã lựa chọn được 4 dòng lai có
triển vọng là T135, V123, T17, T18.

Kết quả nghiên cứu và phát triển đậu đỗ giai đoạn 2001 - 2005 của tác
giả Trần Đình Long và cs (2006) [8] đã tiến hành đánh giá 2024 lượt mẫu
giống trong đó có 150 mẫu giống địa phương. Đề tài đã xác định được 9 mẫu
giống đạt năng suất từ 18 - 22 tạ/ha, thời gian sinh trưởng 70 - 75 ngày là đậu
xanh Quảng Bạ, đậu xanh mỡ Hải Dương, VC6193B, Chainat 72, Chainat 36,
SEL8, MN19, VC3890. Đặc biệt là các giống Chainat 72, Chainat 36 có
nguồn gốc từ Thái Lan có thể sử dụng trực tiếp để nghiên cứu hoàn thiện các
biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp và mở rộng sản xuất.
Kết quả nghiên cứu chọn lọc giống đậu xanh NTB01 của tác giả Tạ
Minh Sơn và cs (2006) [16] cho thấy giống đậu xanh NTB01 là giống nhập
nội thuộc dạng đậu mỡ thích nghi với thị hiếu người tiêu dùng trong cả nước.
Giống NTB01 có thời gian sinh trưởng 78 ngày trong vụ đông xuân và 72
ngày trong vụ hè thu, thuộc giống ngắn ngày tương đương thời gian sinh


17

trưởng so với đối chứng. Năng suất cao biến động từ 17,3 - 23,6 tạ/ha tuỳ thời
vụ và địa điểm sản xuất.
Nghiên cứu về đậu xanh của Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam từ
những năm 1991, Viện đã tiến hành thu thập và khảo sát tập đoàn 88 mẫu
giống qua các vụ: Đông xuân, hè thu và thu đông. Từ những năm 1992 - 1994
tại Trung tâm Hưng Lộc, Trung tâm Trâu sữa và Đồng cỏ Sông Bé đã tuyển
chọn và giới thiệu những giống triển vọng năng suất cao và thích ứng với điều
kiện vùng Đông Nam Bộ (Lê Xuân Đính, 1991) [5].
Với tầm quan trọng của các cây họ đậu trong sản xuất nông nghiệp ở nước
ta và đáp ứng nhu cầu sản xuất đậu xanh trong nước, từ nhiều năm nay việc
nghiên cứu và đánh giá các mẫu giống nhập nội và thu thập ở trong nước đã
được tiến hành ở các cơ sở nghiên cứu (Viện, Trường, Trạm, Trại,...) với số
lượng 2596 lượt mẫu giống. Kết quả nghiên cứu đã tuyển chọn được một số

giống có triển vọng đã và đang được áp dụng ngoài sản xuất và được công nhận
giống Quốc gia (Nguyễn Thế Côn và cs, 1994) [2].
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh hoá của một số giống đậu xanh
có triển vọng làm cơ sở hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh đậu xanh năng
suất cao tại Nghệ An, tác giả Phan Thị Thanh (2004) [17] đã xác định được: Chỉ
số diện tích lá, số quả/cây, số hạt/quả và khối lượng 1.000 hạt là những yếu tố
quan trọng quyết định năng suất đậu xanh. Đặc biệt 2 yếu tố: Số quả/cây và khối
lượng 1.000 hạt tương quan thuận chặt với năng suất đậu xanh (hệ số tương quan
tương ứng là r = 0,937 và r = 0,569). Hai giống đậu xanh KP11 và KP1 có triển
vọng cho năng suất cao (28,0 - 30,0 tạ/ha) và chất lượng tốt, chống chịu với sâu
bệnh khá và phù hợp với điều kiện sinh thái Bắc Trung bộ.
Gần đây, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ đã chọn lọc từ
tập đoàn nhập nội của Thái Lan được giống đậu xanh ĐX 11. Giống đậu xanh
này được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống cho sản xuất thử tháng


18

6 năm 2008 do Thạc sỹ Nguyễn Văn Thắng chủ nhiệm đề tài. Cũng theo
Nguyễn Ngọc Quất và cs (2008) [15] thì cần nghiên cứu bổ sung thêm về tính
thích ứng của các dòng, giống đậu xanh trên nhiều tiểu vùng sinh thái, làm cơ
sở cho việc đề nghị công nhận giống tiến bộ kỹ thuật ĐX 11 và tăng cường
khuyến cáo cho người dân sản xuất đậu xanh giống ĐX 11 ở Đồng bằng sông
Hồng và ứng dụng công thức phân bón cho 1 ha là: 8 tấn phân chuồng +
400kg vôi bột + 60 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O và trồng ở mật độ 15
cây/m2.
Khi nghiên cứu về thời vụ và cơ cấu luân canh của đậu xanh trong vụ
hè, Nguyễn Thế Côn và cs (1994) [2] đã kết luận rằng: Thời vụ gieo trồng đậu
xanh trong vụ hè ở Đồng bằng và Trung du Bắc bộ thích hợp là từ trung tuần
tháng 5 đến hạ tuần tháng 6. Thời vụ tốt nhất là từ 20/5 đến 10/6 và nên áp

dụng ở công thức luân canh sau:
- Luân canh 3 vụ/năm: Lúa xuân - Đậu xanh - Ngô thu đông (trên đất bãi).
- Luân canh 4 vụ/năm: Lúa xuân - Đậu xanh - Lúa mùa muộn - Khoai tây.
Kết quả nghiên cứu chọn tạo ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam của Lê
Khả Tường (2000) [19] cho thấy đậu xanh trồng được 3 vụ/năm (vụ xuân, vụ
hè và vụ thu đông). Giống đậu xanh KP11 là giống tính thích ứng rộng trồng
được cả 3 vụ trong năm và trồng được ở nhiều vùng sinh thái, từ Quảng Bình
đến các tỉnh phía Bắc. Trong vụ thu đông chiều cao cây lúc ra hoa, số
cành/cây lúc thu hoạch, tích luỹ chất khô, số quả/cây, số hạt/quả và khối
lượng 1.000 hạt đều có tương quan thuận chặt với năng suất kinh tế, vì vậy có
thể sử dụng mối tương quan này để định hướng công tác chọn tạo giống đậu
xanh cho vụ thu đông trong tương lai.
Theo Phan Thị Thanh (2004) [17] khi nghiên cứu về thời vụ gieo trồng
và thâm canh đậu xanh cho các tỉnh Bắc Trung bộ, để thâm canh cây đậu
xanh đạt năng suất cao > 20tạ/ha cần gieo đậu xanh ở mật độ 20 - 30 cây/m2,
thời vụ gieo trồng thích hợp trong vụ hè từ 25/6 - 5/7 và sử dụng phân bón


×