HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TTCK
(kèm lời giải)
Câu 1: Tỷ lệ sở hữu của cổ đông trong công ty sẽ bị pha loãng khi công ty thực hiện chi trả cổ tức
bằng cổ phiếu?
SAI vì khi Cty thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông bằng CP theo 1 tỷ lệ nhất định thì cổ đông nào nắm
giữ bao nhiêu CP sẽ được chi trả theo tỉ lệ tương ứng, đồng thời số lượng CP của công ty sau khi thực hiện
chi trả cũng tăng lên tương ứng với tỉ lệ chi trả=> ko làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sở hữu CP của mỗi cổ đông
trên tổng số CP của công ty =>Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông trong công ty ko bị pha loãng.
Câu 2: Khi chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi sang thành cổ phiếu thường sẽ làm thay đổi cơ cấu
nguồn vốn của công ty cổ phần đã phát hành trái phiếu đó?
SAI vì :
-Trái phiếu có khả năng chuyển đổi là loại TP có mức lãi xuất cố định, đảm bảo cho người sở hữu quyền
đổi TP thành CP trong 1 thời gian với những điều kiện đã nhất định. Giá trị của quyền chuyển đổi ko chỉ
phụ thuộc vào đk chuyển đổi mà còn phụ thuộc vào chất lượng cổ phiếu của công ty.
-Mục đích của việc phát hành TP chuyển đổi là nhằm huy động thêm vốn vào những thời điểm chưa thích
hợp để phát hành CP thường, đồng thời nhằm mục đích tăng thêm tính hấp dẫn cho đợt phát hành (nhất là
khi thị trường TP và CP ưu đãi đang xuống giá).
-Cơ cấu nguồn vốn của công ty bao gồm vốn điều lệ và VCSH. Khi phát hành trái phiếu có khả năng
chuyển đổi ra công chúng sẽ làm tăng vốn chủ sở hữu của công ty, dấn đến làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn.
Còn khi chuyển đổi TP sang CP thường, nó sẽ làm cho số lượng CP lưu hành của cty tăng lên, làm giảm
cổ tức thu được trên 1 CP thường chứ ko làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Câu 3: Mua trái phiếu chuyển đổi sẽ giúp nhà đầu tư kết hợp được tính an toàn và tính đầu cơ khi
chuyển đổi sang cổ phiếu thường?
ĐÚNG vì
-Trái phiếu có khả năng chuyển đổi là loại TP có mức lãi xuất cố định, đảm bảo cho người sở hữu quyền
đổi TP thành CP trong 1 thời gian với những điều kiện đã nhất định. Giá trị của quyền chuyển đổi ko chỉ
phụ thuộc vào đk chuyển đổi mà còn phụ thuộc vào chất lượng cổ phiếu của công ty.
-Mục đích của việc phát hành TP chuyển đổi là nhằm huy động thêm vốn vào những thời điểm chưa thích
hợp để phát hành CP thường, đồng thời nhằm mục đích tăng thêm tính hấp dẫn cho đợt phát hành (nhất là
khi thị trường TP và CP ưu đãi đang xuống giá).
-Khi mua TP chuyển đổi sẽ giúp cho NĐT kết hợp được tính an toàn của Trái phiếu (được hưởng thu nhập
cố định từ tiền lãi mua TP, đồng thời có thể bảo hiểm NĐT trước tình trạng lạm phát) và tính có thể đầu cơ
của CP thường (có thể được chuyển đổi từ TP sang CP với một tỷ lệ nhất định với giá chuyển đổi).
Câu 4 : Chứng quyền được phát hành nhằm tăng tính hấp dẫn của đợt phát hành cổ phiếu thường?
ĐÚNG vì
-Chứng quyền : là quyền cho phép mua 1 số cổ phần xác định của một CP, với 1 mức giá xác định, trong 1
thời hạn nhất định.
-Chứng quyền được phát hành khi tiến hành tổ chức lại các Cty hoặc khi các Cty muốn khuyến khích các
nhà đầu tư tiềm năng mua những TP hay CP ưu đãi nhưng có đk niêm yết kém thuận lợi. Mặt khác, tại thời
điểm chứng quyền được phát hành, giá này (giá thực hiện cho mỗi CP) bao giờ cũng cao hơn giá thị trường
của CP cơ sở, có thể cố định hoặc tăng lên định kì=> tạo ra sự chênh lệch giá=>thu hút sự chú ý của các
NĐT trong đợt phát hành.
Câu 5: Cho biết : Thông báo của công ty giấy Hải Phòng (HAP):
+Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là 10%
+Ngày đăng kí sở hữu cuối cùng 26/10/2007
+Chu kì thanh toán : T+3
Vậy giao dịch không được hưởng quyền cổ tức sẽ là ngày 27/10/2007?
SAI vì (check lại độ chính xác)
-Thông thường, nếu theo quy định T+3, ngày giao dịch cuối cùng là T, ngày giao dịch không hưởng cổ tức
và ngày giao dịch ko hưởng quyền là T+1, ngày T+3 là ngày đăng kí cuối cùng. “3 ngày” ở đây là “3 ngày
làm việc” chứ ko phải là 3 ngày thông thường, tức là ko tính đến T7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ.
1
-Theo bài ra thì ngày đăng kí sở hữu cúôi cùng là ngày 26/10/2007 (thứ 6) =T+3 và chu kì thanh toán là
T+3 , do đó T sẽ là ngày 23/10/2007 (thứ 3)=> ngày giao dịch ko hưởng quyền là ngày 24/10/2007
Câu 6: Cho biết : Thông báo của Công ty giấy Hải Phòng( HAP)
+Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng CP là 10%
+Ngày đăng kí sở hữu cuối cùng là 26/03/2007
+Chu kì thanh toán là T+3
Vậy giao dịch không hưởng quyền là ngày 27/03/2007
SAI vì
--Thông thường, nếu theo quy định T+3, ngày giao dịch cuối cùng là T, ngày giao dịch không hưởng cổ tức
và ngày giao dịch ko hưởng quyền là T+1, ngày T+3 là ngày đăng kí cuối cùng. “3 ngày” ở đây là “3 ngày
làm việc” chứ ko phải là 3 ngày thông thường, tức là ko tính đến T7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ.
-Theo bài ra thì ngày đăng kí sở hữu cuối cùng là ngày 26/03/2007 (thứ 2)=T+3 và chu kì thanh toán là
T+3, vậy T là ngày 21/03/2007 (thứ 4) => Ngày giao dịch ko hưởng quyền là ngày 22/3/2007(thứ 5) (Do
24 và 25/3/2007 rơi vào thứ 7 và chủ nhật, ko phải là ngày làm việc)
Câu 7: Bản tin GDCK ngày 22/11/06 cho biết :
-Thị giá cổ phiếu X : 55.000đ
-Giá trị sổ sách của cổ phiếu X là : 21.000đ
Điều này chứng tỏ năm trước công ty làm ăn thua lỗ ?
SAI vì
-Thị giá cổ phiếu là : giá GD của CP trên thị trường, đước quyết định bởi QH cung-cầu
-Gía trị sổ sách của cổ phiếu là : tỷ lệ VCSH/tổng số Cổ phiểu.
Mà việc lãi lỗ của công ty phụ thuộc vào kết quả HĐKD của công ty, không liên quan j đên thị giá cổ phiếu
và giá trị sổ sách của CP cả.
Câu 8: Giá đóng cửa của cổ phiếu REE ngày 26/10/07 là 155.000đ/CP. Đầu giờ phiên giao dịch, giá
mở cửa của CP REE ngày 27/10/07, một nhà đầu tư đặt lệnh ATO mua 500CP REE. Sau đợt khớp
lệnh xác định giá mở cửa, Công ty chứng khoán cho biết đã mua được 500CP với mức giá
157.000đ/CP. Vậy giá mở cửa của REE ngày 27/10/07 là 155.000đ/CP ?
SAI vì
Lệnh ATO là lệnh mà tạo đó NĐT yêu cầu thực hiện tại giá mở cửa, là giá giao dịch của đợt khớp lệnh đầu
tiên trong ngày.
NĐT đã sử dụng lệnh này vào phiên GD xác định giá mở cửa và dã được khớp ở mức giá 157k/CP, chứng
tỏ giá mở cửa của REE ngày 27/10/2007 phải là 157k/CP chứ ko phải là 155k/CP.
Câu 9 Hình thức tăng vốn từ quỹ dự trữ thông qua phát hành cổ phiểu sẽ làm tăng vốn chủ sở hữu?
SAI vì
VCSH của Cty bao gồm Vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần và các quỹ.Khi phát hành thêm cổ phiếu để
tăng vốn từ quỹ dự trữ thì sẽ làm thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu chứ k làm tăng VCSH.
Câu 10: Một trong những điều kiện để công ty chi trả cổ tức cho cổ đông là có chênh lệch giá mua và
giá bán cổ phiếu quỹ.
SAI vì công ty mua cổ phiếu quỹ vào là nhằm mục đích giảm bớt số lượng cổ phiếu của công ty đang lưu
hành trên thị trường. Việc mua bán này ko phải là hoạt động tài chính của công ty.Vì thế phần chênh lệch
này ko được coi là lãi hay lỗ của công ty để chia cổ tức được.Các công ty có thể mua CP quỹ của mình về
để dự trữ hoặc có thể về để thưởng cho nhân viênc(như của SSI vừa qua) nhằm giảm tính nắm giữ của cổ
đông bên ngoài và tăng trách nhiệm của những người làm việc trong công ty.
Câu 11: Khi dự đoán nền kinh tế bị khủng hoảng, NĐT sẽ bán quyền chọn bán?
SAI vì khi NKT bị khủng hoảng sẽ làm cho giá CK giảm. Nếu người này bán quyền chọn bán tức là
người này sẽ phải có nghĩa vụ mua lại CK của người khác với mức giá được định trước và giá này chắc
chắn sẽ cao hơn giá thị trường tại thời điểm thực hiện, như vậy chắc chắn người này sẽ bị lỗ.Do đó, trong
trường hợp NKT bị khủng hoảng thì ko nên bán quyền chọn bán.
2
Câu 12: Một trong những điều kiện niêm yết Cổ phiếu ở SGD CK TPHCM hiện nay là công ty cổ
phần phải có vốn chủ sở hữu là 80 tỷ đồng?
SAI vì đó phải là số vốn điều lệ của CTCP tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán mới đúg
Theo luật CKVN năm 2006 thì đk để niêm yết CP tại SGDCK TPHCM bao gồm các đk sau:
• Là CTCP có vốn điều lệ đã góp taị thời điểm đăng kí niêm yết từ 80 tỷ VNĐ trở lên tính theo giá
trị ghi trên sổ kế toán. Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được BTC điều
chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến thủ tướng chính phủ.
• HĐKD 2 năm liền trước năm đăng kí niêm yết phải có lãi và ko có lỗ lũy kế tính đến năm đăng kí
niêm yết.
• Ko có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của PL;công khai mọi khoản nợ
đối với công ty của thành viên HĐQT, BKS, GĐ hoặc TGĐ, PGĐ hoặc Phó TGĐ, Kế toán trưởng,
cổ đông lớn và những người có liên qua.
• Tối thiểu 20% CP có quyền biểu quyết của Cty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ.
• Cổ đông là thành viên HĐQT,BKS, GĐ hoặc TGĐ, PGĐ hoặc Phó TGĐ và kế toán trưởng của
Cty phải cam kết nắm giữ 100% số CP do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm
yết và 50% số CP này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, ko tính số CP thuộc sở hữu Nhà nước do
các cá nhân trên đại diện nắm giữ.
• Có hồ sơ đăng kí niêm yết CP hợp lệ theo quy định của luật CKVN 2006.
Câu 13: Hiện tại công ty X có 3.000.000 cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.Công ty thực hiện thưởng
Cổ phiếu cho các cổ đông với tỉ lệ 30%. Một khách hàng A có 2000 cổ phần X sau khi thưởng cổ
phiếu, tỷ lệ sở hữu công ty của ông ta sẽ là 3% ?
SAI vì theo bài ra ta có :
-Số lượng CP X sau khi công ty tiến hành chia thưởng là :
3.000.000 + 3.000.000*30% = 3.900.000 (CP)
-Số lượng CP X mà khách hàng A nắm giữ sau khi chia thưởng là :
2.000 + 2.000*30% = 2.600 (CP)
=>Tỷ lệ cổ phiếu của khách hàng A trong công ty sau khi chia thưởng là :
(2.600 : 3.900.000) * 100% = 0.067% # 3% =>đpcm
Câu 14*: Theo quy định hiện hành ở VN, cty đại chúng là công ty có vốn điều lệ >5 tỷ đồng và số
NĐT >100, ko kể nhà đầu tư chuyên nghiệp.
SAI vì theo luật CK VN 2006 thì cty đại chúng là CTCP thuộc 1 trong 3 loại hình sau:
-Cty đã thực hiện chào bán CK ra công chúng
-Cty có cổ phiếu được niêm yết tại SGDCK hoặc TTGDCK
-Cty có cổ phiếu được ít nhất 100 NĐT sở hữu, ko kể NĐT chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10tỷ
VNĐ trở lên.
Câu 15 : Khi muốn giới hạn giá CK cần mua và bán, NĐT sẽ use lệnh MP. Đây cũng chính là một
trong những ưu điểm của lệnh MP.
SAI vì
-Lệnh MP : Là loại lệnh k đưa ra một mức giá cụ thể nhưng đó là giá tốt nhất of thị trường tại thời điểm
đó. Ưu điểm của lệnh MP là khả năng thực hiện lệnh 1 cách chắc chắn.Tuy nhiên, NĐT k được biết 1 cách
chính xác mức giá GD. Đây là loại lệnh được áp dụng phổ biến nhất trên TTCK, đặc biệt là với những
NĐT chuyên nghiệp.
-Còn khi muốn giới hạn giá mua bán CK thì NĐT phải dùng lệnh giới hạn. Đó là loại lệnh NĐT đưa ra 1
giá cụ thể và đó là giá giới hạn để mua hoặc bán CK.
Câu 16: Ko có sự khác biệt giữa quyền chọn mua và quyền chọn bán.
SAI vì
*Quyền chọn mua : là 1 công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua 1 khối lượng nhất định hàng hoá
với 1 mức giá xác định và trong 1 thời gian nhất định.
3
*Quyền chọn bán : là công cụ cho phép người nắm giữ nó được bán 1 khối lượng nhất định hàng hoá với
một mức giá xác định và trong 1 thời gian nhất định.
*So sánh giữa quyền chọn mua và quyền chọn bán:
Tiêu chí Quyền chọn mua Quyền chọn bán
Khái niệm Cho phép mua 1 số lượng TS theo giá
xác định trong vòng 1 time nhất định.
Cho phép bán 1 số lượng TS theo giá
xác định trong vòng 1 time nhất định
Đk thực hiện Giá thị trường > Giá thực hiện Giá thị trường < Giá thực hiện
Đk có lãi Giá thị trường > Giá thực hiện + Giá
mua quyền
Giá thị trường < Giá thực hiện + Giá
mua quyền
Lỗ tối đa Giá mua quyền
Hàng hoá cơ sở CP, chỉ số CP, TP, chỉ số TP, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai.
Câu 17: Ko có sự khác nhau giữa hợp đồng kì hạn (HĐKH) và hợp đồng tương lai (HĐTL)
SAI vì
*HĐKH : là thoả thuận giữa người mua và người bán trong đó quy định phải chuyển giao TS vào 1 ngày
ấn định theo giá cả đã thoả thuận được thanh toán vào ngày hết hạn hợp đồng.
*HĐTL: là 1 thoả thuận mua và bán 1 loại hàng hoá hoặc 1 công cụ TC nào đó vào 1 thời điểm trong
tương lai mà giá cả,số lượng, chất lượng và mẫu mã của HH được xác định rõ vào thời điểm mở hợp đồng.
*Sự khác nhau giữa HĐKH và HĐTL :
HĐKH HĐTL
Việc thanh toán chỉ được thực hiện vào ngày
đáo hạn
Việc thanh toán có tính đến phần lãi-lỗ tích luỹ hàng
ngày của hợp đồng đó, có thể thanh toán bất cứ lúc nào
Phổ biến trên thị trường tiền tệ Phổ biến trên thị trường tài chính
Rủi ro thanh toán cao do k phải kí quỹ Rủi ro thanh toán thấp do phải kí quỹ
Tính thanh khoản thấp hơn HĐTL Tính thanh khoản cao hơn HĐKH
HH có thể là bất kì loại nào;Klg, chất lượng và
time giao hàng bất kì theo thoả thuận chung
giữa 2 bên mua-bán
HH phải được giao nhận với 1 Klg cụ thể, đáp ứng được
các yêu cầu tối thiểu theo thời hạn được ấn định trước
2 bên phải gặp nhau để thoả thuận việc mua
bán HH
2 bên mua-bán ko bao jờ biết mặt nhau vì GD được thực
hiện qua công cụ bù trừ thanh toán
Câu 18: CK nợ và CK vốn là giống nhau?
SAI vì
*CK nợ : là CK xác định quyền chủ nợ của người sở hữu đối với người phát hành(VD: Trái phiếu)
*CK vốn: là CK xác nhận quyền sở hữu của người sở hữu đối với TS và thu nhập của người phát hành
(VD : Cổ phiếu)
*Sự khác nhau giữa CK nợ và CK vốn :
CK Nợ
-Liên quan đến quan hệ vay mượn
-Có thời hạn nhất đinh
-Thu nhập cố định
-Người sở hữu CK nợ do cty phát hành ko có quyền
tham gia quản lí công ty
CK Vốn
-Liên quan đến quan hệ góp vốn
-Không có thời hạn nhất định
-Thu nhập không cố định
-Người sở hữu CK vốn do cty phát hành có quyền
tham gia quản lí công ty
Câu 19: Giả sử một quỹ đầu tư có các khoản mục như sau:
Đơn vị tính : triệu đồng
a)Tiền mặt và các công cụ tài chính tương
đương tiền mặt
2500
4
b)Các CP nắm giữ giá và thị giá
Tên cổ phiếu
REE
SGH
HAP
GMD
Số lượng CP
20.000
50.000
20.000
80.000
Thị giá (1000đ)
160
106
89
151
c)Tổng nợ 3020
Biết tổng số chứng chỉ hiện tại đang lưu hành tại quỹ là 1.000.000 chứng chỉ
Kết luận : Giá trị tài sản ròng của mỗi chứng chỉ quỹ (NAV) là 33.000đ/CP là đúng hay sai?
SAI vì theo công thức tính tài sản ròng của mỗi chứng chỉ quỹ ta có :
∑TS có - ∑TS nợ
NAV = ------------------------------------
∑Chứng chỉ quỹ đang lưu hành
Mà theo bài ra :
∑TS có=
2.500.000.+20.000*160+50.000*106+20.000*89+80.000*151=24.860.000 Nghìn VNĐ
∑TS nợ = 3.020.000 VNĐ
∑Chứng chỉ quỹ đang lưu hành = 1.000.000 Chứng chỉ
Suy ra :
24.860.000-3.020.000
NAV = ---------------------------=21,840 Nghìn VNĐ/CP # 33,000 Nghìn VNĐ =>đpcm
1.000.000
Câu 20: Vào lúc 8h20 phút ngày 24/10/07, một NĐT đặt lệnh mua tại công ty chứng khoán SSI với
các thông tin của lệnh như sau:
Mã Chứng khoán Giá Khối lượng
REE 159.500 120
Biết giá đóng cửa của REE ngày 23/10/07 là 156.000đ/CP.Biên độ giao động giá là +/-5%. Lệnh
của NĐT trên là hợp lệ ?
SAI vì theo bài ra biên độ giao động giá là +/- 5% nên ta có
156.000-156.000*5% < giá REE <156.000+156.000*5%
148.200<giá REE <163.800
Mà theo quy định thì đối với những CK có giá >100.000 VNĐ sẽ có bước giá là 1000 VNĐ nên các mức
giá được coi là hợp lệ là :
149.000 150.000 151.000 152.000 153.000 154.000
155.000 156.000 157.000 158.000 159.000 160.000
161.000 162.000 163.000
Trong các mức giá trên ko có giá 159.500 nên lện của NĐT trên là ko hợp lệ
Câu 21 : Điều kiện chào bán CK lần đầu ra công chúng bao gồm những đk gì?
Bao gồm các điều kiện:
• Vốn điều lệ tối thiểu đã góp tại thời điểm đăng kí chào bán từ 10 tỷ VNĐ trở lên tính theo giá trị
ghi trên sổ kế toán.
• HĐKD của năm liền trước năm đăng kí chào bán phải có lãi và ko có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng
kí chào bán.
• Thành viên HĐQT và GĐ (hoặc TGĐ) có kinh nghiệm quản lí KD.
• Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu từ đợt phát hành CP.
• Tối thiểu 20% vốn cổ phần của TCPH phải được chào bán cho trên 100 NĐT ngoài TCPH, truờng
hợp Vốn cổ phần của TCPH từ 100tỷ VNĐ trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của
TCPH.
• Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của TCPH trong 3 năm kể từ ngày kết
thúc đợt phát hành.
5