Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu Các câu hỏi thường gặp về thị trường chứng khoán doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.78 KB, 10 trang )

Các câu hỏi thường gặp về thị trường chứng khoán
Hỏi: Xin quý vị giải đáp các trường hợp sau:

1. Công ty A là Công ty cổ phần đại chúng nắm 25% vốn cổ phần tại một công ty cổ
phần đại chúng khác (công ty B). Khi công ty B tăng vốn với quyền mua 1/1. Hội
đồng quản trị công ty A có ý định cho cổ đông Công ty A góp thẳng phần tăng vốn
1/1 theo tỷ lệ tương ứng với số cổ phần mà cổ đông Công ty A đang nắm giữ. Vậy
trường hợp này có hợp pháp không? Hội đồng quản trị công ty B có quyền làm khó
cổ đông công ty A không?.
2. Công ty A đang nắm giữ 90% cổ phần trong 1 công ty TNHH (Công ty C), 10%
còn lại do một pháp nhân khác nắm giữ. Hội đồng quản trị Công ty A quyết định
chuyển công ty C thành công ty cổ phần và khi công ty cổ phần C tăng vốn thì
HĐQT công ty A có ý định cho cổ đông công ty A góp thẳng phần tăng vốn theo tỷ
lệ tương ứng với số cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Vậy trường hợp này có hợp pháp
không?.
Trả lời: Theo quy định tại Điều 87, khoản 2, điểm c Luật Doanh nghiệp quy định:
“Trường hợp công ty phát hành thêm cổ phần phổ thông và chào bán số cổ phần đó cho
tất cả cổ đông phổ thông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty thì: Cổ đông có
quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác.”
Như vậy, việc công ty A chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của công ty B cho các cổ đông
của mình (công ty A) là không trái pháp luật. Tuy nhiên, trường hợp này cũng cần phải
xem xét Điều lệ của Công ty A có cho phép Hội đồng quản trị hay Đại hội cổ đông quyết
định việc chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của công ty cho người khác (cụ thể ở đây là
cổ đông của công ty A) hay không. Việc chuyển nhượng này phải tuân thủ theo quy
định của pháp luật hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Trường hợp câu hỏi thứ hai cũng tương tự như trên.


Tôi muốn hỏi hiện nay TTGDCK TP.HCM đang sử dụng những loại
lệnh giao dịch nào.


Trả lời:
Theo qui định tại Thông tư số 58/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004 của Bộ Tài chính
về Thành viên và giao dịch chứng khoán lệnh giao dịch theo phương thức khớp lệnh bao
gồm:
- Lệnh giới hạn: là lệnh mua hoặc bán chứng khoán do người đầu tư đưa ra cho
người môi giới thực hiện theo mức giá chỉ định hoặc tốt hơn
- Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (ATO): là lệnh mua hoặc bán chứng khoán
nhưng không ghi mức giá, do người đầu tư đưa ra cho người môi giới để thực hiện theo giá
khớp lệnh.
Khối lượng giao dịch của lệnh ATO được cộng vào tổng khối lượng khớp lệnh
nhưng lệnh ATO chỉ được phân bổ sau khi lệnh giới hạn đã được phân bổ hết.
Có thể hướng dẫn cho tôi qui trình tìm giá khớp lệnh, nêu ví dụ cụ thể.

Trả lời:
Qui trình tìm giá khớp lệnh
Theo qui định tại Thông tư số 58/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004 của Bộ Tài chính
về Thành viên và giao dịch chứng khoán:
- Phương thức giao dịch khớp lệnh thực hiện trên nguyên tắc:
i. Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất;
ii. Nếu có nhiều mức giá thoả mãn điểm i thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực
hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn;
iii. Nếu vẫn còn nhiều mức giá thoả mãn điểm ii thì mức giá cao hơn sẽ được chọn.
- Phương thức giao dịch thoả thuận là việc các thành viên tự thoả thuận với nhau về
các điều kiện giao dịch.
- Ưu tiên về giá
+ Lệnh mua có mức giá cao hơn được thực hiện trước;
+ Lệnh bán có mức giá thấp hơn được thực hiện trước.
- Ưu tiên về thời gian: trường hợp các lệnh mua, bán có cùng mức giá thì lệnh giao
dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước.
Ví dụ: Ta có sổ lệnh giao dịch của chứng khoán XYZ như sau:

- Trường hợp không có lệnh ATO:

Tích luỹ

Mua

Giá

Bán

Tích luỹ

10.000 10.000 30.000 10.000 34.500
15.500 5.500 29.000 15.000 24.500
22.500 7.000 28.000 4.000 9.500
25.500 3.000 27.000 3.000 5.500
34.000 8.500 26.000 2.500 2.500
Qua sổ lệnh ta có giá khớp lệnh của cổ phiếu XYZ là 28.000 đồng.
- Trường hợp có lệnh ATO và giá tham chiếu của lần khớp lệnh trước đó là 26.000
đồng:

Tích luỹ Mua
Giá
Bán Tích luỹ
13.000 10.000 30.000 10.000 31.500
18.500 5.500 29.000 21.500
25.500 7.000 28.000 21.500
25.500 27.000 10.000 21.500
25.500 26.000 10.500 11.500
3.000 ATO 1.000


Qua sổ lệnh ta có giá khớp lệnh của cổ phiếu XYZ là 28.000 đồng.


Giá cổ phiếu của một công ty khi niêm yết phụ thuộc vào điều gì?

Trước hết có thể khẳng định rằng câu hỏi giống như câu hỏi của bạn hay tương tự,
đã làm đau đầu các nhà học giả, các nhà đầu tư chứng khoán hàng mấy trăm năm kể từ khi
thị trường chứng khoán ra đời, nếu bạn là một fan bóng đá, bạn cũng thấy khó khăn như
thế nào để dự đoán kết quả của một trận cầu, thì ở đây khó khăn cũng chẳng kém, nếu bạn
cho là khó hơn thì cũng không sao. Và ở trong hầu hết mọi trường hợp, câu trả lời có một
điểm chung thống nhất là giá cổ phiếu dường như là một điều gì đó rất bí ẩn, rất khó nắm
bắt.
Dưới đây, tác giả bài viết này xin trích đăng tóm tắt những kết luận, ý kiến của các
nhà kinh tế, các nhà hoạt động thị trường trên thế giới về những nhân tố chủ yếu có thể ảnh
hưởng đến giá cổ phiếu để bạn tham khảo. Tuy nhiên, cũng xin lưu ý bạn rằng, tác động
của các nhân tố này tới giá cổ phiếu như thế nào cũng còn rất nhiều tranh luận. Các yếu tố
này có thể chia thành 3 nhóm yếu tố, đó là: các yếu tố kinh tế, các yếu tố phi kinh tế, và
các yếu tố thị trường.
1. Nhóm yếu tố kinh tế
Về tăng trưởng kinh tế, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển
và giảm khi nền kinh tế kém phát triển; tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm
cổ phiếu và tình hình biến động của từng cổ phiếu phụ thuộc vào tình hình hoạt động cụ
thể của từng công ty.
Về mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, giá cổ phiếu đôi khi xảy ra trước biến động hoạt động kinh doanh, đôi khi xảy ra sau.
Thời gian xảy ra và mức độ biến động này có sự chênh lệch đáng kể qua theo dõi tình hình.
Qua một thời gian dài, nhiều người cho rằng giá cổ phiếu phổ thông thay đổi trước hoạt
động kinh doanh.
Thu nhập công ty, những người theo trường phái này cho rằng, thu nhập hay lợi

nhuận của công ty được coi là nhân tố quan trọng nhất tác động tới giá cổ phiếu. Những
nhà kinh doanh và nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu chủ yếu dựa trên cơ sở dự đoán về mức
thu nhập. Tuy nhiên, giá cổ phiếu không phải lúc nào cũng có mối quan hệ chặt chẽ với thu
nhập. Có những thời điểm, giá cổ phiếu tăng nhanh hơn thu nhập; vào những thời điểm
khác, nó bị tụt lại đằng sau thu nhập. Đôi khi trên thực tế, nó lại biến động theo chiều
hướng ngược lại với thu nhập. Do vậy, dù một người theo dõi rất sát thị trường đã dự đoán
đúng xu hướng thay đổi của thu nhập, nhưng không có gì bảo đảm rằng anh ta có thể dự
đoán chính xác xu hướng biến đổi của giá cổ phiếu.
Cổ tức, những người theo trường phái này cho rằng cổ tức là nhân tố cơ bản, chủ
yếu thứ hai sau thu nhập, trong việc xác định giá chứng khoán. Thực chất điều này không
khác gì một câu thành ngữ cổ xưa “1 con chim trong nhà có trị giá bằng 2 con chim trong
rừng”. Tuy nhiên, cổ tức không đóng vai trò quan trọng đối với loại cổ phiếu tăng trưởng
là loại cổ phiếu mà người ta coi sự tăng giá của chúng là rất quan trọng, thường xuyên
mang lại lợi suất đầu tư cuối cùng lớn hơn nhiều so với cổ tức hiện tại. Một công ty tăng
trưởng có khả năng sử dụng số vốn này có hiệu quả hơn cho các cổ đông, là những người
luôn phải tìm kiếm cơ hội đầu tư. Trong tất cả các nhân tố báo chí sử dụng để giải thích về
sự biến động giá hàng ngày của từng cổ phiếu, các thông tin về cổ tức luôn được xếp ở vị
trí quan trọng gần đầu.
Lãi suất, mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là gián tiếp và luôn thay đổi.
Nguyên nhân là do luồng thu nhập từ cổ phiếu có thể thay đổi theo lãi suất và chúng ta
không thể chắc chắn liệu sự thay đổi của luồng thu nhập này có làm tăng hay bù đắp cho
mức biến động về lãi suất hay không. Để giải thích rõ vấn đề này, chúng ta sẽ xem xét các
khả năng có thể xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng, cụ thể như sau:
Lãi suất tăng do tỷ lệ lạm phát tăng và thu nhập công ty theo đó cũng tăng vì công
ty có thể tăng giá cho phù hợp với mức tăng của chi phí. Trong trường hợp này, giá cổ
phiếu có thể khá ổn định vì ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng tỷ suất lợi nhuận đã được đền
bù một phần hay toàn bộ bởi phần tăng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập và cổ tức.
Lãi suất tăng, nhưng luồng thu nhập dự tính thay đổi rất ít do công ty không có khả
năng tăng giá để phù hợp với chi phí tăng, do vậy, giá cổ phiếu giảm. Tỷ suất lợi nhuận
quy định có thể tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức là không đổi, nên mức chênh lệch

giữa 2 nhân tố này càng lớn.
Lãi suất tăng trong khi luồng thu nhập giảm vì các nguyên nhân làm tăng lãi suất
lại gây tác động xấu tới thu nhập của công ty. Hoặc là người ta có thể hình dung thời kỳ
lạm phát trong đó chi phí sản xuất tăng, nhưng nhiều công ty không thể tăng giá, dẫn tới
biên độ lợi nhuận giảm. Tác động của một loạt các sự kiện này là rất tồi tệ. Trong những
trường hợp này, giá cổ phiếu sẽ sụt nghiêm trọng vì tỷ suất lợi nhuận giảm khi cổ tức
giảm, dẫn tới chênh lệch giữa 2 nhân tố này càng lớn.
Đối với những trường hợp ngược lại so với các trường hợp trên, bạn có thể hình
dung ra một loạt các khả năng ngược lại khi lạm phát và lãi suất giảm. Mối quan hệ giữa
lạm phát, lãi suất và giá cổ phiếu là một vấn đề đòi hỏi phải có kinh nghiệm và ảnh hưởng
của chúng thay đổi theo từng thời kỳ. Do vậy, mặc dù mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất
và thu nhập từ cổ phiếu là tiêu cực, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Hơn
nữa, ngay cả khi điều này là đúng trên toàn bộ thị trường, thì vẫn tồn tại một số ngành nhất
định có thể có thu nhập và cổ tức tạo ảnh hưởng tích cực từ những biến động về lạm phát
và lãi suất. Trong trường hợp này, giá cổ phiếu có mối quan hệ tốt với lạm phát và lãi suất.
Giá cả hàng hoá (lạm phát), Lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ đã cung cấp
nhiều thông tin về sự bất cập của giá chứng khoán trong mối quan hệ với giá hàng hoá. Từ
năm 1923 tới 1929 là một giai đoạn đáng ghi nhớ khi giá bán buôn ổn định và giá hàng hoá
có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, trong thời kỳ đó, giá chứng khoán theo thống kê tăng
vọt phổ biến trên các thị trường đầu cơ giá lên. Ngược lại, giá hàng hoá tăng vào năm
1940, 1941, và 1942, nhưng giá cổ phiếu lại hạ. Vào mùa xuân năm 1946, việc kiểm soát
giá hàng hoá đã bị bãi bỏ, và lạm phát về giá hàng hoá đã lên tới đỉnh điểm cho đến hết
năm và tiếp tục tăng cho đến đến giữa năm 1948, giá cả tăng đều trong hai năm. Giá cổ
phiếu bắt đầu biến động gần như vào đúng ngày giá hàng hoá bắt đầu tăng vào năm 1946;
giá cổ phiếu giảm mạnh từ tháng 8 cho tới cuối năm. Nói cách khác, giá chứng khoán sụp
đổ vào năm 1946 đúng vào thời điểm nguy cơ lạm phát tăng mạnh nhất do ảnh hưởng của
Chiến tranh thế giới lần thứ II.
Sự không nhất quán trong các phản ứng của giá cổ phiếu trước sự thay đổi giá hàng
hoá đã làm nhà phân tích ngày càng chán nản bởi vì giá cổ phiếu trước đây thường có xu
hướng biến động trước khi giá hàng hoá biến động tới vài tháng. Do vậy, dường như giá

hàng hoá với tư cách là một chỉ số của giá chứng khoán tỏ ra không đáng tin cậy và có lẽ là
không có giá trị.
Các yếu tố kinh tế khác
Trong những năm gần đây, các chỉ số hàng đầu thường được các nhà dự báo chứng
khoán nhắc tới bao gồm số liệu về việc làm, những thay đổi về hàng tồn kho, và những
biến động về lượng cung tiền. Lãi suất cơ bản (thường là lãi suất trái phiếu chính phủ)
trong những năm gần đây đã thu hút sự chú ý đáng kể cho dù từ lâu nó chỉ được coi là một
nhân tố không đáng kể chứ không phải là nhân tố hàng đầu. Bởi vì giá chứng khoán là một
trong những chỉ số được coi trọng nhất trong 12 chỉ số hàng đầu, nên các nhà dự báo cho

×