Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách tới sinh trưởng và năng suất của giống dong riềng DR3 tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ NGỌC HUỆ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH TỚI
SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DONG RIỀNG DR3 TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: Nông học
: 2011 - 2015

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ NGỌC HUỆ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH TỚI
SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DONG RIỀNG DR3 TẠI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: Nông học
: K43 - Trồng trọt N01
: 2011 - 2015
: PGS.TS Nguyễn Viết Hƣng

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự quan tâm
của nhiều tập thể, cá nhân. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu và các tập thể thầy giáo, cô giáo khoa Nông học Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS

Nguyễn Viết Hưng, khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi vượt khó khăn đề hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn luôn động viên
giúp đỡ tôi về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập và thời gian thực
hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa.
Do còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên không
tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự giúp đỡ góp ý kiến bổ sung của các
thầy cô giáo và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Thị Ngọc Huệ


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng
của dong riềng ................................................................................. 23
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
dong riềng ....................................................................................... 25
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng đường kính thân
của dong riềng ................................................................................. 28
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của mật độ đến động thái ra lá của dong riềng............ 30
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của mật độ đến một số đặc điểm hình thái và độ đồng
đều của dong riềng .......................................................................... 32
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của mật độ đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng
chống đổ của dong riềng ................................................................. 34

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của dong riềng ......................................................................... 37
Bảng 4.8: Sơ bộ hạch toán kinh tế cho các công thức thí nghiệm .................. 39


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Đồ thị ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao
của dong riềng ................................................................................. 26
Hình 4.2. Đồ thị động thái tăng trưởng đường kính thân của dong riềng....... 29
Hình 4.3: Đồ thị động thái ra lá của dong riềng.............................................. 31
Hình 4.4. Đồ thị năng suất của cây dong riềng ............................................... 37
Hình 4.5. Đồ thị hiệu quả kinh tế của dong riềng ........................................... 39


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

Cs

: Cộng sự

CIP


: Trung tâm khoai tây quốc tế

ĐHNL

: Đại học Nông Lâm

KHSS

: Khoa học sự sống

Đ/C

: Đối chứng

Ha

: Hecta

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu


v

MỤC LỤC

Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ......................................................... 3
1.2.1. Mục đích của đề tài ................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong sản xuất ............................................................................ 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................. 5
2.2. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái yêu cầu
sinh thái của cây dong riềng .................................................................... 5
2.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 5
2.2.2. Phân loại cây dong riềng ......................................................................... 6
2.2.3. Phân bố dong riềng.................................................................................. 6
2.2.4. Đặc điểm thực vật học cây dong riềng .................................................... 6
2.2.5. Yêu cầu sinh thái của cây dong riềng ..................................................... 8
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới và Việt
Nam ........................................................................................................ 9
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới .......................... 9
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Việt Nam ....................... 10
2.4. Tình hình nghiên cứu dong riềng trên thế giới và Việt Nam ............ 13
2.4.1. Tình hình nghiên cứu cây dong riềng trên thế giới ............................... 13
2.4.2. Tình hình nghiên cứu dong riềng ở Việt Nam ...................................... 14
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..................................................................................................... 18


vi


3.1. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 18
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 18
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 18
3.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm ............................................................... 19
3.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 20
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 23
4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới tỷ lệ nảy mầm và thời gian sinh
trưởng của dong riềng ............................................................................ 23
4.2. Ảnh hưởng của mật độ tới khả năng sinh trưởng của dong riềng ..... 25
4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao
của dong riềng ................................................................................................. 25
4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng đường
kính thân của dong riềng ................................................................................. 27
4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái ra lá của dong riềng .................. 30
4.3. Ảnh hưởng của mật độ đến đặc điểm hình thái của dong riềng ........ 32
4.4. Ảnh hưởng của mật độ đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng
chống đổ của dong riềng ........................................................................ 34
4.5. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của dong riềng ....................................................................... 36
4.6. Hạch toán hiệu quả kinh tế của một số mật độ trồng dong riềng. ..... 39
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................... 41
5.1. Kết luận .......................................................................................... 41
5.2. Đề nghị ........................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 42



1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang rất quan
tâm tìm hướng giải quyết cho những vấn đề quan trọng như khủng hoảng về
năng lượng, các rủi ro về môi trường và an ninh lương thực. Đã có nhiều nước
quan tâm phát triển nhiều loại cây trồng đảm bảo đáp ứng về lương thực, thực
phẩm cho người và gia súc, gia cầm, trong đó có nghiên cứu và phát triển cây
dong riềng. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, nhiều địa phương đã tập
trung chỉ đạo phát triển cây dong riềng và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, có
nơi cây dong riềng còn góp phần xóa đói giảm nghèo như Bắc Kạn, Điện
Biên, Quảng Ninh, Lai Châu…
Vùng Trung du và miền núi phía bắc Việt Nam là địa bàn đào tạo,
nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu của địa bàn Thái Nguyên gồm 16 tỉnh với
diện tích 10.311.876 ha (chiếm 31% diện tích cả nước), dân số 13.291.000,
chiếm 15,1% dân số cả nước (trong đó 40% là người dân tộc thiểu số). Vùng
trung du miền núi phía Bắc được xác định là vùng có tiềm năng lớn về phát
triển nông lâm nghiệp. Trong những năm qua, nông lâm nghiệp của vùng có
nhiều thay đổi nhờ các chính sách hỗ trợ của chính sách hỗ trợ phát triển của
nhà nước và địa phương. Tuy nhiên do hạn chế về trình độ dân trí, điều kiện
địa lý, giao thông và tập quán canh tác lạc hậu…nên vùng Trung du, miền núi
phía Bắc vẫn là vùng chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao,
thu nhập của người dân còn thấp. Hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế, đảm bảo
an toàn lương thực và xóa nghèo là rất cần thiết. Để giải quyết vấn đề đó cần
có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc lựa chọn cây trồng có giá trị kinh tế
cao, phù hợp với tiềm năng của địa phương và nhu cầu của người dân là vấn
đề được ưu tiên hàng đầu.



2

Cây dong riềng (Canna edulis Ker) cây thân thảo, họ dong riềng
(Cannaceae) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Trên thế giới dong riềng có khá
nhiều giá trị sử dụng như tinh bột cung cấp dinh dưỡng cho con người, thân
lá làm thức ăn gia súc, phần non có thể làm rau ăn, hạt non được dùng làm
nhân bánh, hạt già có thể làm đồ trang sức, (Pulmass, 1985). Cây dong
riềng được trồng ở nước ta vào đầu thế kỷ 19.
Dong riềng là cây sinh trưởng phát triển mạnh, có khả năng thích ứng
rộng trồng được trên nhiều loại đất kể cả các vùng đất nghèo dinh dưỡng, có
khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận đặc biệt là chịu hạn, năng suất
củ tươi có thể đạt từ 45 - 60 tấn/ha, hàm lượng tinh bột từ 13,36 - 16,4%
(Nguyễn Thiếu Hùng và Cs, 2010)[5]. Do có hàm lượng tinh bột cao nên củ
dong riềng thường được dùng để chế biến tinh bột, chăn nuôi gia súc đặc biệt
là được sử dụng để làm miến dong, bánh đa, bánh mì, bánh bao, kẹo… Ngoài
ra thân lá dong riềng còn dùng cho chăn nuôi gia súc nên góp phần tận dụng
chăn nuôi phát triển. Theo đánh giá của người dân dong riềng dễ trồng, ít tốn
công chăm sóc nên trồng dong riềng có hiệu quả kinh tế cao. Một ha trồng
dong riềng cho doanh thu 80 - 100 triệu, trừ chi phí đi khoảng 20 - 25 triệu,
người dân có thể lãi trung bình khoảng 60 - 80 triệu đồng/ha (thu từ củ).
Trồng dong riềng trên diện tích lớn hoặc chế biến thành tinh bột có thể lãi
nhiều hơn.
Cây dong riềng là cây có giá trị kinh tế cao, có thể trồng trên nhiều loại
đất khác nhau mà vẫn cho năng suất cao, do đó cây dong riềng được đồng bào
nhiều cùng quan tâm phát triển, nhất là ở miền núi và được xem như một loại
cây chiến lược cho sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, năng
suất của dong riềng ở nước ta còn thấp, do thực hiện một số biện pháp kỹ
thuật thâm canh chưa cao và chưa đồng bộ như chưa trồng đúng thời vụ cũng
như mật độ khoảng cách không hợp lý.



3
Để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất dong riềng,
việc nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ mới như: Giống,
các biện pháp kỹ thuật canh tác (mật độ trồng, thời vụ) vào sản xuất dong
riềng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng dong riềng, tạo công ăn việc làm,
nâng cao thu nhập cho người dân là vấn đề cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách tới sinh trưởng và năng suất
của giống dong riềng DR3 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Xác định mật độ trồng thích hợp cho dong riềng nhằm nâng cao năng
suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dong riềng.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của giống dong
riềng năm DR3.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tình hình sâu bệnh hại và
khả năng chống đổ của giống dong riềng DR3.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống dong riềng DR3.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã
học, áp dụng vào thực tế tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi thêm kiến thức
cũng như kinh nghiệm trong sản xuất.
- Trên cơ sở học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn đã
giúp cho sinh viên nâng cao được chuyên môn, có phương pháp và tổ chức
tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.



4

1.3.2. Ý nghĩa trong sản xuất
Là cơ sở khuyến cáo kỹ thuật cho nông dân lựa chọn mật độ trồng phù
hợp có năng suất cao, chất lượng tốt nhất để đưa vào áp dụng sản xuất đại trà
nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh
trung du miền núi phía Bắc nói chung.


5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Mỗi một loại cây trồng yêu cầu một mật độ trồng nhất định. Mật độ
trồng thích hợp sẽ giúp cho cây sử dụng tối đa các điều kiện của đồng ruộng
giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, khả năng tích lũy của cây tăng từ đó tăng
năng suất và chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế. Khi trồng ở mật độ càng
cao mức độ cạnh tranh diễn ra càng quyết. Khi đất không cung cấp đủ nhu
cầu dinh dưỡng cây sẽ phát triển kém, củ sẽ nhỏ. Trong khoảng không gian
hẹp, để có thể lấy được ánh sáng cây phải phát triển chiều cao cây tối đa vì
vậy sẽ làm cho cây yếu, khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh
kém. Trồng ở mật độ thấp cây không phải cạnh tranh dinh dưỡng nên sinh
trưởng phát triển tốt, cho củ to nhưng năng suất quần thể giảm. Vì vậy việc
nghiên cứu để xác định mật độ trồng phù hợp góp phần xây dựng quy trình kỹ
thuật và mức đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
2.2. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái yêu cầu sinh
thái của cây dong riềng
2.2.1. Nguồn gốc
Cây dong riềng có nguồn gốc phát sinh ở Peru, Nam Mỹ, được trồng ở

nước ta vào đầu thế kỷ 19. Được chế biến lấy bột để làm lương thực và thực
phẩm là chính. Người ta đã phát hiện được 7 loại dong riềng có nguồn gốc
phát sinh ở Nam Mỹ và Trung Quốc (Darlington và Janaki, 1945) đó là:
- Canna discolor ở Tây Ấn nhiệt đới.
- C. Flauca ở Tây Ấn và Mehico.
- C. Flaccidia ở Nam Mỹ.
- C. Edulis ở Châu Mỹ nhiệt đới.


6
- C. Indica ở Châu Mỹ nhiệt đới.
- C. Libata ở Braxin.
- C. Humilis ở Trung Quốc.
Ngày nay dong riềng được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới và á
nhiệt đới. Nam Mỹ là trung tâm đa dạng của dong riềng nhưng châu Á, châu
Úc và châu Phi là những nơi trồng và sử dụng dong riềng nhiều nhất (Cecil,
1992; Hermann, 1999).
2.2.2. Phân loại cây dong riềng
- Tên khoa học: Canna Edulis Ker
- Dong riềng thuộc họ chuối hoa Cannacea
- Bộ: Scitaminales
- Số lượng nhiễm sắc thể là 9, có 2 dạng nhị bội 2n = 2X = 18 và tam
giác bội 2n = 2X = 27
2.2.3. Phân bố dong riềng
Trên thế giới dong riềng được trồng quy mô thương mại lớn tại các
nước vùng Nam Mỹ, Châu Phi và một số nước Nam Thái Bình Dương. Tại
Châu Á, dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, Nam Trung Quốc, Úc
và Đài Loan (Hermann và CS, 2007)[15].
2.2.4. Đặc điểm thực vật học cây dong riềng
Thân: Thân của cây dong riềng gồm 2 loại là thân sinh khí và thân củ.

Thân sinh khí trung bình cao từ 1,2 m đến 1,5 m có những giống có thể cao
trên 2,5m. Thân cây thường có màu xanh hoặc xen tím. Thân gồm những lóng
kéo dài, giữa lóng là các đốt. Thân sinh khí được tính từ đốt tiếp phần củ. Giải
phẫu thân sinh khí cho thấy bên ngoài thân được cấu tạo bởi lớp biểu bì mô
xếp thành những bó tròn có tác dụng chống đỡ cho cây, tiếp đến là những bó
libe và mạch gỗ, trong cùng là nhu mô.


7

Củ: Củ dong riềng hình thành từ thân rễ phình to, những củ to có thể
đạt những củ to có thể đạt chiều dài 60 cm. Thân rễ gồm nhiều đốt, mỗi đốt có
một lá vảy, lúc mới ra lá vảy có hình chóp nhọn dần dần to ra sẽ bị rách và
tiêu dần. Trên mỗi đốt của thân củ có nhiều mầm có thể phát triển thành
nhánh, nhánh có thể phân chia thành các nhánh cấp 1 hay đến cấp 3. Vỏ của
thân có thể có màu trắng, vàng kem đến màu tía hồng. Kích thước củ biến
động khá lớn phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm bón. Giải phẫu thân rễ
cho thấy phía ngoài cùng của củ là biểu bì gồm những tế bào dẹt, tiếp theo là
những nhu mô bên trong có những bó cương mô và những bó mạch dẫn libe
và gỗ, tiếp là lớp tế bào nhu mô bên trong có chứa ít một số hạt tinh bột, vào
trong là lớp trụ bì rất rõ và trong cùng là nhu mô chứa nhiều hạt tinh bột. So
với thân khí sinh, thân rễ có ít bó cương mô hơn.
Năng suất dong riềng rất cao. Nếu trồng ở nơi đất tốt, một khóm dong
riềng có thể thu được 15 - 20 kg củ. Trồng thâm canh trên diện tích lớn cho
năng suất 50 - 60 tấn/ha.
Lá: Lá dong riềng gồm phiến lá và cuống lá với bẹ lá ở phía gốc, lá của
cây dong riềng thuôn dài, mặt trên của lá có màu xanh hoặc xanh lục xen tím,
mặt dưới màu xanh hoặc màu tím. Lá dài khoảng 35 - 60 cm và có chiều rộng từ
22 - 25 cm. Mép lá nguyên, xung quanh mép lá có viền một đường màu tím đỏ
hoặc trắng trong. Phiến lá có gân giữa to, gân phụ song song, có màu xanh hoặc

tím đỏ. Cuống lá dạng bẹ ôm lấy thân có chiều dài khoảng 8 - 15 cm.
Rễ: Bộ rễ cây dong riềng thuộc loại rễ chùm, rất phát triển. Rễ mọc từ
các đốt thân củ, từ lớp tế bào trụ bì ở đốt thân củ phát triển ra thành rễ. Rễ của
cây dong riềng phát triển liên tục phân thành rễ cấp 1, cấp 2 và cấp 3 (tùy
thuộc vào giống). Do củ phát triển theo chiều ngang nên rễ chỉ ăn sâu vào đất
khoảng 20 - 30 cm.
Hoa: Hoa dong riềng xếp thành cụm, cụm hoa dạng chùm, hoa mọc ở
ngọn cây. Cây thường mang ít hoa lưỡng tính, không đều. Cụm hoa được bao


8
bởi một mo chung như hoa chuối. Chùm hoa thiết diện hình tam giác, có từ 6
- 8 đốt, mỗi đốt có 2 hoa, đốt dưới cùng và trên cùng có hoa.
Cấu tạo hoa gồm có 3 lá đài hình cánh rời nhau, 3 cánh hoa dài thon
cuộn theo chiều dài. Hoa có 5 nhị đực, ngoài có 3 nhị thì 2 nhị biến thành bản
hình cánh hoa, 1 nhị biến thành cánh môi cuộn lại phía trước. Vòng trong có 2
nửa còn lại cũng biến thành hình cánh. Tất cả các nhị đều có màu sắc sặc sỡ,
màu cánh biến động từ màu đỏ tươi đến màu vàng điểm đỏ. Bầu hoa có 3 ô,
mỗi ô có từ 6 - 8 noãn, phía trên bầu có tiết mùi thơm. Thời gian từ nụ đến nở
hoa từ 3 - 5 ngày, hoa nở theo thứ tự từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài. Hoa
nở vào buổi sáng, mỗi hoa nở từ 1 - 2 ngày.
Quả: Quả của cây dong riềng thuộc dạng quả nang, hình trứng ngược,
kích thước khoảng 3 cm.
Hạt: Hạt của cây dong riềng có màu đen, hình tròn đường kính 3,5 5mm. Khối lượng 1000 hạt khoảng 12 - 13g.
2.2.5. Yêu cầu sinh thái của cây dong riềng
2.2.5.1. Nhiệt độ
Cây dong riềng thích hợp với nhiệt độ từ 25 - 300C, điều kiện ấm áp
dong riềng sinh trưởng phát triển khỏe hơn, tốc độ đồng hóa cao và đẩy nhanh
quá trình hình thành thân củ, thời tiết hanh và hơi lạnh đẩy nhanh quá trình
vận chuyển tinh bột từ lá xuống thân củ và dong riềng chịu lạnh khá nên có

khả năng trồng ở độ cao trên 2500 m so với mặt nước biển.
2.2.5.2. Ánh sáng
Dong riềng không cần nhiều ánh sáng, nên có thể trồng dưới tán cây ăn
quả, cây sinh trưởng bình thường nơi cớm nắng. Ngày dài có ảnh hưởng lớn đến
việc hình thành củ. Điều kiện ngày ngắn, cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy sự
hình thành phát triển củ, trong khi ngày dài lại thúc đẩy phát triển thân lá.


9
2.2.5.3. Đất trồng
Dong riềng là cây có yêu cầu về đất không khắt khe so với cây trồng
khác nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên trồng trên đất
cát pha, nhiều mùn, đủ ẩm là tốt nhất để cho năng suất cao. Dong riềng là loại
cây chịu úng kém do vậy đất trồng dong riềng phải là nơi dễ thoát nước. Đất
đọng nước làm cho bộ rễ hô hấp kém có thể dẫn đến thối củ.
2.2.5.4. Nước
Dong riềng có đặc điểm chịu hạn tốt, có thể bố trí trên đất dốc trên 150,
ít ẩm, nhưng dong riềng không chịu được ngập úng, nếu bị ngập úng cây
thường bị vàng lá, thối củ. Vùng trồng dong riềng ở vùng có lượng mưa thích
hợp 900 - 1200 mm.
2.2.5.5. Chất dinh dưỡng
Cũng như các cây có củ khác, dong riềng yêu cầu có đầy đủ các nguyên
tố dinh dưỡng NPK, trong đó K có ý nghĩa trong việc tăng khối lượng củ. Cây
dong riềng yêu cầu đất tốt giàu mùn để cho năng suất cao. Những nơi đất quá
cằn cỗi nên bón thêm phân hữu cơ. Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc tăng năng suất củ của dong riềng.
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới
Trên thế giới dong riềng được ở quy mô thương mại tại các nước vùng
Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á và một số nước Nam Thái Bình Dương. Diện

tích dong riềng trên thế giới khoảng 200.000 - 300.000 ha. Năng suất bình
quân đạt 30 tấn/ha. Châu Phi là châu lục có sản lượng và diện tích trồng dong
riềng lớn nhất thế giới. Năng suất trung bình đạt khoảng 30 tấn/ha.
Tại Châu Á, Trung Quốc là nước sản xuất nhiều dong riềng, ngoài ra
được trồng tại Thái Lan, Indonesia, Úc và Đài Loan (Hermann và Cs,
2007)[15].


10

2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Việt Nam
Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính thức về tình hình sản xuất
dong riềng tại Việt Nam, tuy nhiên một số nghiên cứu cũng đưa ra con số ước
đoán về diện tích dong riềng nước ta những năm gần đây khoảng 30.000 ha
với các giống dong riềng lấy củ và dong riềng cảnh được trồng phổ biến khắp
cả nước, từ vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi cao như tình Lào Cai, Hà
Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên… Sản lượng hàng năm đạt
450.000 tấn củ tươi. Theo kết quả điều tra thực tế cho thấy, trước đây dong
riềng được trồng chủ yếu trên đất cằn cỗi, đất tận dụng, nhưng ngày nay ở
một số địa phương tại Hưng Yên, Hà Nội dong riềng đã được trồng thành
vùng sản xuất trên diện tích lớn tập trung (150 - 300 ha/địa điểm) như Khoái
Châu, Văn Giang (Hưng Yên), Quốc Oai, Hoài Đức, Thanh Trì, Thường Tín,
Ba Vì (Hà Nội). Ở nước ta, sản xuất dong riềng chủ yếu để chế biến tinh bột,
làm nguyên liệu sản xuất miến dong (Nguyễn Khắc Quỳnh và Trương Văn
Hộ, 1995). Tuy nhiên, các quy trình chế biến miến dong ở nước ta hiện nay
vẫn mang tính thủ công và chỉ có một số ít nhà máy sử dụng tinh bột dong
riềng để sản xuất miến ăn liền, không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nên hàng
năm nước ta vẫn phải nhập hàng ngàn tấn tinh bột dong ẩm từ Vân Nam,
Trung Quốc.
Cây dong riềng hiện đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc

xóa đói, giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nông
thôn miền núi. Là cây trồng tăng thu nhập cho nông dân tại một số vùng đặc
thù như nơi đất dốc, khô hạn, khí hậu lạnh như Bắc Kạn, Sơn La, Lạng Sơn,
Lai Châu…Cụ thể như sau:
* Sản xuất dong riềng tại Bắc Kạn:
Nằm trong khu vực trung du miền núi phía bắc, Bắc Kạn là tỉnh có địa
hình phức tạp, độ dốc cao sản xuất nông nghiệp ít manh mún, chủ yếu là đất


11
lâm nghiệp và đất đồi núi. Cây dong riềng là cây trồng phù hợp và có khả
năng phát triển ở Bắc Kạn
Bắc Kạn có diện tích trồng dong riềng năm 2012 là 1800 ha, năm 2013
là 2940 ha tập trung ở các huyện Na Rì, Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông, Pắc
Nặm. Năm 2013, kế hoạch ban đầu của tỉnh là 2100 ha, nhưng thực tế đã lên
tới 2493 ha, tăng 40% so với diện tích ban đầu, sản lượng đạt gần 175000 tấn
đặt ra áp lực rất lớn trong công tác tiêu thụ dong riềng, giá cả xuống thấp,
nhiều hộ trồng dong riềng bị thua lỗ. Đứng trước tình hình đó, tỉnh Bắc Kạn
đã chỉ đạo các cấp, các ngành tạo mọi điều kiện khuyến khích các tổ chức, cá
nhân mở doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập, xây dựng cơ sở chế biến tinh
bột, tổ chức những chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật từ những
địa phương có kinh nghiệm về sản xuất, chế biến dong riềng (Phương Thảo,
2014)[8]. Năm 2014, diện tích trồng mà tỉnh xây dựng kế hoạch khoảng 1700
ha, nhưng thực tế toàn tỉnh chỉ trồng được 800 ha, đạt 47% so với kế hoạch,
bằng 1/2 so với năm 2013 do vậy giá dong riềng và bột dong đều tăng.
Hiện nay, số cơ sở sản xuất dong riềng trên địa bàn tỉnh là khá lớn, trên
150 cơ sở và có thể tiêu thụ cho khoảng 1700 ha. Tuy nhiên, với 800 ha dong
riềng trồng được của năm 2014 đã gây ra việc thiếu nguyên liệu cho các cơ
sản xuất. Vì vậy việc quy hoạch, định hướng trong việc phát triển dong riềng
cây trông mũi nhọn của chính quyền địa phương là rất quan trọng. Năm 2015,

kế hoạch trồng dong riềng của toàn tỉnh là 1000 ha (Phạm Thúy, 2015)[9].
* Sản xuất dong riềng tại huyện Văn Quan, Lạng Sơn
Thực hiện chương trình hỗ trợ vốn phát triển sản xuất xây dựng nông
thôn mới, huyện Văn Quan đã lựa chọn các mô hình cây trồng, vật nuôi trong
quy hoạch phát triển kinh tế của huyện, phù hợp với đất đai, khí hậu của từng
địa bàn và có đầu ra ổn định. Trong đó, mô hình trồng cây dong riềng đã đem


12
lại hiệu quả thiết thực. Năm 2014, huyện đang nhân rộng mô hình này với
diện tích tăng gấp 5 lần diện tích trồng năm 2013.
Năm 2013, xã Tràng Phái đã xây dựng mô hình từ nguồn vốn hỗ trợ
sản xuất chương trình xây dựng nông thôn mới. Người dân hưởng ứng thực
hiện vụ đầu tiên trồng được 3,2 ha với 58 hộ dân tham gia dự án. Cây trồng
phù hợp đất, sinh trưởng, phát triển tốt nên tháng 12/2013, xã Tràng Phái đã
thu hoạch đạt sản lượng 100 tấn/ha. Giá trị kinh tế đạt gần 120 triệu đồng/ha.
Tính trên cùng diện tích, lợi nhuận từ cây dong riềng cao gấp 2 - 3 lần so với
trồng ngô, sắn. Sản phẩm đã được cơ sở chế biến dong riềng do Viện Nghiên
cứu phát triển nông thôn miền núi đầu tư máy móc, dây chuyền tại xã Tràng
Phái thu mua. Ngoài ra, thân cây còn tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, phân
bón hữu cơ rất hiệu quả.
Từ hiệu quả vụ thu hoạch này, năm 2014, huyện đã tiếp tục tuyên
truyền, nhân rộng mô hình trồng cây dong riềng. Năm 2014, mô hình được
nhân rộng tại hai xã Tràng Phái và Xuân Mai. Tổng diện tích trồng cây dong
riềng đạt 17,5 ha, tăng 14,3 ha so với năm 2013. Trong đó, tại xã Tràng Phái
mở rộng diện tích 11,5 ha, xã Xuân Mai 6 ha (Lâm Như, 2014)[7].
* Sản xuất dong riềng tại xã Bình Lư, huyện Tam Đường, Lai Châu
Bình Lư là xã có diện tích trồng cây dong riềng lớn nhất huyện Tam
Đường. Vụ dong riềng năm 2014, toàn xã Bình Lư gieo trồng được 230ha, đạt
100% kế hoạch, tăng hơn 100 ha so cùng kỳ năm 2013, với giống dong riềng

chủ yếu DR1, tập trung nhiều nhất ở các bản: Hoa Lư, Vân Bình, Tòng
Pẳn…Năng suất ước đạt bình quân từ 58 - 60 tấn/ha, cao hơn năm 2013
khoảng 2 tấn/ha.
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn xã có 6 cơ sở chế biến tinh bột
dong riềng, ngay từ giữa tháng 10/2014, các xưởng này cũng đã bắt đầu đi


13
vào hoạt động, tiến hành thu mua củ dong cho người dân địa phương (Trọng
Toản - Yến Thanh, 2014)[10].
2.4. Tình hình nghiên cứu dong riềng trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình nghiên cứu cây dong riềng trên thế giới
Nghiên cứu về dong riềng ở các nước còn nhiều hạn chế. Theo
Hermann và Cs (2007)[15] cây dong riềng là loài cây triển vọng cho hệ thống
nông lâm kết hợp vì nó có những đặc điểm quý như chịu bóng râm, trồng
được ở những nơi có điều kiện bất thuận như thiếu nước, thời tiết lạnh. Củ
dong riềng có công dụng như: Luộc để ăn, làm bột, nấu rượu. Bột dong riềng
dễ tiêu hóa nên có thể làm nguồn thức ăn rất tốt cho trẻ nhỏ và người ốm. Bột
dong riềng có thể dùng làm hạt trân châu, miến, bánh đa, bánh mì, bánh bao,
mì sợi, kẹo và thức ăn chăn nuôi. Đối với miền núi, những nơi kinh tế còn
khó khăn, dong riềng cũng là cây có thể đảm bảo an ninh lương thực. Trong
thân cây dong riềng có sợi màu trắng, có thể được sử dụng để chế biến thành
sợi dệt thành các loại bao bì nhỏ. Củ dong riềng có thể làm thức ăn chăn nuôi,
tuy nhiên cả củ, thân, lá đều được dùng vào mục đích này. Những vùng có
truyền thống trồng dong riềng chế biến thành bột thì bã có thể dùng nấu rượu,
nấu xong có thể dùng bã rượu phục vụ chăn nuôi. Bã thải của chế biến tinh
bột cũng có thể ủ làm phân bón cho cây trồng và làm giá thể trồng nấm ăn.
Ngoài ra, hoa dong riềng có màu sắc sặc sỡ, bộ lá đẹp có thể sử dụng làm cây
cảnh trong vườn nhà.
Ở Ecuador, dong riềng được trồng trên cát pha, ở độ cao 2340 m trên

mực nước biển, trong điều kiện nhiệt độ bình quân 15 - 170C. Trong 6 tháng
đầu người ta đã trồng xen với khoai tây, sau 12 tháng thu hoạch cho năng suất
củ trung bình 56 tấn/ha, chỉ số thu hoạch 56 + 8%.
Nghiên cứu đánh giá 26 mẫu giống dong riềng từ ngân hàng gen dong
riềng quốc tế CIP tại Ecudor, trong nhà lưới ở độ cao 2400 m, biên độ 12 -


14
270C với mật độ 2 cây/m2, trên nền đất cát pha không bón phân. Hermann và
CS đã thu được kết quả rất thú vị. Năng suất củ tươi đạt từ 17 - 96 tấn/ha, hàm
lượng tinh bột trong củ tươi đạt từ 4 - 22% và đạt 12 - 31% quy về chất khô,
hàm lượng đường hòa tan trong củ tươi là 5 - 11 độ Brix. Nhóm tác giả trong
công bố của mình đã kết luận, mặc dù hàm lượng tinh bột trong củ dong riềng
thấp nhưng do năng suất củ rất cao nên vẫn có năng suất tinh bột đạt 2,8 14,3 tấn/ha và chỉ số thu hoạch cao nên dong riềng là cây tăng thu nhập của
nông dân nghèo ở các vùng cao nhiệt đới. Tuy nhiên cho đến nay, tại các
nước có trồng dong riềng thì vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu.
Ở Châu Á, Trung Quốc và Việt Nam là những nước trồng và sử dụng
dong riềng hiệu quả nhất (Hermann, Cs, 2007)[15].
Hiện nay trên thế giới chọn tạo giống dong riềng chủ yếu chọn lọc từ
nguồn gen hoang dại, sau đó tiến hành cải tiến nguồn gen để chọn lọc giống
mới. Nhưng cũng có một số ít công trình đã nghiên cứu chọn giống dong
riềng bằng chỉ thị phân tử.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu dong riềng ở Việt Nam
Dong riềng có nhiều tên địa phương khác nhau như khoai chuối, khoai
lào, dong tây, củ đao, khoai riềng, củ đót chuối nước. Dong riềng được nhập
vào Việt Nam đầu thế kỷ 19. Năm 1898, người pháp đã trồng thử dong riềng
ở nước ta nhưng công việc đã bị dừng lại vì thời đó chưa biết chế biến tinh
bột dong riềng (Lý Ban, 1963)[1]. Từ năm 1961 đến năm 1965 một số nghiên
cứu về nông học với cây dong riềng đã được thực hiện tại Viện khoa học kỹ
thuật nông nghiệp (INSA) nhằm mục đích mở rộng diện tích dong riềng, tuy

nhiên dong riềng vẫn không được quan tâm vì thiếu công nghệ chế biến và
tiêu thụ thấp. Từ năm 1986 do nhu cầu sản xuất miến bột từ bột dong riềng
ngày càng tăng nên diện tích loại cây này đã được người dân tự phát mở rộng.
Những địa phương trồng dong riềng với diện tích lớn là Hòa Bình, Ngoại


15
thành Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Kạn, Thái
Nguyên và Đồng Nai.
Theo một số tài liệu, vì trong thân lá dong riềng có một lượng dự trự
chất dinh dưỡng khá cao (ép 7 cây dong riềng cho 1,5 lít nước, trong đó dinh
dưỡng chiếm 86%) do đó dong riềng chịu hạn tốt hơn lúa, khoai lang và sắn.
Dong riềng có sức sống rất mạnh, có khả năng thích nghi cao với điều kiện
ngoại cảnh, có sức chống chịu tốt với sâu bệnh. Cây không có nhu cầu nhiều
về ánh sáng nên có thể sinh trưởng bình thường ở nơi cớm nắng. Cây dong
riềng có khả năng chống chịu tốt với nhiệt độ thấp, có thể trồng ở những nơi
mà khoai lang, sắn không trồng được. Hơn nữa dong riềng còn là cây trồng dễ
tính, yêu cầu đất không nghiêm khắc nên có thể trồng trên nhiều loại khác
nhau như: đồi, sườn núi trên 150, vườn nhà và bãi cao ven sông vẫn cho năng
suất củ cao. Nếu trồng ở nơi đất tốt một khóm có thể thu được 15 - 20 kg.
Trồng trên diện lớn có thể cho năng suất đạt tới 45 - 65 tấn củ/ha nếu thâm
canh. Với những đặc điểm này dong riềng đã trở thành một loại mặt hàng có
nhiều triển vọng phát triển ở vùng miền núi nước ta, có thể phát triển cây
dong riềng trên một phạm vi rộng lớn ở nhiều vùng để tăng nguồn vật liệu sản
xuất ngành hàng miến, tinh bột và các sản phẩm khác (Nguyễn Ngọc Huệ,
Đinh Thế Lộc, 2005)[3].
Dong riềng có nhiều đặc tính sinh học quý như kích thước hạt tinh bột
lớn nhất trong nhóm cây có củ, tới 150 micron (tinh bột sắn là 35 micro).
Điều này giúp cho việc tách chiết tinh bột dong riềng dễ dàng hơn so với một
số cây có củ khác. Hàm lượng amiloza trong tinh bột dong riềng cao đạt từ

38% - 41% gần bằng hàm lượng amiloza trong tinh bột đậu đỗ (46% - 54%)
(Lê Ngọc Tú và Cs, 1994)[11]. Điều này làm cho sợi miến dong dai và giòn
tương tự miến đỗ xanh, trong khi giá miến dong chỉ bằng một nửa giá đậu
xanh. Đây là lợi thế của miến dong so với miến đậu xanh. Dong riềng chế


16
biến thành bột lãi gấp 2 - 3 lần trồng lúa trong điều kiện khó khăn. Dong riềng
đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết
việc làm cho người lao động ở nông thôn miền núi.
Trong những năm qua, sản xuất dong riềng và các sản phẩm đã thu hút
ngày càng nhiều công lao động của nông dân, thợ thủ công, góp phần tạo việc
làm cho nhiều người lao động, đồng thời đã góp một phần quan trọng trong
việc nâng cao nguồn thu cho người sản xuất. Dong riềng là cây tăng thu nhập
cho người dân tại một số vùng sinh thái đặc thù như nơi đất khô hạn (vùng
đồi núi của Huế, Sơn Tây), đất dốc, khí hậu lạnh như Mộc Châu, Sơn La, Hòa
Bình. Tuy nhiên trong những năm gần đây do không có sự đầu tư về chọn lọc,
phục tráng giống cũng như các kỹ thuật canh tác phù hợp, các giống dong
riềng có tiềm năng và chất lượng cao đang bị suy giảm. Bên cạnh đó, quá
trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm cho diện tích dong riềng đang có xu
hướng giảm khiến cho nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng bị cạn kiệt
trong khi nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của nó vẫn không ngừng tăng lên ở
Việt Nam và thế giới.
Tại Việt Nam những năm 60 cây dong riềng đã được một số tác giả
nghiên cứu về đặc điểm thực vật học, giải phẫu lá và một số biện pháp kỹ
thuật trồng (Bùi Công Trừng, Nguyễn Hữu Bình, 1963[13]; Tổ nghiên cứu
cây có củ 1969[14]). Theo Mai Thạch Hoành (2003)[2], nước ta thường trồng
3 nhóm giống: Nhóm dong đỏ, nếu thâm canh tốt năng suất đạt 40 tấn/ha, bột
ướt chiếm 27% củ tươi, thời gian sinh trưởng 8,5 - 10 tháng. Nhóm dong xanh
năng suất đạt 40 - 42 tấn/ha nếu thâm canh tốt, bột ướt chiếm từ 25 - 27% củ

tươi, thời gian sinh trưởng 9 - 12 tháng. Nhóm Việt - CIP năng suất đạt trên
diện tích nhỏ thâm canh có thể tới 60 tấn/ha, bột ướt chiếm 23% củ tươi, thời
gian sinh trưởng 7,5 tháng.


17
Những năm 1993 - 1994, Trung tâm Nghiên cứu khoai tây rau, nay là
Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có củ với sự hợp tác tài trợ của Trung
tâm Nghiên cứu và phát triển quốc tế Canada (IDRC), đã bước đầu thu nhập
nguồn gen dong riềng tại nhiều vùng sinh thái trong cả nước, đây là cuộc thu
thập có quy mô lớn nhất và rộng nhất từ trước đến nay. Hiện tại ngân hàng
gen cây trồng quốc gia có 71 mẫu giống dong riềng gồm cả địa phương và
nhập nội từ CIP, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hiệu quả tài nguyên do điều
kiện kinh phí hạn hẹp chỉ đủ cho hoạt động bảo quản, lưu giữ và đánh giá ban
đầu (Nguyễn Ngọc Huệ và Cs, 2006)[4].
Như vậy trên thế giới và ở Việt Nam rất ít công trình nghiên cứu về cây
dong riềng, đặc biệt là ở Thái Nguyên. Vì vậy việc nghiên cứu để xác định
mật độ trồng thích hợp là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dong riềng ở Thái Nguyên nói riêng
và ở vùng núi phía Bắc nói chung.


×