Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận cao học MỘT số ẢNH HƯỞNG của tôn GIÁO ấn độ đối với văn hóa VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.65 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Ấn Độ là một đất nước của tôn giáo, nơi chung sống hòa hợp của hầu hết
các tôn giáo thế giới. Việt Nam không chỉ là một nước đa dân tộc, đa tôn
giáo mà còn chịu ảnh hưởng sâu sắc các tôn giáo từ Ấn Độ để tạo nên bức
tranh về tôn giáo, tín ngưỡng đa dạng và phong phú. Góp phần không nhỏ
vào bức tranh văn hóa đa dạng đó là quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa hay
nói cách khác chính là sự giao lưu tiếp biến tôn giáo.
Quá trình đó là nhu cầu tất yếu, đồng thời nó cũng là cơ sở để gắn bó
đạo - đời trong cảnh quan văn hóa xã hội Việt Nam. Các tôn giáo ngoại nhập


ở Việt Nam đã và đang hội nhập với đời sống văn hóa xã hội Việt Nam, qua
đó phát huy giá trị tốt đẹp của mình trong đời sống xã hội.
Trước đó, nhân dân Việt Nam đã xây dựng được một nền văn hóa rực
rỡ, độc đáo, có bản sắc riêng, mà hiện nay các nhà sử học và khảo cổ học gọi
là "Nền văn minh sông Hồng". Người Việt Nam vốn có một thái độ bao
dung cởi mở về văn hóa và tín ngưỡng, ít có những thành kiến Tôn giáo, sẵn
sàng chọn lọc trong những nền văn hóa bên ngoài những yếu tố làm phong
phú nền văn hóa độc đáo của họ. Người Việt Nam cũng có thể chấp nhận
những tín ngưỡng khác nhau từ bên ngoài và dung hòa chúng với tín ngưỡng
cổ truyền.
Do vậy Phật giáo đã bắt rễ dễ dàng trên mảnh đất Việt Nam với những
người nông dân Việt Nam đang đau khổ và khát vọng sự giải thoát, đã tiếp
nhận Phật giáo một cách tự nhiên và gần gũi.

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÔN GIÁO ẤN ĐỘ
1.1 Khái quát về các tôn giáo của Ấn Độ du nhập vào Việt Nam.
Tôn giáo là niềm tin vào những cái gì được coi là siêu nhiên, thiêng
liêng hay thần thánh cũng như những đạo lý, lễ nghi và tổ chức liên quan


đến niềm tin đó. Như vậy, nói đến “tôn giáo” là nói đến tín ngưỡng, giáo
hội, giáo quyền, thần quyền, lễ nghi và thần khải…Tôn giáo xuất phát từ
niềm tin, tín ngưỡng của con người trong sự bế tắc vào việc giải thích nguồn
gốc của vũ trụ., và trong nghĩa tổng quát nhất, có thể định nghĩa tôn giáo là


kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa con
người và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn
tại.
Ấn Độ được biết đến là quê hương của “trăm đạo” trong đó có các tôn
giáo chính như Bàlamôn, Phật giáo và đạo Hồi. Các tôn giáo này đã được
truyền bá ra ngoài biên cương Ấn Độ đến khắp nơi trên thế giới và ảnh
hưởng sâu rộng nhất là Đông Nam Á. Một trong số các quốc gia đó là Việt
Nam với sự du nhập của đạo Phật và Bàlamôn.
Phật giáo về bản chất ban đầu là tôn giáo vô thần với quan niệm thế giới
do nhân duyên tạo nên chứ không có sáng tạo Brahman. Người sáng lập ra
đạo Phật là hoàng tử Gootama, sau này trở thành Thích Ca Mâu Ni. Mục
đích của đạo Phật là tìm ra nguyên nhân và phương thức giải thoát nỗi khổ
cho con người.
Đạo Bàlamôn – Ấn Độ khởi nguồn từ tín ngưỡng dân gian, nền móng
của tôn giáo lớn nhất này được đắp xây từ Vêđa, là tôn giáo không người
sáng lập, không có tổ chức giáo hội chặt chẽ, giáo lý dựa vào chế độ Vacsna
và luật Manu thể hiện qua 3 cặp phạm trù: Atman – Brahman, Karna –
Samsara, Đharma – Moksha.
Cùng với những tính chất trên là điều kiện tương ứng về mặt dân cư và
lãnh thổ của Việt Nam. Từ xa xưa người Việt sống chủ yếu dựa vào việc
khai thác tự nhiên, vị trí địa lý nằm ở trung tâm khu vực nhiệt đới ẩm gió
mùa, thiên nhiên tương đối phong phú, đa dạng, tính chất thời tiết lại khắc
nghiệt. Cho nên việc thờ cúng các vị thần tự nhiên (nhiên thần) đã sớm gần
gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao lưu của nhiều



tộc người, của nhiều luồng văn minh. Do vậy, Việt Nam trở thành một quốc
gia đa tôn giáo, tín ngưỡng là sự hòa hợp tất yếu.
1.2 Quá trình du nhập của các tôn giáo Ấn Độ vào Việt Nam.
Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt
Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là
nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hóa, các tôn giáo trên thế giới.
Phật giáo du nhập vào nước ta từ rất sớm, nó không chỉ ăn sâu và bám
rễ vào trong đời sống tâm linh mà còn phát triển song hành với văn hóa của
người Việt. Kể từ khi du nhập vào nước ta, Phật giáo Việt Nam được chia
thành hai phái là Tiểu thừa và Đại thừa.
Từ nửa sau thế kỷ thứ II, Luy Lâu ( Bắc Ninh) đã tồn tại như một trung
tâm Phật giáo quan trọng và phồn thịnh. Vào đầu công nguyên, Ấn Độ đã có
được sự giao thương mạnh mẽ với Trung Đông, và gián tiếp với vùng Địa
Trung Hải, do đó họ cần có một nguồn cung cấp nguyên vật liệu, vật phẩm
cho sự giao thương này. Họ giong buồm, theo gió mùa tây nam mà đi về
đông, đến Giao Chỉ, rồi có thể từ Giao Chỉ mà lại theo tiếp đường biển hay
đường bộ vào trong nội địa Trung Hoa. Trong khi đợi gió mùa đông bắc để
quay về Ấn, sự lưu trú của số thương gia này đã lan truyền dần những nét
văn hóa Ấn Độ, trong đó có việc thờ cúng Phật, tụng kinh… Những tăng sĩ
mà các thương nhân đem theo trên thuyền buôn nhằm làm công việc cầu
khấn sự phù trợ của đức Phật, là những người đã trực tiếp truyền bá Phật học
và lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu.
Đến đời nhà Lý, Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, có ảnh hưởng đến
tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống và được coi như Quốc giáo. Đến đời hậu


Lê thì Nho giáo được coi là Quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy
thoái. Nhìn chung Phật giáo vào Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:

- Từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc.
- Thời nhà Lý – nhà Trần là giai đoạn cực thịnh.
- Từ đời hậu Lê đến cuối thế kỷ XIX là giai đoạn suy thoái.
- Từ đầu thế kỷ XX đến nay là giai đoạn Phục Hưng.
Tôn giáo thứ hai góp phần vào sự đa dạng của tôn giáo Việt Nam là đạo
Bàlamôn hay chính là Ấn Độ giáo. Nó được du nhập vào Việt Nam từ khi
xuất hiện những người Ấn Độ đầu tiên đã theo đường biển đến Việt Nam
ngay từ đầu công nguyên.
Khi đã đạt đến sự phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, quá trình truyền đạo
và sự du nhập của nó thấm sâu vào trong tâm linh, tín ngưỡng và được biểu
hiện rõ rệt hơn là sự hòa nhập vào trong đời sống văn hóa của người Việt.

CHƯƠNG II: MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO
ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM
2.1
Ảnh hưởng tích cực của các tôn giáo Ấn Độ qua quá trình giao
lưu tiếp biến văn hóa.
2.1.1

Ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ về mặt tư tưởng đạo lý.

Phật giáo ở Việt Nam là sản phẩm của sự giao lưu, được bản địa hóa khi
du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam. Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu
rộng nhất ở Việt Nam. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt
Nam năm 2005, hiện có gần 10 triệu tín đồ Phật giáo. Điều đó cho thấy sự


tiếp biến trong văn hóa Việt - Ấn đã đặt ra mối quan hệ tương tác biện
chứng giữa văn hóa và tôn giáo. Quá trình truyền giáo và phát triển của đạo
Phật khi du nhập vào Việt Nam một mặt chịu sự tác động và chi phối của

đặc trưng văn hóa, mặt khác nó tác động vào chính văn hóa Việt Nam mà
kết quả là Phật giáo sẽ thích ứng chọn lọc, hội nhập với nền văn hóa, được
làm phong phú và sâu sắc thêm bởi các giá trị văn hóa bản địa.
Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, các vị tiền bối đã khai thác tính
tích cực của giáo lí để phục vụ cho việc dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Khi Phật giáo đạt tới mức cực thịnh ở nước ta dưới triều Lý, các vua nhà Lý
đã lấy đạo Phật làm quốc đạo. Tôn người đạo cao đức trọng nhất trong Giáo
hội làm Quốc sư để vấn kế hưng nước, an dân.
Do Phật giáo không phải là thuần tín ngưỡng mà là tôn giáo lý trí cho
nên viêc nghiên cứu Phật giáo có thể soi sáng cho ngành Phật học trên hành
trình tìm chân lý. Với luật nhân quả của đạo Phật đã trở thành nếp sống tín
ngưỡng của người Việt Nam: biết lựa chọn ăn ở hiền lành và nghiệp có thể
thay đổi nen phải tự biết sủa chữa và tu dưỡng.
Đạo Phật đến với con người qua những lời dạy thiết thực gắn liền với
hành vi cử chỉ của mỗi con người, những mối quan hệ giữa con người với
con người, giữa con người với xã hội trong bất kì tình huống nào cũng phải “
làm chủ” trước những đột biến của nội tâm và ngoại cảnh. Do vậy, người
Việt Nam luôn dám sống là chính mình, luôn làm chủ được hoàn cảnh sau
khi vấp ngã, chịu trách nhiệm với chính cuộc sống
Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa. Trong đối
nhân xử thế hằng ngày, người Việt vẫn luôn tâm niệm“ thương người như
thể thương thân”, luôn trọng nghĩa tình, xem nó lên trên hết “ vì tình vì


nghĩa ai vì đĩa xôi đầy”. Chữ “tình” chiếm một vị trí quan trọng trong đời
sống đạo đức của người dân Việt Nam… Không chỉ giới hạn trong tình cảm
gia đình, hàng xóm mà còn đối với cả kẻ thù . Trong lịch sử đã không ít
trường hợp với những tù binh chiến tranh, luôn được đối xử tử tế, được mở
đường hiếu sinh, được cấp đầy đủ quân lương khi về nước. Tinh thần thương
người của dân tộc Việt Nam còn được nâng lên thành những chuẩn tắc trong

bộ luật của Nhà nước… Đó thực sự là cơ sở thực tiễn quan trọng để những
giá trị đạo đức Phật giáo hòa nhập, bén rễ trong lòng dân tộc Việt Nam. Đạo
đức Phật giáo đã hòa quyện vào chủ nghĩa yêu nước, hai chữ “ từ bi” của
nhà Phật đã hòa với hai chữ “ nhân nghĩa” của người Việt.
Phật giáo đến với nhân loại, đến với Việt Nam trên tinh thần khoan
dung, khuyên con người sống chan hòa, yêu thương lẫn nhau. Dó đó, trong
đạo lý của người Việt luôn đề cao tình thương yêu đồng loại, sống tình cảm,
biết “ nhường áo xẻ cơm”, “lá lành đùm lá rách”…Điều này góp phần hình
thành những chuẩn mực đạo đức trong tư tưởng của người Việt.
Để giáo dục đạo Phật đã đưa ra bốn chân lý kỳ diệu với yếu tố biện
chứng và kết cấu chặt chẽ với thuyết “ ngũ uẩn”, chỉ rõ căn nguyên của mọi
nỗi đau khổ là tham, sân, si cùng với lý luận về thập nhị duyên cùng với lý
luận về thập nhị duyên, đồng thời khẳng định con đường diệt khổ là trung
đạo, bát chính đạo…thuyết phục con người hướng tới cái thiện lánh xa cái
ác, bao dụng và độ lượng là phương pháp giúp con người đạt được đức hạnh,
giúp con người khám phá đặc trưng của thế giới là vô thường, vô ngã và khổ
đau. Do vậy trong cách dạy con cái của người Việt luôn đề cao tinh thần
trong sáng, lành mạnh, sống tốt đời đẹp đạo và đề cao cái đẹp, cái thiện,
tránh xa cái xấu, cái ác…


Người Việt tiếp nhận Phật giáo từ tâm lý, bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam, dựa vào đó lọc bỏ, kế thừa, phát huy các quan niệm, tư tưởng, chuẩn
mực đạo đức để phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
Cùng với đạo Phật, Ấn Độ giáo du nhập vào Việt Nam cũng làm cho đời
sống tâm linh, văn hóa của người Việt phong phú hơn đặc biệt là đối với
người Chăm.
Xuất phát điểm của giáo lí Bàlamôn cũng là tín ngưỡng đa phiếm thần
nên khi vào với người Chăm rất dễ hoà hợp vì cùng có quan niệm vạn vật
hữu linh. Cho đến nay, người Chăm Ahiêr quan niệm ở ba tầng vũ trụ (trời,

đất và không) đâu đâu cũng có thần.
Chúng ta đều biết, Bàlamôn giáo là tôn giáo phân biệt đẳng cấp khắc
nghiệt, cơ sở giáo lí nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp tăng lữ.
Khi vào Chămpa, tư tưởng này đã là công cụ thống trị của các triều đại
Chămpa để bảo vệ cho giai cấp quý tộc. Về sau, sự phận biệt đẳng cấp dần
dần mất đi cùng với vương quyền và thần quyền. Nhưng trong nghi lễ tang
ma quan niệm ấy vẫn còn rõ nét, đó là sự quy định các loại lễ tang dành cho
các dòng tộc theo đẳng cấp từ xa xưa.
Về luân lý, Ấn Độ giáo quy định con người phải chịu 3 trọng ân: ơn trời,
ơn thầy, ơn tổ tiên. Trong tâm linh của người Việt luôn đề cao truyền thống
uống nước nhớ nguồn, thờ cúng tổ tiên, tưởng nhớ ơn sinh thành, nuôi
dưỡng của ông bà, cha mẹ “ Ơn cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước
trong nguồn chảy ra” và đặc biệt trong tư tưởng của người Việt vai trò của
người thầy, người cô luôn được coi trọng “ nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Điều
này rất phù hợp và hài hòa trong lối nghĩ, tư tưởng và đạo lý của người dân
Việt Nam.


Ấn Độ giáo được biết đến là tôn giáo đa thần nên tác động của nó đối
với văn hóa Việt Nam còn được biểu hiện nhiều trong kiến trúc, phong tục
tập quán, trong sinh hoạt vật chất và tinh thần cùng với sự biến đổi của văn
hóa bản địa tạo nên những điểm nhấn trong đời sống xã hội của người Việt.
2.1.2 Ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ qua phong tục, tập quán của người
Việt.
Phong tục, tập quán là biểu hiện đặc thù và nét đặc sắc văn hóa của mỗi
dân tộc, thông qua đó việc tìm hiểu về phong tục tập quán càng làm rõ nết
đặc sắc mang bản chất truyền thống của các dân tộc. Đối với người Việt
Nam phong tục tập quán chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Phật giáo như Lễ hội
Chùa. Từ lâu, những ngôi chùa đã trở nên quen thuộc, trở thành một phần


không thể thiếu được với cộng đồng làng xã Việt Nam. Chùa là của làng,
của dân gian, nên từ xưa có câu “đất vua chùa làng” là vậy. Chùa không
những là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, mà còn là trung tâm văn hóa, là nơi hội
họp của dân làng, hội chùa cũng chính là hội làng. Như ngày Phật Đản là
ngày hội truyền thống của Phật giáo kỷ niệm đức Phật Thích Ca đản sinh.
Họ thường nhắc nhau :
“Dù ai buôn bán ở đâu
Đến ngày Phật đản năm châu cũng về
Dù ai buôn bán trăm bề
Đến ngày Phật đản ta về chùa ta”
Ngoài ra còn có một số tập tục khá phổ biến với người Việt như:
- Tập tục ăn chay, thờ Phật, phóng sinh và bố thí.
- Tập tục cúng rằm, mùng một và đi lễ chùa.


- Tập tục đốt vàng mã.
- Tập tục cúng sao hạn và xin lộc may mắn.
- Tập tục xin xăm, bói quẻ…
Qua một số tập tục tín ngưỡng tiêu biểu, cho thấy tư tưởng của Phật
giáo ngày càng thấm sâu vào cuộc sống, quan niệm và tâm lý người Việt
Nam, trở thành một phần vốn có trong truyền thống, trong bản chất. Đổi lại,
các nghi thức cúng tế trong Phật giáo cũng dần dần thâm nhập theo tín
ngưỡng bản địa. Sự tương tác giữa phong tục Phật phật giáo cũng là điểm
nổi bật trong quá trình giao lưu tiếp biến với tôn giáo Ấn Độ. Ví dụ như tục
đốt vàng mã từ tập tục dan gian qua thời gian giao thoa đã trở thành tập tục
mang màu sắc Phật giáo là tục hóa sớ, tiền vãng sanh.
Điểm nổi bật trong ảnh hưởng của Phật giáo trong tập tục phong hóa dân
gian chính là khuynh hướng “ dan tộc hóa” nghi lễ tập tục Phật giáo đã làm
nhân dân thích thú vì không có bóng dáng của chế độ phong kiến trong các
mặt đời sống tinh thần. Ví dụ : như một lễ trai đàn phải thực hiên theo

nguyên tắc “ trong chay, ngoài bội” – bên trong tung kinh cầu quốc thời dân
an, siêu độ cô hồn tử sĩ, bên ngoài có hát tuồng sân khấu do chính các nhà sư
đóng tuồng chứ không phải nghệ sĩ…Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là nam
giới, khi vào Việt Nam bị biến thành "Phật ông - Phật bà" do tính tổng hợp,
hài hòa âm dương - một trong những đặc tính khác của lối tư duy nông
nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Việt Nam làm cho Phật giáo
Việt Nam có phần thiên về nữ tính.
Chính vì vây, thay vì tiếp nhận những phong tục nguyên mẫu, nguời
Việt đã dần biến đổi để phù hợp với tín ngưỡng bản địa. Do vậy, những triết


lý Phật giáo không còn biên giới cho ý thức giai cấp, chính trị…Đó là điều
kiện tốt nhất để góp phần cho phong tục tập quán dân gian trong đời sống
văn hóa xã hội ngày một bền vững và tốt đẹp hơn.
Trong dòng chảy của quá trình giao lưu tiếp biến, đạo Bàlamôn cũng đã
có những ảnh hưởng tới phong tục tập quán của người Việt.
Theo thống kê của ban tuyên giáo chính phủ năm 2004 cả nước cố gần
40000 tín đồ Bàlamôn, trong đó chủ yếu các tín đồ là người Chăm. Cho nên
những ảnh hưởng của tôn giáo này phần nhiều là với người Chăm.
Một số tập tục nghi lễ đặc trưng mà người Chăm có ảnh hưởng từ đạo
Bàlamôn như tục cưới hỏi, tục ma chay… Trong đạo Bàlamôn chia làm hai
phái: phái thiêu và phái chôn, nhưng người theo phái chôn rất ít, không đáng
kể. Trong lễ hỏa táng của người Chăm, họ quan niệm rằng khi người ta chết
phải làm lễ hỏa táng để linh hồn người chết được siêu thoát lên thiên đàng.
Ngược lại nếu người chết không được thiêu thì linh hồn người chết sẽ không
siêu thoát, đưa đến việc linh hồn người quá cố sẽ bắt tất cả người thân trong
dòng tộc của họ, cho nên người Chăm Bàlamôn rất coi trọng tục hỏa táng
với rất nhiều lễ nghi phức tạp và có sự khác nhau giữa đám tang của các tầng
lớp trong xã hội do ảnh hưởng chế độ đẳng cấp của Ấn Độ. Ngoài ra tục hoả
táng còn quy định Tục còn quy định khi người bệnh hấp hối, sắp chết, tất cả

những người trong gia đình và dòng họ phải đến canh chừng ngày đêm, vì
họ quan niệm rằng khi người chết tắt thở phải có người thân bên cạnh chứng
kiến mới được coi là “chết tốt”, nếu người chết không có sự chứng kiến của
người thân là điều không lành và có những quy định nghiêm ngặt như đối
với đứa trẻ dưới 15 tuổi chết thì chỉ chôn không được thiêu, lễ cho ăn, lễ
chém cây…Trong lễ trưởng thành những người theo Bàlamôn giáo ở Ấn Độ,


sau khi làm lễ đeo dây thiêng (Yidjnopavita), đứa trẻ (chỉ tính con trai) đi
học kinh Vêđa. Sau khi học xong, làm lễ thức tẩy rửa và trở thành Snatara và
trở về nhà lấy vợ. Giáo lí Bàlamôn cho rằng lấy vợ nhằm ba mục đích chính:
thực hiện nghĩa vụ tôn giáo bằng các nghi lễ hiến tế; sinh con cái nối dòng
để khi chết được thanh thản ở thế giới bên kia; là niềm sảng khoái tình dục.
Thế nhưng, những nghi lễ trưởng thành bị người Chăm Ahiêr coi nhẹ. Trong
khi giáo lí Bàlamôn quy định những nghi lễ sinh đẻ, trưởng thành chủ yếu
dành cho con trai và nhiệm vụ người chồng là nối dòng và thực hiện những
nghi lễ hiến tế, thì ở người Chăm Bàlamôn, những nhiệm vụ ấy là của người
vợ. Rõ ràng, chế độ mẫu hệ của người Chăm đã làm thay đổi cơ bản giáo lí
phụ quyền Bàlamôn. Đó là một trong những hiện tượng phái sinh giáo lí
Bàlamôn, hình thành nên những dị biệt với văn hoá Ấn Độ, tạo nên sắc thái
văn hoá Chăm…
Nhìn chung đạo Bàlamôn không có ảnh hưởng nhiều gì tới văn hóa Việt
Nam chủ yếu là những quan niệm về tâm linh, về cõi sống và cõi chết… của
người Chăm Ahiêr chịu sự chi phối của Bàlamôn giáo.

2.1.3 Ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ qua các loại hình nghê thuật.
Nghệ thuật có khả năng khơi dậy trong con người tình cảm sâu xa nhất,
có sức thuyết phục tự nguyện lớn lao, hướng con người vươn tới những cảm
xúc cao thượng, những lý tưởng thẩm mỹ. Trong đó ảnh hưởng của Phật
giáo với nghệ thuật Dân tộc có thể thấy rõ nhất trên ba loại hình sau là kiến

trúc, điêu khắc và thơ văn , còn đạo Bàlamôn thì có ảnh hưởng chủ yếu tới
kiến trúc của người Chăm.


Phật giáo vào Việt Nam từ đầu công nguyên biến đổi để phù hợp với
văn hóa bản địa với trung tâm Luy Lâu - bảo tàng Phật giáo của Việt Nam
với vô số các công trình nghệ thuật mang phong cách phật giáo. Ví dụ : thời
Lý Nam Đế , ngôi chùa Khai Quốc được xây dựng đã cho thấy vị trí của
Phật Giáo trong đời sống xã hội.
Cùng với thời gian, Phật giáo ngày càng thâm nhập sâu và có vai trò to
lờn trong văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần: chùa chiền được xây dựng khắp
nơi. Triều Lý đã cho xây dựng 950 ngôi chùa và 84000 tòa Bảo tháp. Thời
Lý – Trần đã tạo nên An Nam tứ đại khí: chuông Quy Điền, Tháp Báo
Thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, vạc đồng chùa Phổ Minh…
Về kiến trúc. Thế giới biết đến kiến trúc của Ấn Độ là các tháp, mộ với
lối kiến trúc theo chiều cao, không phải theo dạng thức nhà ở - không có
khoảng không gian bên trong kiến trúc này. Sau khi vào Việt Nam thì lại
phát triển theo kiểu "kiến trúc nhà" .
Chùa, Tháp vẫn là một trong những công trình kiến trúc có giá trị văn
hóa truyền thống dân gian khá đậm nét. Chùa, Tháp cũng là những kiến trúc
nhằm thõa mãn nhu cầu Tôn giáo của Phật giáo. Do vậy,những ý tưởng triết
lý Tôn giáo nhà Phật đã trở thành yếu tố chủ đạo của kiến trúc Chùa, Tháp.
Như Chùa Một Cột là một tác phẩm nghệ thuật, một công trình kiến trúc
phản ảnh triết lý tổng hợp của Phật giáo Việt Nam. Phật giáo với địêu khắc
truyền thống dân gian Việt Nam :
Điêu khắc mang những giá trị tinh thần để tưởng niệm, để giáo dục tinh
thần công dân. Tất cả các tượng đều biểu hiện hoặc là một thứ đạo đức hoặc
tình cảm Tôn giáo cố gắng làm nổi bật sự trầm tĩnh và cao cả của tâm linh từ
trong sự lương thiện. Điêu khắc Phật giáo đã đạt đến sự hòa nhã tĩnh mặc,



ung dung tư đắc viên mãn đầy đặn, đều biểu hiện một cách xác đáng một
trạng thái Tôn giáo Phật giáo đại ngộ. Cái trạng thái dường như rũ sạch mọi
mùi tục lụy bụi trần, cái mĩm cười tự tại . . . đã biểu đạt cái tư tưởng triết lý
nhân sinh Phật giáo một cách tinh tế thấu đáo. Như các pho tượng, tượng Di
Đà ở chùa Phật Tích, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc đươc tạc bằng đá là một
tác phẩm nghệ thuật quý hiếm ở nước ta. Pho tượng cao 1.87m nếu kể cả bệ
cao thì 2.77m. Tượng Quan Âm là một biểu tượng sâu đậm Tôn giáo Việt
Nam. Ở chùa Bút Tháp có tượng Phật Quan Âm cao 3.70m; đặc trưng Việt
Nam là Bồ tát Quan Thế Âm đã được biến thành Phật Bà Quan Âm – vị Phật
hộ mệnh của dân gian. Rồi tượng Văn Thù Bồ tát tượng trưng cho sức mạnh
trí tuệ, tượng Phổ Hiền Bồ tát chủ về chân lý và đại nguyện. . .
Phật Giáo với văn thơ truyền thống dân gian Việt Nam :Văn học dân
gian thể hiện khá hoàn chỉnh những nét văn hóa Phật giáo theo nếp nghĩ của
dân gian. Thơ văn dân gian là nghệ thuật phát triển theo hướng biểu hiện cái
đẹp tự nhiên chân chất mộc mạc, nhưng sâu xa ý vị. Hướng nghệ thuật này
đã ảnh hưởng từ đầu Công nguyên trong các sáng tác. Do đặc trưng trên của
nghệ thuật truyền thống, mà đạo Phật đã thẩm thấu vào các tác phẩm một
cách tự nhiên. Điển hình như các tác phẩm “Quan Âm thị kính, Quan Âm
Nam Hải,” “truyện Kiều” của Nguyễn Du . . . đã hướng tới lòng từ bi, cứu
khổ cứu nạn, toát lên đời sống tâm linh. Rõ ràng thơ văn truyền thống dân
gian của Phật giáo đã góp phần tạo nên truyền thống nhân bản. Từ thực tế
đó, tâm linh cộng đồng như là “mãnh đất” của nghệ thuật Phật giáo phát
triển. Phật giáo đã hòa vào nghệ thuật, như là một yếu tố ảnh hưởng sâu đậm
trong các tác phẩm nghệ thuật.
Với tôn giáo Bà-la-môn khi du nhập vào Chămpa, phần lớn dấu ấn của
nó được thể hiện về kiến trúc. Người Chăm cổ xây dựng các đền tháp


(Kalan) để thờ các vị thần Shiva, Brahma, Vishnu là tam Thần giáo của Ấn

Độ giáo. Và hiện nay đang còn rất nhiều các công trình đền tháp mang đậm
dấu ấn của tôn giáo Ấn Độ như: Tháp PoKlongRai ở Ninh Thuận, cum tháp
Mỹ sơn, tháp PoNaGa Nha Trang . Nói đến kiến trúc đền tháp Chăm Pa,
hiện nay đang còn lưu giữ 19 khu đền tháp với 40 kiến trúc lớn nhỏ trên dãi
đất miền Trung, Tây Nguyên ngày nay, hệ thống kiến trúc đền tháp Chăm Pa
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo Ấn Độ. Đa số các khu đền tháp đều
mang hình núi Mêru( còn gọi là núi vàng nằm ở dãy HymaLaya thu nhỏ)
theo như quan niệm của người theo Ấn Độ giáo thì các vị thần luôn ngự ở
trung tâm thế giới trên núi Mêru, nên đền thờ vàng ở hạ giới phải thể hiện
như núi vũ trụ Mêru.,không những thế kiến trúc đền tháp Chăm còn màng
bố cục đậm nét của Ấn Độ giáo. Khi xây các đền tháp người Chăm luôn
hướng các đền tháp trong cụm vào tâm, các trục quay ra bốn hướng, hướng
mặt tiền quay về hướng đông phương mặt trời mọc, nơi nguồn gốc của sự
sống. Hiện nay cụm tháp cổ thể hiện nguyên vẹn được bố cục đó phải nói
đền tháp Chăm PoKlongRai ở Ninh Thuận, cụm tháp ở Mỹ Sơn. Đa số các
cụm tháp được phân bố theo bố cục,ở trung tâm là một ngọn đền(Kalan), và
xung quanh được bao quanh bởi những ngọn tháp nhỏ hoặc những công
trình phụ, chính ngôi đền chính đó chính là tượng trưng cho ngọn núi Mêru
trung tâm của vũ trụ của thần linh, đó chính là màu sắc của tôn giáo Ấn Độ.
Kiến trúc Chăm Pa được thể hiện qua các tháp Chăm thờ các vị thần
Ấn Độ giáo và các vị vua Chăm được hóa thần còn sót lại cũng như dấu tích
của các tòa thành cổ, tu viện phật giáo thời Indrapura. Về phong cách kiến
trúc điêu khắc các tháp được các nhà nghiên cứu thường chia ra làm nhiều
thời kỳ, mỗi một thời kỳ có những thay đổi khác nhau, dấu dấn riêng biệt


của người Chăm là kỹ thuật làm gạch kết dính để xây tháp và chạm trổ trên
đá.
Cùng với nền điêu khắc của người Khmer và người Java, nền điêu khắc
Chăm Pa là một trong ba nền điêu khắc chịu ảnh hưởng của Ấn Độ đạt tới

tầm cỡ thế giới. Tuy ảnh hưởng nhiều từ nền điêu khắc Ấn Độ, Java và
Khmer nhưng điêu khăc Chăm Pa vẫn có những tính độc đáo riêng. Xu thế
hướng tới tượng tròn của hầu như tất cả các hình chạm khắc dưới dạng phù
điêu, trong điêu khắc Chăm Pa rất ít có khung cảnh chung mà nhấn mạnh
vào từng hình tượng, ví dụ như bức phù điêu tiên nữ Apsara đang múa được
tìm thấy ở Trà Kiệu thể hiện bàn tay to, cánh tay cong. Chính vì thế nghệ
thuật điêu khắc của Chăm Pa mang tính ấn tượng nhiều hơn là tả thực, tính
ấn tượng có thể nói là đặc điểm quan trọng tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ
thuật điêu khắc cổ Chăm Pa.
Mặc dù có những ảnh hưởng tích cực đối với đời sống, văn hóa người
Việt, song tôn giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam cũng có một số ảnh hưởng
tiêu cực mà nó mang lại.

2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo Ấn Độ đối với văn hóa Việt
Nam.
Bên cạnh những mặt tích cực thì Phật giáo cũng có những ảnh hưởng
tiêu cực đến văn hóa của người Việt. Song cần phải nhận thức một điều là
những ảnh hưởng tiêu cực này không phải xuất phát từ bản chất, lý luận của
đạo Phật mà do những người thừa hành. Có thể kinh phật qua nhiều nước,
nhiều xã hội với nhiều nền văn hoá khác nhau khiến có nhiều cách giải thích


và cách hiểu khác nhau về đạo Phật. Hơn nữa từng cá nhân tiếp thu đạo Phật
cũng theo nhiều cách khác nhau, có thể làm thay đổi ý nghĩa tốt đẹp của đaọ
Phật.
Trong đạo Phật có một điểm hạn chế nổi bật là mang quan điểm duy tâm
thần bí. Quan điểm này không hướng con người ta tối cuộc sống hiên thực
và hướng vào cái nghiệp, hướng vào thần linh để mong sự phù hộ, độ trì. Do
vậy làm mất tính sáng tạo của cá nhân, con người mất đi sự lạc quan vào
cuộc sống.

Nhiều người quá lạm dụng yếu tố mê tín gây tốn tiền của cúng bái, lễ lạt.
Thậm chí nhiều người còn quá cả tin dẫn đến bị lợi dụng mât tiền mất của.
Nhiều người thì thụ động cho rằng con người đã có số mạng định trước thì
còn phấn đấu làm gì cho mệt. Như thế thì chẳng khác nào Phật giáo đã làm
con người ta mất đi động lực sinh tồn, xã hội không thể tiến lên được với
những người như thế.
Một bộ phận lại cho rằng chăm cúng bái có thể giải được những tội lỗi
họ đã gây ra cho xã hội. Có thể thấy rõ tâm lý này qua vụ án PMU tai tiếng
đang khiến dư luận rất bức xúc hiện nay. Hai chủ mưu chủ yếu của vụ này là
Bùi Tiến Dũng và nguyên thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến là những người hết
sức mê tín. Họ cho dựng cả một bức tượng Quan Âm bồ tát hành trăm triệu
đồng, tu bổ chùa chiền, lễ bái tốn kém.
Với đạo Bàlamôn, ảnh hưởng của nó chủ yếu là trong các tập tục, tập
quán, tín ngưỡng còn mang tính lạc hậu, quan niệm không xuất phát từ thực
tế. Một số tập tuc mang tính khắt khe, giáo điều như quan niệm về sự giải
thoát, sự trưởng thành, quan niệm về sinh con…


CHƯƠNG III : KẾT LUẬN
Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình tất yếu của nhân loại,
trong đó tôn giáo góp phần quan trọng trong quá trình đó. Giá trị lớn nhất
của đạo đức tôn giáo là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân
cách cá nhân, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ. Tuy nhiên, đạo đức
tôn giáo cũng còn nhiều yếu tố tiêu cực, nó hướng con người đến hạnh phúc
hư ảo và làm mất tính chủ động, sáng tạo của con người. Vấn đề đặt ra là,


cần nhận điện đúng vai trò của đạo đức tôn giáo, biết kế thừa và chọn lọc
những tinh hoa, song phải phù hợp nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp của
tôn giáo và hạn chế những tác động tiêu cực của nó đối với việc hoàn thiện

nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
Trong xu thế đổi mới hiện nay, cùng với những chuyển biến căn bản
trong đời sống kinh tế - xã hội, sự đổi mới trong tư duy lý luận, trong nhận
thức về tôn giáo cũng đã và đang diễn ra . Đảng và Nhà nước Việt Nam đã
thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt
đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đại đoàn kết toàn dân với mục tiêu dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng
để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung của đất nước.



×