Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

GIẢI PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BẰNG TRUYỆN TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 20 trang )

Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh trung học
năm học 2014-2015

ĐƠN VỊ DỰ THI: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC KẠN
Tên dự án dự thi
GIẢI PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BẰNG TRUYỆN TRANH
Lĩnh vực dự thi: Khoa học xã hội và hành vi

Các tác giả: Bàn Thị Dương
Nguyễn Thị Vân
Giáo viên hướng dẫn:Bế Thành Công

Tháng 01 năm 2015


Mục lục

1. Lời cảm ơn

trang 3

2. Tóm tắt nội dung dự án

trang 4

3. Giới thiệu và tổng quan về vấn đề nghiên cứu

trang 5

4. Giả thuyết khoa học và phát biểu mục đích nghiên cứu



trang 7

5. Phương pháp nghiên cứu (tài liệu và thực nghiệm)

trang 8

6. Số liệu/ kết quả nghiên cứu

trang 17

7. Phân tích số liệu/ kết quả và thảo luận

trang 18

8. Kết luận

trang 19

9. Tài liệu tham khảo

LỜI CẢM ƠN
2


–&—
Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà
trường cùng toàn thể các thầy cô giáo của trường PTDTNT Chợ Đồn đã tạo điều
kiện thuận lợi và trang bị cho em những kiến thức bổ ích cho chúng em trong thời
gian chúng em hoàn thành nghiên cứu. Đặc biệt là các thầy cô giáo tổ Khoa học Xã

hội đã trang bị cho em những kiến thức để cho chúng em hoàn thiện đề án này.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Bế Thành Công đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong thời gian vừa qua và đã giúp cho em hoàn thành đề
án.
Chúng em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô của trường đã quan tâm
hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi để cho em hoàn
thành đề án này đúng thời gian quy định.
Cuối cùng chúng em xin kính chúc quý thầy cô của Trường sức khỏe, công
tác tốt, hoàn thành tốt các công việc được giao. Em xin chân thành cảm ơn!

TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN
3


“Môi trường đang kêu cứu !”. Đó là thông điệp của Trái Đất gửi tới tất cả
mọi người trên hành tinh chúng ta. Loài người đang đứng trước những thách thức
to lớn của môi trường do chính các hoạt động của con người gây ra. Vậy, chúng ta
phải chủ động làm gì hay chờ đợi một sự thay đổi may mắn nào đó ? Câu trả lời
chắc chắn không phải là chờ đợi mà phải là “Hành động và hành động ngay từ bây
giờ”. Ở nước ta, trong các nhà trường việc giáo dục môi trường đã được quan tâm
đến trong những năm gần đây. Qua thực tiễn, hoạt động này đã chứng tỏ được tầm
quan trọng cũng như tính hiệu quả đối với việc nâng cao nhận thức, thái độ và
hành vi của cộng đồng trước các vấn đề môi trường. Các công cụ và phương pháp
sử dụng trong giáo dục môi trường rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, phải căn
cứ vào từng trường hợp, hoàn cảnh và đối tượng để lựa chọn những phương pháp
sao cho đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Trường PTDT Nội Trú Chợ Đồn là loại hình trường chuyên biệt với đối
tượng tuyển sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Chợ
Đồn. Chính vì vậy nhiệm vụ của trường là đào tạo con em đồng bào các dân tộc
thiểu số vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhằm tạo nguồn

cán bộ dân tộc thiểu số phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã
hội của địa phương. Dưới mái trường DTNT học sinh các dân tộc như Tày, Nùng,
Mông, Dao….cùng về đây tụ hội, học tập và trưởng thành, có ý thức trách nhiệm
đối với chính quê hương, làng bản của mình.
Ở trường PTDTNT Chợ Đồn, trong việc giáo dục môi trường vẫn đang thiếu
tài liệu để truyền tải kiến thức, thông tin và phương pháp tiếp cận tới các đối tượng
cần giáo dục. Làm thế nào để các bạn học sinh sinh ra và lớn lên ở các bản làng
của núi rừng đang học tập tại trường PTDTNT Chợ Đồn có ý thức hơn trong việc
giữ gìn bảo vệ môi trường xung quanh? Làm thế nào để việc tuyên truyền giáo dục
bảo vệ môi trường trở nên lí thú, sinh động, hiệu quả, thiết thực và tạo được niềm
say mê, yêu thích, tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ về môi trường hơn nữa?
Với những lí do trên chúng em đã Sáng tác tập truyện tranh “Tiếng gọi rừng
xanh quê em” - Tài liệu dành cho học sinh trường PTDTNT Chợ Đồn. Cuốn truyện
được chia làm nhiều chủ đề và các mảng kiến thức với nội dung dễ hiểu, nhiều
hình ảnh minh hoạ và nhiều thông điệp gửi tới các bạn học sinh. Cuốn sách này
cũng rất hữu ích cho những bạn học sinh quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường
và bảo tồn thiên nhiên. Phần nội dung quan trọng nhất của cuốn sách là: Nhận
thức của chúng em về vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản ở quê hương Chợ Đồn chúng em. Qua những câu
chuyện giản dị, gần gũi, diễn ra chính trong cuộc sống hằng ngày để từ đó các bạn
học sinh sẽ có ý thức được những hậu quả của hành vi gây ô nhiễm, phá hủy môi
trường sống của chính mình. Bên cạnh đó, qua cuốn truyện các bạn học sinh sẽ được nâng cao ý thức trong các hành vi đối xử với môi trường và sẵn sàng nhắc nhở
người thân thực hiện việc bảo vệ môi trường.

GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4


I. Giới thiệu chung về giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường bằng truyện
tranh ở trường PTDTNT Chợ Đồn

Trường PTDT Nội Trú Chợ Đồn là loại hình trường chuyên biệt với đối
tượng tuyển sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Chợ
Đồn. Chính vì vậy nhiệm vụ của trường là đào tạo con em đồng bào các dân tộc
thiểu số vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhằm tạo nguồn
cán bộ dân tộc thiểu số phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã
hội của địa phương. Dưới mái trường DTNT học sinh các dân tộc như Tày, Nùng,
Mông, Dao….cùng về đây tụ hội, học tập và trưởng thành, có ý thức trách nhiệm
đối với chính quê hương, làng bản của mình.
Sáng tác truyện tranh “ Tiếng gọi rừng xanh quê em” giúp các bạn học sinh
trường PTDTNT Chợ Đồn hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc, từ đó có những
hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Các câu chuyện có đề tài về giáo dục
bảo vệ môi trường có nội dung gần gũi, liên hệ trực tiếp với việc giáo dục bảo vệ
môi trường ở địa phương nhằm nâng cao ý thức cho các bạn học sinh có được
những cảm xúc thực sự về cảnh quan thiên nhiên, có được những liên tưởng chính
xác, chân thực về những vấn đề môi trường và đó cũng chính là nơi các bạn thể
hiện những hành vi thiết thực nhất.
II. Giới thiệu chung về quê hương Chợ Đồn
1. Chợ Đồn - Mảnh đất của các dân tộc anh em
Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên
91.115,00 ha chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Chợ Đồn
có một thị trấn (Bằng Lũng) và 21 xã. Có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Ba Bể.
- Phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới.
- Phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh Tuyên Quang.
Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển, ngày nay, dân số của Chợ
Đồn đã lên tới khoảng 50.000 người, với 5 dân tộc cùng sinh sống: Tày, Nùng,
Dao, Kinh và Hoa.
Chiếm số đông nhất trong huyện là dân tộc Tày (khoảng 70%). Dân tộc Nùng chỉ
chiếm một bộ phận nhỏ trong dân số (khoảng 1,7%). Dân tộc Dao (chiếm 8,6%).

Dân tộc Kinh (khoảng 19,4%)…
Các dân tộc ở Chợ Đồn có một nền sản xuất khá phát triển. Ngoài việc trồng
lúa (chủ yếu là lúa nước), đồng bào còn trồng ngô, khoai, sắn và các cây thực
phẩm khác như rau, đậu… Bên cạnh nghề trồng trọt và chăn nuôi, đồng bào các
dân tộc ở đây còn rất khéo tay trong nghề thủ công đan lát. Cả nam lẫn nữ đều biết
đan và thường xuyên đan đồ dùng các loại như: Cót, dậu, bồ, rổ rá, vung chảo,
nơm, đó…được làm bằng tre, nứa, trúc, mai, vầu. Ngoài ra người dân ở đây còn
sinh sống chủ yếu vào việc khai thác rừng, làm nương rẫy, khai thác khoáng sản,
săn bắt thú rừng để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày.
2. Các nguồn tài nguyên của huyện Chợ Đồn
a. Tài nguyên nước
5


Do địa hình phân cắt mạnh nên huyện Chợ Đồn có nhiều khe suối. Các khe
suối có nguồn nước mặt khá dồi dào. Tuy nhiên, do địa hình núi đá vôi, độ dốc lớn
nên vùng núi phía Bắc thường thiếu nước, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và
sản xuất của người dân. Mặc dù nguồn nước khá phong phú nhưng do khả năng
điều tiết của rừng kém, địa hình dốc, thảm thực vật bị suy giảm, thực bì nhỏ, diện
tích đất đồi núi chưa sử dụng nhiều nên mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, mùa khô
thiếu nước, đất bị xói mòn, rửa trôi ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật
nuôi. Ngoài những nguyên nhân do địa hình, tài nguyên nước của huyện Chợ Đồn
đang bị ảnh hưởng do việc khai thác khoáng sản, phá rừng, ô nhiễm từ nguồn rác
thải.
b. Tài nguyên rừng:
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của huyện có 64.731,22 ha đất lâm
nghiệp, chiếm 71,04% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích rừng
của huyện Chợ Đồn khá nhiều, độ che phủ đạt trên 57%, phân bố trên tất cả các xã,
thị trấn. Tập đoàn cây rừng hiện có chủ yếu là cây gỗ tạp, tre, nứa, Keo, Mỡ và một
số loại gỗ quý hiếm.

Về chất lượng, một phần diện tích rừng ở Chợ Đồn hiện nay thuộc loại rừng
non tái sinh, chất lượng và trữ lượng thấp, chỉ có tác dụng phòng hộ và cung cấp
chất đốt. Tài nguyên rừng đang bị xuống cấp về chất lượng, phẩm chất cây cũng
như tỷ lệ các cây gỗ có giá trị cao ít (rừng nguyên sinh còn rất ít, hiện tại chủ yếu
là còn rừng non, rừng tái sinh và rừng nghèo). Rừng giàu với các loại gỗ quý có
giá trị kinh tế cao như lát, nghiến, táu, đinh... tập trung ở một số địa bàn khu vực
hiểm trở. Động vật rừng trước đây rất phong phú gồm nhiều loại chim, thú quý như
Voọc đen má trắng, lợn rừng, hươu xạ, cầy vằn bắc, hoẵng, vạc hoa, ô rô vảy, rùa
sa nhân và báo lửa... nhưng do diện tích rừng bị giảm mạnh do nạn chặt phá rừng
và nạn săn bắn trái phép nên hầu hết các loài gỗ quý, các loài thú hiếm đang dần bị
cạn kiệt.
c. Tài nguyên khoáng sản
Chợ Đồn là một trong hai khu vực tập trung tài nguyên khoáng sản của tỉnh
Bắc Kạn (Chợ Đồn và Ngân Sơn – Na Rì). Những khoáng sản có tiềm năng hơn cả
là sắt, chì, kẽm và vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn. Nhóm phi kim loại theo
đánh giá sơ bộ huyện có nhiều núi đá vôi, đất sét, đá hoa cương... Tại vùng Bản
Khắt ( xã Quảng Bạch) có khoảng 200 triệu m 3 chiếm gần 70% trữ lượng đá vôi
của tỉnh, thôn Phiêng Liềng ( xã Ngọc Phái) triệu 32 m 3, Bản Nà Lược 21 triệu m3,
đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, Chợ Đồn
còn có các loại khoáng sản khác. Tuy nhiên, những năm gần đây, do việc khai thác
chưa có quy hoạch hợp lí nên nguồn tài nguyên này hiện nay trữ lượng không còn
nhiều, đồng thời hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản, lâm sản
trái phép cũng là tác nhân gây hủy hoại môi trường.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong giáo dục trường học, bên cạnh những kiến thức mà học sinh có được,
các bạn học sinh cần biết cách ứng xử với cộng đồng và với môi trường mà mình
đang sinh sống, học tập. Học sinh dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng sâu, xa
cần phải có ý thức bảo vệ chính môi trường sống của mình. Một trong những việc
6



làm rất nhỏ đó chính là ý thức bảo vệ môi trường. Hiện nay, tại các bản làng, thôn
xóm mà chúng em đang sinh sống còn có những hiện tượng: đốt nương làm rẫy, vì
giá trị kinh tế mà khai thác gỗ bừa bãi, lên rừng đào măng, vứt rác xuống các dòng
suối. Và tại trường PTDTNT Chợ Đồn mà chúng em đang học tập vẫn còn nhiều
bạn học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường như: Vứt rác bừa bãi, chưa tích cực
tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường... Vậy vấn đề ở đây là gì? Chính là việc
giáo dục ý thức và cách ứng xử của các bạn học sinh với cộng đồng, với môi
trường xung quanh. Dự án của chúng em đề cập đến hiện trạng trên và đề xuất biện
pháp giáo dục bảo vệ môi trường bằng truyện tranh nhằm nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường của các bạn học sinh trong trường PTDTNT Chợ Đồn nói riêng và các
bạn học sinh miền núi nói chung.
Với quyển truyện tranh chúng em hi vọng sẽ giúp cho các bạn học sinh có
chuyển biến về ý thức, thái độ, hành vi đối với môi trường và việc bảo vệ môi
trường, từ ý thức sẽ bộc lộ qua thái độ, hành vi trong cuộc sống. Khi có ý thức cao,
những thái độ, hành vi của các bạn sẽ trở thành nếp sống hàng ngày.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Điều tra về nhận thức của học sinh trường PTDTNT Chợ Đồn đối với môi
trường.
Khi tiến hành nghiên cứu chúng em đã tiến hành khảo sát
- Số HS tham gia khảo sát:
7


Stt

Dân tộc

Tổng số


Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

1

Tày

120

45

37

24

14

2

Nùng

7

1


1

4

1

3

Dao

73

15

20

24

14

4

H.Mông

18

6

4


7

1

5

Sán chay

1

0

0

1

0

6

Hoa

2

0

1

0


1

221

67

63

60

31

7

3

2

2

0

228

70

65

62


31

Tổng số HSDT
7

Kinh
Tổng

- Nội dung khảo sát: Phát phiếu điều tra về nhận thức của học sinh về vấn đề môi
trường trước và sau khi tiến hành dự án.
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
Tên: (nếu có thể ) …………………………………..Tuổi…………
Chỗ ở hiện nay:……………………………………………………..……
Câu
hỏi

Nội dung

1

Nếu xảy ra việc cháy rừng, trong trường hợp có thể
bạn có tham gia vào việc chữa cháy không?

2

Bạn có vứt rác hoặc xác con vật xuống suối làm ô
nhiễm nguồn nước không?

3


Gia đình bạn có khai thác gỗ trái phép không?

4

Bạn có hay vào rừng đào măng bán lấy tiền không?

5

Theo bạn việc khai thác quặng có ảnh đến nông
nghiệp không?

6

Bạn có nghĩ việc phân loại rác là cần thiết không?

7

Theo bạn tình trạng du canh du cư là phương thức
sinh sống tốt hay không?

8

Bạn có thường xuyên nhặt rác và bỏ vào đúng nơi
quy định không?

9

Gia đình bạn có săn bắn thú rừng không?


10

Bạn có quan tâm đến những vấn đề cấp bách về môi
trường nơi bạn sinh sống không? ( Ví dụ: ô nhiễm
nguồn nước, khai thác rừng bừa bãi, vứt rác xuống
8



Không


suối…)
11

Bạn có thường xuyên nhận được thông tin tuyên
truyền về bảo vệ môi trường không?

12

Theo bạn việc tuyên truyền bảo vệ môi trường bằng
truyện tranh có mang lại hiệu quả không?

13

Để góp phần bảo vệ môi trường bạn có sẵn sang
tham gia vào các hoạt động làm sạch môi trường nơi
bạn đang sinh sống không?

14


Bạn có tham gia vào các hoạt động để xây dựng
trường lớp “xanh-sạch-đẹp” không?

15

Bạn có sẵn sàng tuyên truyền, vận động gia đình phải
có ý thức bảo vệ môi trường không?

2. Thực địa ( Thời gian: Tháng 9 năm 2014)
a. Thực địa tại huyện Chợ Đồn
Với đặc thù là huyện miền núi, địa hình chia cắt mạnh nên hiện tượng suy thoái
đất do xói mòn, bạc màu diễn ra trên địa bàn toàn huyện. Rừng là điều kiện giữ
nước nhưng lại đang được khai thác như một lợi thế lớn hiện nay của huyện, nên
duy trì hiện trạng của hệ môi trường sinh thái là việc khó khăn. Đáp ứng nhu cầu
tăng trưởng phát triển của nền kinh tế, các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên
thiên nhiên như giấy, chế biến gỗ, lâm sản, khai thác các loại khoáng sản, đá vôi,
đất sét .v.v... đang mang lại những hiệu quả trước mắt song cũng đang đẩy nhanh
quá trình xuống cấp của môi trường, tác động xấu tới các hệ sinh thái của huyện.
Diện tích rừng chiếm tỷ lệ lớn diện tích tự nhiên nhưng tỷ lệ che phủ rừng chưa
cao cùng với chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho tình trạng khô
hạn ngày càng tăng, gây thiệt hại cho nền kinh tế của huyện.
Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, sản xuất chưa được hoàn chỉnh, rác thải y
tế chưa được xử lý, tỷ lệ nhà vệ sinh tự hoại thấp là những vấn đề tiềm ẩn đe dọa
tới môi trường sinh thái. Lượng rác thải hàng ngày trong huyện đa phần chưa được
xử lý mà xả thẳng ra môi trường tự phân huỷ.
* Một số hình ảnh minh họa:

9



Gỗ nghiến tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc bị đốn hạ trái phép.

Thời gian gần đây, rừng nghiến nguyên sinh tại Khu bảo tồn Loài và Sinh
cảnh Nam Xuân Lạc ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) lại bị đốn hạ. Việc quản lý bảo
vệ rừng, tìm ra thủ phạm đốn hạ gỗ nghiến gặp nhiều khó khăn.
Sau một thời gian “tạm lắng”, từ đầu năm 2014 đến nay, kiểm lâm Khu bảo
tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc lại phát hiện thêm ba vụ đốn hạ trái phép 11
cây nghiến hàng trăm năm tuổi trên trên núi đá, chỉ tính riêng trong hai ngày 27 và
28-3, có bốn cây nghiến (hơn 13m3 gỗ) bị đốn hạ.

Dân bản Cuôn phải sử dụng nguồn nước thải từ mỏ quặng.
Mỏ sắt Bản Cuôn do Công ty cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ - Matexim
(thuộc Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam) khai thác từ
gần bốn năm nay. Từ khi khai thác mỏ sắt Bản Cuôn ở xã Ngọc Phái (Chợ Đồn,
Bắc Kạn), mỗi khi có mưa, bùn đỏ từ khu vực mỏ chảy theo dòng nước, tràn vào
đất ruộng của nhân dân địa phương, làm năng suất lúa bị sụt giảm nghiêm trọng.
Tại bãi tập kết và vận chuyển quặng, thường xuyên có lớp đất đỏ lẫn quặng sắt trên
bề mặt, mỗi khi có mưa trôi xuống dòng suối Nà Tầu tràn vào ruộng của hơn mười
hộ dân thôn Bản Cuôn, Xã Ngọc Phái, Huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn làm năng suất
lúa bị sụt giảm sau mỗi năm.

Khai thác măng tại thôn 6 xã Đại Sảo, Huyện Chợ Đồn

10


Hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi người dân
xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).


Săn bắt các loài động vật quý hiếm

Xả rác ra sông suối
b. Thực địa tại Hồ Ba Bể ( xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn)
Ba Bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn, Việt Nam. Nó nằm trongVườn quốc
gia Ba Bể, nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam. Hồ được
hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm. Cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối
kỷ Camri, đã đưa một khối nước khổng lồ với diện tích bề mặt xấp xỉ 5 triệu m2 và
chiều dày hơn 30m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể. Ba nhánh của
11


hồ thông nhau được gọi tên là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Giá trị lớn nhất của Hồ
Ba Bể là cảnh quan địa chất độc đáo, giá trị nổi bật về địa chất địa mạo và giá trị to
lớn về đa dạng sinh học. Đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam.

Vứt rác trên Hồ Ba Bể

Rác thải sinh hoạt rất lớn đang bị người dân đổ tràn lan ra gần đường ở địa phận tiếp giáp
xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn và xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

2. Viết kịch bản truyện tranh với chủ đề giáo dục bảo vệ môi trường
- Kịch bản là yếu tố quan trọng nhất trong việc xuất bản truyện tranh, quyết định
thành công hay thất bại là do nó, vì vậy, cần phải có một kịch bản hay và hấp dẫn,
mang thêm tính giáo dục bảo vệ môi trường. Dựa vào đó, sẽ tiến hành tạo nhân vật
và vẽ theo từng phân cảnh trong kịch bản ấy.
- Để viết một kịch bản truyện tranh, mỗi trang, chúng em phân chia làm 2 phần,
phần gợi ý họa sĩ vẽ và phần ghi lời thoại hoặc lời dẫn truyện, độ dài ngắn tùy theo
cốt truyện và số trang tương ứng. Lời dẫn truyện ít, ngắn gọn, cô đọng, súc tích vì
hình vẽ đã nói lên thay cho lời dẫn truyện rồi. Lời thoại viết ngắn gọn và dễ hiểu.

* Nội dung tóm tắt các câu chuyện:
- Truyện: Cái giá phải trả
Viết về việc bắt ong dẫn đến cháy rừng tại thôn Bản Bay xã Yên Thịnh,
huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn.
- Truyện: Một bài học
Viết về câu chuyện của một nhóm học sinh ở dòng suối Khuổi Vàn thôn bản
Nhiên xã Bình Trung Chợ Đồn, Bắc Kạn. Câu chuyện có nội dung bảo vệ môi
trường nước từ việc làm nhỏ là vớt xác của một con cóc chết ở suối và đem chôn.
12


- Truyện: Cậu bé Pảo
Câu chuyện ca ngợi tấm gương với ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ
sinh khu vực bể nước công cộng ở thôn Bản Pèo xã Bình Trung Chợ Đồn, Bắc
Kạn. Hành động của Pảo đã khiến bà con trong bản có ý thức hơn trong việc bảo
vệ giữu vệ sinh chung.
- Truyện: Chuyện của Nghiến
Câu chuyện là một lời than, một tiếng khóc của cây nghiến trước thực trạng
phá rừng, đốn trộm các cây gỗ to ở Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc
ở huyện (Chợ Đồn, Bắc Kạn).
- Truyện: Chuyện của một búp măng
Chuyện kể về cuộc đời ngắn ngủi của một búp măng non chưa kịp lớn thành
tre thì bị một chú bé chăn trâu bẻ mất ở thôn 6-xã Đại Sảo (Chợ Đồn, Bắc Kạn).
- Truyện: Nước mắt của đất
Mỏ sắt Bản Cuôn do Công ty cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ - Matexim
(thuộc Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam) khai thác từ
gần bốn năm nay. Từ khi khai thác mỏ sắt Bản Cuôn ở xã Ngọc Phái (Chợ Đồn,
Bắc Kạn), mỗi khi có mưa, bùn đỏ từ khu vực mỏ chảy theo dòng nước, tràn vào
đất ruộng của nhân dân địa phương, làm năng suất lúa bị sụt giảm nghiêm trọng.
- Truyện: Ý thức để đâu rồi

Câu chuyện kể về sự ô nhiễm nguồn nước do con người sử dụng mìn để
đánh cá và xả rác, xác chết động vật, gia cầm ở dòng suối Bản Vay -Xã Yên Thịnh
Chợ Đồn, Bắc Kạn.
- Truyện: Quay trở về
Câu chuyện nói về việc khai thác rựng và tình trang du canh, du cư của đồng
bào dân tộc Mông ở Lũng Noong, Xã Nam Cường Chợ Đồn, Bắc Kạn.
- Truyện: Ông già nhặt rác
Câu chuyện kể về một chuyến thăm quan Hồ Ba Bể (Huyện Ba Bể, Bắc
Kạn) của học sinh trường Nội Trú và vô tình bắt gặp hình ảnh một ông già đi vớt
rác trên hồ.
- Chùm truyện: Giải cứu Sóc, Culi, Nhím
Câu chuyện kể về một nhóm học sinh phát hiện bọn buôn thú rừng đang vận
chuyển các con vật và kịp thời báo cho kiểm lâm ở Trạm kiểm lâm xã Bình Trung
(Chợ Đồn, Bắc Kạn).

13


3. Tạo nhân vật truyện tranh:
- Nhân vật truyện tranh cũng là một yếu tố chủ chốt quyết định của cuốn truyện.
Để tạo một nhân vật truyện tranh, chúng em đã dựa vào các yếu tố sau:
+ Nhân vật đó là nam hay nữ? tuổi tác? diễn tả sơ qua về gương mặt và thể hình.
+ Đặc tính của nhân vật đó? điều nào tốt? điều nào xấu? nói qua về ưu điểm và
nhược điểm của nhân vật.
+ Quan hệ của nhân vật đối với mọi người như thế nào?
+ Tính cách đặc trưng của nhân vật?
+ Có thể tả thêm về một số bạn bè của nhân vật đó hoặc những kẻ phản diện mà
nhân vật đó cần phải đối phó trong câu chuyện.
4. Lựa chọn chất liệu, vở vẽ và các vật dụng cần thiết phục vụ quá trình vẽ
- Màu nước, vở vẽ, các vật dụng cần thiết để vẽ màu nước, bút vẽ, bảng pha màu.

5. Vẽ truyện tranh
Truyện tranh vẽ bằng mực đen đậm trên giấy can (giấy bóng mờ), tùy theo khổ
mà định kích thước, phải chừa lề từ 1 đến 1,5 cm so với khổ giấy. Khổ truyện tranh
là khổ giấy a4.

6. Trình bày bìa truyện tranh
Bìa truyện tranh vẽ bằng màu nước. Tên truyện: Tiếng gọi rừng xanh quê em
7. Đóng quyển cuốn truyện tranh
14


15


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ khi áp dụng giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc sáng
tác truyện tranh với chủ đề môi trường đã thu được kết quả sau:
Câu
hỏi

Trước tác động

Sau tác động



Tỷ lệ %

Không


Tỷ lệ
%



Tỷ lệ
%

Không

Tỷ lệ
%

1

204

89,5

24

10,5

216

94,7

12

5,3


2

197

86,4

31

13,6

217

95,2

11

4,8

3

221

96,9

7

3,1

93


40,8

135

59,2

4

71

31,1

157

68,9

57

25,0

171

75,0

5

203

89,0


25

11,0

112

49,0

116

51,0

6

147

64,5

81

35,5

187

82,0

41

18,0


7

111

48,7

117

51,3

169

74,1

59

25,9

8

113

49,6

115

50,4

58


25,5

170

74,5

9

59

25,9

169

74,1

143

62,7

85

37,3

10

61

26,8


167

73,2

31

13,6

197

86,4

11

50

21,9

178

78,1

172

75,4

56

24,6


12

63

27,6

165

72,4

190

83,3

38

16,7

13

115

50,4

113

49,6

204


89,5

24

10,5

14

198

86,8

30

13,2

228

100

0

0

15

51

22,4


177

77,6

118

51,8

110

48,2

Kết luận:
Qua bảng số liệu đã chứng minh việc giáo dục bảo vệ môi trường thông qua
sáng tác truyện tranh đã có tác dụng tích cực và hiệu quả đối với việc nâng cao các
chuẩn mực hành vi về bảo vệ môi trường cụ thể là:
- Về tri thức đạo đức: Các bạn biết tôn trọng, quý trọng thiên nhiên; sống thận
trọng và có trách nhiệm với môi trường như: ý nghĩa, tác dụng của hành vi bảo vệ
môi trường; Tác hại của những hành động gây ô nhiễm môi trường; ý nghĩa ích lợi
của môi trường trong lành, tác hại của môi trường bị ô nhiễm;
- Về thái độ: Tích cực tham gia các công việc bảo vệ môi trường; Yêu mến
thiên nhiên xung quanh; Bày tỏ thái độ về hành vi - đồng tình với hành vi tốt; Lên
án hành vi không tốt đối với môi trường.
- Về hành vi: Đã có việc làm, thói quen giữ gìn, bảo vệ môi trường bằng
những hành động phù hợp như: Chăm sóc cây, vật nuôi, bảo vệ động vật có ích, vệ
16


sinh trường lớp, nhà cửa. Bên cạnh đó các bạn học sinh đã sử dụng cuốn truyện

tranh “ Tiếng gọi rừng xanh quê em” để tuyên truyền, vận động gia đình cùng góp
phần tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể như: Hạn chế khai
thác măng, không đốt nương làm rẫy, không vứt rác xuống nguồn nước, không săn
bắn thú rừng, không chặt phá rừng bừa bãi…
KẾT LUẬN
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và
sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quê hương Chợ Đồn chúng em nói riêng và
của đất nước Việt Nam nói chung. Có rất nhiều quy định của pháp luật nhằm bảo vệ
môi trường và những nguồn sống xung quanh ta. Nhưng không phải các bạn học sinh
dân tộc thiểu số nào ở địa phương cũng có thể biết. Trong khi đó môi trường là nguồn
sống trực tiếp của gia đình các bạn nhúng đã và đang bị khai phá bừa bãi, ít được bảo
vệ, chăm sóc. Đó là rừng, là đất, nguồn nước, các loài động vật…Tất cả đang ngày
càng bị cạn kiệt và ô nhiễm. Cuốn truyện chỉ nêu ra một số ít tình huống đang diễn ra
ở chính nơi chúng em sinh sống.
Thông qua những câu chuyện này, chúng em đã cố gắng vận dụng, giới thiệu
với mong muốn các bạn học sinh, những người thân trong gia đình, những bà con
đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ ở quê hương Chợ Đồn chúng em mà còn ở
những địa phương khác hiểu thêm và thay đổi cách nghĩ, cách làm không phù hợp
với mình.
Truyện tranh “ Tiếng gọi rừng xanh quê em” đã được sử dụng trong trường
PTDTNT Chợ Đồn. Với hiệu quả mà quyển truyện tranh đã mang lại cho các bạn
học sinh, chúng em sẽ tiếp tục sáng tác các câu chuyện sinh động, thú vị hơn và hi
vọng sẽ được nhiều bạn học sinh đón nhận, có sức lan tỏa trong cộng đồng, mang
lại nhiều lợi ích thiết thực trong vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường. Hãy yêu quý
và giữ lấy núi rừng quê ta. Đó là lời kêu gọi, nhắc nhở chung cho mỗi hành động của
chúng ta đối với môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
17



1. Giữ vệ sinh môi trường sống trong lành, sạch, đẹp. NXB Văn hóa dân tộc, năm
2014-Nguyễn Minh Tuệ biên soạn.
2. Sử dụng tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường. NXB Văn hóa dân tộc, năm
2014-Võ Quế Hà Anh biên soạn.
3. Hỏi đáp về môi trường và bảo vệ môi trường ở vùng dân tộc thiểu số và miền
núi, NXB Văn hóa dân tộc, năm 2013.
4. Một số kinh nghiệm của đồng bào dân tộc thiểu số về sản xuất và bảo vệ môi
trường, NXB Văn hóa dân tộc 2004.
5. Tìm hiểu về sinh thái và môi trường, NXB Kim Đồng, năm 2002.
6. Các tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường trên mạng Internet.

Chợ Đồn, ngày 25 tháng 11 năm
2014
Người thực hiện

Bàn Thị Dương
Nguyễn Thị Vân

18


19


20




×